YOMEDIA
ADSENSE
Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản hiệu quả
3.722
lượt xem 687
download
lượt xem 687
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhím là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất đơn giản. Chuồng nuôi Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Bên cạnh đó nuôi nhím sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con hiểu rõ hơn về cách nuôi nhím sinh sản, chúng ta cùng tham khảo tài liệu dưới đây.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản hiệu quả
- Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản hiệu quả Nuôi nhím sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con hiểu rõ hơn về cách nuôi nhím sinh sản, chũng ta cùng tham khảo bài viết: 1.Chọn mua nhím giống: Người mua cần chú ý phải mua nhím ở những địa chỉ tin cậy, bảo đảm là loại nhím đã được thuần hoá, tránh mua phải nhím rừng vì nhím rừng rất khó chăm sóc và sinh sản. Đặc biệt, nhím pahỉ có lý lịch, nguồn gốc rõ ràng và phải có giấy kiểm dịch, chứng nhận của kiểm lâm ( nhím là động vật thuộc đối tượng bảo tồn ), vì vậy, nếu mua nhím mà không có giấy chứng nhận là vi phạm pháp luật và sẽ bị thu hồi. 2. Phân biệt nhím đực, nhím cái: Lúc nhím còn nhỏ, đặt nhím nằm ngửa, dùng 2 ngón tay vạch lỗ sinh dục ra, thấy gai giao cấu lộ ra là nhím đực, không thấy là nhím cái. Khi nhím trưởng thành, nhím đực mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái, tính hung dữ, hay xù lông, rung chuông, đạp chân phành phạch để tấn công đối phương. Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân mình mập và ngắn hơn con đực, đuôi ngắn, tính hiền lành, chỉ hung dữ lúc đẻ. Bắt nhím cho vào rọ hẹp, nhấc lên dùng ngón tay gãi
- nhẹ vào cơ quan sinh dục cách hậu môn 2 – 3cm, nếu thấy dương vật thòi ra là nhím đực, nếu không là nhím cái. 3. Tỷ lệ đực cái: Thông thường do giá nhím giống trên thị trường quá cao do đó các hộ gia đình chỉ đầu tư 1 đực, 1 cái cho phép là 1 nhím đực/ 5-8 nhím cái. Do vậy, để giảm chi phí và tăng nhanh số lượng con trong đàn tuỳ theo khả năng mà ta đầu tư cho thích hợp. 4. Cách cho phối giống: Nên cho con cái phối giống khi 10 – 12 tháng tuổi. Thời gian động đực thường kéo dài 3 – 4 ngày, thời điểm phối thích hợp là 2 ngày sau khi nhím cái động dục. Khi động dục con cái thường có các biểu hiện: đi loanh quanh trong chuồng, hít ngửi liên tục. Nếu ta động vào người, chúng đứng yên và cong đuôi lên, đôi khi bỏ ăn. Còn con đực củng nhảy lăng xăng và hít ngửi liên tục, chân cào liên tục xuống nền chuồng rồi rít lên. Khi thấy nhím cái có biểu hiện động dục thì bắt nhím đực thả vào ô nhốt nhím cái cho chúng phối trong thời gian 4 – 6 ngày. Nếu nhím cái đang nuôi con thì bắt nhím con ra chỗ khác để trách nhím đực cắn chết nhím con. Sau mỗi lần phối giống cần bổ sung thêm thức ăn giàu đạm, chất béo và giá đỗ cho nhím đực . Mỗi con đực chỉ nên cho giao phối với không quá 8 con cái và luôn luân chuyển đực cái để tránh cận huyết. 5. Thức ăn và cho ăn: Nhím là loài ăn tạp, vì thế, thức ăn cho nhím rất đa rạng như: côn trùng, giun, ốc, cá, rễ, lá, mầm cây, rau, củ, quả, kể cả những loài chát, đắng… Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường… để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. 6. Nước uống: Nhím ăn rau, củ, quả nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống
- tự do. Trung bình 1lít/5con/ngày. Nhím thương uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vung lông liên tục không tốt. 7. Chuồng nuôi: Nuôi nhím còn dễ hơn cả nuôi lợn, thậm chí có thể nuôi cả trên sân thượng nhà cao tầng. Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng lắm, trung bình 1m2/con. Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng, nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8 – 10cm, nghiêng khoảng 3 – 4/%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra… Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m. Nhím thích ở hang nhưng không nên làm hang ngầm dưới đất, ta có thể làm hang giả cho nhím bằng tole uốn cong hoặc bằng ống cống phi 50 – 60cm, để nổi trên nền chuồng, dễ vệ sinh, sát trùng. Trong chuồng nên để vài khúc gỗ, xương hoặc đá liếm để nhím mài răng và không cắn phá chuồng. Tuy nhiên, người chăn nuôi cần chú ý xương phải được luộc kỹ, bỏ hết gân, thịt và tuỷ. 8. Phòng bệnh: Nhím có khả năng đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhưng củng có mắc một số bệnh thông thường: – Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da, ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1 – 2 lần. – Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn ta cung cấp không gây đủ như ngoài thiên nhiên nên nhím có thể bị tiêu chảy, trong trường hợp đó, ta có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ rau, rễ dừa… Để phòng bệnh tiêu
- chảy, ta nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím, không nên cho nhím ăn các loại thức ăn ẩm mốc, hôi thối, bẩn thỉu… 9. Hiện tượng nhím không sinh sản: Nhím được 12 -18 tháng tuổi là có thể phối giống và sinh sản, nếu quá thời gian trên mà thấy nhím không động duc, phối giống đẻ có thể là do các nguyên nhân sau đây: chọn giống không tốt ( có thể cả 2 con cùng là đực hoặc đều là cái ), khâu chăm sóc, nuôi dưỡng, đặc biệt là ghép đôi cho giao phối chưa đúng kỹ thuật. 10. Giá nhím: Hiện nay do cung cung không đủ cầu làm cho giá nhím giống trên thị trường rất cao ( trên dưới 10 triệu đồng cho một cặp 3 – 4 tháng tuổi). Kỹ thuật nuôi Nhím thịt & Nhím sinh sản. Thức ăn cho nhím. Cách Xây chuồng nhím,… Loài nhím hoang vốn là kẻ thù của những người trồng trọt vì chúng thường đào bới phá hoại nương rẫy tìm củ quả để ăn. Nhưng khi nhím được thuần hóa thành loài động vật trong chăn nuôi, lợi ích kinh tế mà nhím mang lại rất cao, trong khi kỹ thuật nuôi lại không phức tạp. Để tìm hiểu thêm, xin mời bà con hãy theo dõi tổng hợp của chúng tôi về mô hình, kỹ thuật chăn nuôi nhím thịt và nhím sinh sản dưới đây.
- Giới Thiệu Về Loài Nhím và Mô Hình Chăn Nuôi Nhím Nhím vốn là loài động vật gặm nhấm hoang dã được con người thuần dưỡng thời gian gần đây. Trong tự nhiên vẫn có số lượng lớn nhím hoang sống ở vùng đồi núi, phân bổ chủ yếu ở các tỉnh như Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Đắc Lắc. Nuôi nhím cho giá trị kinh tế cao. Không chỉ có thịt nhím thơm ngon, nhiều nạc ít mỡ, mà dạ dày, gan, ruột già và cả phân nhím đều có tác dụng như những bài thuốc chữa bệnh. Nhím có các đặc điểm ngoại hình như sau: nhím đặc trưng bởi bộ lông có thể dài đến 30cm, vừa cứng vừa nhọn mọc từ phần giữa lưng trở ra sau đuổi. Nhím đực có mỏ và đuôi dài hơn nhím cái, thân hình thon dài, tính tình hung dữ, sẵn sàng đánh nhau với con được khác để bảo vệ lãnh thổ. Nhím cái đầu hơi tròn, thân hình quả trám, đuôi ngắn, thường mập hơn con đực và có 6 vú nằm ở 2 bên sườn.
