intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KỸ THUẬT PHÂN BÓN CHO CÂY VÚ SỮA

Chia sẻ: Kata_0 Kata_0 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

128
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây vú sữa (Chrysophyllum cainino. L) thuộc họ Sapotaceae, là cây ăn quả vùng nhiệt đới, có nguồn gốc vùng Trung Mỹ, trồng phổ biến ở Mehico, Sri Lanka, Thái Lan, Philippins và Việt Nam. Ở nước ta, cây vú sữa được trồng ở Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ và trồng tập trung nhiều nhất ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 2.200 ha. Cây vú sữa có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng, nên trồng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KỸ THUẬT PHÂN BÓN CHO CÂY VÚ SỮA

  1. KỸ THUẬT PHÂN BÓN CHO CÂY VÚ SỮA p { margin-bottom: 0.21cm; } Cây vú sữa (Chrysophyllum cainino. L) thuộc họ Sapotaceae, là cây ăn quả vùng nhiệt đới, có nguồn gốc vùng Trung M ỹ, trồng phổ biến ở Mehico, Sri Lanka, Thái Lan, Philippins và Việt Nam. Ở nước ta, cây vú sữa được trồng ở Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ và trồng tập trung nhiều nhất ở huyện Châu Thành tỉnh Tiền Giang, với diện tích trên 2.200 ha. Cây vú sữa có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng, nên trồng trên đất phù sa ven sông hoặc, đất thịt nhẹ thoát nước tốt. Ở những vùng có hai mùa mưa nắng rõ rệt, cây vú sữa ra hoa và đậu trái rất tốt. Các giống vú sữa hiện có như: Vú sữa Lò rèn, vú sữa vàng, vú sữa nâu tím và vú sữa bánh xe. Trong đó giống vú sữa Lò rèn được trồng phổ biến với nhiều ưu điể m nổi bật như: Năng suất cao, vỏ quả mỏng, tỷ lệ thịt trái nhiều, độ brix cao, hương thơm, vỏ quả sáng đẹp. Trồng vú sữa trên đất ruộng phải đào mương lên liếp. Tùy
  2. theo chiều rộng mặt liếp mà bố trí số hàng cây cho phù hợp. Với liếp rộng 7-8m thì bố trí trồng một hàng ở giữa liếp, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12-13 cây/1000m2. Với liếp rộng 9-10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu. Sử dụng đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ để lên mô, đường kính mô từ 0,8-1m, cao 0,4-0,7m. Nên xử lý khoảng 1-1,5kg vôi/mô trước khi trồng 15-30 ngày. Trước khi trồng, bón lót từ 10-15kg phân hữu cơ hoai và 0,5-1,5kg lân vi lượng Đầu Trâu hoặc 10- 20gram NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu cho mỗi hố trước khi trồng. Cây vú sữa trồng từ nhánh chiết, được chăm sóc tốt sẽ cho trái sau 3 năm, đây được gọi là giai đoạn kiến cơ bản. Trong thời kỳ nay, cây vú sữa cầu nhiều đạm, lân cao và kali với lượng vừa đủ, để phát triển bộ rễ và cành nhánh để sớm đi vào giai đoạn kinh doanh. Phân bón NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu có hàm lượng đạ m, lân cao với lượng kali vừa đủ, ngoài ra được bổ sung các chất trung và vi lượng hoàn toàn dễ tiêu, thích hợp cho cây vú sữa ở giai đoạn kiến thiết cơ bản. Sau khi trồng được một năm tuổi, hòa tan 40-60 gram NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu với 15-20 lít nước để tưới/cây, mỗi tháng 1 lần. Năm thứ nhất đến năm thứ ba bón 1,0-2,0kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu chia ra bón 4 lần trong năm. Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, nên tạo tán để cây vú sữa có cành phân bố theo 4 hướng, giúp cây có tán tròn đều. Rễ vú sữa thường ăn nông, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng rơm rạ,
  3. cỏ khô. Nên tủ cách gốc 30-50 cm để tránh sâu bệnh tấn công. Từ năm thứ tư sau khi trồng cây vú sữa bắt đầu cho trái. Mỗi năm bón từ 2,0-3,0kg NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu; chia làm 4 lần bón trong năm như sau: trước ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1- 2 tháng. Cây vú sữa có tán to, cành giòn, dễ gãy vì vậy nên tỉa thấp lại cành chính, khống chế chiều cao của cây không quá 4-4,5m để tiện chăm sóc, thu hoạch sau này. Cây vú sữa từ năm thứ 5 sau khi trồng, bước sang giai đoạn cho trái ổn định và đi vào giai đoạn kinh doanh. Để cung cấp kịp thời và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn này, nên bón làm 5 lần, với 3 loại phân bón, vào các thời kỳ sau: Quy trình bón phân Đầu Trâu cho cây vú sữa kinh doanh: + Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa từ: 10-20kg phân lân vi lượng Đầu Trâu và 1-3kg AT1 Đầu Trâu. + Lần 2: Cách lần 1 khoảng 1,5-2 tháng khi hoa chuẩn bị nở, bón 1-2,0kg AT2 Đầu Trâu, giúp hoa nở tập trung. + Lần 3: Sau khi hoa nở khoảng 1,5 tháng, trái có đường kính 2-3cm, bón với lượng 1,0-2,0kg AT3 Đầu Trâu hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu/cây.
  4. + Lần 4: Bón nuôi trái, khi quả non có đường kính khoảng 5-6cm, 1,5-3,0kg phân AT3 Đầu Trâu hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu/cây. + Lần 5: Bón vào giai đoạn trước thu hoạch 1,5 tháng với liều lượng 1,5 - 2,5kg phân AT3 Đầu Trâu hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu/cây. Sau khi thu hoạch, tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu tủ gốc, xới rảnh sâu 5-10cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh, lấp đất lại. Che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5-7 ngày cho phân tan và ngấm vào đất. Thường xuyên quang sát và phòng trừ sâu bệnh có khả năng cho trái sau 12-18 tháng. Đối với cây vú sữa, từ khi đậu trái đến thu hoạch khoảng 180-200 ngày. Mùa thu hoạch vú sữa tập trung vào tháng 2 và tháng 3 (dương lịch). Thu hoạch vú sữa phải thật nhẹ nhàng, khéo léo, tránh bị trầy sước. Trong lúc thu hoạch, không để trái trực tiếp xuống đất, nấm bệnh từ đất sẽ xâm nhập vào trái qua cuống hoặc vết thương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2