intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật nền tảng trong tenis

Chia sẻ: Le Nhu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

116
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu là những kiến thức cơ bản nhất trong môn tenis dành cho các bạn yêu thích bộ môn này tham khảo. Thông qua tài liệu này các bạn sẽ được hướng dẫn từng bước quan trong để trở thành một cao thủ chơi tenis. Chúc bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật nền tảng trong tenis

  1. Bốn cách di chuyển trong tennis Có thể nói di chuyển là yếu tố quyết định trong tennis. Vì suy cho cùng, dù cho kỹ thuật của bạn có hay thế nào mà bạn không chạy kịp đến vị trí đánh bóng thì cũng thua. Chính vì thế các tay vợt hàng đầu thế giới đều tập trung rất nhiều thời gian và sức lực để luyện đôi chân cực khỏe và kỹ thuật di chuyển vô cùng hiệu quả. Điều tiên quyết và quan trọng nhất là bạn phải có đôi chân khỏe vì muốn di chuyển nhanh trên sân tennis, bạn thường phải chạy bằng mũi bàn chân (giống các VĐV chạy nước rút) và tránh di chuyển bằng cả bàn chân, sẽ làm giảm đáng kể tốc độ di chuyển trên sân. Một bài tập tốt là chạy cầu thang, mỗi sáng đến công sở, thay vì đi thang máy, bạn chạy bộ và chạy bằng mũi bàn chân. Khi chân khỏe rồi di chuyển sẽ linh hoạt hơn nhiều. Những ngày đầu tiên có thể chạy từng bậc một, sau có thể tăng dần lên chạy 2 bậc 1 hoặc 3 bậc 1 (tùy sức bật của bạn nhé, đừng cố quá không lại ngã thì khổ). Nhảy dây cũng là bài tập tốt, tuy nhiên nên kết hợp nhảy dây theo kiểu tabata workout, mỗi ngày chỉ mất 4 phút để tập thôi nhưng rất hiệu quả (tuy nhiên cũng mệt đấy). Để biết tập nhảy dây theo kiểu tabata thế nào, bạn xem ở dưới đây:
  2. Các bước tập tabata: trong 4 phút, bạn nhảy dây nhiều lần nhất có thể trong vòng 20 giây, sau đó nghỉ 10 giây, rồi lại tiếp tục nhảy trong 20 giây, cứ thế cho hết 4 phút thì nghỉ. Tổng cộng khoảng 8 lần và sẽ rất mệt đấy nhưng hiệu quả thì cực nhanh và tiết kiệm thời gian, chỉ 4 phút 1 ngày là đủ. Điều thứ hai là bạn cần di chuyển đúng kỹ thuật. Trong tennis thì có 4 kiểu di chuyển chính cho các tình huống bóng: 1. Shuffle steps: chạy ngang, để di chuyển ngang song song với lưới 2. Crossbehind steps: chạy đan chân về phía sau để nhanh chóng quay về vị trí ban đầu 3. Crossover steps: di chuyển ngang, dài hơn shuffle steps nên dành cho các tình huống di chuyển tới bóng khi đối phương điều ra hai góc 4. Adjustment steps (bước điều chỉnh) để giảm tốc độ khi gần đến bóng, tăng độ chính xác cho các cú quả. Sử dụng cổ tay đúng cách trong tennis Dùng cổ tay như thế nào trong tennis là vấn đề gây tranh cãi bởi vì cái mà mình nhìn thấy khi đang quan sát có thể rất khác với cái mà người chơi tennis đang thực sự trải qua
  3. Cổ tay có xoay nhưng là do tác động của phần khác của cơ thể, chứ nó không hề tạo lực trong serve. Bạnthử đứng bình thường, rồi vặn hông hết cỡ sang 1 bên trong khi mọi bộ phận khác thả lỏng… bác có thấy đầu của mình đã hướng sang 1 bên rồi không? Từ snap là một từ mà một số website và người dạy dùng một cách sai (đầu họ nghĩ 1 thứ mà mồm lại nói một thứ khác), dần dần nó thành từ common… Nhưng hiện giờ cộng đồng dạy tennis đang cố loại trừ từ này, tại đã có nhiều trường hợp chấn thuơng do học sinh