intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chơi bóng bàn ( phần 5 )

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

514
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

8. Các kỹ thuật khác. Các loại hình kỹ thuật của bóng bàn hiện đại có rất nhiều, ngoài các kỹ thuật chủ yếu cơ bản như: giao bóng, đẩy bóng, chặn bóng, công bóng, giật bóng, gò bóng, cắt bóng…v.v.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chơi bóng bàn ( phần 5 )

  1. 8. Các kỹ thuật khác. Các loại hình kỹ thuật của bóng bàn hiện đại có rất nhiều, ngoài các kỹ thuật chủ yếu cơ bản nh ư: giao bóng, đẩy bóng, chặn bóng, công bóng, giật bóng, gò bóng, cắt bóng…v.v. như đã giới thiệu ở các bài viết trên còn có các kỹ thuật khác nữa nh ư: kỹ thuật đập bóng bổng, thả bóng bổng, bỏ nhỏ bóng ngắn…v.v. a. Kỹ thuật đập bóng bổng. - Đặc điểm: Động tác lớn, sức mạnh lớn. Đây là một loại hình kỹ thuật chuyên môn tấn công bóng cao giành điểm. Do việc đập bóng bổng thuận tay có nhiều thuận lợi cho việc phát lực tập trung cho nên đập bóng bổng phần lớn sử dụng thuận tay. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Tùy thuộc vào vị trí bóng đến mà xác định vị trí đứng, nhưng nói chung thường đứng hơi xa bàn. Chân trái đứng ra trước, trọng tâm cơ thể dồn lên chân phải, toàn bộ thân người, tay cùng với lưng, hống xoay sang phải, cánh tay cố găng đưa vợt ra phía sau bên phải c ơ thể. Đồng thời cẳng tay xoay trong làm cho mặt vợt nghiêng trước. Khi bóng tới chạm bàn bật lên tới điểm cao nhất, cùng với sức mạnh chân phải đạp đất di chuyển trọng tâm, lưng háng cũng xoay sang trái. Toàn bộ cánh tay vung lên trên và ra trước, sau đó dần dần chuyển hướng vung vợt xuống dưới phía trước để đón bóng. Khi bóng đến ở thời điểm đi xuống ngang độ cao giữa vai và đầu thì dùng mặt vợt nghiêng trước đập mạnh vào phần giữa bóng. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, toàn bộ cánh tay tăng tốc độ phát lực vung vợt xuống phía d ưới ra trước sang trái. Cùng lúc đó, lưng háng tích c ực dùng lực phối hợp. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà xuống phía d ưới ra trước sang trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm c ơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái. Ngoài ra, đập bóng còn có một loại đánh được gọi là “Rơi xuống đất nở hoa”, tứ là khi đánh bóng sang bật bàn đến độ cao h ơn hẳn mặt lưới, cánh tay cầm vợt đánh mạnh từ phía trên sau ra phía trước dưới vào phần giữa của bóng (đập chếch thẳng kiểu đập ruồi). Điểm then chốt của loại đập bóng này là cần phải làm cho đường thảng từ vị trí đập bóng đến điểm rơi bất kỳ trên mặt bàn đối phương không bị lưới ngăn bóng lại. Cách đánh này đòi hỏi phải có sự phán đoán tinh tế, chuẩn xác đường bóng đi lên sau khi bóng đến bật lên khỏi bàn, nếu không dễ hụt bóng, tạo sai lầm dẫn đến mất điểm. b. Kỹ thuật thả bóng bổng. - Đặc điểm:
  2. Vị trí đứng xa bàn, bóng đánh trả cao, đường vòng cung lớn có kèm theo xoáy lên hoặc xoáy nghiêng. Đây là một loại kỹ thuật phòng thủ đặc biệt. Thả bóng cao tốt nhất là đánh bóng đến vạch đầu bàn của đối phương, lợi dụng sự biến đổi của xoáy lên và xoáy nghiêng tạo ra độ khó hoặc sai sót cho đối phương khi đánh trả. Đồng thời có thể lợi dụng thời gian bay của bóng để tranh thủ thời gian điều ch ỉnh vị trí đứng và động tác của mình tạo thế chủ động hoặc c ơ hội phản công. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Vị trí đứng cách bàn khoảng trên 1m, khi thả bóng bổng thuận tay chân trái đứng ra trước, tay phải co tự nhiên, cẳng tay h ơi thấp và xoay trong, đưa vợt xuống phía dưới, sau bên phải thân làm cho mặt vợt dựng dọc hoặc hơi nghiêng trước. Khi bóng đến bay qua th ời kỳ điểm cao, cẳng tay và cổ tay vung vợt ra trước và lên trên đón bóng. Khi bóng ở thời điểm đi xuống, dùng mặt vợt vuông góc với mặt đất hoặc hơi nghiêng trước đánh vào phần giữa hoặc phần giữa lệch trên của bóng đến. Trong giây lát vợt đánh vào bóng cẳng tay dùng lực nâng kéo lên trên. Nếu cần líp bóng xoáy nghiêng thì cùng lúc vợt nâng kéo lên trên sẽ phải tăng thêm động tác và sức ma sát vợt vào bóng đến theo h ướng sang trái hoặc sang phải. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà ra trước lên trên hoặc ra trước lên trên sang phải hoặc trái, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm c ơ thể chuyển từ chân phải sang chân trái. Thả bóng bổng trái tay về c ơ bản giống với động tác thả bóng bổng thuận tay, điểm khác nhau là phương hướng đưa vợt là ngược lại. c. Kỹ thuật bỏ nhỏ. - Đặc điểm: Vị trí đứng gần bàn, điểm rơi gần lưới. Khi đối phương rời xa bàn, bỏ nhỏ có thể điều động đối phương lên trước hoặc làm cho đối phương không kịp lên đ ỡ bóng mà bị mất điểm hoặc làm giảm chất lượng của bóng đánh trả. Bỏ nhỏ thường được vận dụng khi bóng đến gần lưới hoặc khi điểm rơi không xa lắm. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Đứng ở vị trí áp sát bàn, khi bỏ nhỏ thuận tay cánh tay phải co tự nhiên, cẳng tay lêch phải đưa vợt sang phải thân người. Cố gắng hết mức làm động tác giống với tấn công bóng, nhưng biên độ đưa vợt không quá lớn. Sau khi bóng đến bật lên khỏi bàn, cánh tay cầm vợt nhanh chóng vung vợt ra trước đón bóng, khi bóng đến ở thời kỳ đi lên, cẳng tay đột ngột xoay ngoài; nếu bóng đến có cường độ xoáy xuống lớn sẽ phải làm cho mặt vợt hơi ngửa sau, đánh nhẹ vào phần giữa và dưới của bóng.
  3. Trong giây lát vợt đánh vào bóng, dùng lực nhẹ nhàng của cẳng tay và cổ tay là chính để đánh bóng. Sau khi đánh bóng tay vung vợt theo đà ra trước nhưng biên độ vung vợt cần cố hết sức nhỏ, đồng thời nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị ban đầu. Trong quá trình thực hiện kỹ thuật động tác, trọng tâm c ơ thể đặt lên cả hai chân... Kỹ thuật di chuyển bước. 1. Tầm quan trọng của phương pháp bước chân. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật môn bóng bàn, sự biến hóa về đường bóng, biến hóa về điểm rơi khi đánh bóng cũng ngày một phát triển không ngừng. Điều này đòi hỏi vận động viên bóng bàn cần phải di chuyển bước chân nhanh hơn để đảm bảo tính chính xác của động tác chi trên và phát huy sở trường kỹ chiến thuật cá nhân. Ngược lại, nếu như di chuyển bước không tốt thì không thể đảm bảo cho chi trên thực hiện động tác đánh bóng chính xác. Tính chuẩn xác của bước chân và chất lượng đánh bóng có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quảcủa việc sử dụng kỹ thuật sở trường của vận động viên. Vì vậy để đánh bóng bàn được tốt, nhất định phải nắm vững kỹ thuật di chuyển bước. 2. Phương pháp di chuyển bước thường dùng. a. Bước đơn. - Đặc điểm: Động tác nhanh và đơn giản, phạm vi di chuyển nhỏ, quá trình di chuyển bước trọng tâm cơ thể luôn vững vàng thích hợp với việc sử dụng trong khi bóng đến có cự ly gần với cơ thể. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Dùng một chân làm chân trụ, chân còn lại dựa vào đường bóng và điểm rơi của bóng đến để di chuyển bước ra trước, ra sau, sang trái hoặc sang phải. b. Bước vượt. - Đặc điểm: Tốc độ di chuyển nhanh, phạm vi di chuyển lớn h ơn bước đơn. Có thể sử dụng khi bóng đến cách thân hơi xa. Vì b ước di chuyển thứ nhất có biên độ lớn làm cho trọng tâm cơ thể hạ thấp nên không dễ sử dụng liên tục.
  4. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Dùng chân khác hướng với hướng bóng đến đạp đất, chân cùng hướng bước một bước dài về hướng bóng đến, trọng tâm cơ thể di chuyển theo chân này, còn chân kia nhanh chóng bước theo một b ước. Nếu điểm rơi c ủa bóng đến cách than tương đối xa hoặ tương đối gần th ì phương hướng di chuyển bước có thể lệch sau hoặc lệch trước. c. Bước nhảy. - Đặc điểm: Phạm vi di chuyển tương đối lớn, trọng tâm cơ thể biến đổi rất nhanh, trước và sau khi di chuyển cự ly giữa hai chân c ơ bản như nhau. Có thể sử dụng để liên tục đánh trả bóng đến, sử dụng thích hợp khi bóng đến cách cơ thể tương đối xa. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Trước tiên chân khác hướng với bóng đến bước sang h ướng bóng đến, sau đó chân còn lại tiếp tục bước theo sang ngang. Nếu điểm rơi c ủa bóng đến tương đối xa hoặc tương đối gần th ì phương hướng di chuyển đón đánh các loại bóng đến có thể lệch ra sau hoặc ra trước. d. Bước đôi. - Đặc điểm: Biên độ di chuyển lớn hơn bước đ ơn và nhỏ hơn bước nhảy. Khi di chuyển không có động tác trên không, có lợi cho việc giữ trọng tâm cơ thể ổn định, thiíchhợp sử dụng cho cách đánh cắt bóng, cách đánh tấn công nhanh và giật vồng. Khi công cắt bóng sẽ di chuyển trong phạm vi nhỏ cũng thường sử dụng bước đôi. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Phương pháp di chuyển cơ bản giống với b ước nhảy, chỉ khác nhau ở chỗ không nhảy lên trên không. Khi di chuyển, trước tiên chân khác với hướng bóng đến bước sang ngang gần chân cùng hướng bóng đến, sau đó chân cùng hướng bóng đến lại tiếp tục bước sang bên hướng bóng đến. e. Bước chéo. - Đặc điểm: Bước chéo là một ph ương pháp di chuyển bước có biên độ di động lớn nhất, chủ yếu
  5. dùng để đối phó với bóng đến có khoảng cách quá xa với cơ thể, cách đánh tấn công nhanh hoặc giật vồng. Khi né người tấn công sau đó tạt bóng thuận tay khoảng trống, hoặc khi líp cắt bóng trong lúc di đ ộng thường sử dụng bước chéo để đỡ bóng ngắn hoặc đỡ cắt đột kích. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Trước hết dùng chân gần với hướng bóng đến làm thành chân chống đất, bước nhanh chân xa bóng lên trước qua chân chống đất sang phía bóng đến 1 b ước lớn, sau đó chân chống đất tiếp tục di chuyển một bước sang ngang theo hướng bóng đến. f. Bước né ng ười. Khi bóng đến ở bên trái tay nhưng bản thân lại quyết định sử dụng kỹ thuật công bóng thuận tay để đánh trả thì đòi hỏi phải dùng bước né người. Bước né người căn cứ vào sự khác nhau về vị trí của bóng đến và thói quen của cá nhân có thể phân chia thành né người bước đ ơn, né người bước vượt, né người b ước nhảy. * Né người bước đơn. - Đặc điểm: Tốc độ di chuyển nhanh, biên độ nhỏ. Khi bóng đến thẳng vào vị trí thân người hoặc lệch phải thì sử dụng né người bước đơn. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Chân trái làm trụ, chân phải nhanh chóng di chuyển một bước ra phía sau bên phải. * Né người bước vượt. - Đặc điểm: Tốc độ di chuyển so với né người b ước đơn hơi chậm hơn, nhưng biên độ di chuyển lớn hơn so với né người bước đơn. Khi bóng đến ở vị trí về phía bên trái thân thì sử dụng kỹ thuật này. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Chân trái trước tiên bước 1 b ước vượt ra trước sang trái, sau đó chân phải di chuyển 1 bước ra sau bên phải, trọng tâ m cơ thể rơi vào chân phải. Trong quá trình di chuyển vị trí cần hóp bụng, xoay người để ra vị trí đánh bóng. * Né người bước nhảy.
  6. - Đặc điểm: Tốc độ di chuyển chậm, biên độ di chuyển tương đối lớn, có lợi cho việc phát huy công bóng thuận tay mạnh mẽ. - Thực hiện kỹ thuật động tác: Chân phải đạp đất làm cho trọng tâm c ơ thể nhanh chóng chuyển qua chân trái. Sau đó hai chân hầu như đồng thời rời khỏi mặt đất cùng nhảy sang bên trái 1 bước. Chân phải chạm đất trước, trọng tâm c ơ thể rơi vào chân phải, chân trái cũng liền đó chạm đất..... Chiến thuật chủ yếu của môn bóng bàn. Trong thi đấu bóng bàn thì sự thắng bại, đặc biệt là sự thắng bại trước các đấu thủ có thực lực kỹ thuật tương đương thì th ường được quyết định bởi chiến thuật thi đấu tiên tiến, c ó thỏa đáng hay không. I. Mối quan hệ giữa chiến thuật với kỹ thuật trong bóng bàn. Nói chung, chiến thuật bóng bàn thường được cấu thành từ hai loại hình kỹ thuật đơn trở lên kết hợp với nhau. Trong trường hợp đặc biệt th ì một loại kỹ thuật cũng có thể cấu thành chiến thuật. Do vậy kỹ thuật bóng bàn là nền tảng của chiến thuật bóng bàn. Chỉ có thông qua tập luyện và nắm vững các loại hình kỹ thuật c ơ bản một cách thành thạo mới có thể vận dụng được theo ý muốn các loại chiến thuật trong thi đấu đòi hỏi. Có chiến thuật tiên tiến và thỏa đáng sẽ thúc đẩy đ ược việc phát huy sở trường kỹ thuật của bản thân được tốt hơn, từ đó phát huy tối đa trình độ bản thân trong thi đấu. Tùy thuộc vào các cách đánh khác nhau sẽ có các chiến thuật khác nhau. Ví dụ như chiến thuật của cách đánh loại hình tấn công nhanh lấy việc phát huy đầy đủ sự dũng mãnh và tốc độ nhanh trong tấn công nhanh gần bàn, linh hoạt biến hóa nhiều làm chính; còn sử dụng chiến thuật với cách giật líp vồng thì lại lấy việc phát huy tấn công chủ động của bóng giật vồng , xoáy lên mạnh mẽ đồng thời kết hợp với đập vụt mạnh làm chính; chiến thuật của cách đánh kết hợp cắt bóng, tấn công lấy việc phát huy biến hóa độ xoáy độ xoáy cắt bóng dũng mãnh đập vụt tốc độ nhanh làm chính..v.v. Vì vậy để làm cho chiến thuật có thể phát huy tối đa sở trường kỹ thuật của các loại hình cách đánh khác nhau nên sử dụng các kỹ thuật thích hợp khác nhau để tổ hợp thành chiến thuật thích hợp với cách đánh của mình. II. Chiến thuật chủ yếu của môn bóng bàn. Loại hình cách đánh của môn bóng bàn hiện đại có rất nhiều, bất kỳ một loại cách đánh nào cũng đều có rất nhiều chiến thuật đặc hiệu. 1. Chiến thuật đẩy công.
  7. - Đặc điểm: Chủ yếu sử dụng tốc độ và sức mạnh tấn công thuận tay và đẩy chặn trái tay, đồng thời kết hợp sự biến đổi điểm rơi và biến đổi nhịp độ để áp chế và điều động đối phương nhằm tranh thủ chủ động hoặc giành điểm. Chiến thuật đẩy công là chiến thuật chủ yếu của cách đánh đẩy trái công phải để đối phó lại với cách đánh loại hình công kích. Nh ững vận động viên bóng bàn có năng lực đẩy chặn tấn công 2 mặt và kết hợp công cắt, …v.v th ường sử dụng loại chiến thuật này. - Phương pháp: + Đẩy trái công phải. + Đẩy chặn né người tấn công. + Đẩy chặn, né người tấn công sau đó tạt bóng thuận tay. + Đẩy trái kết hợp công trái tay. + Đẩy trái công trái tay, sau đó né người tấn công. + Đẩy trái, công trái tay né người tấn công, sau đó tạt bóng thuận tay. - Chú ý: + Đẩy, công bóng đều cần có sự biến đổi đường bóng, biến hóa điểm rơi và biến hóa nhịp độ. Đâ y là phương pháp chủ yếu của chiến thuật đẩy công giành chủ động và tạo ra c ơ hội đập vụt bóng giành điểm. + Đẩy chặn: Nói chung lấy ép trái tay của đối phương làm chính. Sau đó đột ngột đổi sang ép thuận tay để tạo ra cơ hội tấn công. Nếu như thuận tay của đối phương tương đối kém thì mới có thể d ùng đẩy ép thuận tay của đối ph ương làm chính. + Trong đẩy chặn có thể đột ngột đẩy tăng lực vào trung lộ của đối phương làm cho đối phương khó có thể dùng sức đánh trả. Sau đó có thể dùng đập vụt thuận tay hoặc né người đập vụt. + Khi gặp đường bóng có cơ hội tấn công cần quyết đoán đập vụt. Đây là biện pháp chủ yếu để giành điểm của chiến thuật đẩy công. + Chiến thuật đẩy công phải kiên trì bán gần bàn, lại không thể phòng thủ “chết” ở gần bàn. Cần phải nắm được sự thay đổi vị trí giữa gần và vừa bàn, nắm vững nhịp độ đối công.
