intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật sản xuất ếch giống Thailand

Chia sẻ: Trần Mai Hương Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

94
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ếch bố mẹ có thể chọn từ ếch thành thục trong tự nhiên hoặc từ đàn ếch thịt sau khi thu hoạch. Ếch 12 tháng tuổi có thể được chọn là ếch bố mẹ cho tham gia sinh sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật sản xuất ếch giống Thailand

  1. Kỹ thuật sản xuất ếch giống Thailand (23/12/2010) Ếch bố mẹ có thể chọn từ ếch thành thục trong tự nhiên hoặc từ đàn ếch thịt sau khi thu hoạch. Ếch 12 tháng tuổi có thể được chọn là ếch bố mẹ cho tham gia sinh sản. Chọn những con cái có bụng to, căng tròn, mềm mại, đi lại chậm chạp và những con đực có thân thon dài, to, khỏe mạnh. Để tạo nguồn ếch bố mẹ tốt, ta nên chủ động nuôi vỗ tích cực để ếch thành thục. Thành phần thức ăn nuôi vỗ bố mẹ có hàm lượng đạm cao, 35 - 40%. Khẩu phần ăn là 5 - 10% khối lượng thân. Tỷ lệ: Đực/Cái = 1/1 Tách ếch đực và cái nuôi vỗ riêng. Mật độ nuôi vỗ: 10 - 12con/m2.
  2. Bố trí ao cho ếch sinh sản - Ao cho ếch đẻ: Phải yên tĩnh, thuận tiện cho việc cấp và thoát nước. - Diện tích: 10 – 15m2. - Nước trong ao luôn giữ sạch, không ô nhiễm hóa chất hoặc nhiễm thuốc trừ sâu. - Bố trí vòi phun nước nhằm mô phỏng mưa nhân tạo để kích thích ếch đẻ. - Trứng sau khi đẻ, nằm trong khối chất nhầy, nổi trên mặt nước. - Số lượng trứng 1 lần đẻ thông thường từ 3.000 – 6.000 trứng. - Thời gian tái phát dục sau 20-30 ngày và có thể tham gia sinh sản 3-4 lần/năm. - Chuẩn bị vào sinh sản thì ếch đực có 2 túi âm thanh hai bên hầu. Bàn chân trước có chai sinh dục. Da ếch đực màu xám, không trơn bóng như ếch cái. Ếch cái
  3. không có đặc điểm như ếch đực, đến mùa sinh sản thì ếch cái bụng to, mềm hơn ếch đực. - Mùa vụ và tập tính sinh sản: Chúng đẻ trứng trong điều kiện nhiệt độ khoảng 25-300C. - Ếch cái bị kích thích, đẻ trứng tinh cho trứng. - Trứng tiếp tục phát triển thành phôi, sau 7 - 10 ngày, trứng nở thành nòng nọc. - Nòng nọc phát triển 30 - 40 ngày, sau biến thành ếch và sống trên cạn. Ấp và ương nòng nọc - Bể ấp: Không phụ thuộc vào độ lớn nhỏ. Có thể là bể xi măng, bể bạt cao su. Hoặc có thể sử dụng các dụng cụ ấp trứng ếch như thau, chậu. - Bên trong bể, lót bạt cao su hay vật liệu trơn láng để tránh xây sát, gây thương tích cho ếch
  4. - Tạo bóng mát cho ếch hoặc làm mái che bằng lưới để giảm nắng gắt. - Xung quanh ao, cần có lưới bảo vệ, đề phòng các loài địch hại: Chuột, rắn, chim, cò, … - Mật độ ấp từ 20.000 – 30.000 trứng/m2. - Vì thế, cần lắp hệ thống ống sục khí nhằm đảm bảo nhu cầu oxy của trứng trong quá trình biến thái. Để trứng nở hoàn toàn, ta cần đảm bảo các yếu tố sinh hóa môi trường tốt: Nước phải trong, không nhiễm tạp, thuốc trừ sâu hay hóa chất. - Nước đem ấp trứng phải được lắng lọc, xử lý hóa chất, khử trùng trước khi đem vào ấp. Chất lượng nước phải đạt yêu cầu kỹ thuật: DO: 4-5mg/l; pH: 7,0–8,5; nhiệt độ: 28-300C. Sau 18 – 24 giờ, trứng nở. Sau khi trứng nở, vớt màng nhầy ra khỏi bể ấp. Nòng nọc mới nở, còn yếu và có khối noãn hoàn phía bụng nên thường chìm dưới đáy dụng cụ ấp.
  5. - Từ 3 ngày đầu sau khi nở, nòng nọc dinh dưỡng bằng noãn hoàn. Ta chỉ cần quan sát, theo dõi, tránh địch hại nhằm đảm bảo tỷ lệ sống. - Từ ngày thứ 3 trở đi, cho nòng nọc ăn trứng nước hoặc tròng đỏ trứng gà. Cho ăn 4-5 lần/ngày. Sau 7 ngày tuổi chuyển sang ao ương. Ương nòng nọc thành ếch con - Chuẩn bị ao ương: Diệt cá tạp, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho ếch con. Bón vôi: 10kg/100m2 và bón lót phân hữu cơ gây màu nước: 20 - 30kg/100m2 ao. - Chăm sóc và quản lý: Mật độ 1.000 – 3.000 con/m2. Trong 10 ngày đầu cần bổ sung thêm thức ăn ngoài: Bột bắp, bột gạo nấu chín: 30% Cá, giun, ốc xay nhuyễn: 70% - Ban đầu, cần tập cho ếch con quen với mồi tĩnh.
  6. - Lượng thức ăn trung bình 1kg/ngày cho 1.000 con. Cho ăn 2 lần/ngày vào lúc trời mát. - Cần duy trì nguồn nước chất lượng tốt trong ao ương. Nuôi ếch con thành ếch giống Sau khi ếch con được hình thành thì tập tính sống hoàn toàn khác. Vì thế cần phải thay đổi ao khác phù hợp hơn. Diện tích ao: 10 – 20m2, với mức nước: 30 – 50cm. Đất ao là đất nền cứng. Xung quanh có rào che tránh ếch nhảy thoát ra ngoài. - Mật độ ếch thả: 500 – 1.000con/m2. - Thức ăn cho ếch con lúc này là trùn chỉ; giun đất và thức ăn hỗn hợp: 70% ngũ cốc nấu chín, 30% cá và ốc xay nhuyễn; thức ăn viên. - Định kỳ 3 ngày thay nước 1 lần.
  7. - Khi nòng nọc mọc cả bốn chân thì cần bố trí giá thể cho ếch. Vì lúc này ếch bắt đầu chuyển sang tập tính sống lưỡng cư. - Thức ăn có bổ sung vitamin C, men tiêu hóa. - Số lần cho ăn 5 lần/ngày, khẩu phần ăn 10-12% trọng lượng thân/ngày. Thu hoạch, vận chuyển Thu hoạch ếch con bằng vợt lưới có mắt trơn nhẵn. Thời điểm đánh bắt tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều mát; nhiệt độ thích hợp: 25 – 300C. Trước khi thu hoạch và vận chuyển thì ngừng cho ăn 1 ngày. Đồng thời, giảm lượng cho ăn 25-50% trước thu hoạch 1-2 ngày. Có thể vận chuyển bằng thùng xốp, thùng nhựa có lổ thông hơi. Trong thùng có xếp một lớp bèo hoặc vật mềm nhằm tránh xây xát và cần giữ độ ẩm cho ếch. Ks. Nguyễn Tường Khanh
  8. Trạm Khuyến nông huyện Thoại Sơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2