KỸ THUẬT NỐI RUỘT NON-MANH TRÀNG CÓ VAN
lượt xem 6
download
Báo cáo của chúng tôi nhằm mục đích giới thiệu kỹ thuật của phương pháp cắm ruột non vào manh tràng có van kiểu tận-bên trong phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật theo chương trình sau cắt bỏ nhiều đoạn ruột non do nhiều nguyên nhân, kết hợp sử dụng Colonic plus Psyllium có hiệu quả làm chậm lưu thông đường tiêu hóa phòng tránh ỉa chảy sau phẫu thuật (hội chứng kích thích đường tiêu hóa) tại khoa ngoại tiêu hoá, bệnh viện Saint Paul. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KỸ THUẬT NỐI RUỘT NON-MANH TRÀNG CÓ VAN
- KỸ THUẬT NỐI RUỘT NON-MANH TRÀNG CÓ VAN TÓM TẮT Báo cáo của chúng tôi nhằm mục đích giới thiệu kỹ thuật của phương pháp cắm ruột non vào manh tràng có van kiểu tận-bên trong phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật theo chương trình sau cắt bỏ nhiều đoạn ruột non do nhiều nguyên nhân, kết hợp sử dụng Colonic plus Psyllium có hiệu quả làm chậm lưu thông đường tiêu hóa phòng tránh ỉa chảy sau phẫu thuật (hội chứng kích thích đ ường tiêu hóa) tại khoa ngoại tiêu hoá, bệnh viện Saint Paul. Kết quả qua 5 bệnh nhân được phẫu thuật cắm ruột non vào manh tràng có van kiểu tận-bên sau cắt bỏ ruột non do xoắn ruột hoại tử, hoại tử ruột do dây chằng, hoại tử ruột do thoát vị bẹn nghẹt… cho thấy đây là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, không có biến chứng rò, thiếu máu mạc treo ruột, hẹp ruột. Đối với những trường hợp trào ngược đại tràng ruột non, viêm ruột, ỉa chảy thì phương pháp này tránh được những biến chứng trên do tác dụng của van này gần như van B auhin về mặt giải phẫu cũng như chức năng lưu thông đường tiêu hoá. Abstract
- TECHNIQUE OF SMALL INTESTINE – CECUM ANASTOMOSIS WITH VALVE – 5 CASE REPORT. Dao Quang Minh, Le Van Diem * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 3 - 2008: 100 - 103 We introduce the technique of end-to-side small intestine – cecum anastomosis with valve in emergency or programmed operation following resection of small intestine. This operation in combined with using Colonic plus Psyllium was effective in slowing down the gastrointestinal traffic in order to prevent postoperative diarrhea (Irrictable bowel syndrome). Result: 5 patients with small bowel resection due to many causes (small bowel invulsion, necrotised small bowel obstruction, strangulated inguinal hernia ….) were operated on using this technique. The results have shown th at this technique is simple and safe. In case of colon-small bowel regurgitation, this technique could replace Bauhin valve function to prevent intestinal inflammation and diarrhea. ĐẶT VẤN ĐỀ Cắm ruột non vào manh tràng được thực hiện đầu tiên bởi Waddell năm 1970 từ ý tưởng của Kerllog năm 1918 với bệnh lý đường tiết niệu và đường mật(5,8,9). Ricotta và cộng sự năm 1981 đã thực hiện cắm ruột non vào đại tràng sau cắt bỏ hồi
- manh tràng miệng nối tận-tận(7). Vayre đã hoàn thiện và đưa ra kỹ thuật cắm ruột non vào manh tràng có van kiểu tận-bên năm 1991 đem lại kết quả tốt(9). Cắm ruột non vào manh tràng để lập lại lưu thông đường tiêu hoá sau cắt bỏ ruột non rộng rãi là một phương pháp đơn giản tạo nên van có hiệu quả cao nhằm tránh được hội chứng ruột ngắn(9). Ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ, Colonic plus -Psyllium được sử dụng trong điều trị hội chứng ruột kich thích, túi thừa đại tràng, táo bón , vv… Chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật cắm ruột non vào manh tràng có van kiểu tận bên nhân 5 trường hợp thực hiện trong cấp cứu và phẫu thuật theo chương trình sau cắt bỏ nhiều đoạn ruột non sát van Bauhin, nguyên nhân hoại tử ruột do xoắn ruột và nghẹt ruột do dây chằng… KỸ THUẬT Bước 1: Chuẩn bị đầu ruột non cắm vào manh tràng: - Thắt các mạch máu mạc treo đoạn ruột non. - Lộn niêm mạc ruột khoảng 4-5cm. - Cố định đoạn niêm mạc 4-5cm bằng chỉ Vicryl 3.0.