- Về tập tính sinh sống, nhím có tính gia đình rất cao. Nhím đực hay ghen, chỉ chấp nhận sống cùng những nhím con do nó đẻ ra và sẵn sàng cắn đến chết nhím con hay nhím đực khác. Không thể nhốt chung 2 hoặc nhiều nhím đực cùng một chuồng. Kể cả nhím đực con khi lớn lên cũng sẽ bị tấn công bởi nhím bố. Về tập tính sinh sản, nhím không giao phối đồng huyết. Nhím đực sẽ không giao phối với nhím cái cùng bầy đàn của nó trước đây. Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Nhím Thịt Chọn con giống Chọn được nhím giống ưng ý là điều khá khó khăn vì số nhím giống thuần hóa hiện nay chưa nhiều, sau trào lưu nuôi nhím năm 2011 nhiều hộ gia đình lỗ nặng phải bán tống bán tháo nhím giống đi, khiến số lượng cơ sở cung cấp nhím giống chất lượng giảm rõ rệt. Tốt nhất bà con nên chọn mua nhím giống ở cơ sở nuôi lâu năm, vì nhím sau nhiều đời đã được thuần hóa hoàn toàn, dễ chăm sóc hơn nhím hoang dã mới bắt về nuôi.
- Một số tiêu chí để chọn nhím giống như sau: chọn nhím con hoặc nhím tơ (< 6 tháng tuổi), không chọn nhím già hay nhím đang mang thai về làm giống. Bà con nên chọn những con nhím có bố mẹ đẻ sớm, đẻ mắn, tỉ lệ nhím con đẻ ra cao, lớn nhanh. Một lưu ý đặc biệt, nhím vẫn thuộc nhóm động vật hoang dã cần bảo tồn, nên để mua bán, nuôi hay vận chuyển nhím sống, bà con cần có giấy kiểm dịch và chứng nhận của kiểm lâm tại địa phương. Chuồng Trại Nhím thích sống nơi yên tĩnh, vì vậy bà con nên đặt chuồng nhím tránh những nơi đông người ồn ào, gần nhà máy, trường học, chợ búa hay khu dân cư đông đúc. Khu vực chuồng nuôi nhím nên hạn chế người lạ, trẻ em hay các động vật khác lui tới. Chuồng hướng về phía đông nam để ấm về mùa đông, mát về mùa hè. Chuồng không nên để ánh sáng chiếu trực tiếp mà nửa sáng nửa tối, luôn khô ráo và thoáng mát vì nhím rất ghét bị ướt. Bà con lưu ý thiết kế chuồng nhím theo dạng như ô bàn cờ kích thước chiều rộng khoảng 1 – 1.5m, chiều cao 1 – 1.2m, chiều dài 1.5m, kèm lối đi rộng khoảng 1m để tiện chăm sóc nhím. Thành chuồng có thể xây bằng gạch hoặc lưới sắt. Về nền chuồng, lựa chọn tốt nhất là làm nền chuồng bằng bê tông hoặc gạch, nếu chuồng nền đất nhím sẽ đào hang phá hoại. Nền chuồng nghiêng khoảng 3 – 5o kèm rãnh để thoát nước. Máng ăn, máng uống đặt trong sân chuồng có kích thước 20 x 25cm x 20cm để nước vung vãi không làm ướt nền chuồng. Nhím thích ở hang nên bà con hãy xây hang giả cho nhím bằng ống nước đường kính 50 – 60cm gắn cố định trên nền chuồng.
- Thức ăn và chăm sóc Nhím là loài ăn tạp, thức ăn của chúng gồm rau củ, lá quả, kể cả rễ cây, côn trùng, ốc, giun đất, sâu bọ… Bà con nên cho nhím ăn 2 bữa/ngày gồm bữa trưa và bữa chiều tối. Khẩu phần ăn thông thường cho mỗi con khoảng 2kg thức ăn/ngày, trong đó bao gồm thức ăn thô như các loại lá, thức ăn tinh như ngô, sắn, thức ăn giàu vitamin như ổi xanh, chuối xanh và thức ăn khoáng như muối hay xương động vật. Các thức ăn này cần được rửa sạch và thay đổi thường xuyên để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho nhím. Về nước uống, mỗi ngày một con nhím uống khoảng 0.2 lít/ngày. Nhím là loài sinh hoạt về đêm. Ban ngày hầu hết thời gian chúng dùng để ngủ. Nhím rất ghét bị ướt mình, khi bị ướt nhím sẽ rùng mình và vẩy lông liên tục. Bà con hãy hạn chế tắm cho chúng, chỉ tắm vài lần vào mùa hè.
