Kỹ thuật điện_ Phần 1.5
lượt xem 62
download
Tài liệu tham khảo môn kỹ thuật điện_ Phần 1.5 " Các máy biến áp làm việc song song" dành cho các bạn học viên, sinh viên đang theo học các ngành liên quan đến điện- điện tử.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật điện_ Phần 1.5
- CHƯƠNG 5 CÁC MÁY BIẾN ÁP LÀM VIỆC SONG SONG 5.1 Mở đầu Khi phải tăng công suất cấp cho phụ tải, hoặc đảm bảo cấp điện liên tục cho phụ tải ta cho các biến áp làm việc song song. Hai biến áp gọi là làm việc song song với nhau khi các cuộn dây sơ cấp nối chung vào lưới điện cung cấp, còn cuộn thứ cấp nối chung vào tải. Có một yêu cầu rất quan trọng là: khi các biến áp làm việc song song nếu không tải, thì chỉ có dòng rất nhỏ chạy phía sơ cấp các biến áp và khi có tải phải đảm bảo phân tải đều giữa các máy biến áp. Khái niệm phân tải đều ở đây là ta phải đảm bảo phân tải tỷ lệ với công suất định mức của từng máy, tránh có máy làm việc quá tải lại có máy làm việc chưa đến tải. Công suất từ các biến áp đưa đến tải phải là tổng số học các công suất của từng biến áp, điều này đòi hỏi dòng các biến áp phải cùng pha với nhau. 5.2 Điều kiện để các biến áp làm việc song song và phương pháp kiểm tra các điều kiện ấy. Để các máy biến áp làm việc song song với nhau phải thoả mãn các điều kiện sau: 1-Điện áp định mức phía sơ cấp các biến áp phải bằng nhau; 2-Điện áp định mức phía thứ cấp phải bằng nhau; 3-Tổ nối dây các biến áp phải giống nhau; 4-Các trụ đấu dây cùng tên phải được nối vào cùng một dây. Chúng ta hãy xét hậu quả xảy ra khi các biến áp làm việc song song mà một trong nhứng điều kiện trên không thoả mãn. a-Khi điều kiện 1 và 2 không thoả mãn. Để giải thích các hiện tượng xảy ra trong biến áp ta sử dụng đặc tính ngoài của biến áp (hình 5.1) U2 UII20 PI PII I U 20 II III I Hình 5.1 Đặc tính ngoài của 2 biến áp làm việc song song. Từ hình vẽ ta thấy rằng do đặc tính ngoài của 2 biến áp khác nhau(không trùng nhau) nên khi làm việc song song, điện áp các biến áp bằng nhau nhưng dòng chạy qua các biến áp khác nhau, máy có đặc tính ngoài thấp sẽ tải ít hơn máy có đặc tính ngoài cao. Trong trường hợp này khi ngắt tải khỏi 58
- biến áp, trong 2 biến áp vẫn có dòng cân bằng chạy giữa 2 cuộn thứ cấp vì UII20>UI20. Lúc này biến áp 1 là tải của biến áp 2. b-Khi nối nhầm trụ đấu dây ví dụ: pha A máy I nối vào trụ A nhưng pha B của máy II lại nối vào trụ này, lúc bấy giờ 2 cuộn thứ cấp của biến áp sẽ chịu điện áp dây nên xuất hiện dòng cân bằng lớn. Những biến áp có tổ nối dây khác nhau cũng có thể làm việc song song được, nhưng phải đảm bảo sự bằng nhau về giá trị và pha của điện áp được mắc vào cùng một trụ đấu dây. Để kiểm tra điều này ta dùng phương pháp gương soi. Nội dung