cố gập cổ tay mạnh quá để tạo lực. Bóng đi xuống không phải là do gập cổ tay một cách bạo lực. Bàn về định nghĩa của pronation: Ta xoay forearm (vùng cơ bắp ở ngay dưới khuỷu tay) chứ không phải xoay cổ tay… và kết quả là từ nhìn thấy bàn tay đang ngửa, ta sẽ nhìn thấy bàn tay úp. “Dùng” cổ tay ở đây nghĩa là sử dụng nó sao cho lực từ người được chuyển vào quả bóng một cách hiệu quả nhất. Khi cơ thể người phát bóng, nó giống như khi ta quất 1 cái roi da. Phần dưới của cái roi cứng để tạo lực, tượng trưng cho hạ bộ cơ thể. Phần đỉnh (tip) của cái roi thì lại mềm, để có thể chuyển hóa hết năng lượng được tạo ra bởi phần dưới. Đó cũng chính là vai trò của tay và cổ tay trong serve. Theo kĩ thuật đúng, người ta dùng chân, nhóm cơ bụng (ab core) và vai để tạo lực. Nhiệm vụ của tay và cổ tay là làm sao chuyển hết nguồn năng lượng này vào quả bóng. Nếu tay hoặc cổ tay cứng lên thì sẽ làm hỏng quá trình này, mất đi phần lớn nguồn lực được cơ thể tạo ra. Đó là lí do tại sao ta không nên dùng cổ tay để tạo lực - hay gập cổ tay một cách bạo lực. Suy cho cùng cơ bắp cổ tay không mạnh, không thể tạo lực nhiều. Pronation là một cách để tăng độ xoáy và một chút power. Ta không gập cổ tay mà là xoay forearm để pronate. Nếu bác làm đúng thì nó sẽ như sau: tưởng tượng ta đang chém vào quả bóng với cạnh vợt, rồi đến giây cuối cùng xoay tay để mặt vợt tiếp xúc với bóng. Cái này sẽ tạo ra độ xoáy rất
  4. lớn. Nhưng đây là một kĩ thuật khó đòi hỏi thời gian tập rất lâu, các bác không nên “thử nghiệm” bừa trong 1 trận đấu, dễ dẫn đến chấn thuơng - Tại sao ta lại nhìn thấy cổ tay gập? Đó là vì khi tiếp xúc với bóng xong, vai và khuỷu tay bắt đầu chậm lại. Do vợt vẫn đang văng về phía trước, 2 cái này tạo ra 2 lực trái với nhau. Do cổ tay lỏng, nó sẽ hoạt động như 1 cái bản lề và gập xuống. Các bác để ý là ta chỉ thấy cổ tay gập sau khi vợt đã tiếp xúc với bóng chứ không phải trước, một bằng chứng nữa là bọn pro không gập cổ tay để tạo lực. - Gập để bóng đi xuống? Muốn bóng đi xuống, ta phải chém “về phía trước”, tiếng Anh là reaching out and forward. Cái này sẽ tạo topspin cho bóng và giúp nó cắm đầu xuống đất. Thậm chí nếu các bác cố tình gập cổ tay, nó cũng không thể làm cho bóng đi xuống. Lời khuyên cho người mới học tennis 1. Chế độ dinh dưỡng cho người chơi tennis Như đã nói tennis là môn thể thao vận động rất nhiều nên bạn cần ăn uống hợp lý và đầy đủ dưỡng chất. Bạn cần uống nhiều nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất sau khi chơi tennis tránh tình trạng co cơ quá mức. Các loại thức ăn giàu Pharmaton, Plusssz, Centrum để tăng cường hoạt động thể lực và phục hồi sức khỏe sau thời gian hoạt động dài. 2. Cách giảm chấn thương Bạn cần trang bị những kiến thức cơ bản nhất để có hiểu biết và tránh những chấn thương cho bản thân mình, đảm bảo sức khỏe và tâm lý tiếp tục rèn luyện và nâng cao trình độ. Khi mới học chơi tennis, bạn nên chọn một cây vợt phù hợp, vừa tay, phù hợp độ nặng của cơ thể và sức nắm của đôi tay theo sự chỉ dẫn của chuyên gia. Bạn nên chọn sân tập tennis có độ đàn hồi tốt, không quá nảy…Bạn cũng không nên chơi tennis lúc trời mưa, trời quá nắng hoặc lúc bạn không được khỏe. Ngoài ra bạn nên chú ý khởi động thật kỹ để tránh bị chấn thương.
  5. Để tránh bị chấn thương gót chân khi học tennis, khi nhảy nên đập bóng bạn chú ý tiếp xúc bàn chân xuống trước rồi mới đến gót chân vì nếu tiếp xúc gót chân trước có thể bạn sẽ bị đứt gót chân. Bạn cũng nên mang theo lót gót chân đầy đủ. Đối với các loại chấn thương hay gặp khác như bong gân, trật khớp thì bạn cũng nên có kiến thức và số điện thoại của bác sĩ đê được tư vấn khi cần thiết. 3. Kỹ thuật di chuyển trên sân Bạn có bao giờ tự hỏi các vận động viên chuyên nghiệp đánh bóng trông nhẹ nhàng thế không? Có hai điều giúp họ làm được điều đó: thứ nhất là họ biết điểm bóng rơi ở đâu, thứ 2 là họ biết điểm tiếp xúc bóng tốt nhất của mình là ở đâu. Để làm được điều đó di chuyển trên sân là quan trọng nhất, không chỉ duy chuyển mà cảm giác với trái bóng cũng vô cùng quan trọng. Không có điều cơ bản, bạn sẽ không thể chơi được thể thao. Riêng ở môn tennis, bạn phải học được cách đánh bóng, trái bóng di chuyển thế nào, tiếp xúc bóng ra sao..khi đó bạn mới có quyết định đúng để trả bóng. Trong quần vợt, đôi khi chân còn quan trọng hơn cả tay. Thật vậy, nếu bạn biết điểm rơi của trái bóng, nhưng đôi chân bạn không di chuyển chính xác đến nơi trái rơi thì liệu bạn có thể trả bóng tốt được không? Điều cơ bản đầu tiên khi các
  6. chuyên gia dạy trong các trung tâm dạy học tennis đó là: Hãy đâm đầu vào bóng. Khi đối phương đánh bóng,hãy tưởng tượng ra đường đi của trái bóng rồi thật nhanh "đâm vào bóng".Hướng di chuyển của bạn tạo với đường đi trái bóng 1 góc 90 độ là thành công.Nếu di chuyển theo cách xưa (đi song song với đường baseline),bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn để đối mặt với bóng,như vậy,cơ hội của bạn đánh trả sẽ giảm đi,thậm chí còn có thể không với tới bóng. Bí kíp luyện công phu tennis Khi mới học tennis, bạn cần chú ý đến 4 nội dung chính đó là: đánh đơn-đánh từng cú, chiến thuật, thể lực và cách di chuyển. Tuy nhiên để học tốt mọi thứ còn lại, bạn cần học được cú đánh đơn trước, đó sẽ là cơ sở để bạn có thể tiến xa hơn trong tất cả các nội dung khác. Khi thực hiện đánh từng cú, cần phải hết sức chú ý đến các yếu tố quan trọng sau đây: Nhìn bóng khi đánh. Mới học tennis mà chưa có kinh nghiệm bạn thường chú ý đến các khoản rộng trên sân để di chuyển đánh bóng. Tuy nhiên bí kíp ở đây là bạn hãy nhìn quả bóng , đường bay, vị trí rơi cà định trước vị trí tiếp bóng của nó mới là quan trọng. Và cho dù bạn chuyển từ việc chú ý đến khoảng rộng tên sân sang chú ý đến đường bay của quả bóng vẫn chưa đủ. Bạn phải luyện đến mức thượng thừa đó là khi tiếp xúc bóng thì nên tiếp xúc phía trên, phía dưới hay ngang trái bóng tennis. Nếu bạn mới tập đánh, hãy đánh thật chậm, và bảo đảm "bắt" được trái banh vào đúng vùng tiếp xúc đã! Lưu ý là sau khi "bẳt" được bóng thì bạn cần tăng tốc đầu vợt càng nhanh càng tốt. Như vậy, nếu banh cao và gần lưới, bạn sẽ phải tiếp xúc bóng ở vùng trên trong khi nếu banh thấp, bạn cần tiếp xúc bóng ở vùng dưới trong khi lý tưởng là bóng ngang hông thì bạn "bắt" ngang quả bóng. Lưu ý là với cú serve, bạn nên tiếp xúc ở phần dưới quả bóng, chứ không phải phần trên đầu quả bóng (trừ phi bạn cao trên 2m và có thể nhảy cao).