  8. + Chiến thuật đẩy công đối phó với cách đánh giật líp bóng, nên kiên trì xa bàn là chính. Dùng đẩy nhanh và đẩy chăn tăng, giảm lực, khống chế điểm rơi th ừa cơ dùng líp bóng phản công gần bàn hoặc đập vụt giật vồng với sức mạnh trung bình sau đó chuyển sang tấn công liên tục thuận tay. 2. Chiến thuật công 2 mặt. - Đặc điểm: Chủ yếu lợi dụng tốc độ và sức mạnh kỹ thuật tấn công bóng thuận tay và trái tay để áp chế đối ph ương, tranh thủ giành chủ động và tạo c ơ hội đập vụt. Chiến thuật tấn công 2 mặt là chiến thuật chủ yếu của cách đánh tấn công 2 mặt đối phó với loại h ình cách đánh công kích. - Phương pháp: + Công bên trái, vụt bên phải (tấn công vào góc trái của đối phương, tìm cơ hội vụt mạnh vào chỗ trống bên thuận tay của đối phương). + Tấn công đánh 2 góc, vụt mạnh vào trung lộ. - Chú ý: + Tấn công bóng thuận tay và trái tay đều phải có sự biến đổi đường bóng và điểm rơi để tạo ra cơ hội đập vụt. + Cần lấy việc ép trái tay của đối phương làm chính, sau đó công kích vào bên thuận tay hoặc trung lộ của đối phương nhằm tạo ra cơ hội đập vụt. + Khi có cơ hội cần mạnh dạn và quyết đoán đập vụt. + Chiến thuật tấn công 2 mặt trong tình huống chủ động tấn công cần kiên trì gần bàn. Trong tình huống bị động có thể lùi ra sau thích h ợp, tiến hành phản công ở cự ly gần và và xa. + Chiến thuật tấn công 2 mặt đối phó với cách đánh giật líp bóng, cần kiên trì gần bàn và dùng vuốt bóng nhanh để chống lại bóng giật vồng của đối phương, thừa cơ sử dụng líp bóng phản công hoặc đập vụt, líp bóng với sức mạnh trung b ình, sau đó chuyển sang tấn công liên tục. 3. Chiến thuật líp công. - Đặc điểm: Liên tục dùng líp bóng nhanh thuận tay tạo cơ hội tấn công. Sau đó sử dụng đột kích và đập vụt để tạo thế chủ động và giành điểm. Chiến thuật líp công là chiến thuật chủ
  9. yếu của cách đánh tấn công nhanh đối phó với cách đánh của loại hình cắt bóng. - Phương pháp: + Líp bóng thuận tay sau đó đập vụt. + Líp bóng trái tay sau đó đập vụt (nói chung là các vận động viên bóng bàn tấn công 2 mặt khi gặp cắt bóng góc lớn bên trái hay sử dụng). - Chú ý: + Sức mạnh líp, đập vụt bóng cần có tính bất ngờ để đối ph ương không kịp trở tay. + Cần có sự biến đổi đường bóng và điểm rơi khi líp bóng (như líp 2 góc trá i, phải; phải ngăn, trái dài …v.v) để điều động, áp chế đối phương giành thế chủ động và tạo cơ hội tấn công. + Khi gặp bóng có cơ hội tấn công cần mạnh dạn đập vụt hoặc đột kích (có thể đập vụt vào trung lộ hoặc bên yếu của đối phương). + Sử dụng chiến thuật líp công cần có sự kiên trì không nên nóng vội giành phần thắng trong dứt điểm, đối với bóng có cơ hội chưa chắc chắn sẽ không nên đánh bóng qua mạnh........... 4. Chiến thuật kết hợp líp, vụt, bỏ nhỏ. - Đặc điểm: Chiến thuật này là do chiến thuật líp công kết hợp với bỏ nhỏ mà tạo thành. Đây là chiến thuật thường dùng của cách đánh loại hình tấn công đối phó với cách đánh cắt bóng. - Phương pháp: + Khi đập vụt ở chiến thuật líp công hoặc bỏ nhỏ bóng sau đột kích (lúc này vị trí đứng của đối phương nói chung cách bàn tương đ ối xa nên bỏ nhỏ bóng là ưu tiên tốt nhất). + Sau khi bỏ nhỏ trong chiến thuật líp công cần tiến hành khi vị trí đứng của đối phương tương đối xa, đồng thời bóng đến tương đối gần lưới. Như vậy điểm rơi của bóng bỏ nhỏ dễ áp sát lưới, có thể tăng thêm độ khó và cự ly di chuyển ra trước cho đối phương. + Khi đập vụt sau khi bỏ nhỏ, nếu đối phương áp rất gần bàn có thể đập bóng nhắm thẳng vào thân người của đối phương. Như vậy thường có thể làm cho đối phương khó có thể né người để đánh trả.