- Cách phòng bệnh cho nhím Để nhím khỏe mạnh, bà con cần giữ vệ sinh chuồng trại, không để chuồng trại ẩm ướt hay cáu bẩn. Khu vực chuồng trại cần được quét vôi hoặc phun thuốc diệt khuẩn theo định kỳ. Thức ăn cho nhím cũng cần đảm bảo vệ sinh, đầy đủ chất dinh dưỡng và tuyệt đối không dùng thức ăn ôi thiu, ẩm mốc. Nhím có sức đề kháng cao, ít khi bị dịch bệnh. Đôi khi nhím có thể mắc phải những bệnh như bệnh ký sinh trùng ngoài da (do ký sinh trùng cắn gây ghẻ lở) và bệnh đường ruột (bị tiêu chảy do khẩu phần ăn không vệ sinh hay chất lượng kém). Hai bệnh này tương đối dễ chữa, chỉ cần bôi thuốc và điều chỉnh chế độ ăn uống cho nhím. Hướng Dẫn Kỹ Thuật Nuôi Nhím Sinh Sản Mô hình nuôi nhím sinh sản có hầu hết những điểm tương đồng như nuôi nhím thịt, chỉ khác một số điểm như sau: Chọn con giống Bà con chọn nhím đực, cái từ các đàn khác nhau. Nhím đực cần mập mạp, sức khỏe tốt, năng động và hung dữ. Nhím cái có sức khỏe tốt, mắn đẻ, phàm ăn, nuôi con khéo và tính tình hiền lành. Nếu nuôi với số lượng nhiều, bà con tốt nhất nên đánh số và ghi chép lý lịch của từng con nhím để tránh nhầm lẫn khi ghép đôi giao phối. Chuồng trại Bà con nuôi con đực giống và con cái giống riêng, mỗi con một ô chuồng và chỉ ghép đôi giao phối khi chúng có biểu hiện động dục, thời gian ghép đôi lâu hay ngắn tùy thuộc vào tỷ lệ phối giống thành công hay chưa. Nhím cái mang bầu nên được nhốt riêng
- với nhím đực để tiện nghỉ ngơi. Nhím con mới đẻ sẽ ở chung với mẹ cho đến khi cai sữa. Nhím nhỏ và nhím hậu bị có thể nhốt chung trong một ô chuồng và phân theo lứa tuổi. Quy trình sinh sản Nhím khoảng 1 năm tuổi là có thể sinh sản, một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa để 1 – 3 con. Một nhím đực có thể thụ tinh cho 5 – 8 nhím cái khác nhau. Nhím không có biểu hiện động dục rõ ràng. Thông thường khi nhím cái động dục, chúng sẽ đi loanh quanh trong chuồng, hít ngửi liên tục, bộ phận sinh dục của nhím sẽ tiết ra một ít chất nhờn lẫn với máu, sau vài ngày thì chất nhờn khô đi và nhím trở lại bình thường. Nhím đực khi động dục cũng sẽ hít ngửi loanh quanh trong chuồng. Nhím mỗi lần động dục thường kéo dài 2 – 3 ngày nhưng có khi vài tuần đến vài tháng, khoảng cách giữa 2 lần động dục thường là 30 – 32 ngày nếu nhím cái chưa có chửa. Nếu nhím cái phối giống thành công và có chửa, thì sau khi đẻ con 30 ngày sẽ động dục trở lại, nếu con đẻ ra bị chết thì sau 10 – 15 ngày sẽ động dục.