của phương pháp như sau: khi tổ đấu dây của 2 biến áp khác nhau, ta dựng sao điện áp của chúng, rồi dùng một gương, soi sao điện áp của một biến áp vào gương. Nếu ảnh của sao biến áp này giống sao của biến áp kia, thì chúng làm việc song song được với nhau. Ví dụ: 2 biến áp có tổ nối dây Dy-5 và Dy-11 có thể làm việc song song được với nhau. Muốn kiểm tra điều này ta dùng phương pháp gương soi (hình 5.2). A A b) a) C B C B c a a b b b a c c Dy-5 Dy-11 Gương soi Ảnh của Dy-11 Hình 5.2 Phương pháp gương soi kiểm tra tổ nối dây khi đưa biến áp vào làm việc song song Qua kiểm tra ta thấy 2 biến áp này làm việc được với nhau, chỉ có điều pha a của biến áp Dy-11 phải nối với trụ nối dây pha c của biến áp Dy5, còn pha c của biến áp Dy-11 phải nối với trụ nối dây pha a của Dy-5. Khi có khi 2 máy biến áp làm việc song song thì: U’I1=U’II2 59
- Và ZngmIII = ZngmIIIII do đó: II II Z ngm = I I II Z ngm Viết ở đại lượng tương đối : II II I I U % ngm SI Z ngm = I hay S II = Z I I II U % ngm ngm Từ đây ta thấy để phân chia tải tỷ lệ với công suất định mức các biến áp, thì điện áp ngắn mạch của biến áp phải bằng nhau vì khi 2 máy biến áp làm việc song song với nhau thì máy biến áp nào có điện áp ngắn mạch lớn sẽ có dòng tải nhỏ (vì Ungm lớn thì U2 nhỏ do đó dòng tải nhỏ và ngược lại). Khi hai biến áp làm việc song song, thì biến áp có công suất lớn nên chọn biến áp có điện áp ngắn mạch nhỏ để có thể sử dụng được toàn bộ công suất của máy này. Vì một điều kiện nào đó, phải làm việc song song 2 biến áp có điện áp ngắn mạch khác nhau thì nên mắc nối tiếp với máy biến áp có điện áp ngắn mạch nhỏ một cuộn kháng. Để công suất ra bằng tổng số học công suất từng máy, nên chọn 2 biến áp có công suất định mức bằng nhau, vì nếu công suất định mức khác nhau cosϕ ngm khác nhau nên dòng sẽ lệch pha nhau. 60
- CHƯƠNG 6 QUÁ TRÌNH QUÁ ĐỘ CỦA MÁY BIẾN ÁP 6.1 Khái niệm Quá trình quá độ xảy ra khi chuyển từ trạng thái ổn định này sang trạng thái ổn định khác. Như vậy quá trình quá độ trong máy biến áp xảy ra khi: đưa biến áp vào làm việc với lưới, khi điều chỉnh điện áp, khi thay đổi tải, khi ngắn mạch, khi bị xét đánh và khi cắt biến áp ra khỏi tải, hoặc lưới cung cấp. Sự chuyển từ trạng thái ổn định này sang trạng thái ổn định khác là sự thay đổi năng lươịng chứa ở trong từ trường và điện trường của toàn mạch. Vì mạch có một quán tính nhất định, cho nên sự thay đổi năng lượng không thể xảy ra tức thời, mà phải sau một thời gian nhất định. Số đo quán tính của mạch là độ tự cảm L. Quá trình quá độ bị dập tắt dần do năng lượng bị tiêu tán ở điện trở R. Với mạch R và L thì thời gian quá độ xác định bằng hằng số thời gian của mạch τ =L/R. Quá trình quá độ được mô tả bằng phương trình vi phân có vế phải. Giải phương trình vi phân này, ta được 2 quá trình:quá trình ổn định và quá trình tự do. Đặc tính của quá trình tự do, phụ thuộc vào sự thay đổi năng lượng của từ trường, cùng với sự thay đổi này xuất hiện dòng và điện áp tự do. Dòng điện và điện áp ở quá trình quá độ, có thể có giá trị rất lớn so với lúc máy làm việc bình thường, vì lý do đó khi thiết kế cần phải lưu ý tới điều này (lưu ý về độ bến cơ học, về điện và phương pháp bảo vệ v.v.). 6.2 Quá trình quá độ khi đưa máy biến áp vào lưới điện. Ta nghiên cứu quá trình xảy ra trong máy biến áp khi đưa biến áp vào lưới điện cung cấp. Nếu bỏ qua điện trở cuộn sơ cấp (R1=0) và tổn hao trong lõi thép (RFe = 0) thì sơ đồ tương đương của máy biến áp có dạng như hình 6.1. Giả thiết rằng, độ cảm ứng từ của biến áp L1=const và từ thông dư không tồn tại φ dư=0 ta có: di0 L1 dt = u1 = U1maxsin(ω t+ϕ) (6.1) góc ϕ là góc ứng với thời điểm đưa biến áp vào lưới điện, tức là thời điểm t=0. Giải phương trình vi phân ta có: U1 max π i0 = ωL sin(ω t+ϕ- )+C (6.2) 1 2 Ở đây C-là hằng số tích phân, phụ thuộc vào điều kiện đầu. Tại thời điểm đưa biến áp vào lưới (t=0, ϕ=0 ) thì dòng điện i0=0 do đó: U1 max π C=- ωL sin(ϕ- ) 1 2 Do đó dòng điện không tải ở quá trình quá độ có dạng: U1 max π U1 max π i0 = ωL sin(ω t+ϕ- )- ωL sin(ϕ- ) (6.3) 1 2 1 2 61
- i0 a) u1 L1 ∼ b) i u,i u1 i0 ϕ=0 iôđmax 2Imôđ U1m ω1 L t t t=0 iôđ U 2U1m − 1m ωL1 ωL1 T c) ϕ=900 i u1 iôđ U1m i =i ω 1 0 ôđ L t=0 ϕ=450 t t T T d) 0
- U1 max π iôđ = ωL sin(ω t+ϕ- ) còn dòng tự do: 1 2 U1 max π itd = - ωL sin(ϕ- ) 1 2 U1 max Đặt I0max = ωL thì dòng quá độ của biến áp có dạng: 1 π π i0=I0maxsin(ω t+ϕ- )-I0maxsin(ϕ- ) =iôđ+itd (6.4) 2 2 Kết luận; Nếu bỏ qua R1, thì dòng điện tự do có giá trị không đổi và phụ thuộc vào thời điểm đưa biến áp vào lưới điện. Ta xét một số trường hợp a-Khi ϕ=0; Ta thực hiện đóng biến áp vào lưới điện khi điện áp lưới đạt giá trị 0 (hình 6.1b), bên trái vẽ ioôđ, i0td và i0 với tỷ lệ nhỏ hơn. b-Khi ϕ =π/2. Đây là khi đóng biến áp vào lưới điện , điện áp lưới đạt giá trị cực đại (hình 6.1c) c-Khi 0
- Vẫn giả thiết L1=const thì ta có: di0 i0R1+L1 dt = u1 = U1maxsin(ω t+ϕ) Giải phương trình và lưu ý i0=0 ta được: U1 max π U t i0= sin(ω t+ϕ 0- )- 1 max sin(ϕ-ϕ 0)e − T = iôđ+itd (6.5) Z 2 Z ωL1 L1 Trong đó ϕ 0=arctg R , T= R 1 1 Giống như trước, nhưng có thêm thành phần tắt dần ở dòng tự do (hình 6.2b). Để xem sự biến thiên của từ thông, ta dùng phương trình sau: dψ dφ u1= R1i0+ =R1i0+W1 (6.6) dt dt Giả thiế rằng R1=0 ta có: dφ W1 =u1=U1maxsin(ω t+ϕ) (6.7) dt Sau khi giải phương trình này ta được: U1 max π φ = ωW sin(ω t+ϕ- )+C (6.8) 1 2 Nếu φ dư ≠ 0 thì ta có: U1 max π C=- ωW sin(ϕ- )±φ dư (6.9) 1 2 U1 max Đặt ωW =φ max ta được: 1 π π φ = φ maxsin(ω t+ϕ- )-φ maxsin(ϕ- ) ±φ dư = φ ôđ + φ td ± φ dư (6.10) 2 2 Phân tích như trên, ta tìm được những giá trị khác nhau của từ thông với những giá trị ϕ khác nhau và chiều φ dư khác nhau. Biên độ φ sẽ cực đại khi ϕ=0 và φ dư >0. Nếu R1≠ 0 thì: π π φ = φ maxsin(ω t+ϕ- )-[φ maxsin(ϕ- ) ±φ dư]e-t/T = φ ôđ + φ td ± φ dư (6.11) 2 2 64
- CHƯƠNG 7 MÁY BIẾN ÁP ĐẶC BIỆT 7.1 BIẾN ÁP 3 CUỘN DÂY Trong thực tế kỹ thuật, nhiều khi cần phải nối 3 lưới điện có điện áp khác nhau. Lúc này người ta dùng biến áp 3 cuộn dây. Ở biến áp này, 3 cuộn dây đều được đặt trên một trụ lõi thép. Trong công nghiệp điện năng, phụ thuộc vào nơi sử dụng và nhiệm vụ, mà mỗi cuộn dây có thể đóng vai trò cuộn sơ cấp hay thứ cấp. Chúng ta nghiên cứu tính chất của biến áp này. Trên hình 7.1 biểu diễn sơ đồ biến áp 3 cuộn dây I1 I3 I2 U2 U3 U1 2 1 3 3 1 2 ∼ Hình 7.1 Sơ đồ biến áp 3 cuộn dây Ở trạng thái làm việc ổn định và điện áp nguồn cung cấp là hình sin, với mũi tên chỉ hướng như hình 7.1 ta có các phương trình sau: • • U 1 = R1 I 1 + jω ( L11Z1 + L12 Z 2 + L13 Z 3 • • U 2 = R2 I 2 + jω ( L22 Z 2 + L21Z1 + L31Z 3 (7.1) • • U 3 = R3 I 31 + jω ( L33 Z 3 + L31Z1 + L32 Z 2 • • • • I 0 W1 = I 1 W1 + I 2 W2 + I 3 W3 Trong đó L11, L22, L33-độ tự cảm của các cuộn dây, còn L12, L23, L31- độ tự cảm tương hỗ giữa các cuộn dây. Như những biến áp khác, chúng ta qui đổi cuộn dây về một phía. Giả thiết như sau: • • W W ku12= 1 ; ku13= 1 W2 W3 65
- Đưa về cuộn W1 ta có: •, • 1 •, • 1 I2 = I2 ;I3 = I3 (7.2) ku12 ku13 Để đơn giản, ta giả thiết W1=W2=W3 lúc này ta có: • • • • I 0 = I1+ I 2 + I 3 (7.3) Thay (7.3) vào (7.1) ta được: • • • • • U 1 − U 2 = [ R1 + jω ( L11 − L13 − L21 + L23 )] I 1 − [ R2 + jω ( L22 − L23 − L12 + L13 )] I 2 − jω (( L13 − L23 ) I 0 • • • • • U 1 − U 3 = [ R1 + jω ( L11 − L12 − L31 + L32 )] I 1 − [ R3 + jω ( L33 − L32 − L13 + L12 )] I 3 − jω (( L12 − L32 ) I 0 Thành phần I0 rất nhỏ so với các thành phần không chứa I0 và vì có: L12=L21; L13=L31, L23=L32 ta ký hiệu: Z1=R1+jω (L11-L12-L13+L23)=R1+jX1 Z2=R2+jω (L22-L23-L21+L31)=R2+jX2 (7.4) Z3=R3+jω (L33-L32-L31+L21)=R3+jX3 Vậy ta có: • • • • U 1 − U 2 = Z1 I 1 − Z 2 I 2 • • • • U 1 − U 3 = Z1 I 1 − Z 3 I 3 (7.5) • • • • Hoặc: U 1 = U 2 + Z1 I 1 − Z 2 I 2 • • • • U 11 = U 3 + Z1 I 1 − Z 2 I 2 (7.6) • • • và I 1 + I 2 + I 3 = 0 (7.7) Khi bỏ qua dòng không tải, dựa vào (7.6) và (7.7) ta có sơ đồ tương • jX 1I1 đương như hình 7.2 và đồ thị véc tơ như hình 7.3 • I1 R1 • I3Z3 • • U1 I3 I 2 R2 I 3 R3 I1Z1 Z3 • • I1 • jX 3 I 3 U3 jX 2 I 2 • •ϕ 1 Z1 I2Z2 • U2 I2 I1 I2 β • U1 Z2 I3 U2 U3 ϕ3 ϕ2 • I2 • Hình 7.2 Sơ đồ tương đương của máy α I3 biến áp 3 cuộn dây Hình 7.3 Đồ thị véc tơ của biến áp 3 cuộn dây Giá trị X1, X2, X3 phụ thuộc trước hết vào vị trí các cuộn dây đối với nhau. Với cách phân bố thích hợp, ta có thể thay đổi được đặc tính công tác của biến áp. Đồ thị véc tơ (hình 7.3) vẽ cho trường hợp X 1