  10. 5. Chiến thuật gò công. - Đặc điểm: Chủ yếu dùng gò bóng xoáy thấp và biến hóa đường bóng, điểm rơi để khống chế đối phương, thừa cơ công bóng, sau đó sử dụng kỹ thuật đột kích thấp, vụt nhanh hoặc líp nhanh…v.v và chuyển sang tấn công liên tục. Trong khi gò bóng gặp cơ hội tấn công có thể tiến hành đập vụt, thường thường kèm theo tính đột ngột, bất ngờ có thể giành điểm trực tiếp. Chiến thuật gò công là chiến thuật bổ trợ không thể thiếu trong các loại hình cách đánh của bóng bàn. - Phương pháp: + Gò bóng thuận tay, trái tay kết hợp líp nhanh, vụt nhanh, đột kích hoặc đập vụt thuận tay. + Gò bóng thuận tay, trái tay kết hợp líp nhanh, vụt nhanh, đột kích hoặc đập vụt trái tay. - Chú ý: + Chiến thuật gò công vừa phải cố hết mức vung vợt sớm (trong thi đấu từ gò chuyển sang công gọi là hơi vung vợt) để giành thế chủ động nh ưng lại không được có tâm lý nóng vội. Nếu không vung vợt rất dễ mắc sai lầm. + Vẩy ngắn trong gò bóng có thể làm cho đối phương không dễ cướp trước (hoặc phát lực) tấn công, có lợi cho việc tạo ra cơ hội tấn công để thừa cơ dùng tấn công thuận tay, trái tay hoặc né người tấn công. 6. Chiến thuật phản công trong cắt bóng. - Đặc điểm: Chiến thuật này được kết hợp giữa cắt bóng và công bóng. Thường là lấy cắt bóng bịt góc tăng xoáy làm chính, thừac ơ phản công hoặc lấy cắt bóng xoáy, thấp vững, biến hóa nhiều buộc đối phương líp công trong lúc di chuyển bước, từ đó tìm ra cơ hội phản công. Chiến thuật này có đặc điểm: “Ẩn, biến mạnh, công”, là chiến thuật chủ yếu của cách đánh kết hợp công cắt. - Phương pháp: + Bịt góc cắt bóng thuận tay, trái tay (tức điểm rơi ẩn gần lưới góc trái của bàn đối phương), kết hợp công thuận tay hoặc né người tấn công khu vực trống bên phải của
  11. đối phương. + Cắt bóng dài hai góc lớn thuận tay và trái tay kết hợp phản công hoặc né người tấn công trái tay và thuận tay. - Chú ý: + Cắt bóng thuận tay và trái tay đều cần chú ý sự biến hóa cường độ xoáy của bóng đến. Sau khi cắt bóng tăng xoáy có thể dùng động tác cắt tương tự như cắt bóng tăng xoáy để cắt bóng không xoáy. Đây là phương pháp có hiệu quả làm cho đối phương líp bóng cao, từ đó tiến hành phản công, đập vụt giành lợi thế. + Khi cắt bóng cần cố gắng hết mức có thể để ép thấp độ vồng, tránh đối phương đập vụt hoặc đột kích. + Khi cắt bóng ẩn góc, cần phối hợp cắt bóng góc kia để làm cho đối ph ương phải luôn đánh bóng trong lúc di chuyển bước. 7. Chiến thuật giao bóng cướp tấn công (Cướp líp giật) - Đặc điểm: Chiến thuật giao bóng cướp tấn công là chiến thuật lấy giao bóng có đườn g bóng xoáy, điểm rơi và tốc độ khác nhau để tăng độ khó khi đánh trả cho đối phương, tạo cho bản thân có cơ hội tấn công hoặc làm giảm hiệu quả bóng đánh trả của đối phương. Sau đó cướp tấn công giành lại thế chủ động hoặc trực tiếp giành lợi điểm. Đây là chiến thuật và biện pháp giành lợi điểm chủ yếu của tất cả các cách đánh, đặc biệt là cách đánh c ủa loại hình tấn công. - Phương pháp: + Giao bóng xoáy xuống và không xoáy, cướp tấn công. + Giao bóng luân phiên thuận tay và trái tay, cướp tấn công. + Giao bóng xoáy lên xoáy xuống nghiêng thuận tay và trái tay, cướp tấn công. - Chú ý: + Giao bóng cần có sự biến đổi đường bóng và điểm rơi làm cho đối phương phải chạy chỗ lên trước, sau, phải, trái để đỡ giao bóng. + Sau khi giao bóng cần có sự chuẩn bị cướp tấn công để không mất đi c ơ hội giành lợi điểm.
  12. + Bản thân khi giao bóng l à loại gì? Đối phương có thể dùng kỹ thuật gì để đánh trả?... Tất cả cần được định sẵn và dự đoán trước khi giao bóng. Như vậy mới có thể làm tốt việc chuẩn bị cướp tấn công. + Cướp tấn công cần cố gắng sử dụng hết sức mạnh đánh bóng nh ưng lại không thể quá mạnh (cần dựa vào độ cao và tính chất của bóng đến để sử dụng sức mạnh thỏa đáng, tối ưu), nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng bóng đánh trả. 8. Chiến thuật đỡ giao bóng cướp tấn công (Líp giật công) - Đặc điểm: Chiến thuật này là do một số kỹ thuật đơn lẻ hình thành, có tính tấn công mạnh mẽ, có thể biến sự bất lợi của đỡ giao bóng thành thế chủ động, trực tiếp giành điểm. Đây là chiến thuật chủ yếu của các cách đánh trong môn bóng bàn, đặc biệt là cách đánh loại h ình tấn công. - Phương pháp: Dùng kỹ thuật vụt nhanh, công nhanh hoặc đột kích với sức mạnh vừa phải để tiến hành đỡ giao bóng cướp tấn công. - Chú ý: + Do đỡ giao bóng cướp tấn công (c ướp líp, giật công) thường được tiến hành trong tình huống đối phương chủ động giao bóng và bản thân ở vào thế đỡ giao bóng bị động mà phải sử dụng cách đánh tấn công, do vậy độ khó tương đối lớn. Đỡ giao bóng cướp tấn công nói chung không thể quá mạnh. Do đó cần xác định phương hướng xoáy của bóng đến, cường độ xoáy và độ cao của bóng đến mà sử dụng phương pháp tấn công thỏa đáng. Ví dụ: Khi đối phương giao bóng tăng xoáy xoáy xuống, khi đỡ giao bóng cướp tấn công cần sử dụng thủ pháp nâng kéo bóng để tránh rúc lưới, đồng thời sức mạnh công bóng không thể quá lớn. Còn nếu khi đối phương giao bóng xoáy lên xoáy nghiêng thì khi đỡ giao bóng c ướp tấn công nên sử dụng thủ pháp đẩy ép để tránh công bóng rúc lưới. Chỉ có khi nào bóng đến hơi cao mới có thể cướp tấn công với sức mạnh lớn. + Sau khi kết thúc động tác đỡ giao bóng c ướp tấn công cần chú ý lập tức làm tốt công tác chuẩn bị đối công hoặc liên tục tấn công để tiếp tục giành thế chủ động. + Đỡ giao bóng cướp tấn công líp công, giật công thì sức mạnh càng nhỏ càng cần
  13. chú ý tới đương bóng và điểm rơi của bóng. Nếu trái tay của đối phương mạnh mà thuận tay yếu thì có thể đánh nhiều về tay thuận của đối phương và ngược lại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2