- Thời gian mang thai của nhím cái kéo dài 90 – 95 ngày. Nhím thường sẽ đẻ vào buổi đêm, sau khi nhím con ra đời, nhím sẽ thường ủ con dưới bụng. Nhím con một tuần tuổi mới bắt đầu chạy ra khỏi bụng mẹ. Nhím con bú mẹ trong vòng 1 tháng rồi bắt đầu cai sữa. Nhím con khoảng 30 – 45 ngày tuổi là có thể tách khỏi mẹ, để chuẩn bị cho lần động dục tiếp theo của nhím mẹ. Thức ăn cho nhím sinh sản Nhím đực sau mỗi lần phối giống cần được bổ sung thức ăn giàu protein, chất béo, các loại mầm, rễ cây, giá đỗ để phục hồi sinh lực cho lần sinh sản tiếp theo. Nhím cái khi mang thai cũng cần chất dinh dưỡng để dưỡng thai và tiết sữa chuẩn bị sinh nhím con, do đó bà con cho nhím cái ăn thức ăn tinh nhiều đạm, chất béo, tinh bột và đường. Nhím từ 1 – 3 tháng tuổi có khẩu phần khoảng 0.32kg/con/ngày, trong đó thức ăn xanh chiếm 0.3kg, còn lại là thức ăn tinh và các loại lúa, bắp, đậu. Đối với nhím 4 – 6 tháng tuổi, bà con tăng khẩu phần ăn gấp đôi cho nhím, sau đó đến 7 – 9 tháng tuổi, lại gấp đôi khẩu phần thêm lần nữa. Kỹ thuật nuôi nhím sinh sản Nhím là loài vật dễ nuôi, ít dịch bệnh, yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất đơn giản. Chuồng nuôi Chuồng nuôi nhím nên làm nửa sáng nửa tối, không cần ánh sáng trực tiếp, tránh mưa tạt và nắng nóng, bảo đảm khô sạch, thoáng mát. Nền và sân chuồng làm bằng bê tông dày 8-10cm, nghiêng khoảng 3-4%, để thoát nước và để nhím không đào hang chui ra... Xung quanh khu chuồng rào bằng lưới thép B40, cao trên 1,5m. Nên làm hang giả cho nhím ở bằng loại ống cống phi 50-60cm hoặc tôn uốn cong,
- để nổi trên nền chuồng để vệ sinh, sát trùng... Máng uống rộng khoảng 20-25cm, cao 20-25cm, để nhím không ỉa đái vào và xây máng ở ngoài sân để nước vung vãi ra không làm bẩn, ướt nền chuồng. Trong chuồng nên để một vài khúc gỗ, sắt hoặc đá liếm để nhím mài răng và không cắn phá chuồng. Diện tích chuồng nuôi nhím không cần rộng, trung bình 1m2/con. Thức ăn Thức ăn của nhím rất đa dạng như: dễ cây, mầm cây, rau, củ, quả ngọt bùi, đắng, chát... Bình thường nhím ăn 2kg thức ăn/con/ngày. Nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn tinh nhiều chất đạm, chất béo, chất bột, đường... để nhím con mau lớn, nhím mẹ đỡ mất sức, vì vừa phải tiết sữa nuôi con vừa mang thai. Thức ăn cho nhím cần bổ sung thêm mầm, rễ cây các loại, nhím đực sẽ phối giống hăng hơn. Khẩu phân thức ăn cơ bản hàng ngày cho mỗi con nhím theo từng giai đoạn: - 1-3 tháng tuổi: Cho ăn mỗi con/ngày: 0,3kg rau, củ, quả các loại, 0,01kg cám viên hỗn hợp, 0,01kg lúa, bắp, đậu các loại. - Từ 4-6 tháng tuổi: 0,6kg rau quả củ, 0,02kg cám viên hỗn hợp, 0,02kg lúa bắp đậu, 0,01kg khô dầu, dừa, lạc. - Từ 7-9 tháng tuổi: 1,2kg rau quả củ, 0,04kg cám viên hỗn hợp, 0,04kg lúa bắp đậu, 0,02kg khô dầu dừa lạc. - Từ 10-12 tháng tuổi: 2kg rau quả củ, 0,08kg cám viên hỗn hợp, 0,08kg lúa bắp đậu, 0,04kg khô dầu dừa lạc. Nước uống Nhím ăn rau, quả, củ nên ít uống nước, nhưng cũng phải có đủ nước sạch cho nhím uống
- tự do, trung bình 1 lít/5 con/ngày. Nhím thường uống nước vào buổi sáng và buổi trưa. Nhím không thích tắm ướt mình, nếu bị ướt nhím sẽ rùng mình và vẩy lông liên tục sẽ không tốt. Phòng bệnh Nhím thường ít bị dịch bệnh. Một số bệnh thông thường có thể gặp như: - Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò cắn gây nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc bôi hoặc để nhím tự liếm cũng khỏi. Để phòng bệnh này, nên vệ sinh sát trùng chuồng và xung quanh chuồng mỗi tháng 1-2 lần. - Bệnh đường ruột: Do khẩu phần thức ăn cung cấp không đầy đủ như ngoài thiên nhiên, nhím có thể bị tiêu chảy. Trường hợp này, có thể dùng thuốc trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn đắng chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dừa... Để phòng bệnh tiêu chảy, nên cân đối khẩu phần thức ăn đầy đủ cho nhím. Không nên cho nhím ăn các loại thức ăn bẩn thỉu, ẩm mốc, hôi thối...
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn