intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiền trong nghệ thuật xếp đặt thủy sinh cảnh

Chia sẻ: Tran Anh Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

132
lượt xem
46
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất nước Nhật Bản đã được biết đến với nghệ thuật cắm hoa Ikebana và nghệ thuật trồng cây tiểu cảnh bonsai từ rất lâu, nhưng giờ đây lại bắt đầu xuất hiện những hồ thực vật thủy sinh cùng kiểu cách như thế. Có người sẽ thắc mắc nghệ thuật tiểu cảnh bonsai thì dính dáng gì đến hồ thực vật thủy sinh chứ ?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiền trong nghệ thuật xếp đặt thủy sinh cảnh

  1. Thiền trong nghệ thuật xếp đặt thủy sinh cảnh Đất nước Nhật Bản đã được biết đến với nghệ thuật cắm hoa Ikebana và nghệ thuật trồng cây tiểu cảnh bonsai từ rất lâu, nhưng giờ đây lại bắt đầu xuất hiện những hồ thực vật thủy sinh cùng kiểu cách như thế. Có người sẽ thắc mắc nghệ thuật tiểu cảnh bonsai thì dính dáng gì đến hồ thực vật thủy sinh chứ ? Đối với người Nhật, nghệ thuật thủy sinh cảnh phải có cấu trúc chặt chẽ, ngăn nắp và đúng quy tắc. Đối với người phương tây, có thể hồ thực vật thủy sinh hiện diện trong nhà họ là vì mục đích cân bằng sinh học, chứ không phải vì tính thẩm mỹ. Trong bài này, tôi sẽ giải thích – trình bày những quy tắc trong thú chơi này tại Nhật Bản, và hơi lan man thêm một tí về các phương tiện, dụng cụ phục vụ niềm đam mê đó. Chẳng phải đợi đến tận đầu thập niên 80 của thế kỷ trước thì hồ thực vật thủy sinh mới được ưa chuộng và trở thành một trào lưu. Người Nhật đã biết phát huy khả năng khéo léo trong xếp đặt bố cục với các lọai cây thủy sinh trong hồ cá cảnh từ lâu. Và tại sao không nhỉ ? Đó cũng giống như việc người ta sao chép thu nhỏ lại những cây cỏ trong một khu rừng, rồi trang trí thêm tí hoa lá cành cho nó không theo một trật tự nhất định nào. Do vậy, cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi một số hồ thủy sinh có bố cục đẹp nhất thế giới đều có xuất xứ từ đất nước Phù Tang. Một vài nghệ nhân thủy sinh cảnh Nhật Bản thậm chí còn đưa được môn nghệ thuật này vào đời sống văn hóa phương tây mà tiêu biểu là Takashi Amano và Doshin Kobayashi. Hai nhân vật này đã tự mình làm được một việc quan trọng là nâng giá trị của hồ thực vật thủy sinh (nước ngọt) lên tầm cao. Tại sao họ gây được ảnh
  2. hưởng lớn đến như thế trong thú chơi này ? Câu trả lời đơn giản và cụ thể là: Thiết kế và phong cách. Nếu ai đó muốn mổ xẻ - phân tích về thiết kế và phong cách của hồ thực vật thủy sinh kiểu Nhật Bản thì người đó phải biết giảng rộng hơn một chút về tín ngưỡng, văn hóa và xã hội Nhật Bản. Bạn có thể cho rằng những thứ ấy chẳng đóng bất cứ vai trò gì trong cái gọi là hồ thực vật thủy sinh cả, nhưng với xứ sở mặt trời mọc này thì 3 thành tố này là nền tảng của mọi thứ trên đời. Từ một giao dịch thương mại (thương vụ) phức tạp đến việcđơn giản như cắm một cái cây trong hồ thủy sinh, các thành tố này luôn đóng một vai trò nào đó. Xin phép cho tôi được giải thích như sau: Về căn bản thì tín ngưỡng tôn giáo tại Nhật Bản là sự pha trộn của Phật Giáo và Thần Đạo và thêm một tí ti Thiên Chúa Giáo trong đó. Xã hội Nhật có sự phân chia giai cấp giữa qúy tộc và thường dân. Có thể nhận thấy điều này trong việc sử dụng một lọai cây nào đó làm tiêu điểm, tạo ưu thế số đông trong bố cục thủy sinh cảnh, thí dụ như việc tạo thảm thực vật (thảm cỏ) với Trân Châu Nhật (Glossostigma Elatinoides), sau đó dùng cây thuộc họ Rotala trồng lệch tâm để làm điểm nhấn. Ảnh hưởng của Phật Giáo Thiền Tông đã ăn sâu vào lối xếp đặt - bố trí cây thủy sinh của người Nhật. Ví dụ, số lượng đá to dùng xếp đặt trang trí trong hồ phải là số lẻ như 1, 3, 5, vân vân. Con số 4 cũng là một con số xui xẻo ở Nhật Bản vì trong tiếng Nhật số 4 (shi) đồng âm với chữ Tử (chết). Việc tiếp cận với Thiền là rất trừu tượng và khó miêu tả. Bản thân việc nghiên cứu về Thiền cũng đúc kết từ thiên nhiên, do vậy cũng chẳng lấy gì làm ngạc nhiên khi Thiền có ảnh hưởng sâu đậm đến nghệ thuật tạo bố cục thủy sinh cảnh. Takashi Amano đã từng nói về ảnh hưởng của Thiền thế này, “Rất khó giải thích, mô tả bằng lời về ảnh hưởng của Thiền trong nghệ thuật tạo thủy sinh cảnh. Khi sắp đặt bố cục thủy sinh cảnh, không chỉ đơn thuần là ta tái tạo - sao chép một sinh cảnh nào đó, mà là sáng tác, gợi được cảm xúc cho người xem. Nó là một môn nghệ thuật sinh động mà hồ kính được ví như khung lụa để vẽ tranh và người chơi
  3. đóng vai trò của một họa sĩ sáng tác. Hồ thủy sinh là tác phẩm mang phong cách tự nhiên hay phong cách ấn tượng như trong hội họa. Phong cách Thiền trong nghệ thuật tạo hình thủy sinh cảnh không thể được truyền thụ mà phải được cảm thụ bằng sự chiêm nghiệm. Làm thế nào để học được cách tạo thủy cảnh như Amano ? Điều đó đòi hỏi phải có khả năng (thiên phú?) cảm nhận về thiên nhiên, và nhiều năm thất bại. Rất nhiều cuốn sách về nghệ thuật làm vườn Nhật Bản thuộc lọai thứ dữ theo kiểu “nên và cần phải mua xem” hay “cẩm nang gối đầu nằm” nhưng tiếc thay chả có lấy một đọan nào về hồ thủy sinh. Mấy cuốn sách đó chỉ tòan nói về bonsai Nhật, vườn cảnh, vườn đá, vườn cát, vườn tiểu sinh cảnh Nhật mà thôi. Để có thể nắm bắt được cái hồn của nghệ thuật thủy sinh cảnh Nhật Bản ấy, người ta phải tự hòan thiện kiến thức về tất cả các kiểu, cách thiết kế và tạo hình vườn Nhật Bản. Takashi Amano đã từng được nhiều người hỏi làm thế nào ông sáng tạo một hồ thủy sinh cảnh như vậy, và câu trả lời luôn là…phải hiểu thiên nhiên và hơn thế nữa ! Đấy là một con người có thiên phú nhưng không thể diễn tả thành lời về điều đó. Thật ra, có nhiều cách để bắt chước Mẹ Thiên Nhiên, mỗi người sẽ tự tìm cho mình con đường riêng. Văn hóa Nhật được xây dựng trên nền tảng của lề thói và luật lệ. Đó không chỉ đơn thuần là thứ luật lệ do chính phủ đặt ra để cai trị mà là những luật tục. Các luật tục này luôn được tuân thủ nghiêm ngặt tại Nhật Bản. Kẻ nào bất tuân sẽ bị xã hội ruồng bỏ. Theo nhân sinh quan của tôi, thì đấy chính là nguồn gốc của tinh thần kỷ luật mà người Nhật đã vận dụng trong việc bảo dưỡng những hồ thực vật thủy sinh đẹp đẽ của họ. Vì rằng mọi thứ ở Nhật đều thường có quy mô, kích thước nhỏ (so với thứ có kích cỡ XL hay XXL bên phương Tây) nên việc duy trì – bảo dưỡng một thế giới vi mô là điều vốn dĩ không khó. Tôi cũng tin rằng một người mới chơi cỡ thường thường bậc trung bên Nhật thường có khuynh hướng nghiên cứu tìm kiểu kỹ về thú chơi trước khi nhảy ùm vào thế giới thủy sinh. Tôi nói thế là dựa vào sự có mặt của vô số các tạp chí về thủy sinh tại Nhật Bản. Điều đó nói lên nhu cầu đọc của người Nhật hơn là nói đến sự sẵn có của phương tiện hỗ trợ. Rất khó phân biệt giữa đâu là nhà (tiệm) sách và đâu là thư viện ở Nhật. cả 2 nơi đều giống nhau ở chỗ luôn đông người, lúc nào cũng đầy người đang tranh thủ đọc, nhưng chẳng mấy ai mua.
  4. Thêm một nguyên nhân cho biết tại sao người chơi thủy sinh tại Nhật có sự hiểu biết tốt hơn về nghề chơi, đó là nhờ vào đội ngũ các nhân viên rất lành nghề có kiến thức tốt tại các tiệm bán thủy sinh. Tại Mỹ, ta thường thấy người phụ việc tại các tiệm cá cảnh, thủy sinh là mấy nhóc tì thiếu niên, mấy tay này chả có một tí kiến thức hay khái niệm nào về lọai nền thích hợp cho cây thủy sinh. Đã vậy nguồn cung cấp cây thủy sinh tại Mỹ lại quá nghèo nàn. Ở Nhật, hầu như mọi con người làm việc tại các tiệm cá cảnh, thủy sinh đều rất am tường về các lọai cây thủy sinh. Nếu bạn tìm cách truy, bắt bí họ bằng một câu hỏi hóc búa thì họ có thể sẽ cố gắng tìm câu trả lời cho bạn trong một quyển tạp chí thuộc lọai xịn nào đó về lĩnh vực thủy sinh. Còn về việc cung cấp cây thủy sinh chất lượng cao (có nguồn gốc ngọai nhập) thì không nghi ngờ gì nữa, đó là những thứ tốt nhất thế giới mà bạn có thể tìm thấy ở một số tiệm tại Nhật. Ấy là chưa nói tới nguồn cung cấp dồi dào cây thủy sinh bản địa. Một điều nữa về người Nhật, đó là đức tính kiên trì - tận tụy với hầu như bất cứ việc gì họ thực hiện. Sự tận tụy đó cũng được thể hiện cả trong thú chơi thuỷ sinh cảnh. Như bạn đã biết, việc bảo dưỡng duy trì hồ thực vật thủy sinh rất nhiêu khê vất vả. Lẽ dĩ nhiên, có không ít người chơi mới tại Nhật đành ném khăn (giống như luật thi đấu võ thuật, bên nào cảm thấy bất lợi và muốn xin thua trong khi võ sĩ của họ vẫn đang tiếp tục đấu thì sẽ quăng khăn lên sàn đấu làm hiệu) chào thua ngay từ lần đầu hồ thủy sinh của họ bị rêu hại hòanh hành, nhưng đa số đều tỏ ra kiên định. Hầu hết cửa hàng thủy sinh tại Nhật đều cung cấp rất nhiều chủng lọai sản phẩm. Mọi thứ của hãng Dupla, Dennerle và Tropica cũng đều có mặt. Nếu như bạn không tìm thấy một sản phẩm nào đó của 3 nhãn hiệu trên thì đã có mặt hàng nội hóa tương tự do quý ông Amano, ADA sản xuất. Giá cả dĩ nhiên là cao, nhưng chất lượng thực sự tương xứng đấy. Aqua Design Amano (ADA) là nhãn hiệu có sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất tại Nhật. Thêm một nguyên nhân cho biết tại sao người chơi thủy sinh tại Nhật có sự hiểu biết tốt hơn về nghề chơi, đó là nhờ vào đội ngũ các nhân viên rất lành nghề có kiến thức tốt tại các tiệm bán thủy sinh. Tại Mỹ, ta thường thấy người phụ việc tại các tiệm cá cảnh, thủy sinh là mấy nhóc tì thiếu niên, mấy tay này chả có một tí kiến thức hay khái niệm nào về lọai nền thích hợp cho cây thủy sinh. Đã vậy nguồn cung cấp cây thủy sinh tại Mỹ lại quá nghèo nàn. Ở Nhật, hầu như mọi con
  5. người làm việc tại các tiệm cá cảnh, thủy sinh đều rất am tường về các lọai cây thủy sinh. Nếu bạn tìm cách truy, bắt bí họ bằng một câu hỏi hóc búa thì họ có thể sẽ cố gắng tìm câu trả lời cho bạn trong một quyển tạp chí thuộc lọai xịn nào đó về lĩnh vực thủy sinh. Còn về việc cung cấp cây thủy sinh chất lượng cao (có nguồn gốc ngọai nhập) thì không nghi ngờ gì nữa, đó là những thứ tốt nhất thế giới mà bạn có thể tìm thấy ở một số tiệm tại Nhật. Ấy là chưa nói tới nguồn cung cấp dồi dào cây thủy sinh bản địa. Một điều nữa về người Nhật, đó là đức tính kiên trì - tận tụy với hầu như bất cứ việc gì họ thực hiện. Sự tận tụy đó cũng được thể hiện cả trong thú chơi thuỷ sinh cảnh. Như bạn đã biết, việc bảo dưỡng duy trì hồ thực vật thủy sinh rất nhiêu khê vất vả. Lẽ dĩ nhiên, có không ít người chơi mới tại Nhật đành ném khăn (giống như luật thi đấu võ thuật, bên nào cảm thấy bất lợi và muốn xin thua trong khi võ sĩ của họ vẫn đang tiếp tục đấu thì sẽ quăng khăn lên sàn đấu làm hiệu) chào thua ngay từ lần đầu hồ thủy sinh của họ bị rêu hại hòanh hành, nhưng đa số đều tỏ ra kiên định. Hầu hết cửa hàng thủy sinh tại Nhật đều cung cấp rất nhiều chủng lọai sản phẩm. Mọi thứ của hãng Dupla, Dennerle và Tropica cũng đều có mặt. Nếu như bạn không tìm thấy một sản phẩm nào đó của 3 nhãn hiệu trên thì đã có mặt hàng nội hóa tương tự do quý ông Amano, ADA sản xuất. Giá cả dĩ nhiên là cao, nhưng chất lượng thực sự tương xứng đấy. Aqua Design Amano (ADA) là nhãn hiệu có sản phẩm được sử dụng rộng rãi nhất tại Nhật. Singapore là nơi cung cấp cây thủy sinh cho Nhật và hầu hết các nước trên thế giới. Nhưng Tropica cũng là nguồn cung lớn cho thị trường Nhật. Đa số chủng lọai đến từ Singapore là các lọai rêu cảnh thủy sinh, cây bụi, cây thân đốt. Trong khi đó các chủng lọai Tropica cung cấp là dạng Tiêu Thảo (Crypts), dạng cây bụi lá hình kiếm (Sword plants/Echidonorus) và nhiều lọai thực vật thủy sinh đặc hữu khác. Vài cửa hàng lớn tại Tokyo còn cung cấp cây từ cả 2 nguồn Tropica và Dennerle. Nạn nhân/con mồi của các cửa hàng này là các aquarists dư tiền để đốt. Mặc dù giá cả trên trời nhưng đôi khi hàng hóa chưa phải là lọai tốt nhất. Khuynh hướng của cửa hàng thủy sinh tại Nhật là cung cấp cây thủy sinh không nhiễm tảo hại (algea free). Đó là nhận định của tôi sau khi viếng thăm khỏang hơn chục tiệm tại vùng Quan Đông (Kanto). Lẽ dĩ nhiên, cửa hàng yêu thích cuả tôi vẫn là cái tiệm ngay vùng tôi sống mang tên Aqua Opa. Chủ cửa hàng là ông Kamimura, một người tốt
  6. bụng, dễ thương nhất mà tôi từng gặp. Nếu không có lọai cây mà bạn cần thì ngay lập tức ông ấy sẽ giúp bạn bằng cách gọi cho mối lái nơi này nơi kia xem họ có hay không. Thường thì phải mất khỏang 1 tuần cho bất kỳ đơn đặt hàng riêng lẻ. Giá cả thì vô chừng từ rất rất rẻ đến đắt xanh mắt. Tokyo không phải là nơi để mua cây thủy sinh. Ở Tokyo, bụi cây thường nhỏ hơn và giá lại cao hơn. Cây trồng sẵn trong chậu luôn bé hơn thứ bán ở các tiệm nằm xa thành phố lớn. Nhưng bù lại nguồn cung cấp dồi dào hơn. Có lẽ tôi nhận định quá sâu vào thú chơi này theo nhân sinh quan của mình, nhưng những yếu tố xã hội của Nhật Bản đã thực sự có ảnh hưởng đến nghệ thuật tạo hình thủy sinh cảnh tại đất nước này. Bản thân tôi chỉ mong muốn giới thiệu phong cách Nhật trong nghệ thuật thủy sinh đến những người đam mê, và cả những người mới tập tễnh vào nghề. Tác giả Ryan Stover, 25 tuổi, từng sống tại Yokosuka -Nhật 5 năm trong thời gian phục vụ tại căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ tại đây. Stover có kinh nghiệm trên 10 năm trong nghề chơi thủy sinh, đã từng set up hằng tá hồ thủy sinh trong thời gian làm việc tại Nhật. Nên thăm trang Web của anh ấy, suiso.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2