  7. Biết cách phán đoán đường đi của bóng Ngay từ khi bóng rời vợt đối phuơng, trong đầu bạn bắt buộc phải có một đường đi của bóng và điểm bạn có thể chạm bóng. Nếu bạn di chuyển kịp đến chổ đón bóng, thì với kỹ năng nhìn bóng như ở trên, bạn lại cần phải phán đoán đựoc đường đi của bóng sau khi rời vợt bạn. Đây là một yếu tố khó, và do đó các tay vợt giỏi chỉ cần dợt sơ 5-10 trái với bạn là họ biết rõ có thể thắng bạn hay không! Làm được điều này, trình độ của bạn đã thuộc hàng khá, và các tay vợt nghiệp dư e là khó làm gì được bạn! Khả năng kiểm soát bóng Sai lầm thường thấy khi đánh là nhiều bạn cứ "vô tư" táng vợt vào banh mà không hề có cảm giác lúc vợt chạm bóng. Tùy theo tốc độ và sức mạnh của banh tới, bạn cần điều chỉnh góc vợt tiếp xúc để "bắt dính" trái banh trong vợt của bạn, trước khi đưa nó đi ra khỏi vợt với tốc độ và quỉ đạo bạn muốn trong đầu. Đây là bí quyết quan trọng, giúp mọi cú đánh của bạn trở nên mạnh và chính xác, gần như không đánh hư bao giờ! Cái cảm giác "bắt dính" này thực sự khó tả, nhưng nếu bạn đứng ngoài sân và nghe tiếng banh của các cao thủ, bạn sẽ thấy nó khác hẳn với những người không làm được điều này. Về mặt vật lý, lúc đó bạn đánh với một lực và góc độ tiếp xúc vừa phải, để tạo ra tình trạng banh lún vào vợt vừa phải, trước khi biến dạng và bat ra trước lực đánh trả của bạn. Tôi cam đoan, mọi cú đánh không tạo ra cảm giác dính này đều không mạnh, và khó kiểm soát được hướng đi cũng như quĩ đạo bay của bóng, một yếu tố giúp bạn sau này đánh bóng như "đặt" vào sân vậy! Tóm lại một cú đánh hay sẽ là: Người đánh không gồng cứng (gồng sẽ chậm).
  8. Động tác khoan thai từ chậm (bắt banh), dính banh và nhanh ... khủng khiếp. Thần sắc của họ tập trung hết vào quả bóng, không thèm ngó đối thủ (vì trước khi đánh họ đã có chủ định đánh vào đâu). Ví dụ chiến lược của họ là ép ve của bạn, thì họ chả cần quan tâm bạn đang dứng ở đâu, và chỉ tập trung dồn cho bạn lúng túng cú ve, trước khi họ dứt điểm nhẹ nhàng vào nơi mà bạn không thể đánh hay hoặc không chạy tới được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0