intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật chọn chim Cu Gáy hay

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

664
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chim Cu Gáy, còn gọi là chim Cu là loại chim thường gặp nhất ở vùng thôn quê yên tĩnh. Từ Bắc chí Nam, ở đâu có đồng ruộng là ở đó có Cu gáy sinh sống. Chúng cần dựa vào người mà sống, vì thức ăn của Cu Gáy chủ yếu là lúa, đậu, mè, là những nông sản do nông dân làm ra. Cu Gáy có hai loại : - Cu Cườm, còn gọi là Cu Đất, có cườm ở cổ. - Cu Ngói, thân hình nhỏ hơn Cu Cườm, toàn thân lông màu hung đỏ, cổ không...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật chọn chim Cu Gáy hay

  1. Kỹ thuật chọn chim Cu Gáy hay Chim Cu Gáy, còn gọi là chim Cu là loại chim thường gặp nhất ở vùng thôn quê yên tĩnh. Từ Bắc chí Nam, ở đâu có đồng ruộng là ở đó có Cu gáy sinh sống. Chúng cần dựa vào người mà sống, vì thức ăn của Cu Gáy chủ yếu là lúa, đậu, mè, là những nông sản do nông dân làm ra. Cu Gáy có hai loại : - Cu Cườm, còn gọi là Cu Đất, có cườm ở cổ. - Cu Ngói, thân hình nhỏ hơn Cu Cườm, toàn thân lông màu hung đỏ, cổ không cườm mà thay vào đó là một vạch đen quanh cổ. Để chọn được 1 chim Cu gáy đẹp người chơi thường theo các tiêu chí sau đây: Hình thức phải đẹp, thân mình cân đối, lông sáng màu, đầu nhỏ, mắt bé - không được lồi, con ngươi đen nhiều, chân cao màu đỏ son đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối,lông hậu nở kéo gần hết đuôi, cườm dầy - hạt đen nhỏ quấn gần như kín cổ thì là đích thị là con cu gáy có hình thức quá đẹp. - Đầu phải tròn, lông đầu màu xanh xám, mắt dữ, vệt lông đen phải kéo dài qua khoé mắt. - Thân hình dáng như bắp chuối, ức nở, chót đuôi thu nhỏ lại (Đuôi vót) Lông ép sát mình, Chân khô (có nhiều vảy môc
  2. trắng). Chân màu đỏ tươi là chim non đấy. - Quan trọng nhất là cườm và phao. Nhìn qua cườm ta có thể đoán được khá đúng chất giọng của chim: các cụ có câu "Kim nổ, thổ vừng" Nổ tức là hạt cươm màu trắng trên cổ chim to tròn chim có cườm này thường gáy giọng kim. Vừng là hạt cườm nhỏ li ti như hạt vừng chim có cườm này thường gáy giọng thổ. Chim mà nền lông đen trên cổ nhiều thì gù nhiêù. Chim mà có cườm giắt thường là chim hay. Những hạt cườm trên vai chim có màu vàng nhạt mà kéo càng cao lên phía trên cổ cũng tốt. 1. Về mầu lông - Thường ban đầu quan sát mầu lông của cu gáy để chọn người ta kết hợp quan sát cả mầu lông mình chim và mầu lông phao chim. Mầu lông phao chim đã được bạn Lộc abc đề cập khá kỹ. Còn mầu lông mình chim người ta phân làm 03 loại: + Mã kẻ mực: Mầu lông xám tối, chim dở nhát giong không hay, không nên chọn + Mã phấn hồng: Lông có sắc phớt hồng như có phấn, chim mau nổi, giong thường được nên chơi. + Mã sậm tía: là mầu ở giữa 2 mầu trên, lông chim có sắc sẫm tía, chim nuôi lâu nổi nhưng đã nổi rất bền, chim gan, thường làm chim mồi bẫy, chim gáy bất kỳ lúc nào. - Phao: (Vùng lông phía dưới đuôi che phủ khu WC): Có 3 loại phao chính: Xám, Hồng, Trắng ngoaì ra còn có loại phao pha trộn giữa 3 màu này. - Chim phao xám lâu nổi nhưng khi đã nổi thì siêng gáy nếu chon làm mồi thì khi đi đánh bẫy không bỏ vệt (lúc gáy lúc không).
  3. + Phao hồng: Chim phao hồng dễ nổi hơn phao xám nhưng không bền chim bắng loại phao xám. + Phao trắng: Nhanh nổi nhưng không bền chim. 2. Cách phân biệt chim trống mái Để phân biệt chim trống – mái dựa vào một số tiêu chí sau: - Đầu nhỏ, tròn, lông đầu xanh. - Mỏ to, gồ. - Dáng đứng: khi đứng trên cầu đuôi hay cụp xuống (lưng gù, đuôi cụp). - Xương bụng phía dưới gần hậu môn chụm. - Khi gáy: Chim trống có khả năng đảo giọng. 3. Màu chân chim - Thường người chơi cho rằng chim non là chân đỏ son. Điều này đúng nhưng không đủ, vì theo vùng có chim rất già nhưng chân vẫn đỏ son. Người chơi kỹ lại lấy tiêu chí chim già mà chân vẫn đỏ son để chọn. - Chim có móng trắng, được cho là chim hay. 4. Hình dạng lông cách chim Có hai loại chính: - Loại hình tròn: chim nuôi mau nổi, không bền chim - Loại hình nhọn đầu: chim nuôi lâu nổi, những lại bền chim. 5. Đặc điểm của chim theo vùng - Thường người chơi (phía Bắc) chọn chim vùng: Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam Ninh (cũ). Chim ở miền Trung thường có mép cánh trắng, không phải không có chim có giọng gáy hay nhưng thật xuất sắc thường rất hiếm và chim thường không đẹp,lại nhỏ con hơn chim các vùng phía Bắc. - Ở Miền Nam chim gáy sống ở các vùng rừng thường dữ hơn
  4. chim sống ở Đồng Bằng vì trong môi trường thiên nhiên chúng phải tranh đấu giành lãnh thổ, thức ăn khắc nghiệt hơn, tuy nhiên nói vậy không phải là phủ nhận chim ở đồng bằng không có chim hay mà tỷ lệ chim dữ ở vùng đồng bằng rất thấp. Cụ thể là chim sống ở đồng bằng nước gù rất thấp. Chim ở Tây Ninh, Bù Đốp, Đà Nẵng, Huế… được đánh giá là chim dữ. + Nhứt Huỳnh kiên: Tức là chim có cườm màu vàng. Cườm này phải xuống tận vai, nhưng không đóng ở trên lưng. Loại này hiếm khi gặp được. + Nhì Liên giáp: Tức là hình dáng của chim giống như một cái bắp chuối, hai đầu nhỏ, giữa phình ra, trông rắn chắc, gọn chặt. + Tam Quá khoé: Có cái chỉ màu đen chạy dưới khoé mắt, dài quá khoé mắt một chút mới tốt. + Tứ Chân khô: Có nghĩa là chân chim phải vuông cạnh và khô. Vảy đóng hai hàng trơn, đóng chặt, nổi mốc lên. + Ngủ Liên hoàn: Cườm phải đóng giáp vòng hết cổ mới thật tốt. Thường thì chim chỉ có cườm đóng ở phần trên cổ mà thôi, phần ức không có cườm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2