YOMEDIA
ADSENSE
Kỹ thuật làm giàn, mái che và vị trí trồng lan
362
lượt xem 47
download
lượt xem 47
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Về độ thoáng, ánh nắng thì rất lý tưởng, nhưng cần để ý đến vấn đề gió, đối với các sân thượng cao, nhà có nhiều tầng thì cách thiết kế vườn lan như thế nào để khung trụ giàn che, mái che được vững chắc, che cản bớt gió.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật làm giàn, mái che và vị trí trồng lan
- Kỹ thuật làm giàn, mái che và vị trí trồng lan
- Về độ thoáng, ánh nắng thì rất lý tưởng, nhưng cần để ý đến vấn đề gió, đối với các sân thượng cao, nhà có nhiều tầng thì cách thiết kế vườn lan như thế nào để khung trụ giàn che, mái che được vững chắc, che cản bớt gió. Ngoài ra đối với sân thượng là nền xi măng, hoặc gạch, do vậy nếu thực hiện vườn lan, chúng ta cần che hết cả sân, nếu không hơi nóng của xi măng sẽ ảnh hưởng đến cây lan. Chúng ta cũng có thể trồng một số dây leo trên giàn vừa làm đẹp, vừa giảm bớt độ nóng bữa trưa. Giàn che lan và vật liệu xây dựng Chúng ta cần phân biệt giàn che lan dành cho những cây lan nhỏ, lan cấy mô từ ống nghiệm đưa ra và giàn che dành cho những cây lan trưởng thành, sắp ra hoa. Đối với trường hợp thứ nhất cũng như trường hợp thứ hai, nếu được chúng ta dùng: Khung sắt hoặc xi măng, thường dùng sắt ấp chiến có chiều cao 2,4 m, trụ chôn xi măng, chiều cao của giàn lan từ mặt đất lên mái có thể từ 2,4-3 m. Sử dụng khung sắt có lợi điểm là thic ông nhanh, chỉ cần bắt ốc các khung ngang ở trên mái che, hơn nữa thời gian sử dụng sẽ lâu, kéo dài trên 10 năm, dĩ nhiên giá sẽ cao. Khung gỗ, nếu dùng gỗ tốt thì tiền cũng đắt như cột sắt, thời gian sử dụng cũng
- kéo dài 5-10 năm trở lên, việc thi công lâu hơn. Đối với những gia đình ít tiền, để tiết kiệm, có thể sử dụng các cây gỗ, cột là những cây rừng, thời gian sử dụng tối đa 2-3 năm. Theo ý kiến chúng tôi, nếu cần đầu tư để phát triển nghề trồng lan, đối với những gia đình ít tiền cần tính toán như thế nào để hợp lý hóa mọi vấn đề đầu tư, có lợi nhất. Chẳng hạn có thể dùng khung sắt làm giàn lan, giá cả sắt có cao hơn khung gỗ, thậm chí gấp đôi, nhưng thời gian sử dụng sẽ lâu hơn, ngoài ra cần để ý đến chất lượng vườn lan hơn là số lượng, chẳng hạn thay vì đầu tiên trồng 1.000 cây lan, thì chúng ta chỉ trồng 500 cây thôi, sau khi đã có kết quả chúng ta sẽ nhân đôi diện tích trồng và số lượng lan lên. Mái che-tre nứa, cót hoặc lưới nylon xanh Thông thường đối với lan nhỏ, lan cấy mô vừa ra khỏi phòng thí nghiệm, chúng ta dùng cót để làm mái che (ánh sáng 20-30 %), tránh ánh sáng trực tiếp Trong trường hợp lan trưởng thành (7-8 tháng tuổi) đến sắp và đang ra hoa, cần tăng cường ánh sáng (60%), việc sử dụng các nẹp tre để đóng mái che thường dùng (nẹp tre rộng 3 cm, để hở 2 cm).
- Đối với Thái lan và một số nước trồng lan Châu Á, người ta thường dùng lưới nylon xanh, có kể hở đều, dùng cho cả lan con và lan trưởng thành. Việc sử dụng cót che, hoặc mái che bằng tre, thời gian sử dụng từ 2-3 năm, cần lưu ý là khi dùng cót hoặc nẹp tre trên mái chúng ta nên cột trên mái thật chặt và đều vì gió mạnh sẽ làm tróc mái che đi. Nhu vậy khi nuôi trồng lan, nếu trồng lan con và lan trưởng thành trên cùng một giàn che, chúng ta chia ra từng ô để sử dụng mái che cho hợp lý. Việc sử dụng mái che bằng nylon xanh. Chúng tôi chưa dùng, có thể đối với mái che này, anh sáng sẽ đều khắp giàn lan và mạnh, thích hợp cho lan trưởng thành và ra hoa. Cách bố trí các cây lan Lan treo trên giàn Ưu điểm: Thoáng, cây phát triển đều và có thể nhanh, dễ chăm sóc và di chuyển.
- Nhược điểm: Choán diện tích, so với lan để trên sạp (25-30 chậu/1m2, chậu có đường kính 12-14cm). Tốn móc kẽm treo và cần có cây ngang trên giàn (tầm vông hoặc sắt để móc) để móc chậu lan. Lan để trên sạp Ưu điểm: Chậu lan để được nhiều hơn (45-50 chậu/1m2, chậu Æ 12-14 cm). Vườn lan trồng rất đẹp, như một thảm hoa khi lan đến lúc thu hoạch. Nhược điểm: Khó chăm sóc cây hơn khi treo giàn. Đôi lúc sâu bệnh nhiều hơn, vì chậu lan không thoáng bằng lúc treo chậu Trong hai cách trên, nếu trồng qui mô công nghiệp thì nên để chậu lan trên sạp. Hướng thực hiện giàn lan Hướng để thực hiện giàn lan chỉ có ý nghĩa đối với các vị trí rộng, qui mô lớn, chẳng hạn từ 0,5 ha trở lên. Vì đối với các vị trí khác chẳng hạn ở các biệt thự balcon, vườn nhà… thì hướng mặt trời đã định sẵn, người ta chỉ che giàn thôi.
- Thông thường, để thực hiện một vườn lan lớn, cần tránh xa nhà máy, các nơi đông đúc dân cư, cần thoáng, có ánh nắng đều khắp; vườn lan cách hàng rào từ 5-6m, mái lợp theo hướng Đông-Tây để tất cả các chậu lan đều hưởng được ánh nắng mặt trời từ sáng cho đến chiều, vì nếu cây lan chỉ có ánh nắng buổi sáng, hoặc buổi trưa chiếu thôi thì không tốt; độ nắng, độ ánh sáng của ánh mặt trời trong ngày có tác dụng khác nhau đối với sự phát triển của cây lan. nắng sáng đến trưa, ít gay gắt, cây lan quang hợp dễ dàng hơn và phát triển tốt, nắng từ trưa (12 giờ) đến chiều, rất gay gắt nhất là từ tháng 2 đến tháng 5, nhưng nếu thiếu nắng lúc này cây lan sẽ không cứng cáp, có nhiều sâu bệnh hơn là các cây lan được hượng trọn nắng từ sáng đến chiều. Vị trí giàn lan Sân thượng Về độ thoáng, ánh nắng thì rất lý tưởng, nhưng cần để ý đến vấn đề gió, đối với các sân thượng cao, nhà có nhiều tầng thì cách thiết kế vườn lan như thế nào để khung trụ giàn che, mái che được vững chắc, che cản bớt gió. Ngoài ra đối với sân thượng là nền xi măng, hoặc gạch, do vậy nếu thực hiện vườn lan, chúng ta cần che hết cả
- sân, nếu không hơi nóng của xi măng sẽ ảnh hưởng đến cây lan. Chúng ta cũng có thể trồng một số dây leo trên giàn vừa làm đẹp, vừa giảm bớt độ nóng bữa trưa. Trồng trước balcon Trồng trước balcon đã có sẵn, có thể balcon này có nắng buổi sáng, balcon nhà kia chỉ có nắng buổi chiều, do vậy chúng ta không thể thay đổi gì được, mà chủ yếu để ý giống lan nào dễ trồng, dễ ra hoa mà thôi. Trồng trong sân các biệt thự Vị trí sân trong các biệt thự cũng đã có sẵn, chỉ có điều là có thể diện tích nó rộng hơn ở balcon, độ nóng có thể cũng ít gay gắt hơn ở balcon vì ở dưới đất, chúng ta cần tỉa, cắt bớt một số cây cao có nhánh xung quanh vườn lan để ánh nắng lọt được tối đa vào vườn lan. Ở đây, độ thoáng có thể không bằng các chậu lan được trồng ở sân thượng hoặc ở các balcon. Vì vậy vấn đề sâu bệnh cần quan tâm đúng mức nhất là vào mùa mưa. Vườn lan trên đồng ruộng
- Những vườn lan lớn, qui mô từ vài sào trở lên, việc thiết kế cần đảm bảo độ thoáng, ánh nắng, việc di chuyển và chăm sóc cây lan. một vườn lan như vậy có thể tồn tại trong vòng 10 năm hoặc hơn, hơn nữa chúng ta cần để ý đến việc nới rộng vườn lan khi có yêu cầu phát triển. Đối với các vườn lan lớn như vậy, cần để ý hệ thống tưới nước cho đủ nhất là mùa nắng, nếu là nước giếng cần phân tích nước trước khi sử dụng.
- Cách trồng hoa lan nói chung Biết được sự tương quan giữa rễ với giá thể và cách trông cây lan để chúng ta trồng chúng cho phù hợp với từng nhóm Chúng ta đã biết được cơ bản về kỹ thuật trồng phong lan. Bây giờ, trồng cụ thể từng loại lan. Trước khi trồng, phải biết cây lan đó là loại lan gì, xuất xứ từ đâu (xứ lạnh hay xứ nóng) Như vậy phải khảo sát thêm cách sinh sống của cây lan đó để chọn chất liệu trồng, cách trồng cho phù hợp. Căn cứ vào cách sinh sống của lan ta có thể chia ra làm 4 nhóm: 1. Nhóm địa lan có hệ thống rễ ở dưới đất. Nhóm này gồm các loại lan có củ mập ở dưới mặt đất (Spathoglottis Plicata ...), có bộ rễ ăn sâu xuống đất, dễ trồng nhất, chất trồng chính là đất trôn với rơm rác, tro trấu, phân chuồng, tưới nước ít, cây có thể ra hoa quanh năm, nhất là vào mùa mưa. 2. Nhóm bán địa lan. Nhóm này có thể có củ hoặc không có củ, hệ thống rễ ăn xuống đất hoặc bám ở các
- nơi có lá cây mục, phân mùn, gốc cây, như lan Kiếm Cymbidium, Lan hài Paphiopedilum, Lan bầu rượu Calanthe vv... Khi trồng, chỉ cần cho phần rễ ăn xuống đất phân, còn phần thân và củ, nếu có, phải ở trên mặt đất. Gía thể phải tơi xốp hơn so với địa lan, có thể là lá mục, than vụn, xơ dừa, tro trấu, phân chuồn đã hoai vv... Có loại qua mùa khô, lá rụng hết như lan bầu rượu, đến mùa mưa thì lại ra lá, ra hoa. Có loại không rụng lá như Lan hài, Lan gấm, Lan kiếm, nhưng chỉ ra hoa theo mùa, thường vào đầu mùa mưa. 3. Nhóm có hệ thống rễ là rễ gió hoàn toàn hay rễ không khí. Loại này có khả năng hút dưỡng chất trong hơi nước, trong không khí và các chất bụi gỗ, lá mục ở thân cây. Rễ cũng quan hợp được với ánh nắng, nên thường chìa ra ngoài và thích thông thoáng. Đó là lan Ngọc điểm, Vanda, Bò cạp v.v... Vì vậy, khi trồng phải để giá thể thật thông thoáng, để than to, chậu có lổ to hoặc trong giỏ gỗ hay ghép vào khúc cây là tốt nhất. 4. Nhóm có hệ thống rễ bán không khí. Loại này có rễ nhỏ, nhưng rất nhiều, bám vào bề mặt của chậu, của giá thể, như Hoàng lan Dendrobium, Vũ nữ Oncidium, Cát lan Cattleya vv... Trồng với giá thể
- thoáng, than dớn chậu cũng phải có nhiều lỗ để rễ bò ra hoặc ghép vào khúc gỗ với một ít xơ dừa. Như vậy, loài lan có 4 nhóm: Lan đất hay địa lan, Bán địa lan, Phong lan rễ gió, và lan bán rễ gió. Biết được sự tương quan giữa rễ với giá thể và cách trông cây lan để chúng ta trồng chúng cho phù hợp với từng nhóm. Theo hoalancaycanh.com
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn