intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre

Chia sẻ: Linh Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

111
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây là kết quả của chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia (SARDI) và Phân Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ (ARSINC). Tài liệu này được viết cho mọi độc giả, đặc biệt là nông dân, các nhà nghiên cứu và sinh viên ở Việt Nam. Lời tựa Các thông tin được sử dụng trong tài liệu này là một trong những kết quả nghiên cứu của dự án “Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng ngư dân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre

  1. Tài liệu về kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) Chu Chí Thiết và Martin S Kumar Tháng 4 – 2008 Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ (ARSINC) Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Ausstralia (SARDI)
  2. Kỹ thuật sản xuất giống ngao Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) Đây là kết quả của chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia (SARDI) và Phân Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ (ARSINC). Tài liệu này được viết cho mọi độc giả, đặc biệt là nông dân, các nhà nghiên cứu và sinh viên ở Việt Nam. Lời tựa Các thông tin được sử dụng trong tài liệu này là một trong những kết quả nghiên cứu của dự án “Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng ngư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam, số hiệu dự án 027/05 – VIE”, thuộc chương trình CARD (Hợp tác về Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và tổ chức AusAID, Australia). Ngoài ra, nội dung của tài liệu còn có tham khảo một số kết quả nghiên cứu của các tác giả và các tổ chức khác. Tháng 4/2008 Chu Chí Thiết và Martin S Kumar Phân Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ (ARSINC) Phường Nghi Hải Thị Xã Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An, Việt Nam Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia (SARD) Intergrated Biosystems Science Program Area SARDI Livestock and Farming Systems Aquatic Science Cetre 2 Hamra Avenue, West Beach South Australia Tài trợ bởi tổ chức AusAID, thuộc Chính phủ Australia -2-
  3. MỤC LỤC Phần 1………………………………………………………………………………… 5 Giới thiệu……………………………………………………………………………... 5 1.1. Tính thực tế…………………………………………………………………..…... 5 1.2. Sinh học của ngao………………………………………………………………... 5 1.2.1. Hệ thống phân loại và giải phẫu học……………………………………….. 6 Hệ thống phân loại…………………………………….……………………. 6 Giải phẫu trong……………………………………………………………... 6 Cấu tạo ngoài……………………………………………………………….. 7 1.2.2. Sự phân bố của ngao……………………………………………………..… 8 1.2.3. Tính ăn……………………………………………………………………... 9 1.2.4. Sự phát triển của buồng trứng và sinh sản………………………………..... 9 1.2.5. Sự phát triển của phôi và ấu trùng………………………………………..... 9 Phần 2………………………………………………………………………………… 9 LỰA CHỌN VỊ TRÍ, CẤU TRÚC VÀ THIẾT KẾ TRẠI GIỐNG 2.1. Lựa chọn vị trí……………………………………………………………………. 11 2.1.1. Chất lượng nước……………………………………………………………. 11 2.1.2. Lựa chọn vị trí xây trại giống………………………………………………. 11 2.1.3. Các yêu cầu khác…………………………………………………………… 11 2.2. Thiết kế trại giống………………………………………………………………... 11 2.2.1. Công suất trại giống và kích thước bể……………………………………… 11 2.2.2. Hệ thống nước……………………………………………………………… 13 2.2.3. Các bộ phận của trại giống…………………………………………………. 14 2.2.3.1. Khu vực nuôi cấy tảo………………………………………………… 14 2.2.3.2. Khu vực nuôi vố và sinh sản…………………………………………. 14 2.2.3.3. Khu vực ương nuôi ấu trùng và con giống…………………………… 15 2.2.3.4. Các yêu cầu khác……………………………………………………... 15 Phần 3 HỆ THỐNG NUÔI CẤY TẢO 3.1. Giới thiệu………………………………………………………………………… 16 3.2. Quy trình lưu giữ giống và nuôi cấy tảo sinh khối ……………………………… 18 3.2.1. Xử lý nước…………………………………………………………………. 18 3.2.2. Phương pháp pha chế môi trường nuôi cấy tảo……………………………. 18 3.2.3. Định lượng tảo……………………………………………………………... 21 3.2.4. Lưu giữ tảo gốc và nhân tảo giống………………………………………… 21 3.2.4.1. Lưu giữ giống gốc……………………………………………………. 21 3.2.4.2. Cấy tảo giống cấp 2…………………………………………………... 21 3.3. Nhân tảo giống giai đoạn trung gian……………………………………………... 22 3.4. Nuôi tảo sinh khối………………………………………………………………... 23 Phần 4 VẬN HÀNH TRẠI GIỐNG: NUÔI VỖ NGAO BỐ MẸ, SINH SẢN VÀ THỤ TINH 4.1. Nuôi vỗ ngao bố mẹ ……………………………………………………………... 25 4.1.1. Tổng quan …………………………………………………………………. 25 4.1.2. Phương pháp nuôi vỗ………………………………………………………. 26 -3-