- Để dựng được đồ thị véc tơ, nhất thiết phải biết được góc α (giữa I2 và I3) vì góc giữa U1, U2, U3 rất nhỏ nên nhận β=0, ta có α=ϕ 3-ϕ 2. Vậy có thể tìm được α khi biết tải của cuộn 2 và 3 (cosϕ 2, cosϕ 3). Để xác định Z1, Z2, Z3 ta thực hiện 3 lần ngắn mạch. Khi cung cấp cho cuộn 1, ngắn mạch cuộn 2, cuộn 3 hở, ta xác định được Zngm12, bằng cách tương tự ta có Zngm23 và Zngm31 . Vì Zngm12=Z1+Z2 ;Zngm13 =Z1+Z3 và Zngm23 =Z2+Z3 do đó: 1 Z1= ( Zngm12 + Zngm13 - Zngm23) 2 1 Z2= ( Zngm12 + Zngm23 - Zngm13) (7.8) 2 1 Z1= ( Zngm13 + Zngm23 - Zngm13) 2 Ở những máy công suất lớn có thể nhận R1=R2=R3=0 do đó: Z1=X1, Z2=X2, Z3=X3; • • • Biến đổi (7.5) ta rút ra: I 1 ≈ −( I 2 + I 3 ) ta nhận được: • • • • U 1 = U 2 − ( Z1 + Z 2 ) I 2 − Z1 I 3 • • • Và vì rằng Z 2 + Z 2 = Z ngm12 • • • • Vậy: U 1 = U 2 − Z ngm12 I 2 − Z1 I 3 (7.9) • • • • Hoặc: U 1 = U 3 − Z ngm 23 I 3 − Z1 I 2 (7.9a) Từ phương trình này ta thấy, sự ảnh hưởng qua lại của các cuộn dây với nhau. Ví dụ khi cấp điện áp vào cuộn 1, thì từ (7.9a) ta thấy được ảnh hưởng của cuộn 3 lên cuộn 2 và từ (7.9) ta thấy ảnh hưởng của cuộn 2 lên cuộn 3. Khi bố trí cuộn dây một cách thích hợp, ta có thể hạn chế được các ảnh hưởng của chúng, ví dụ: khi cấp điện cho cuộn 1 thì nên bố trí cuộn 1 ở giữa, vì lúc này Z1≈ 0 và ta có thể chấp nhận rằng điện áp ở các cuộn 2 và 3 chỉ ảnh hưởng do chính dòng của nó thôi vì: • • • • • • U 1 = U 2 − Z ngm12 I 2 còn U 3 = U 1 + Z ngm13 I 3 Bảng định mức của biến áp 3 cuộn dây phải chứa các đại lượng sau: Điện áp, công suất của mỗi cuộn dây, điện áp ngắn mạch của từng cuộn dây. Công suất của máy biến áp sẽ là công suất của cuộn dây có giá trị lớn nhất. 7.2 BIẾN ÁP TỰ NGẪU Đây là biến áp đặc biệt, ở biến áp này cuộn thứ cấp là một phần của cuộn sơ cấp. Để giải thích nguyên lý hoạt động của máy biến áp tự ngẫu, ta xét một biến áp 2 cuộn dây bình thường có hệ số biến áp ku≠ 1(hình 7.4). Trước hết ta nối x với X, sau đó ta tìm trên cuộn sơ cấp một điểm A 1 mà điện thế của nó bằng điện thế điểm a ở cuộn thứ cấp. Nối điểm A1 với a (hình 7.4b), sẽ không 67
- gây ra sự thay đổi nào về dòng điện, nếu vậy ta có thể thay cuộn dây ax và phần A1X bằng một cuộn dây hình 7.5, ta được một biến áp tự ngẫu. A A I1 A A1 a A1 a I2 A1 U1 U1 U1 W1 a U2 U2 W1 I2-I1 U2 Zt X x X x Xx a) b) Hình 7.5 Biến áp tự ngẫu Hình 7.4 Biến áp có ku≠ 1 Khi điện áp không đổi thì sự phân bố dòng I1 và I2 cũng sẽ không đổi. Lúc này trong cuộn dây chung sẽ chạy dòng điện: • • • I = I 2 − I1 (7.10) Hệ số biến áp ở trạng thái không tải như sau: U W ku= U ≈ W 1 1 (7.11) 2 2 trong đó W1 là số vòng dây sơ cấp, W2-số vòng dây cuộn thứ cấp (hình 7.5) Nếu ku≈ 1 thì dòng I rất nhỏ so với I1 và I2. Tiết diện dây dẫn ở phần chung có thể nhỏ, do vậy tiết kiệm được đồng. Ở biến áp thường, năng lượng truyền từ sơ cấp sang phía thứ cấp bằng con đường từ trường, còn ở biến áp tự ngẫu việc truyền năng lượng sơ cấp sang thứ cấp bằng 2 con đường: dẫn và từ. Thật vậy do cuộn sơ cấp và thứ cấp nối với nhau nên có liên quan về điện tức là năng lượng được truyền bằng con đường dẫn điện , mặt khác giữa cuộn sơ cấp và thứ cấp lại có mối liện hệ với nhau về từ như những biến áp thường, nên năng lượng lại truyền sang bằng từ trường. Ta có mối liên hệ sau đây: I1(W1-W2)= (I2-I1)W2 (7.12) Vậy I1W1-I2W2 = 0 Đây là quan hệ về từ của biến áp. Dòng I1 chạy từ lưới cung cấp, đem nhân dòng này với điện áp của phần cuộn dây không chung (W1-W2), nhận được năng lượng chuyển qua từ trường. Vậy năng lượng chuyển qua thứ cấp bằng con đường từ xác định như sau: St=(U1-U2)I1 (7.13) Dòng I1 chạy từ lưới điện vào, đem nhân dòng này với điện áp thứ cấp U2 cho ta công suất dẫn. Do đó năng lượng chuyển qua thứ cấp bằng dẫn xác định như sau: 68
- Sd=U2I1 (7.13a) Năng lượng chuyển từ sơ cấp sang thứ cấp như sau: S2= St+Sd = (U1-U2)I1+I1U2= U1I1 = S1 (7.14) Biến áp tự ngẫu có những ưu điểm sau: -Biến áp tự ngẫu nhẹ hơn biến áp thường cùng công suất theo tỷ trọng sau: Gtungau 1 Gthuong =(1- k )3/ 4 u -Khi thay đổi điểm nối A1, ta thay đổi được điện áp ra. Biến áp tự ngẫu cho ta thay đổi điện áp ra vô cấp. -Dùng ít đồng hơn so với biến áp thường, hiệu suất lớn hơn biến áp thường vì tổn hao đồng và thép nhỏ hơn do lượng sử dụng các vật liệu này ít hơn biến áp thường. Nhược điểm của biến áp tự ngẫu là mọi biến động ở phía sơ cấp đều được chuyển sang thứ cấp. Giống như biến áp thường, ta có thể cung cấp điện vào phía hạ áp (thứ cấp) để nhận được điện áp ra lớn, tuy nhiên cần lưu ý khi giảm số vòng dây thứ cấp, để không xảy ra ngắn mạch cuộn dây. 7.3 BIẾN ÁP DÙNG TRONG CÁC BỘ BIẾN ĐỔI Để cấp diện cho một số bộ biến đổi ví dụ bộ chỉnh lưu, ta cần biến áp nhiều A B C A pha để điện áp ra phẳng hơn. Trên hình 7.6 ta biểu diễn biến áp 3 pha, từ biến áp này ta có thể biến thành biến áp 6 pha . Sơ cấp là 3 cuộn dây nối sao, B C phía thứ cấp nối sao thành 6 pha. Nếu cần nhiều số pha hơn nữa a b c ta có thể biến đổi 6 pha sang 12 pha. Nguyên tắc chung để có 6 a pha ta biến cuộn thứ cấp thành b1 c1 sao kép hoặc tam giác kép, còn để có 12 pha ta dùng biến áp có b 2 cuộn thứ cấp trong đó 1 cuộn c mắc sao kép, một cuộn mắc tam a1 giác kép a1 b1 c1 Hình 7.6 Tam giác 6 pha thứ cấp dùng cho bộ biến đổi. 7.4 MÁY BIẾN ÁP HÀN. 69
- Người ta dùng biến áp hàn để tạo ra một điện áp duy trì hồ quang phục vụ cho hàn kim loại. Yêu cầu cơ bản của biến áp hàn, là phải giữ ổn định cung hồ quang. Sự ổn định cung của hồ quang quyết định bởi điện áp và tần số dòng điện hàn. Chế độ ngắn mạch cuộn thứ cấp là chế độ làm việc bình thường của biến áp hàn. Để giới hạn dòng ngắn mạch, biến áp hàn phải có độ cảm ứng lớn, nên hệ số công suất nhỏ (cosϕ). Tăng độ cảm ứng làm cho đặc tính ngoài của biến áp mềm, nên giữ được cung hồ quang ổn định khi ngắn mạch cuộn thứ cấp ở tần số 50Hz. Vì mục đích an toàn cho người sử dụng, điện áp của máy biến áp hàn có giá trị khoảng 60-70V. Máy biến áp hàn được thực hiện với nhiều dạng khác nhau. Ở hình 7.7a biểu diễn máy biến áp hàn với cuộn cảm riêng biệt, lõi sắt từ có thể thay đổi khe khí và đặc tính ngoài của biến áp hàn khi thay đổi khe khí (cuộn 5 hình 7.7b).Từ đồ thị ta thấy rằng khi tăng khe khí δ , trở kháng cuộn cảm giảm, dòng rô to tăng, ngược lại khi giảm khe khí làm tăng độ tự cảm, dòng điện hàn sẽ giảm. 1 U δ1 δ δ 2 3 2 3 U0 U1 U2 4 δ 1
- và thứ cấp biến áp đặt trên 2 cột khác nhau. Trong lõi thép ta đặt một SUN từ. Khi thay đổi khe khí giữa SUN từ và lõi thép ta có thể thay đổi được từ thông đi qua cột thép có cuộn thứ cấp. Ở chế độ không tải, từ thông φ 1 do cuộn sơ cấp tạo ra phụ thuộc vào điện áp U1. Một phần từ thông này khép kín qua SUN, phần còn lại qua cuộn thứ cấp. Khi giảm khe khí của SUN từ, phần lớn từ thông khép kín qua SUN (φ 3) chỉ có phần nhỏ (φ 2) khép kín qua cuộn thứ cấp do đó điện áp cuộn thứ cấp khi không tải nhỏ. Khi tải biến áp, từ thông chui qua cuộn dây giảm, qua SUN lớn, nên đặc tính ngoài của biến áp rất mềm. Thay đổi khe khí ta thay đổi được dòng điện hàn.Trên hình 7.7d là biến áp hàn loại CTN, ở biến áp này mạch từ và cuộn cảm nối với nhau. Điều chỉnh dòng điện hàn bằng thay đổi khe khí. 7.5 BIẾN ÁP ĐO LƯỜNG. Biến áp đo lường được chia làm 2 loại: biến dòng và biến áp đo lường. a) Biến dòng. Trên hình 7.8 biểu diễn sơ đồ một biến dòng. Đặc điểm chung của biến dòng là có cuộn sơ cấp ít vòng dây, cuộn thứ cấp nhiều vòng dây I2 K A U1 A a) b) Hình 7.8 a) Sơ đồ bộ biến dòng ; b) Ký hiệu trên bản vẽ. và được nối với am-pe mét để mở rộng thang đo. Từ hình vẽ chúng ta thấy cuộn dây sơ cấp được mắc nối tiếp với tải chạy dòng I 1, còn cuộn thứ cấp chạy dòng I2 qua am-pe mét có điện trở trong rất nhỏ, nên có thể nói biến dòng luôn làm việc ở trạng thái ngắn mạch. Ta có: I1W1=I2W2 do đó: I1 W1 Nên KI = I = W 2 2 Điện áp phía thứ cấp rất nhỏ, có giá trị khoảng 1-6V. Điện áp thứ cấp nhỏ là do sđđ cảm ứng cuộn thứ cấp nhỏ. Sđđ cảm ứng ở cuộn sơ cấp còn nhỏ hơn vì sơ cấp có ít vòng dây. Song điều này chỉ đúng khi cuộn thứ cấp tải một điện trở nhỏ(thực chất là ngắn mạch). Lúc này trong lõi thép chỉ chạy một từ thông do stđ I1W1 và stđ cuộn thứ cấp I2W2 sinh ra. Hai từ trường này tác động lên nhau và tạo ra một từ thông tương đối nhỏ nên sđđ ở cuộn thứ cấp nhỏ. Về nguyên tắc không bao giờ được để hở mạch phía thứ cấp, vì sẽ cảm ứng ở cuộn thứ cấp một sđđ lớn, gây nguy hiểm cho người sử dụng và cho cách điện 71
- của thiết bị. Điều này được giải thích như sau: Khi mạch thứ cấp hở nghĩa là I2=0 thì I2W2=0 lúc này trong lõi thép không còn stđ chống lại stđ tạo ra do cuộn 1 nữa, nên stđ (I1W1) tăng vọt, cảm ứng trong W2 một Sđđ lớn. Sđđ làm nguy hiểm cho người sử dụng và cách điện. Vì lý do không được để cuộn thứ cấp hở mạch, nên người ta mắc song song với am-pe mét một công tắc K, để nếu phải tháo am-pe mét ra sửa thì trước hết phải đóng công tắc K rồi mới được tháo ap-pe mét. b.Biến áp đo điện áp. Đây là biến áp dùng để mở rộng thang đo điện áp dòng xoay chiều. Trên hình 7.9 biểu diễn sơ đồ cách mắc một biến áp đo điện áp. Biến áp đo điện áp có số vòng dây thứ cấp ít hơn so với số vòng dây cuộn sơ cấp. Do cuộn thứ cấp mắc với von-mét nên thực chất biến áp làm việc ở chế độ không tải (vì điện trở trong von mét rất lớn) U1 W1 Ta có: Ku = U = W 2 2 Chú ý: Cuộn dây máy biến áp đo điện áp không được nối với am-pe mét hoặc để ngắn mạch vì có nguy cơ làm cháy biến áp và dụng cụ đo. U2 U2 V U1 Hình 7.9 Sơ đồ bộ biến áp đo điện áp 72
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng KỸ THUẬT CẢM BIẾN VÀ ĐO LƯỜNG - Chương 3
13 p | 388 | 134
-
Bài viết này hướng dẫn các bạn vẽ một cái chai
7 p | 283 | 112
-
Nguyên lý hoạt động chung của EFI
3 p | 1123 | 95
-
Chương 3: Cân bằng nhiệt Lò hơi
4 p | 253 | 75
-
Giáo trình cảm biến và kỹ thuật đo lường 15
19 p | 217 | 64
-
THỰC TẬP KỸ THUẬT SỐ - BÀI 15
15 p | 157 | 42
-
Máy điện I phần 15
8 p | 96 | 32
-
Giáo trình cơ điện tử - Các thành phần cơ bản 15
8 p | 152 | 20
-
Giới thiệu chung về môn học CAD/CAM_CNC (P2)
20 p | 105 | 18
-
Bài giảng môn cung cấp điện - Chương 7
10 p | 74 | 17
-
Thành phần hóa học, hàm lượng axit amin và vi sinh vật của bột lòng trắng trứng gà sản xuất bằng phương pháp sấy ở nhiệt độ thấp
5 p | 150 | 14
-
Giáo trình môn điều khiển số 15
7 p | 80 | 10
-
AN TOÀN CHÁY NỔ - PHÂN LOẠI KỸ THUẬT VỀ CHÁY - 5
17 p | 98 | 8
-
Quá trình hình thành lý thuyết và giáo trình tạo Pan màu cho màn hình TFT p3
11 p | 71 | 6
-
KỲ THI TỐT NGHIỆP BẬC CĐCN NĂM 2012 - KHÓA: 09CD - NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ, TRUYỀN THÔNG
8 p | 106 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần Phát triển ứng dụng IoT
11 p | 49 | 5
-
Cảm biến không dây tự nạp năng lượng
4 p | 67 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn