KỸ THUẬT HYDRO-CHOP ÁP DỤNG CHO NHÂN MỀM<br />
Rosa Braga-Mele, Baseer U. Khan<br />
J. Cataract Refract Surg 2006; 32:18–20<br />
Người dịch HỒ THỊ TUYẾT NHUNG<br />
Lớp CH 13, Đại học Y Hà Nội<br />
Vấn đề đặt ra trong phẫu thuật tán<br />
nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm là làm<br />
sao giảm tối đa năng lượng siêu âm trong<br />
nhãn cầu nhằm hạn chế tổn thương nội<br />
mô, lưới bè và các cấu trúc nội nhãn<br />
khác. Kỹ thuật chẻ nhân (chopping) đã<br />
giúp giảm thời gian phaco bằng cách<br />
dùng lực cơ học làm vỡ nhân. Kỹ thuật<br />
quick-chop của Nagahara chỉ phù hợp<br />
với nhân vừa và nhân cứng, vì rất khó<br />
đạt được sự bít tắc cần cho quick-chop<br />
đối với nhân mềm. Kỹ thuật stop-andchop có thể áp dụng cho nhân mềm,<br />
nhưng cần năng lượng và thời gian phaco<br />
cho thì đào rãnh. Kỹ thuật flip ra đời,<br />
được cho là phù hợp với nhân mềm, tuy<br />
nhiên nguy cơ tổn thương nội mô cao,<br />
đặc biệt trên những mắt có tiền phòng<br />
nông. Chúng tôi đề xuất kỹ thuật hydrochop là kỹ thuật bẻ nhân mềm không<br />
dùng năng lượng phaco.<br />
Kỹ thuật<br />
Sau khi xé bao đường tròn liên tục,<br />
tiến hành thủy tách nhân bằng kim<br />
Gimbel như thường qui. Tuy nhiên, trước<br />
khi rút kim khỏi tiền phòng, dùng kim<br />
tạo một đường rãnh ở trung tâm nhân.<br />
Vừa đưa kim tới lui, vừa bơm nước qua<br />
kim để tránh kim bị kẹt trong nhân.<br />
Đường rãnh dài bằng đường kính vòng<br />
<br />
xé bao, sâu 1/2 đến 2/3 chiều dày nhân<br />
(Hình 1). Tiếp đó, đưa đầu kim phaco và<br />
chopper vào tiền phòng. Chỉ để chế độ<br />
rửa, đầu kim phaco tựa vào đầu gần của<br />
rãnh này, đầu chopper cắm vào rãnh ở<br />
đầu xa, sát vành bao, và kéo về phía<br />
trung tâm (Hình 2). Lực kéo này không<br />
lớn, đầu kim phaco có thể tạo đủ lực đối<br />
kháng. Khi đầu chopper đã đến trung tâm<br />
nhân, hơi kéo nhẹ sang bên sẽ tạo một<br />
vết nứt, đưa đầu kim phaco vào trung<br />
tâm rãnh mới này, và hai dụng cụ này<br />
đồng thời kéo ly tâm để làm rộng thêm<br />
vết nứt (Hình 3).<br />
Có thể dùng kỹ thuật reservechopping (chẻ ngược) để chia đôi nửa<br />
nhân ở phía xa đường rạch phụ. Đưa<br />
chopper vào rãnh nứt sao cho khuỷu<br />
chopper hướng ra sau, đầu chopper song<br />
song với bao sau, nằm giữa lớp thượng<br />
nhân sau và lõi nhân, ở vị trí chính giữa<br />
nửa nhân này (Hình 4). Đặt đầu phaco<br />
trên bề mặt nhân gần vị trí chopper ở<br />
dưới. Kéo chopper theo hướng thẳng<br />
đứng từ sau ra trước, với đầu phaco tạo<br />
lực đối kháng, chẻ nửa nhân này ra làm<br />
đôi (Hình 5).<br />
Bàn luận<br />
Kỹ thuật này gần giống với việc sử<br />
dụng prechopper được mô tả bởi<br />
<br />
95<br />
<br />
Akahoshi, dùng dụng cụ này tách đôi<br />
nhân bằng lực cơ học trước khi đưa đầu<br />
phaco vào tiền phòng, nếu không xét đến<br />
khía cạnh tốn kém của kỹ thuật dùng<br />
prechopper vì phải thêm một dụng cụ<br />
vào bộ vi phẫu.<br />
<br />
Tóm lại, đây là kỹ thuật an toàn,<br />
đáng tin cậy để chẻ nhân mềm trong bao,<br />
hạn chế tối đa năng lượng siêu âm, ít gây<br />
tổn thương các cấu trúc trong tiền phòng<br />
hơn các kỹ thuật dùng năng lượng siêu<br />
âm ở phía trước bình diện mống mắt như<br />
kỹ thuật flip và phaco tiền phòng.<br />
…………………………….<br />
<br />
Hình 1: Kim tách nước đi qua 1/2 đến 2/3<br />
chiều dày nhân<br />
<br />
Hình 2: Đưa chopper vào đầu xa của rãnh, kim<br />
phaco ở đầu gần rãnh tạo lực đối kháng, kéo<br />
chopper về phía trung tâm<br />
<br />
Hình 3: Khi chopper đến trung tâm, đưa đầu<br />
phaco vào, 2 dụng cụ cùng kéo ly tâm để làm<br />
rộng vết nứt.<br />
<br />
Hình 4: Xoay chopper để đầu chopper nằm gữa<br />
lớp thượng nhân sau và lõi nhân, song song với<br />
bao sau<br />
<br />
96<br />
Hình 5: Đặt đầu phaco trên bề mặt nhân, gần<br />
chopper tạo lực đối kháng, kéo chopper từ sau ra<br />
trước bẻ đôi nửa nhân.<br />
<br />