  4. 4.1.3. Kỹ thuật sinh sản…………………………………………………………… 28 4.1.4. Sự thụ tinh………………………………………………………………….. 29 Phần 5 VẬN HÀNH TRẠI GIỐNG: PHƯƠNG PHÁP ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG, THU VÀ ƯƠNG ẤU TRÙNG SỐNG ĐÁY 5.1. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng……………………………………………………... 30 5.1.1. Thay nước và vệ sinh ấu trùng……………………………………………... 30 5.1.2. Thức ăn và chế độ cho ăn…………………………………………………... 31 5.1.3. Định lượng ấu trùng………………………………………………………... 32 5.1.4. Sự tăng trưởng của ấu trùng………………………………………………... 32 5.1.5. Thu ấu trùng xuống đáy và ương con giống spat………………………….. 32 5.2. Quản lý trại giống………………………………………………………………... 33 5.2.1. Hệ thống bể sản xuất……………………………………………………….. 34 5.2.2. Hệ thống xử lý nước cần thiết để bảo đảm chất lượng và tạo nguồn nước luôn được chủ động về chất lượng và số lượng…………………………….. 35 5.2.3. Quản lý chất lượng con bố mẹ……………………………………………... 35 5.2.4. Duy trì số lượng và chất lượng tảo…………………………………………. 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………….. 36 -4-
  5. Phần 1 Giới thiệu 1.1.Tính thực tế Ngao Bến Tre (Meretrix lyrata) là một trong những đối tượng thuỷ sản có giá trị cao ở Việt Nam. Ở phía Nam, vùng thực tế khai thác và phân bố tự nhiên của ngao khoảng 12.000 ha kéo dài dọc theo vùng ven biển từ huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) tới Cà Mau, tập trung nhất là vùng ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Trà Vinh. Năm 1998, các nông dân thuộc tỉnh Nam Định đã thử nghiệm chuyển ngao giống từ Bến Tre ra nuôi ở những vùng bãi triều và thu được kết quả tốt. Thành công của việc di chuyển này tạo nên sự mở rộng vùng nuôi đối tượng này ra miền Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Hiện nay, ngao M. lyrata trở thành đối tượng nuôi chính ở các tỉnh này. Nguồn ngao giống phục vụ cho nghề nuôi đang dựa vào tự nhiên, bởi vì chưa có trại sản xuất ngao giống nào ở Việt Nam trước khi dự án này được thực hiện. Công nghệ sản xuất ngao giống (sản xuất thương mại) chưa được chú trọngở Việt Nam. Một mục tiêu của dự án này là phát triển công nghệ sản xuất ngao giống và chuẩn bị tài liệu sản xuất giống theo quy mô sản xuất thương mại. Dựa vào yêu cầu đầu ra sản phẩm của dự án, công nghệ sản xuất giống ngao được trình bày theo các nội dung dưới đây: • Cấu trúc và thiết kế trại giống • Sự chọn lựa ngao bố mẹ và nuôi vỗ • Yêu cầu và thức ăn, bao gồm cả việc sản xuất thức ăn tươi sống • Kỹ thuật sinh sản • Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng và thu ấu trùng xuống đáy • Quản lý trại giống -5-
  6. 1.2. Đặc điểm sinh học của ngao 1.2.1. Hệ thống phân loại và giải phẫu học Ngao Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851), có tên khác là Lyrate Asiatic, phân bố phía Tây Thái Bình Dương, từ Đài Loan đến Việt Nam. Ngao có hình giáng giống tam giác với hai vỏ đều nhau, bản lề nằm ở mặt lưng, vỏ mở ở mặt bụng. Gờ tăng trưởng phía trước vỏ thô và sâu, ở phía sau vỏ mịn hơn. Vết cơ khép vỏ trước nhỏ, hình bán nguyệt, vết cơ khép vỏ phía sau lớn hơn, hình mặt nguyệt. Màu sắc của vỏ phía ngoài vàng nhạt, màu trắng sữa hoặc màu nâu, phía trong có màu trắng. Hệ thống phân loại Theo Habe, Sadao (1966) và Nguyễn Chính (1996), hệ thống phân loại của ngao như sau: Ngành: Mollusca Lớp: Hai mảnh vỏ (Bivalvia) Bộ: Heterodonta Họ: Veneridae Giống: Meretrix Loài: Meretrix lyrata (Sowerby, 1851) Hình 1: Ngao Bến Tre (Meretrix lyrata, Sowerby 1851) Cấu tạo ngoài Cấu tạo giải phẫu của ngao nói chung được Michael M. Helm nghiên cứu đầy đủ năm 2004. Ngao được cấu tạo bở hai vỏ đều nhau. Vỏ chủ yếu được tạo thành từ 3 lớp calcium carbonate: trong cùng là lớp xà cừ, ở giữa là có hình lăng trụ, tán sắc, là thành phần chính cấu tạo nên vỏ, ngoài cùng là lớp sừng (/iostracum layer), lớp áo màu nâu, nó thường xuyên bị biến mất do bị bào mòn hoặc thời tiết (hình 1&2) -6-
  7. Hình 2: Đặc điểm cấu tạo trong của hai vỏ ngao Ngao không có phần đầu và đuôi rõ ràng, tuy nhiên, trong hệ thống phân loại có thể dùng các thuật ngữ giống như các động vật khác để mô tả. Vùng đỉnh vỏ, vị trí để hai vỏ khớp với nhau gọi là mặt lưng của động vật, phía đối diện là vùng mép bụng. Ngao có hai ống siphon rõ ràng, chân ở phía trước, vị trí đối diện và hai ống siphon ở vùng phía sau. Cấu tạo trong Hình 3: Cấu tạo trong của ngao Màng áo: phần thịt mềm của ngao được bao bọc bởi màng áo, nó được cấu tạo bao bọc bởi hai lớp cơ mỏng, dày nhất là phần rìa (hình 3). Hai nửa của màng áo được đính vào vỏ từ vùng lưng tới đường mép áo, nhưng tự do ở phần mép áo. Phần dày của mép áo có hoặc không có sắc tố và có 3 nếp gấp. Chức năng chính của màng áo là tiết ra vỏ, tuy nhiên chúng còn có chức năng khác nữa, đó là chức năng cảm giác và có thể điều khiển việc đóng kín vỏ khi gặp điều kiện bất lợi về môi trường. Ngoài ra, màng áo còn có thể điều khiển lượng nước vào xoang cơ thể và hô hấp. -7-
  8. Cơ khép vỏ: có hai vị trí đính cơ khép vỏ nằm ở gần vùng trước và sau của vỏ. Cơ khép vỏ có vai trò ngược lại với dây chằng và bản lề, chúng làm mở vỏ, trong khi cơ được nghỉ ngơi. Mang: các mang nổi lên là đặc điểm chính của phân lớp mang tấm (lamellibranches), lá mang rộng, đóng vai trò vừa là cơ quan thực hiện chức năng hô hấp, vừa lọc thức ăn trong nước. Hai phần của mang (lá mang) nằm ở hai bên của cơ thể, vị trí cuối cùng ở phía trước, hai bên nắp, xung quanh miệng và chuyển thức ăn trức tiếp vào miệng. Chân: Ngao có cấu tạo một chân phát triển, chức năng để đào xuống nền đáy và cố định cơ thể vào trong nền đáy. Đây là đặc điểm đặc trưng của loài, bởi vì ở các loài khác: scallop, vẹm, hàu… chân bị tiêu giảm hoặc có thể có ít chức năng. Hệ thống tiêu hoá: Hệ thống mang lớn lọc thức ăn từ nước rồi chuyển thẳng tới xúc tu, nằm ở xung quang miệng, thức ăn được làm mềm rồi chuyển vào trong miệng. Ngao có thể lựa chọn, lọc thức ăn trong nước, viên và nén thức ăn với chất nhầy, đưa vào miệng rồi được đẩy ra vùng xúc tu và thải ra khỏi cơ thể giống như “phân giả” (pseudofaeces). Một ống thực quản ngắn dẫn từ miệng tới dạ dày, nơi phình ra dạng túi rộng với một vài chỗ mở. Dạ dày được bao quanh toàn bộ bởi tuyến tiêu hoá, một lớp cơ màu tối gọi là gan. Một đường dẫn từ dạ dày tới đám ruột, kéo dài tới chân, cuối cùng là ruột thẳng và kết thúc ở hậu môn. Một đường dẫn khác từ dạ dày tới một túi kín, giống như ống sạch, trong như pha lê, chứa các màng nhầy protêin, tiết ra các enzym tiêu hoá để chuyển hoá tinh bột thành đường có thể tiêu hoá được. Hệ thống tuần hoàn: nhóm hai mảnh vỏ có hệ thống tuần hoàn thông thường, khó mô tả. Tim nằm ở một túi trong suốt, màng ngoài tim gần với cơ khép vỏ. Tim có hai ngăn không đều nhau: tâm thất và tâm nhĩ. Các động mạch chủ trước và động mạch chủ sau xuất phát từ tâm thất vận chuyển máu tới các cơ quan trong cơ thể. Hệ thống thần kinh là một chuỗi xoang bao mỏng, không rõ ràng dẫn máu trở về tim. 1.2.2. Sự phân bố của ngao Ngao M. lyrata là loài động vật thâm mềm nhiệt đới, phân bố ở vùng có biên độ dao động về độ muối (0 – 340/00) và nhiệt độ (15 – 320C) cao. Chúng phân bố tự nhiên ở vùng triều, từ vùng cao triều tới vùng triều dưới, nơi có nền đáy là cát và cát pha bùn (20% bùn và 80% cát). Hình 4. Ở Việt Nam, ngao thường phân bố nhiều ở vùng ven biển phía Nam, bao gồm các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau (Phụng H, N, 1999). Hình 4: vùng nuôi ngao Bến Tre ở Thanh Hoá -8-
  9. 1.2.3. Tập tính ăn của ngao Động vật thâm mềm hai mảnh vỏ nói chung sử dụng các loài tảo kích thước hiển vi, vi khuẩn, protozoa và các hạt hữu cơ có kích thước nhỏ hơn 150 μm. (Newkirk, 1989). Theo Trương Quốc Phú (2000) có 44 loài tảo, chiếm 93,18% thuộc ngành Bacilariophyta và các loài còn lại thuộc ngành Pyrophyta và Cyanophyta. 1.2.4. Sự phát triển của hệ thống tuyến sinh dục và sinh sản Ngao Bến Tre (M. lyrata) là loài phân tính, nhưng không phân biệt được cá thể đực cái thông qua hình dáng ngoài. Có một tỷ lệ nhỏ ngao trong quần thể phát hiện là lưỡng tính. Tuyến sinh dục chỉ phát triển mạnh trong mùa vụ sinh sản. Xác định giới tính của ngao chỉ có thể được phân biệt sau khi mở vỏ bằng mắt ở giai đoạn thành thục thông qua màu sắc, ngao đực có màu sắc trắng sữa, ngao cái có màu vàng nhạt. Tuy nhiên, kiểm tra bằng kính hiển vi mới có thể khẳng định chính xác giới tính của ngao. Sự thành thục sinh dục của ngao tuỳ thuộc vào độ tuổi, kích thước và địa lý phân bố. Sản lượng trứng, tinh trùng và sự hình thành giao tử liên quan đến kích thước của ngao, nhiệt độ nước, số lượng và chất lượng thức ăn, đặc biệt quan trọng trong thời kỳ ban đầu của quá trình này. Ngao đạt kích thước 500mg sẽ bắt đầu thành thục sinh dục và sau 12 tháng nuôi có thể tham gia sinh sản lần đầu. Mùa vụ sinh sản tự nhiên của ngao diện ra vào thời gian cuối mùa Xuân tới hết mùa Hè (từ tháng Tư đến tháng Chín). Theo Quayle và Newkirk (1989) việc thay đổi một vài yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, độ mặn sẽ kích thích sự chín sinh dục của các loài nhuyễn thể nói chung, trong đó có ngao. Vào mùa Xuân, khi nhiệt độ nước bắt đầu ấm dần lên, nó kích thích sự phát triển của buồng trứng. 1.2.5. Sự phát triển của phôi và ấu trùng Theo Micheal và nnk (2004), trứng trải qua thời kỳ phân chia giảm phân sau khi thụ tinh hình thành hợp tử. Cực động vật xuất hiện, tế bào bắt đầu phân chia trong vòng 30 phút sau khi thụ tinh. Hình 5: Các giai đoạn phát triển của ngao M. lyrata -9-
  10. Trứng và tinh trùng được phóng ra từ ngao bố mẹ vào trong nước. Thông thường, trong một quần thể, ngao đực phóng tinh trước, nó đóng vai trò giống hormon kích thích sự rụng trứng của ngao cái. Thời gian thụ tinh tiến hành trong nước, ngoài cơ thể động vật. Phôi xuất hiện sau 30 phút sau khi thụ tinh, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Phân chia tế bào được tiến hành trong thời gian 24 giờ trước khi chuyển sang giai đoạn ấu trùng chữ “D” - đỉnh vỏ thẳng. Ấu trùng ngao trai qua giai đoạn phù du (giai đoạn bơi tự do) khoảng 8 đến 10 ngày, phụ thuộc vào nguồn thức ăn và nhiệt độ nước, trở thành ấu trùng xuống đáy. Sự phát triển của ấu trùng được mô tả ở hình 5. - 10 -
  11. Phần 2 LỰA CHỌN VỊ TRÍ, CẤU TRÚC VÀ THIẾT KẾ TRẠI GIỐNG 2.1. Lựa chọn vị trí 2.1.1. Chất lượng nước Các yếu tố môi trường nước dựa vào vùng địa lý. Ấu trùng ngao, cũng như ngao trưởng thành và ngao bố mẹ có các yêu cầu khắt khe về sinh lý, sinh thái học như nhiệt độ nước, độ mặn và hàm lượng ôxy hoà tan trong nước, những yếu tố này phải được duy trì trong quá trình vận hành trại giống. Nhiệt độ nước trong trại sản xuất không được quá thấp, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng và con trưởng thành. Độ mặn có thể giao động mạnh và ngưỡng chịu đựng khác nhau theo từng loài. Ngao Bến Tre có thể chịu đựng ở biên độ dao động muối rộng hơn. Mật độ dày đặc của một vài loài tảo độc và vi khuẩn có thể tiết ra các loại độc tố là nguyên nhân có thể làm giảm cả tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng ngao, hoặc là nguyên nhân gây chết đại trà. 2.1.2. Lựa chọn vị trí xây dựng trại Dựa vào các đặc điểm sinh học, sự phân bố của loài: ngao Bến Tre (Meretrix lyrata) được tìm thấy ở vùng bãi triều cửa sông ven biển, nơi có sự biến động mạng về độ muối. Ngao trưởng thành và ấu trùng có thể phát triển trong cùng điều kiện tự nhiên như nhau. Qua đó, trại giống nên được xây dựng gần với vùng cửa sông, với khoảng cách phù hợp để bơm được nước vào trại giống. Hơn nữa, nguồn nước ngọt và nước mặn phải được bảo đảm và thuận tiện cho việc sử dụng. Trại giống phải được cách ly khỏi các nguồn gây ô nhiễm như: chất thải công nghiệp, chất thải từ hoạt động canh tác nông nghiệp. Một yêu cầu nữa là vị trí xây trại phải đáp ứng được các yêu cầu về hậu cần, xây dựng và có thể mở rộng được khi cần thiết. 2.1.3. Các yêu cầu khác Trại sản xuất nền được xây dựng ở vị trí thuận tiện về cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại, nguồn điện…, để thuận tiện trong việc vận hành trại và giao dịch. 2.2. Thiết kế trại giống 2.2.1. Công suất trại và kích thước bể sản xuất Trại sản xuất được thiết kế dựa theo hai nguyên tắc: 1) vận hành phải được tiến hành dễ dàng, thuận tiện, phù hợp với đối tượng sản xuất và 2) trại giống phải thể hiện tính linh hoạt trong thiết kế, quy hoạch để có thể mở rộng được khi cần thiết để đáp ứng được yêu cầu về con giống cần thiết. Dựa vào nhu cầu con giống của thị trường, quy mô trại giống cần thiết được quyết định phù hợp với năng lực sản xuất con giống. Nhu cầu con giống cần sản xuất là cơ sở để tính toán cơ sở hạ tầng, thiết bị của trại giống, như: số lượng bể đẻ, bể ương, trang thiết bị, công nghệ sản xuất tảo sinh khối, kích thước, kiểu dáng bể và các thiết bị cần thiết khác cho việc vận hành trại sản xuất. - 11 -
  12. Cơ sở để tính toán công suất bể là: tỷ lệ sống của ấu trùng ngao từ giai đoạn ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (chữ D) đến giai đoạn xuống đáy là 5%, giai đoạn này ấu trùng bơi lội tự do nên hình dáng bể được chú ý để thể tích sử dụng được nhiều nhất, mật độ ương từ 5 đến 15 ấu trùng/ml. Thông thường, bể ương ấu trùng nhuyễn thể nói chung ở giai đoạn bơi tự do, hình dáng bể là hình trụ, thể tích từ 3000l đến 20.000l. Ấu trùng ở giai đoạn sống đáy, chúng thay đổi môi trường và tập tính sống, nền đáy là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tỷ lệ sống của chúng. Do đó, đối với giai đoạn này, bể nên được thiết kế hình chữ nhật để tăng diện tích đáy, thể tích từ 3000l đến 5000l, vật liệu có thể là xi măng hoặc composite (hình 6). Hình 6: Hình ảnh về cơ sở hạ tầng, thiết bị của trại sản xuất giống tại Phân viện Bắc Trung Bộ: a - hệ thống bể nuôi và ương ấu trùng, b- bể chứa, c- bể ương nuôi ấu trùng và d- ao gây màu nước làm thức ăn cho ngao ở giai đoạn spat. Số lượng bể nuôi vỗ ngao bố mẹ, bể đẻ và kích thước bể ương nuôi ấu trùng được tính toán ở bảng 1- tính theo cơ sở mật độ ấu trùng 7/ml, mật độ ấu trùng xuống đáy 5/ml. Tuy nhiên, tính toán công suất trại chỉ mới dựa vào số liệu của một mẻ sản xuất. Trại sản xuất giống có thể được vận hành ít nhất 5 mẻ/năm, vì vậy số lượng ngao spat cần thiết cho sản xuất sẽ được xem xét trong cả năm trên cơ sở tính toán. Bảng 1: Tính toán công suất bể sản xuất, ương nuôi ấu trùng ngao (tính trên 1 mẻ) Thể tích bể thu ấu Thể tích bể ương ấu Số lượng con giống trùng xuống đáy (lít) trùng (lít) (triệu con) 4.000 30.000 10. 20.000 150.000 50. 40.000 300.000 100. - 12 -
  13. 2.2.2 Hệ thống nước Chất lượng nước phải bảo đảm và liên tục, vì thế nguồn nước phải được chủ động và có xuất xứ rõ ràng. Nước được bơm từ sông trực tiếp vào ao/bể lắng trong vòng 4 ngày để phù sa, các chất lơ lửng và vi khuẩn được lắng đọng. Sau đó, nước được bơm vào bể chứa qua hệ thống lọc cát. Hệ thống lọc cát này có thể loại bỏ được các chất bản dạng hạt, trầm tích và các sinh vật khác có kích thước lớn hơn 20 – 40µm, mà chúng có thể gây hại trực tiếp cho động vật nuôi, hoặc bám vào đường ống dẫn nước, gây ô nhiễm nước, tiết chất độc. Sau khi được lọc qua hệ thống lọc cát, nước tiếp tục được lọc qua hệ thống lọc bằng lõi bông, kích thước từ 0,2 đến 5 µm, tuy thuộc vào nhu cầu làm sạch của nước ở từng khu vực sử dụng trong trại giống. Công suất bơm nước, kích thước đường ống liên quan đến quy mô của một trại sản xuất. Nguồn nước sau khi được bơm từ biển/song vào trại, để lắng trong bể lắng ít nhất 4 ngày, sẽ được chia thành 2 nguồn sử dụng với yêu cầu lõi lọc bông khác nhau, để bảo đảm nước đã được sử dụng triệt để theo yêu cầu đề ra. Như vậy, nước từ bể lắng sẽ được cung cấp tới: 1) ao gây nuôi thức ăn tự nhiên (không qua lọc); 2) lọc qua hệ thống lọc cát, đi vào bể chứa. Từ bể chứa, nước được đưa vào phòng lưu giữ và sản xuất tảo qua hệ thống lọc bông 0,2 – 5 µm; và vào bể sản xuất (nuôi vỗ ngao bố mẹ, ương ấu trùng) qua hệ thống lọc từ 2 – 5 µm. Hình 7: Hệ thống lọc cát (trái) và hệ thống lọc bông (phải) Nguồn nước ngọt cũng được xem là một yêu cầu quan trọng trong trại sản xuất nhuyễn thể. Nó cần thiết trong việc vệ sinh bể, dụng cụ, thiết bị và cho ấu trùng đặc biệt là giai đoạn xuống đáy. Tuy nhiên, nước ngọt cũng phải được xử lý, loại bỏ khí độc, kim loại bằng việc lọc và cho bay hơi. - 13 -
  14. 2.2.3. Các bộ phận trong trại sản xuất Xem xét thận trọng việc thiết kế trại sản xuất giống, bảo đảm vệ sinh, khô ráo và thuận tiện trong sử dụng, vận hành. Toàn bộ khu vực trại phải thuận tiện trong việc vệ sinh, tẩy trùng khô ráo, bể ương nuôi có thể được làm từ xi măng vì giá thành rẻ hơn các loại vật liệu khác, nhưng bề mặt đáy, thành bể phải được xử lý nhẵn, thoát nước dễ dàng. Trại sản xuất có một nơi nằm ở trung tâm, mà từ đây có thể liên quan, điều phối với các bộ phận khác. Các bộ phận trong trại sản xuất là: phòng lưu giữ và sản xuất tảo, phòng nuôi vỗ con bố mẹ, sinh sản, ương nuôi ấu trùng và ương nuôi con giống spat (hình 8). Hình 8: Cấu trúc của trại sản xuất giống: 1- hệ thống bể ương nuôi ấu trùng giai đoạn bơi tự do, 2- bể hình chữ nhật ương ấu trùng giai đoạn xuống đáy, 3- phòng lưu giữ tảo giống, 4- phòng nuôi tảo cấp 2, 5- phòng nuôi vỗ con bố mẹ, 6- kho chứa đồ, dụng cụ và 7- khu vực nuôi tảo sinh khối. 2.2.3.1. Trang thiết bị sản xuất tảo Sản xuất tảo (thức ăn) là khâu quan trọng đầu tiên trong sản xuất giống nhuyễn thể. Thành công trong việc sản xuất sinh khối tảo sẽ quyết định đến sự thành công của sản xuất giống. Bắt đầu cho một mẻ sản xuất, số lượng và chất lượng tảo phải được chuẩn bị sẵn sàng, đáp ứng được yêu cầu. Để thuận tiện hơn trong vận hành trại giống, vị trí nuôi cấy tảo nên sắp xếp ở trung tâm của trại. Nhu cầu về không gian, trang thiết bị tuỳ thuộc vào công suất của trại giống và công nghệ sản xuất được sử dụng. Đối với trại giống nhuyễn thể, nơi sản xuất tảo được thiết lập ở cả trong nhà (sử dụng ánh sáng nhân tạo) và ngoài trời (sử dụng ánh sáng tự nhiên). Yêu cầu một phòng nhỏ, ánh sáng nhân tạo, ổn định nhiệt độ (22-24 0C), cung cấp CO2 để lưu giữ tảo giống và san cấy tảo cấp 2. Tảo được nhân từ bình lưu giữ tới thể tích 4l và túi plastic 20l dưới điều kiện ánh sáng nhân tạo (đèn huỳnh quang) và bổ sung khí CO2. Quy trình sản xuất tảo được mô tả chi tiết ở phần 3. 2.2.3.2. Khu vực nuôi vỗ và sinh sản ngao Kích thước và thể tích của bể nuôi vỗ con bố mẹ cũng được tính toán trên dựa trên cơ sở nhu cầu con giống cần sau mỗi đợt sản xuất. Tính toán về công suất bể được trình bày ở bảng 2. Trang thiết bị yêu cầu cho công đoạn này bao gồm: nguồn nước ngọt và mặn, thiết bị nâng nhiệt, bể nuôi vỗ và cho sinh sản. Phương pháp nuôi vỗ và kích thích sinh sản được trình bày ở phần 4 của tài liệu này. - 14 -
  15. Hệ thống nuôi vỗ ngao bố mẹ là một hệ thống tuần hoàn với thiết bị làm lạnh, giữ nhiệt độ luôn ổn định ở 260C (±0,5 0C). Tốc độ dòng chảy được tạo ra trong hệ thống ở lưu tốc 25ml/giây/cá thể. Mật độ ngao bố mẹ được nuôi vỗ là 145 con/bể (200l), nhưng không quá 5kg trọng lượng tươi/bể. Bảng 2: Kích thước bể nuôi và số lượng ngao nuôi Thể tích bể nuôi ấu Số lượng ngao bố Số lượng con giống trùng (lít) mẹ (kg) (triệu con) 800 20 10. 4.000 100 50. 7.500 190 100. Bảng 2 chỉ ra tính toán số lượng ngao bố mẹ và kích thước bể bố mẹ cần thiết để nuôi vỗ. Cơ sở để tính toán là bình quân 1 con ngao bố mẹ có thể sinh sản được 2 triệu trứng; có khoảng 2% số trứng thụ tinh chuyển thành ngao ở giai đoạn spat. Mật độ ngao bố mẹ được nuôi vỗ là 5kg/200L. 2.2.3.3. Ương nuôi ấu trùng và con giống Thông thường, bể ương nuôi ấu trùng được làm bằng chất liệu là sợi thuỷ tinh hoặc xi măng, và có thể để khô ráo khi cần thiết. Thể tích bể ương nên thiết kế từ 3000 l đến 5000 l, số lượng bể tuỳ thuộc vào công suất của trại. Cơ sở để tính toán công suất trại giống được dựa trên tỷ lệ sống của ấu trùng. Đối với loài ngao Meretrix lyrata, tỷ lệ sống cho tính toán được xác định là 5%, từ giai đoạn ấu trùng chữ “D” tới giai đoạn con giống. Khi ấu trùng đạt đến giai đoạn xuất hiện chân bò, biến thái, chúng được chuyển qua hệ thống mới, bể hình chữ nhật, để tiếp tục được theo dõi, chăm sóc, gọi là giai đoạn thu và ương nuôi ấu trùng sống đáy. Hệ thống thu và ương ấu trùng ngao xuống đáy bao gồm các rây hình trụ, đường kính 45 cm, cao 30 cm, được lắp đặt trong bể hình chữ nhật, thể tích 2000 l. Mỗi bể được lắp 10 rây, một cái bơm chìm có tác dụng bơm nước cùng với tảo vào các rây để vùa cung cấp thức ăn cho ấu trùng, vừa tạo dòng chảy, tăng ôxy hoà tan cho chúng. Nguồn thức ăn bổ sung vào hệ thống ương được bơm từ ao đất ngoài trời, đã được mầu nước, tạo thức ăn. Hệ thống ương này phục vụ cho cả hai mục đích là giúp cho ngao giống làm quen dần với điều kiện tự nhiên trước khi đem nuôi và góp phần làm giảm áp lực tảo làm thức ăn cho con giống, nên giảm giá thành sản xuất. 2.2.3.4. Các yêu cầu khác Trại sản xuất nên lưu ý phải có nơi để cất giữ các thiết bị và máy móc cần thiết (kho chứa), như: máy bơm nước, máy sục khí, hệ thống lọc nước… - 15 -
  16. Phần 3 HỆ THỐNG NUÔI CẤY TẢO 3.1. Giới thiệu Các loài tảo biển đơn bào được sản xuất làm thức ăn cho hầu hết các giai đoạn sản xuất con giống nhuyễn thể. Các loài tảo kích thước hiển vi thuộc các loài tảo roi và silicate là thức ăn đầu tiên trong chuỗi thức ăn ở biển. Bảng 3: Các lớp chính và các loài vi tảo thông thường được dùng trong nuôi trồng thuỷ sản (De Pauw and Persoone, 1988) Lớp Giống Đối tượng được sử dụng Bacillariophyceae Skeletonema PL, BL, BP Thalassiosira PL, BL, BP Phaeodactylum PL, BL, BP, ML, BS Chaetoceros PL, BL, BP, BS Cylindrotheca PL Bellerochea BP Actinocyclus BP Nitzchia BS Cyclotella BS Haptophyceae Isochrysis PL, BL, BP, ML, BS Pseudoisochrysis BL, BP, ML Dicrateria BP Chrysophyceae Monochrysis (Pavlova) BL, BP, BS, MR Prasinophyceae Tetraselmis (Platymonas) PL, BL, BP, AL, BS, MR Pyramimonas BL, BP Micromonas BP Cryptophyceae Chroomonas BP Cryptomonas BP Rhodomonas BL, BP Cryptophyceae Chlamydomonas chlorococcum BL, BP, FZ, MR, BS BP Xanthophyceae Olisthodiscus BP Chlorophyceae Carteria BP Dunaliella BP, BS, MR Cyanophyceae Spirulina PL, BP, BS, MR PL, ấu trùng tôm penaeid; AL, ấu trùng bao ngư; BL, ấu trùng nhuyễn thể hai vỏ MR, rotifer nước mặn (Brachionus); ML, ấu trùng tôm nước ngọt; BS, tôm nước mặn (Artemia); BP, hậu ấu trùng nhuyễn thể hai vỏ; SC,copepoda nước lợ; FZ, động vật phù du nước ngọt Đối với việc nuôi ấu trùng ngao và sản xuất thức ăn cho chúng, thì nguồn nước đòi hỏi phải bảo đảm chất lượng, vì thế nó phải được xử lý trước khi sử dụng, loại bỏ được các loài động, thực vật phu sống tự do trong môi trường tự nhiên. Nguồn thức ăn (tảo) sẽ được - 16 -
  17. sản xuất và cung cấp đầy đủ về thành phần, số lượng và kịp thời trong quá trình sản xuất. Đây là nhu cầu tất yếu, là chìa khoá thành công đối với một mẻ sản xuất giống. Quy trình sản xuất tảo được thực hiện qua các bước dưới đây (Hình 9) Nhân giống Nuôi sinh Lưu giữ Nhân giống cấp 2 khối giống gốc cấp 1 5 ngày 5 ngày 3 ngày 5 ngày 5 ngày 23 ngày Hình 9: các bước thực hiện trong quá trình sản xuất tảo sinh khối Dung dịch giống tảo gốc (100 ml) được lưu giữ dưới điều kiện nhiệt độ ổn định (180C) và ánh sáng nhân tạo trong thời gian 5 ngày sau đó được sử dụng như là dung dịch ban đầu để cấy ở môi trường thể tích rộng lớn hơn. Ở giai đoạn này, chưa cần phải cung cấp bổ sung khí và CO2, mà chỉ lắc đều 2 lần mỗi ngày. Thời gian 5 ngày kế tiếp, tảo được san cấy từ bình chứa giống gốc sang bình thể tích 1 l (tạo giống cấp 1), ở nhiệt độ cao hơn (20 – 22 0C), sục khí thường xuyên với việc định kỳ bổ sung khí CO2. 3 ngày tiếp theo, khoảng 20% tảo từ bình nhân giống cấp 1 được chuyển tới bình có thể tích lớn hơn (2- 20 l), gọi là giai đoạn trung gian (intermediate scale) 80% lượng còn lại tiếp tục được duy trì ở bình 1 l. Gian đoạn trung gian được duy trì trong thời gian 5 ngày có thể được thu làm thức ăn cho vật nuôi, hoặc sử dụng làm nguồn giống để nuôi sinh khối ở quy mô lớn hơn, tối thiểu là 150 l. Theo Micheal M. Helm (2004), việc cần thiết phải nuôi cấy vi tảo là vì lượng thực vật phù du trong tự nhiên có trong nước dùng trong trại sản xuất không đủ để cung cấp cho sự phát triển ở mật độ cao đối với ấu trùng và con giống trong quá trình ương nuôi. Đặc biệt trong ương nuôi ấu trùng, việc sử lý nước cũng đã loại bỏ hầu hết các loài tảo cần thiết, vì vậy, cần phải bổ sung các loài tảo từ nuôi trồng có giá trị dinh dưỡng cao. Các trại sản xuất đều có sự lựa chọn trong việc sản xuất sinh khối tảo đó là: nuôi sinh khối trong nhà ở quy mô thâm canh bằng việc sử dụng nguồn ánh sáng nhân tạo và nuôi cấy quảng canh ngoài trời, bằng việc sử dụng các bể có thể tích lớn, hoặc ao hồ, bổ sung dinh dưỡng bằng việc bón phân, sử dụng ánh sáng tự nhiên. Các bước sản xuất tảo ở hình 9 chỉ ra rằng: lưu giữ tảo gốc ở thể tích 250 ml hoặc nhỏ hơn, duy trì dưới ánh sáng nhân tạo và ổn định nhiệt độ ở mức thấp (
  18. ngày ở điều kiện nhiệt độ cao hơn, ánh sáng với cường độ mạnh hơn. Phần lớn dung dịch tảo từ giai đoạn này sẽ được sử dụng để nuôi cấy ở giai đoạn 2 (trung gian) với thể tích 4 – 20 l) và có thể sử dụng trực tiếp hoặc dùng để nhân ở thể tích lớn hơn (150 l – 3000 l) Mô hình nuôi cấy tảo được chỉ ra trong hình 10. Nước được sử lý lần hai hay không tuỳ thuộc vào kích thước của lõi lọc hoặc phương pháp nuôi cấy. Nước biển Hệ thống lọc (cát và lọc bông < 2 µm) Vô trùng, tiệt khuẩn Dinh dưỡng Khí CO2 Nguồn tảo thuần (pH 7.5 to 8.2) Culture Ánh sáng nhân Điều chỉnh nhiệt độ tạo hoặc tụ (22 – 24 0C) hoặc nhiệt nhiên độ môi trường Thu hoạch Hình 10: Mô tả quá trình nuôi cấy tảo trong trại sản xuất 3.2. Quy trình lưu giữ và nuôi cấy tảo sinh khối 3.2.1. Xử lý nước Các công đoạn xử lý nước để nuôi cấy tảo tuân theo quy trình dưới đây: Nước được bơm trực tiếp từ sông hoặc biển, đầu tiên qua hệ thống lọc cát với kích thước từ 20 - 40 µm, sau đó qua hệ thống lọc bông với kích thước 0,5 µm và 0,2 µm. Nước lọc được hấp vô trùng ở nhiệt độ 110 0C, nếu sử dụng để lưu giữ tảo gốc, nuôi cấp 1 và cấp 2. Với nuôi sinh khối, nước không cần phải hấp vô trùng nhưng được khử trùng bằng chlorine tự do 0,4%. 3.2.2. Phương pháp pha chế môi trường nuôi cấy tảo a) Môi trường F/2 Theo Guillard (1975), môi trường (F/2) được sử dụng để nuôi cấy tảo như sau: Dung dịch 1 1. Nitrate NaNO3 75.0 g / l 2. Phosphate NaH2PO4.H2O 5.0 g / l - 18 -
  19. 3. Silicate Na2SiO3.9H2O 30.0 g / l 4. Trace Metals FeCl3.6H2O 3.5 g / l Na2EDTA 4.36 g / l Hoà tan trong 900 ml nước cất Dung dịch 2 Thêm 1 ml dung dịch vi lượng dưới đây CuSO4.5H2O 0.98 g / 100 ml ZnSO4.7H2O 2.20 g / 100 ml CoCl2.6H2O 1.00 g / 100 ml MnCl2.4H2O 18.00 g / 100 ml Na2MoO4.2H2O 0.63 g / 100 ml Hoà tan trong 1 l với nước cất Thêm 1 ml / l dung dịch trên (Dung dịch 2) Vitamins Biotin 1.0 mg B12 1.0 mg Thiamine HCl 20.0 mg Hoà tan trong 1 l nước cất rồi để lạnh Thên ½ ml dung dịch vitamin cho 1 l dung dịch 2 b) Môi trường Walne Dung dịch này được sử dụng cho tất cả các loài tảo Dung dịch 1 Na2 EDTA 45.00 g H3PO3 33.60 g NaNO3 (KNO3) 100.00 g (116 g) NaH2PO4.2H2O 20.00 g MnCl2.4H2O 0.36 g FeCl3.6H2O 1.30 g Dung dịch 2 1.00 ml Hoà tan trong 1 L nước cất Dung dịch 2 (Dung dịch vi lượng) ZnCl2 2.1 g CoCl2.6H2O 2.0 g (NH4)6Mo24.4H2O 0.9 g CuSO4.5H2O 2.0 g - 19 -
  20. Hoà tan trong 100 ml nước cất và HCl để có được dung dịch hoà tan tốt. Dung dịch 3 (hỗn hợp các vitamin) Thiamin chlorhydrate 200 mg Cyanocobalamin 10 mg Hoà tan dung dịch này trong 100 ml nước cất • Sử dụng dung dịch này cho tảo silicate Dung dịch 4 Natri metasilicate 20 g Hoà tan trong 1L nước cất Dung dịch 5 KNO3 100 g Hoà tan trong 1L nước cất Ngoại trừ dung dịch 3, hỗn hợp vitamin, tất cả các dung dịch còn lại được hấp ở nhiệt độ 125 0C trong vòng 30 phút. Trừ loài tảo silicate, phải sử dụng thêm dung dịch 4, 5, tất cả các loài còn lại chỉ dùng chung dung dịch 1, 2 và 3. 3.2.3. Định lượng tảo Để chính xác hơn trong việc định lượng, kiểm tra mật độ tảo, nên sử dụng buồng đếm hồng cầu (haemocytometer) được mô tả dưới đây: Buồng đếm hồng cẩu (haemocytometers) là một tấm kính dày, có 2 khoảng trống ở trên bề mặt với kích thước mối ô trống là 1,0 x 1,0 mm. Có một nắp đậy đặc biệt dùng để đậy 2 ô trống trên và tạo nên độ sâu 0,1 mm và thể tích mỗi ô là 0.1 mm3. Dựa vào đường kẻ tạo trong ô trống để đếm tế bào tảo bên trong (Hình 11). Để tránh tế bào tảo di chuyển, nhỏ 1 đến 2 giọt formalin 10% vào mẫu 10 - 20 ml để cố định trước khi đem đếm. Để nắp đậy vào đúng vị trí của buồng đếm, nhỏ 1– 2 giọt mẫu tảo đã cố định bằng pipet Plasteur vào cả hai ô trống Hình 11: Buồng đếm tảo (haemocytometer) - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0