- Bước 1: Chuẩn bị đầu ruột non cắm vào manh tràng Bước 2: Chuẩn bị manh tràng: - Rạch thanh cơ manh tràng dọc theo dải cơ dọc 6cm. - Mở niêm mạc manh tràng phía trên trái 4cm. - Giữ 2cm niêm mạc manh tràng phía dưới phải.
- Bước 2: Chuẩn bị manh tràng Bước 3: Cắm ruột non vào manh tràng: - Cố định mạch treo ruột non vào manh tràng. - Khâu ruột non-manh tràng bằng chỉ monocryl 3.0 mũi rời.
- Bước 3: Cắm ruột non vào manh tràng
- Bước 4 : Kiểm tra lưu thông miệng nối ruột non-manh tràng. CÁC BỆNH ÁN Bệnh án 1 Bệnh nhân nam, 78 tuổi. Tiền sử không có gì đặc biệt. Vào viện ngày 30/9/2004 với biểu hiện tắc ruột: đau bụng cơn, nôn, bí trung tiện (thoát vị bẹn phải nghẹt). Đã được mổ cấp cứu, xử trí trong mổ: cắt đoạn ruột non dài 80cm sát van Bauhin do hoại tử ruột không có chỉ định bảo tồn. Đưa đầu ruột non ra ngoài dẫn lưu. Bệnh nhân được mổ lần 2 sau 2 tuần, cắm ruột non vào manh tràng theo kỹ thuật Vayre. Sau mổ bệnh nhân ổn định, sốt nhẹ 380C, trung tiện ngày thứ 4, đại tiện phân lỏng ngày 5-6 lần. Cho uống Psyllium 01 thìa cà phê /ngày .( tới đa 03 thìa café/ngày). Lưu thông đường tiêu hoá bình thường sau 30 ngày. Bệnh án 2 Bệnh nhân nam, 38 tuổi. Tiền sử mổ viêm phúc mạc khu trú do viêm ruột thừa, tâm thần phân liệt. Vào viện ngày 30/5/2005 với biểu hiện tắc ruột: đau bụng cơn, nôn, bí trung tiện. Đã được chẩn đoán, mổ cấp cứu cắt đoạn ruột non (80cm)
- sát van Bauhin, đưa đ ầu ruột non ra ngoài dẫn lưu (nguyên nhân hoại tử ruột do dây chằng). Bệnh nhân được mổ lần 2 sau 10 ngày, cắm ruột non vào manh tràng theo kỹ thuật Vayre. Sau mổ sốt 38-390C, trung tiện ngày thứ 3, đại tiện ngày thứ 5 phân lỏng 8 lần/ngày. Cho uống Psyllium 01 thìa cà phê /ngày( tối đa 03 thìa café/ngày), đại tiện 02lần/ngày sau 15 ngày, lưu thông đường tiêu hoá bình thường sau 25 ngày. Bệnh án 3 Bệnh nhân nam, 67 tuổi. Vào viện: 8/8/2005 với biểu hiện tắc ruột: đau bụng, nôn, bí trung tiện. Tiền sử mổ u xơ tiền liệt tuyến trên 1 năm. Đã được mổ cấp cứu cắt đoạn ruột non rộng rãi (hơn 2m) sát van Bauhin (6cm), đưa đầu ruột non ra ngoài dẫn lưu (nguyên nhân xoắn ruột hoại tử). Bệnh nhân được mổ lần 2 sau 2 tuần, cắm ruột non vào manh tràng theo kỹ thuật Vayre. Sau mổ sốt 38-38,50C, trung tiện ngày thứ 4, đại tiện ngày thứ 6 phân lỏng 7 lần/ngày. Cho uống Psyllium 01 thìa cà phê /ngày .( tối đa 03 thìa café/ngày). Đại tiện 2-3 lần/ngày, phân thành khuôn. Sau 14 ngày, đại tiện ngày một lần, lưu thông đường tiêu hoá trở lại bình thường Bệnh án 4
- Bệnh nhân nam 31 tuổi vào viện ngày 21/1/08, với biểu hiện đau bụng cơn, nôn, bí trung, đại tiện. Tiền sử mổ VPM do VRT năm 2005. Được mổ cấp cứu cắt đoạn ruột non 40cm sát góc hồi manh tràng. Tiến hành cắt bỏ đoạn ruột hoại tử lồng cắm ruột non vào manh tràng tận bên có van một thì ( hoại tử ruột do dây chằng). Sau mổ, bệnh nhân ổn định không sốt, trung tiện ngày thứ 6, đại tiện ngày thứ 8, phân lỏng 7-8lần/ngày. Cho uống Psyllium 02 thìa cà phê /ngày. Sau đó số lần đi ngoài giảm dần. Sau 15 ngày, bệnh nhân đi ngoài ngày 2 lần phân thành khuôn. Bệnh án 5 Bệnh nhân nữ 36 tuổi vào viện với hội chứng tắc ruột. Tiền sử mổ đẻ cách đó 07 năm được chỉ định phẫu thuật cấp cứu cắt đoạn hô tràng 30cm sát góc hồi manh tràng. Tiến hành cắm ruột non vào manh tràng có van kiểu tận bên một thì. Sau mổ, bệnh nhân ổn định trung tiện ngày thứ 3, đại tiện ngày thứ 7, phân lỏng, 7-8 lần/ngày. Cho uống Psyllium 02 thìa cà phê /ngày. Sau 15 ngày số lần đại tiện giảm 2-3 lần /ngày. Sau 20 ngày, đi ngoài ngày 2 lần phân thành khuôn. BÀN LUẬN Có nhiều tác giả Waddell (1970), Ricotta (1981) thực hiện thực hiện cắm ruột non vào manh tràng nhằm lập lại sự lưu thông đường tiêu hoá về mặt giải phẫu và chức năng(7,8). Vayre và cộng sự (1991) đã thực hiện cắm ruột non vào manh tràng có van kiểu tận-bên sau cắt bỏ ruột non rộng rãi sát van Bauhin đã
- khắc phục được các nhược điểm của những kỹ thuật khác. Đây là kỹ thuật thực hiện đơn giản không có các biến chứng nh ư rò, hẹp, lồng ruột, viêm ruột, ỉa chảy…Van này có tác dụng gần như van Bauhin(9). Mở dải cơ dọc bên của manh tràng tránh nghẹt đoạn ruột non cắm vào manh tràng. Giữ một phần niêm mạc manh tràng để cố định với mạc treo đoạn ruột non cắm vào manh tràng bảo đảm kín miệng nối, mềm mại của van và tránh hiện tượng lồng ruột. Lộn niêm mạc đầu ruột non cắm vào manh tràng đảm bảo tính liên tục niêm mạc của đường tiêu hoá, tác dụng như van Bauhin làm chậm nhu động ruột non tránh đ ược hiện tượng viêm, trào ngược đại tràng ruột non. Việc khâu nối niêm mạc-niêm mạc, thanh cơ-thanh cơ của ruột non-manh tràng đảm bảo tính chắc chắn của miệng nối, hơn nữa dịch tiêu hoá không trực tiếp đi qua chỗ khâu nối ruột non-manh tràng. Kỹ thuật này tránh được hiện tượng lồng ruột do đảm bảo được về mặt giải phẫu cũng như chức năng của đường tiêu hoá (kỹ thuật khâu nối tạo van)(8,9). Các nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng Psyllium sau phẫu thuật cắt đoạn ruột cho thấy số lần đi ngoài phân lỏng giảm, hình thành khuôn(1). Trong 5 bệnh nhân được phẫu thuật cắm ruột non vào manh tràng đều được thực hiện bởi một phẫu thuật viên, theo đúng kỹ thuật Vayre kết hợp với sử dụng Psyllium cho thấy sau mổ không có biến chứng r ò miệng nối. Các biểu hiện sốt, ỉa
- chảy xuất hiện trong 3-4 ngày đầu sau mổ và trở lại bình thường sau 2-3 tuần. Theo dõi bệnh nhân sau mổ từ 1-6 tháng cho thấy kết quả tốt. KẾT LUẬN Phương pháp cắm ruột non vào manh tràng kết hợp với sử dụng Psyllium ngay sau khi bệnh nhân có trung tiện có hiệu quả phòng tránh được hội chứng ruột ngắn. Kỹ thuật này không phức tạp có thể áp dụng trong phẫu thuật theo chương trình và triển khai trong cấp cứu, đem lại kết quả tốt cho bệnh nhân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn