intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật sửa chữa tuabin nước: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Kỹ thuật sửa chữa tua-bin nước" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Kiểm tra không phá hủy; Các hỏng hóc tua-bin nước; Tham khảo về rơ-le bảo vệ cho tua-bin nước. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật sửa chữa tuabin nước: Phần 2

  1. Chương V. Kiểm tra không phá huỷ CHƯƠNG V KIỂM TRfi KHÔNG PHÁ Hỉlỷ I. GIỚI THIỆU CHUNG Kiểm tra không phá huỷ (viết tắt là NDI) được hợp nhất công nghệ của rất nhiều lĩnh vực, để đánh giá độ bền của thiết bị đối với khả năng yêu cầu từ thiết kế ban đầu của nó dựa trên sự so sánh giữa các khuyết tật được phát hiện và sự ảnh hưởng của các khuyết tật này tới độ bền của thiết bị. Việc phát hiện các khuyết tật bằng NDI được ứng dụng cho sự thay đổi các tính chất vật lý của vật liệu có các khuyết tật tồn tại. Do đó, cơ sở công nghệ của NDI là vật lý học, đo lường các đại lượng khác nhau, thiết kê' và các vết nứt cơ học. NDI phải bao gồm toàn bộ các yếu tố công nghệ trên và không thể được thực hiện dựa vào chỉ giới hạn của sự hiểu biết. NDI là phương pháp thử nghiệm các thiết bị mà không có sự phá huỷ (gẫy vỡ, chia cắt, ...). Nhờ việc ứng dụng NDI thích hợp mà các tính chất, trạng thái, cấu trúc bèn trong, khuyết tật bên trong của chúng, ... được kiểm tra để giữ gìn hình dạng, tỉ lệ và các chức năng của chúng. NDI được dùng trong chế tạo các sản phẩm để thực hiện cả hai mục đích là giá thành nhỏ nhất và thiết kế tối ưu. Thông thường thì NDI được sử dụng trong 3 loại kiểm tra sản phẩm. Đối với loại đầu tiên, NDI được sử dụng để điều chỉnh chất lượng sản phẩm được thực hiện bởi các nhà chế tạo, đối với loại thứ hai thì NDI được sử dụng để kiểm tra sản phẩm theo hợp đồng ký kết được thực hiện bởi người sử dụng khi thiết bị được phân phát hoặc lắp đặt. Đối với loại thứ ba thì NDI được thực hiện bởi người sử dụng trong quá trình vận hành và quản lý thiết bị để phát hiện các khuyết tật nguy hiểm xảy ra trong quá trình vận hành. Ở chương này thì trường hợp thứ 3 của 3 loại minh hoạ trên được giải thích cho NDI đối với tua-bin nước trong TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NÂNG CAO 113
  2. Tài liệu chuyên để bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước thời gian kiểm tra định kỳ và đại tu chúng. NDI bao gồm nhiều loại kiếm tra (thứ nghiệm), bởi vì sự xác định của chúng. Nhưng hầu hết các kết quá thử nghiệm của NDI hiện nay phát hiện ra các khuyết tật (hư hỏng) bên trong vật liệu hoặc các khu vực mối hàn. NDI được thực hiện chỉ sau khi chế tạo (hoặc hàn) sán phẩm đê’ đánh giá chất lượng của chúng và được thực hiện định kỳ sau một khoảng thời gian sứ dụng nhất định để đánh giá tuổi thọ còn lại của thiết bị. Khi trọng tải lớn hơn một mức nhất định được đật lên vật liệu thì vật liệu này sẽ bị gãy (vỡ) do tải trọng này. Nhưng hình dạng gãy vỡ bên ngoài của các trường hợp trên khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện của tải trọng. Ví dụ hình dáng gãy vỡ bên ngoài khác nhau do các vật liệu hoặc nhiệt độ xung quanh ngay cả ở thời gian mang cùng tải trọng tĩnh. Như đã miêu tả ở trên, kiểm tra không phá huỷ (NDI) các tua-bin nước bởi người sử dụng được thực hiện sau khi vận hành một khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp này thì gãy vỡ bởi sự mỏi kim loại là hiện tượng đáng chú ý nhất ngoài kiểm tra hình dáng gãy vỡ bên ngoài. Gãy vỡ bởi sự mỏi kim loại xuất hiện do tải trọng thay đổi lặp đi lặp lại. Thông thường, độ bền sức căng của vật liệu thép gần bằng độ bền trong điều kiện tải trọng tĩnh (không thay đổi) khi tần số thay đổi tải trọng trong vòng khoảng 104 Hz (lần). Nhưng khi tần số thay đổi tải trọng lớn hơn 104 Hz thì độ bền chịu đựng phá huỷ càng yếu. Khi tần số thay đổi tái trọng nêu trên đạt xấp xỉ 107 Hz thì độ bền sức căng được giữ không thay đổi ở mức nhỏ nhất dù tần số thay đổi tải trọng lớn hơn. Điều này có nghĩa là các bộ phận của thiết bị nên được xem xét tốt hơn để thiết kế có độ bền cao hơn mức cuối cùng khi tần số thay đổi tải trọng lớn hơn 107 Hz nếu gặp phải sự lặp lại ứng suất lớn hơn 104 Hz. Điều đó là cần thiết để phát hiện ra các khuyết tật nguy hiểm làm phá huỷ thiết bị bằng việc áp dụng NDI thích hợp cho việc vận hành ổn định của chúng. Phạm vi và độ chính xác cùa NDI rất quan trọng để ứng dụng cho các khu vực nhất định của thiết bị so với kích thước an toàn, hoặc chiều sâu của khuyết tật để quyết định việc vận hành chúng nhờ các kết quả của NDL NDI chủ yếu được ứng dụng để phát hiện các khuyết tật mà chúng hầu như không nhìn thấy được bằng mắt thường. Do đó, NDI được thực hiện một cách rõ ràng. Các kết quả và đánh giá của NDI dựa vào khả năng, mục đích và kinh nghiệm của người kiểm tra phát hiện ra chúng. Không chỉ kỹ năng và công nghệ mà còn cả nhân cách người kiểm tra là rất quan trọng đối với NDI để ngăn chận các sự cố nghiêm trọng về thiết bị tương ứng. 114 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN Lực
  3. Chương V. Kiểm tra không phá huỷ II. KIÊM TRA KHÔNG PHÁ HUỶ Đối VỚI TUA-BIN NƯỚC Các bộ phận chính của tua-bin nước rất khó bị hư hỏng do nhiệt độ môi trường xung quanh, hoặc các điều kiện khí quyển nhờ các vật liệu của chúng. Vì thế độ bền của chúng thường bị giảm xuống do các ảnh hưởng được nêu ra sau đây khi vận hành tua-bin trong nước tuỳ theo điều kiện thiết kế hoặc hiện trường của chúng. (a) Sự ăn mòn, mài mòn và hao mòn do đất và cát ở trong nước gây ra. (b) Các hư hỏng do xâm thực. (c) Sự mỏi kim loại (sự giảm sức chịu đựng của kim loại) do các ứng suất lặp đi lặp lại gây ra bởi việc khởi động và dừng thiết bị, sa thải phụ tải và sự rung động áp lực nước (d) Sự sinh ra và phát triển các vết rạn nứt do sự ăn mòn kim loại bị mỏi từ các ảnh hưởng ở trên (a) và (c). (e) Sự sinh ra và phát triển các vết rạn nứt từ các khuyết tật hiện có trên bề mặt hoặc chỉ ở phía dưới bề mặt một chút Gần 50 năm trước đây, các bộ phận cố định của tua-bin nước như: buồng xoắn, vành stato tua-bin, cánh tĩnh chủ yếu được chế tạo bằng gang hoặc thép đúc. Các sản phẩm đúc thường được chế tạo phức tạp và hình thù dày. Các sản phẩm đúc này thường bao gồm rất nhiều loại khuyết tật do sự khác nhau về tốc độ làm mát giữa các bộ phận của chúng, đặc biệt là trong các bộ phận cũ do sự hạn chế về công nghệ chế tạo ở thời gian đó (Chú ý: Công nghệ chế tạo buồng xoắn đã phát triển nhiều trong thời gian gần đây kể cả việc mô phỏng về làm mát cho rất nhiều sản phẩm có hình dạng phức tạp như bánh xe công tác cột áp cao). Và các khuyết tật bên trong của chúng thỉnh thoảng còn sót lại cho đến tận bây giờ sau một khoảng thời gian dài vận hành, bởi vì việc tìm ra công nghệ không được thực hiện trong thời gian đó. Và NDI đối với các tua-bin nước cũng được sử dụng để phát hiện các khuyết tật chủ yếu ở khu vực mối hàn. Trong quá trình hàn thì các khuyết tật thường xuyên được tạo ra ở các phần này vì rất nhiều lý do, biện pháp ngăn chặn chất gây cháy và TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NÂNG CAO 115
  4. Tài liệu chuyên đề bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước khí ở bên trong các kim loại được hàn, mối hàn không đảm bảo do nhiệt độ thấp, sức căng do co lại ở chỗ kết khối của kim loại được hàn, ... Các khuyết tật do các yếu tố về cầu trúc như các khuyết tật về hình dạng xung quanh kim loại nền và kim loại hàn phải được phát hiện bằng việc dùng NDI sau khi hàn. Khái quát về các khuyết tật trên do các yếu tố về cấu trúc mối hàn được minh họa dưới đây. Các khuyết tật từ các hình dạng gờ mép xấu: Hình dạng gờ mép sau khi hàn nên phù hợp, không quá cao, không ‘cắt ngắn’ hoặc không ‘chồng chéo lên nhau’. Trạng thái rỗ (chỗ rỗ): Trạng thái rỗ là các lỗ nhỏ ở bên trong các kim loại hàn có đường kính 0,01 4- 3 mm. Các lỗ nhỏ này thường được tạo nên do khí H2 từ các kim loại bị chảy ra kết đông lại. Việc ngăn chặn xỉ: Các khuyết tật này sinh ra khi xỉ trên lớp hàn cũ còn sót lại ở bên dưới hoặc bên trong các kim loại hàn. Thiếu sự nấu chảy: Thiếu sự nấu chảy sinh ra khi các kim loại hàn không thể chảy với kim loại nền hoặc lớp hàn cũ (giữa các gờ mép) vì nhiệt độ thấp (dòng điện nhỏ) trong khi hàn. Hàn không đủ: Hàn không đủ sinh ra khi gờ mép còn lại giữa hai kim loại nền không thể nhồi đầy kim loại hàn. Sự tập trung ứng suất rất mạnh vào các khuyết tật này do đó các khuyết tật này phải được phát hiện và loại bỏ. Nứt vỡ: Các kim loại được hàn co lại lúc chúng kết thành khối nhưng các kim loại nền không co lại. Trong các kim loại được hàn thì sức căng do co rút còn sót lại và sức căng của chỗ thắt bị ép lên các kim loại nền. Do trạng thái này mà các vết nứt vỡ thỉnh thoảng được sinh ra ở xung quanh hoặc gần khu vực mối hàn. Có rất nhiều các loại nứt vỡ nêu trên. III. PHƯƠNG PHÁP KIÊM TRA 3.1. Kiểm tra bằng mắt Mặc dù bị giới hạn về phạm vi có thể quan sát và độ chính xác nhưng quá trình kiểm tra bằng mắt là cơ sở cho các quá trình kiểm tra khác. Hơn nữa, công 116 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN Lực
  5. Chương V. Kiêm tra không phá huỷ việc này có hiệu quả hơn bằng cách sử dụng kính phóng đại (kính lúp) và búa để kiểm tra tổng thể. Quá trình trên được tiến hành để kiểm tra độ lỏng và nứt bằng búa. Các vị trí kiểm tra: - Tập trung vào các phần chịu lực như mép. Sau khi lớp sơn được làm sạch ở phần nghi ngờ, dùng búa kiểm tra. - Kiểm tra kỹ càng khi phát hiện nước nhỏ giọt không bình thường tại vị trí cấp nước. - Kiểm tra độ lỏng của các bu-lông, đai ốc của bánh công tác và cánh gáo của guồng nước. - Kiểm tra độ lỏng và mài mòn của đinh tán trong buồng xoắn sử dụng đinh tán. 3.2. Kiểm tra bằng hạt từ Hạt từ tập trung ở phần không liên tục giống như vết nứt khi chúng được phun lên trên vật liệu từ hoá. Khuyết tật trên bề mặt và vùng lân cận của bề mặt được phát hiện bằng phương pháp này. Phương pháp trên có thể phát hiện các vết nứt. Độ nhạy của phương pháp không thể đề cập mang tính định lượng, bởi vì từ thông lọt qua phụ thuộc vào kích cỡ của khuyết tật, độ gổ ghề của bề mặt và hình dạng của vật. Thông thường độ nhạy của phương pháp trên đạt được đến độ sâu gần 5mm khi từ hoá bằng dòng điện một chiều và 1,5 mm khi từ hoá bằng dòng điện xoay chiều. Phương pháp trên không áp dụng được cho kim loại không từ tính. 3.2.1. Quá trình kiểm tra Hình 5.1. Mô tả quá trình kiểm tra bằng hạt tù TRUNG TÀM ĐÀO TẠO NÂNG CAO 117
  6. Tài liệu chuyên đề bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước * Xử lý trước khi kiểm tra - Sau khi làm sạch sơn và rỉ sất, bề mặt của vật liệu được lau chùi bụi, dầu, mỡ và làm khô hơi ẩm. - Khi sử dụng dòng điện trong quá trình kiểm tra thì các phần tiếp xúc cần được đánh bóng tốt. - Các chất dính bám như là vẩy cáu được làm sạch khỏi vật liệu tôi, hàn hoặc rèn. - Các lỗ dầu và các khe hở được loại bỏ trước khi tiến hành kiểm tra. * Quá trình từ hoá Cần phải đặt từ thông theo phương vuông góc với khuyết tật để từ thông lọt qua sinh ra là lớn nhất. Do đó, khi tiến hành kiểm tra cần chú ý hình dạng của vật và phương pháp từ hoá. Bảng 5.1 cho biết đặc điểm của phương pháp từ hoá điển hình. - Dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều Loại dòng điện được chọn tuỳ theo mục đích kiểm tra, bởi vì cường độ và sự phân bố từ trường phụ thuộc vào loại dòng điện. Khi có yêu cầu từ trường đi sâu vào trong vật liệu thì sử dụng dòng điện một chiều. Phương pháp sử dụng dòng điện một chiều cho độ nhạy cao đối với các khuyết tật bên trong. Nói một cách khác, từ trường tập trung trên bề mặt bởi hiệu ứng bề mặt của dòng điện xoay chiều, phương pháp sử dụng dòng điện xoay chiều được dùng để phát hiện các khuyết tật trên bề mặt như các vết nứt do mỏi. - Trị số của dòng điện từ hoá Trị số của dòng điện từ hoá được xác định theo kinh nghiệm về kích cỡ và vị trí của khuyết tật, loại vật liệu... Thông thường, từ tính dư được sinh ra khi cung cấp dòng điện từ 500 4- 5000A trong khoảng từ 3 4- 5s đối với dòng điện xoay chiều, hoặc là 0,2 4-- 0,5s đối với dòng điện một chiều. Quá trình này đòi hỏi từ hoá một cách liên tục bởi vì từ tính dư ở trong thép mềm nhỏ. Dòng điện lớn quá gây ra các hiển thị sai do từ thông rò và không có hiển thị đúng bởi sự tập trung của các hạt từ. Hơn nữa, có sự thay đổi về tính chất bởi nhiệt độ đối với các vật liệu nhỏ. 118 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN Lực
  7. Chương V. Kiểm tra không phá huỷ Bảng 5.1. Đặc điểm của phương pháp từ hoá Phương Ưu điểm Nhược điểm Hướng của khuyết tật Ghi chú pháp Phương pháp này Có thể tạo ra điện Xảy ra hiện tượng tự từ hoá Phương Độ nhạy lớn nhất khi các được sử dụng để trường rất lớn măc dù bản thân vật liệu. Do hình pháp sừ khuyết tật ở vị trí vuông phát hiện các không đòi hỏi sử dụng dạng của cực từ nên không sử dụng góc với hướng cuốn của khuyết tật trẽn bề thiết bị đặc biệt để dụng phương pháp này để cuôn dây cuộn dây. mặt của trục cung cấp dòng điện lớn kiểm tra vật liệu có cạnh sắc. chính... Bởi vì từ thông từ hoá phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của lõi (cực từ) thiết bị nên Độ nhạy lớn nhất khi khuyết không thể sử dụng phương tật định vị theo phương Thiết bị dùng trong pháp dòng điện một chiều để vuông góc với đường nằm Nói chung, phương phương pháp này đơn kiểm tra các bộ phận lớn hơn. giữa hai cực từ. Phương pháp này phù hợp giản nhẹ và dễ cầm. Độ pháp với việc phát hiện nhạy cao khi sử dụng để dùng kẹp Hơn nữa cả hai phương pháp Phương pháp này không các khuyết tật trên phát hiện các khuyết tật sử dụng dòng điện một chiều thể phát hiện các khuyết bề mặt. ở trên bé mặt. vâ xoay chiều không thể phát tật định vị theo phương hiện các khuyết tật nằm ở song song với đường này. vùng lân cận của cực từ bởi sự tập trung của từ thông tại đây. Độ nhạy lớn nhất khi Độ chính xác cao, khuyết tật định vị theo Phương ngay cả khi hình dạng Các vị trí tiếp xúc của Prod phương song song với Phương pháp này pháp sử của vật phức tạp dễ làm mòn vết cắt bởi dòng đường thẳng giữa hai dùi. thường được sử dụng dui điện lớn Không phát hiện được dụng. Từ thông rỏ nhỏ khuyết tật định vị theo phương vuông góc. * Quá trình phun hạt từ Hạt từ được rải trên bề mặt của phần được từ hoá, các khuyết tật có thể nhìn •hấy bằng mắt bởi các hạt từ bám vào phần khuyết tật. Hạt từ là các hạt sắt. ôxit... Để tăng độ tương phản của hiển thị người ta sử dụng tạt từ có mầu và hạt từ huỳnh quang. Khi dùng hạt từ huỳnh quang, dèn màu đen (tia cực tím) đặt trong vùng tối được iử đụng để kiểm tra. ĨRUNG TÀM ĐÀO TẠO NÂNG CAO 119
  8. Tài liệu chuyên đề bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước Có hai loại hạt từ: loại khô và loại ẩm; các đặc tính được chỉ ra trong bảng 5.2 và bảng 5.3. Bảng 5.2. Đặc tính của loại khô và loại ướt Loại Các đặc tính Loại này được sử dụng để kiểm tra phẩn vật liệu tôi, rèn, hàn..., không thể sử dụng loại ẩm. Loại khô Loại này tuơng đối phù hợp khi kiểm tra các khuyết tật nằm sâu dưới bề mặt. Loại ướt Loại này rất phù hợp khi kiểm tra các khuyết tật nhỏ trên bề mặt bằng phẳng. Bảng 5.3. Đặc tính của các hạt từ Loại Phần tử Kích cỡ [gm] Màu sắc Ghi chú Hạt từ trắng Mạt sắt 0,3 4-0,5 Xám sắt Chủ yếu là vảy thép cán Chủ yếu là mặt gia công cắt Hạt từ đen ôxít sắt 0,3 4-2,0 Đen gọt thông thường. Chủ yếu là bề mặt gia công Hạt từ đỏ ôxít sắt 0,3 4- 2,0 Nâu chất lượng cao. Mạt sắt hoặc ôxít Hạt từ huỳnh Màu xanh đậu dưới Các phần hàn và các phần sắt chứa vật liệu 0,54-5,0 quang các tia cực tím khác. huỳnh quang * Khử từ Khi hạt từ không làm sạch đi sau khi kiểm tra ổ tua-bin... thì quá trình khử từ sẽ được tiến hành. Nói chung thì không cần phải thực hiện. * Rửa Rửa có thể được tiến hành để son sau khi việc kiểm tra được hoàn thành. Trong trường hợp sử dụng dầu hoả thì dùng xăng hoặc là chất để pha loãng để làm sạch. Khi đó cần chú ý đến hoả hoạn. 120 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN Lực
  9. Chương V. Kiểm tra không phá huỷ 3.2.2. Các vấn đê kiểm tra và ghi nhận Quá lình kiểm tra bằng hạt từ mang nhiều tính định tính. Không thể xác định độ sâu của khuyết tật một cách định tính. Nói chung mẫu hạt từ hiển thị dễ dàng các khuyết tật trên bề mặt và vùng lân cận. Nhưng mẫu hiển thị mờ khi khuyết tật lớn hơn nằm ở vùng lân cận của bề mặt hoặc là các khuyết tật nằm sâu hơn. Cần chú ý các hiển thị sai trong quá trình kiểm tra. Các ghi nhận bao gồm ảnh, bản tóm tắt và các ghi nhận trực tiếp. Phương pháp ghi nhận trực tiếp lưu lại các mẫu hạt từ trong dải dính giấy bóng kính xenlôían tỷ lệ cao. Phương pháp này được ghi lại các phần kiểm tra, số liệu, kích cỡ... cùng với bản tóm tắt. 3.3. Các thử nghiệm sử dụng chât lỏng thẩm thâu Phương pháp thử nghiệm này ứng dụng sự chuyển động theo mạch của chất lỏng. Trước tiên chất lỏng trơn như dầu được thấm vào các khuyết tật ở bề mặt. Chúng sẽ rỉ ra từ các khuyết tật và từ đó có thể quan sát đựơc hình dạng của khuyết tật. Phương pháp này được ứng dụng cho nhiều loại vật liệu bao gồm các kim loại không từ tính và các vật liệu phi kim loại, trong khi đó phương pháp sử dụng hạt từ bị giới hạn cho các vật liệu từ tính. Phương pháp này có thể thử nghiệm với số lượng lớn. 3.3.1. Thủ nghiệm bằng chất thẩm thấu có thể nhìn thấy được Sử dụng thuốc nhuộm có tính trơn như dầu mầu đỏ đã hoà tan. Quá trình này được giải thích trong mục 3.3.3. Khuyết tật hiển thị dưới dạng các vết mầu đỏ trên nền trắng dưới các tia có thể nhìn thấy được. Đặc điểm của mỗi loại chất thẩm thấu được mô tả trong bảng 5.4. 3.3.2. Thử nghiệm bằng chất thẩm thấu huỳnh quang Trước hết, chất lỏng chứa huỳnh quang thấm qua khuyết tật ở trên bề mặt của vật liệu được kiểm tra. Sau đó bề mặt được lau sạch chất lỏng. Cuối cùng chất lỏng còn lại được thấm ra ngoài từ bề mặt của khuyết tật và hiển thị phát quang dễ dàng quan sát được khi chiếu tia cực tím (ánh sáng đen). TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NÂNG CAO 121
  10. Tài liệu chuyên để bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước Bảng 5.4. Các đặc điểm của các thử nghiệm sử dụng chất thẩm thấu khác nhau Phương pháp Ưu điểm Nhược diểm kiểm tra - Không yêu cầu thiết bị. - Độ phân ly của các mẫu hiển thị nhỏ hơn phương pháp thẩm thấu huỳnh quang. - Quá trinh kiểm tra được tiến hành ở những nơi có ánh sáng tự nhiên không cần thiết bị - Không thích hợp cho việc kiểm tra các chi Phương pháp sử cung cấp nước và các thiết bị điện. tiết với số lượng lớn. dụng chất thẩm - Hư hỏng do acid và kiểm nhỏ. - Không thể sử dụng để kiểm tra bề mặt gồ thấu có thể nhìn ghé. thấy được - Thích hợp cho việc kiểm tra nhanh vì quá trinh thực hiện ngắn. - Thích hợp cho việc kiểm tra phần nhỏ trong các chi tiết lớn như tua-bin thủy lực. - Độ sáng huỳnh quang lớn. - Không phát hiện được các khuyết tật nông và nhỏ. - Dễ rửa bằng nước. - Khó thực hiện quá trình kiểm tra lại. Phương pháp sử - Có thể ứng dụng để kiểm tra bé mặt gồ ghề dụng chất thẩm ở một mức độ nào. - Chuyển động của chất thẩm thấu thay đổi thấu huỳnh quang phụ thuộc vào nhiệt độ và hơi ẩm. có thể rửa bằng - Có thể phát hiện khuyết tật trên các chốt và nước các đinh ốc. - Phương pháp này cũng giống như phương pháp PEP được thực hiện trong phòng tối - Chi phí kiểm tra phù hợp, vì vậy phương có các thiết bị điện và thiết bị cung cấp pháp này thích hợp khi kiểm tra các phần nhỏ nước. và các phần được sản xuất dạng khối. - Có độ nhạy cao nhất trong các phương pháp - Cần có quá trình chuyển thành thể sữa đang nói tới. nên việc kiểm tra trở nên phức tạp hơn. Phương pháp sử - Thích hợp khi cần phát hiện các khuyết tật - Không thể phát hiện khuyết tật kt tiết dụng chất thẩm lớn và các khuyết tật nông. có bề mặt gồ ghế. thấu huỳnh quang - Thời gian thẩm thấu ngắn - Khó có thể phát hiện khuyết tật ở các chi trước khi chuyển tiết có dạng góc như chốt, đai ốc... thảnh thể sữa - Quà trình thẩm thấu ít chịu ảnh hưởng bởi (PEP). hơi ẩm. - Đòi hỏi thiết bị kiểm tra hoạt động ổn định trong quá trình thăm rò. - Quá trình kiểm tra lại có thể thực hiện ở một mức độ nào đó. 22 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN Lực
  11. Chương V. Kiểm tra không phá huỷ 3.3.3. Quá trình kiểm tra Quá trình thử nghiệm bằng chất thẩm thấu có thể quan sát được là phương pháp )hổ biến nhất, như sau: Hình 5.2. Các thử nghiệm sử dụng chất lỏng thẩm thấu a) Xử lý trước khi thử nghiệm, rửa và làm khô Bụi, dầu mỡ, sơn, gỉ, lớp vẩy gỉ... dính trên bề mặt của vật liệu được xem xét và àm sạch, vì vậy chất thẩm thấu có thể thấm sâu mà không bị ô nhiễm. Sau đó bề mặt rật liệu được làm khô tự nhiên hoặc bằng gió nóng. b) Quá trình thấm của chất thẩm thấu Chất thẩm thấu được quét lên bằng bàn chải hoặc là bình phun. Thời gian quét chất thẩm thấu được cho trong bảng 5.5. Bảng 5.5. Thời gian quét chất thẩm thấu Vật liệu Thời gian (giây) Vật liệu tôi 5 Vật liệu rèn 20 Vật liệu hàn 5 ■RUNG TÂM ĐÀO TẠO NÂNG CAO 123
  12. Tài liệu chuyên đê bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước c) Làm sạch chất thẩm thấu trên bề mặt Chất thẩm thấu khác thường bám trên bề mặt được làm sạch bằng chất khử. Khi việc rửa thực hiện quá mức thì chất thẩm thấu đã thấm vào khuyết tật nhỏ chảy ra. Ngược lại, sự hiển thị sai xuất hiện trên bề mặt khi mà chất thẩm thấu không được làm sạch tốt. d) Phun chất giữ màu Chất giữ màu được phun sau khi làm sạch chất thẩm thấu. Các vết màu đỏ, rõ của khuyết tật hiện trên nền trắng khi chất giữ màu khô. e) Rửa Chất thẩm thấu có tính thấm mạnh sẽ xuất hiện trên lớp sơn nếu quá trình rửa không đủ. Vì vậy, dung môi nước lạnh hoặc dung môi nước nóng được sử dụng cho việc rửa. Sử dụng axít phôtphoric nồng độ 24-5% là phù hợp đối với các chi tiết bằng thép, axít nitric 24-5% phù hợp đối với các chi tiết bằng hợp kim nhôm. 3.4. Thử nghiệm bằng sóng siêu âm Có hai phương pháp thử nghiệm bằng sóng siêu âm. Phương pháp thứ nhất là phương pháp phản xạ. Nó tiếp nhận sóng phản xạ từ khuyết tật bên trong khi chiếu sóng siêu âm vào vật liệu. Phương pháp còn lại là phương pháp truyền dẫn. Sóng siêu âm được tiếp nhận sau khi truyền dẫn qua vật liệu. Các phương pháp kiểm tra trên thường được áp dụng để kiểm tra bên trong vật liệu thông qua đánh giá sự sai khác của sóng nhận được. Các phương pháp trên có các đặc điểm sau: - Không bị giới hạn về độ dày của vật liệu mặc dù việc kiểm tra các khuyết tật có độ dày cỡ micro là không dễ dàng. - Hai phương pháp trên phù hợp cho việc kiểm tra khuyết tật dạng lỗ nhỏ do quá trình nóng chảy không đủ trong khi hàn, dạng vết nứt... - Giá thành kiểm tra không đắt, quá trình kiểm tra thuận tiện. 124 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN Lực
  13. Chương V. Kiểm tra không phá huỷ - Dễ dàng xác định vị trí khuyết tật mặc dù lính trực quan là thấp để quan sát hình dạng khuyết tật. 3.5. Kiểm tra bằng các tia bức xạ Các đặc điểm của vật liệu như là độ dày, mật độ... có tác động đến cường độ bức xạ, khi chúng (như là tia X, tia Ỵ...) được chiếu vào vật liệu. Phương pháp kiểm tra bằng tia bức xạ là một trong các ứng dụng của hiện tượng này. Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra khuyết tật bên trong thông qua việc đánh giá sự thay đổi của bức xạ. Nó ít khi được sử dụng để kiểm tra ở mật ngoài mặc dù cách kiểm tra này có độ tin cậy cao và được sử dụng rộng rãi. Phương pháp này có các đặc điểm sau: - Không bị giới hạn bởi từ trường, độ dày, hình dạng, trạng thái bề mặt... của vật liệu. - Hình dạng của khuyết tật có thể xác định được mang tính trực giác. - Không thể xác định độ sâu của khuyết tật, hướng của khuyết tật, vết nứt có độ dày cỡ micro mét, chi tiết mỏng,... - Kết quả kiểm tra có thể ghi nhận một cách dễ dàng. - Bởi vì sự hư hại do bức xạ có thể xuất hiện nên chỉ những người có đủ hiểu biết mới được sử dụng thiết bị này. 3.6. Đo ứng suất Lực bên trong (ứng suất) và sức căng được sinh ra khi lực bên ngoài tác động lên vật liệu. Dựa vào đó để khảo sát lực bên trong (ứng suất) bằng các thiết bị đo sức căng. Có hai phương pháp chính sử dụng để đo sức căng. Phương pháp đo bằng điện trở đường thẳng là phương pháp sử dụng máy đo sức căng được gắn lên trên vật liệu. Phương pháp này còn lại là phương pháp đo bằng máy đo đĩa số. Đối với các thiết bị thuỷ lực. sức căng tĩnh của phần chịu áp suất thuỷ lực được đo trong nước. Bên cạnh đó cần tiến hành đo sức căng động khi tuabin không tải. bới vì ứng lực lớn nhất xảy ra khi tua-bin ớ trạng thái đó với mức áp suất thuỷ lực lớn nhất. TRUNG TÀM ĐÀO TẠO NÂNG CAO 125
  14. Tài liệu chuyên để báo dưỡng sửa chữa tua-bin nước Sức căng động được ghi lại bằng máy hiển thị đồ thị và được kiểm tra cùng với sức căng tĩnh. Khi không thể đo bằng máy hiển thị đồ thị thì sức căng động được coi là sức căng tĩnh lớn nhất tại thời điểm áp suất thuỷ lực tăng có xu hướng tăng lên. 3.6.1. Quá trình đo (đo sức cáng bằng điện trở đường thẳng) Hình 5.3. Đo ứng suất - Lựa chọn vị trí đo + Vị trí đo sẽ được lựa chọn là các phần xét về mặt lý thuyết chịu ứng lực hoặc vùng lân cận của khuyết tật. + Một vài vị trí có sức căng tĩnh lớn sẽ được chọn để sức căng động. - Hoàn thành quá trình mài và làm sạch. Bề mặt của vị trí đo được làm phẳng bằng các máy gia công và làm sạch dầu cùng các chất bám khác bằng các dung môi acetone hoặc là cácbon tetaclorit... - Gắn máy đo sức căng + Chú ý lắp máy đo chính xác để ngăn chặn bọt đi vào phần nằm giữa máy đo và thân được đo. + Hướng của máy được chỉ ra ở mác trên thân thiết bị. Lo.ại máy đo được sử dụng rộng rãi khi sức căng tác động theo một hướng, hai hướng, hoặc ba hướng là loại 60 [Q] hoặc là 120[Q]. Hơn nữa, giấy, bakelit, polyester, lá nhựa... thường được sử dụng làm đế máy đo. + Máy đo bù (máy giả đo) được gắn trên phần chịu ứng lực tự do, nó cũng có điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm như máy đo. 126 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN Lực
  15. Tài liệu chuyên đê bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước Hình 5.4. Nguyên lý lùm việc của đồng hồ đo sức căng kiểu cầu điện trở Khi điện trở R2 biến thiên một lượng bằng AR2 thì dòng điện i5 cũng biến thiên theo một lượng Ai5, được thể hiện trong biểu thức sau: Ai5 = const. AR2 Điều đó có nghĩa là dòng điện đi qua ampe kế biến thiên tỷ lệ với sự thay đổi của điện trở. Vì vậy, máy đo sức căng gắn trên chi tiết có thể đo được sức căng, do đó sự dịch chuyển ở mức độ nhỏ được chuyển đổi thành trị số biến thiên của dòng điện tương ứng, từ đó đo được sức căng với độ nhạy cao. 3.6.3. Đo bằng máy đo có mặt đĩa số Khi đo sự kéo dài ra của buồng xoắn, servomotor... bằng máy đo sức căng mặt đĩa số lắp theo chiều kéo dài của chi tiết, giá trị gần đúng của ứng lực lớn nhất có thể tìm ra giống như phương pháp sử dụng đổng hồ đo sức căng kiểu cầu điện trở. 3.7. Kiểm tra vật liệu Dự báo sự phát triển của vết nứt và khảo sát nguyên nhân gây ra các khuyết tật được phát hiện bởi NDT là rất quan trọng. Vì vậy, kiểm tra vật liệu được tiến hành để phân tích cấu trúc của vật liệu. 128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN Lực
  16. Chương V. Kiểm tra không phá huỷ 3.7.1. Quá trình kiểm tra (Phương pháp gián tiếp hoặc phương pháp SUMP) Hình 5.5. Quá trình kiểm tra vật liệu 3.7.2. Phương pháp kiểm tra - Phương pháp trực tiếp Nên tiến hành kiểm tra hai điểm hoặc là nhiều hơn ở phần trung tâm của vật liệu, bởi vì vùng mà có thể kiểm tra chi tiết bằng kính hiển vi. + Vị trí kiểm tra được mài phẳng mịn và mài dần để quan sát cấu trúc kim loại. + Bề mặt kiểm tra được làm phẳng mịn hoàn toàn bằng các máy mài và được hoàn thiện bằng lớp vỏ bột mài và chất mài màu nâu xám là ôxít crôm... Bề mặt được đánh bóng bằng giũa cẩn thận, bởi vì than chì bong ra dễ dàng ở vật liệu sắt đúc khi mài. Sau đó bề mặt được hoàn thiện bằng chất mài màu nâu xám. + Bởi vì thời gian mài mòn là rất khác nhau phụ thuộc vào vật liệu nên cần điều chỉnh chính xác. - Phương pháp gián tiếp (phương pháp SUMP) Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để kiểm tra trong nhà máy điện. Nó đặc biệt hiệu quả khi kiểm tra vết nứt. Quá trình xử lý trước khi kiểm tra được thực hiện tương tự như phương pháp trực tiếp, sau đó cấu trúc của kim loại được tái tạo ra trên bảng xenlulô và được kiểm tra bằng máy vi tính. TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NÂNG CAO 129
  17. Tài liệu chuyên đê bảo dưỡng sửa chữa tua-bin nước Các vị trí kiểm tra như sau: + Đầu của các khuyết tật như vết nứt. + Các vị trí không thường nhìn thấy. + Phần ranh giới của khối vật liệu như là phần giới hạn giữa kim loại gốc và phần vật liệu kim loại hàn. 3.7.3. Kiểm tra mẫu khuyết tật Nếu vết nứt sinh ra do mỏi hoặc do chế tạo thì hầu hết có thể phát hiện được bằng quan sát ảnh cấu trúc vết nứt, được phát hiện bằng phương pháp kiểm tra sử dụng hạt từ. Các mẫu khuyết tật trong ảnh SUMP được kiểm tra như sau: a) Nứt do mỏi Khi có vết nứt, chất thử sẽ thấm theo thớ của vật liệu làm cho mẫu có dạng đường thang, đỉnh vết nứt nhọn hoặc vết nứt có dạng sợi tóc. Các biểu hiện trên cho biết nguyên nhân là mỏi. Trong trường hợp này vết nứt thường lan rộng. b) Nứt do chế tạo Khi vết nứt uốn cong theo đường giới hạn của thớ, vết sẽ được bao bọc bởi lớp thấm cácbon và đầu của vết nứt được mài tròn, đây là vết nứt do chế tạo. Giả thiết rằng vết nứt không lan rộng. c) Mài mòn do ứng lực Nứt gây ra bởi cả hai nguyên nhân là mài mòn và ứng lực. Nó được phán đoán là sẽ lan rộng nếu như quan sát được các hiện tượng sau: - Chất thử thấm theo cấu trúc thớ. - Nứt phát triển dọc theo thớ của vật liệu. - Nứt có biểu hiện như cả (a) và (b) 3.8. Đo độ dày Đối với các phần của tua-bin thuỷ lực, bề dày bị giảm đi bởi sự ăn mòn sinh ra do sự mài mòn của cát, hiện tượng xâm thực... cùng với các hư hỏng của vật liệu do sự suy giảm về độ bền cơ. Việc đo bề dày của các phần là rất quan trọng để xem xét tình trạng an toàn. 130 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN Lực
  18. Chương V. Kiểm tra không phá huỷ 3.8.1. Kỹ thuật đo trực tiếp Hình 5.6. Phương pháp đo trực tiếp Đây là phương pháp đo với độ tin cậy cao sử dụng các công cụ: compa và thước tỷ lệ... Hình 5.6 mô tả ví dụ về phương pháp đo trực tiếp sử dụng compa hai miệng. Nói chung, phương pháp sử dụng sóng siêu âm được áp dụng khi phương pháp đo trực tiếp khó thực hiện. Phương pháp sử dụng sóng siêu âm có thể không đo được, phụ thuộc vào vật liệu (các sản phẩm đúc) và điều kiện sử dụng. Trong trường hợp này cần phải tiến hành khoan lỗ để đo. Tuy nhiên, bởi vì sức bền của vật liệu sẽ bị yếu đi nên phương pháp này có thể không được ứng dụng cho những phần chịu lực tập trung. 3.8.2. Phương pháp đo sử dụng sóng siêu ám a) Phương pháp phản xạ Sóng siêu âm được chiếu vào vật liệu. Thời gian phản xạ của sóng tỷ lệ với độ dày của vật liệu. Vì vậy, có thể đo được độ dày của vật liệu theo thời gian đó. TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NÂNG CAO 131
  19. Tài liệu chuyên đề bảo dưỡng sửa chùa tua-bin nước Phương pháp này được áp dụng cho vật liệu bị mài mòn mạnh ở bên trong, phù hợp với việc đo tại chỗ. Độ chính xác của phương pháp này thấp hơn so với phương pháp đo cộng hưởng, việc đo bề dày cỡ Imm hoặc nhỏ hơn là khó khăn. b) Phương pháp đo cộng hưởng Sóng siêu âm được phát ra ở một vài tần số có liên quan tới bề dày của tấm vật liệu được đo, khi cung cấp điện áp cao tần có tần số thay đổi liên tục đến khi hiện tượng cộng hưởng xuất hiện. Đây là phương pháp đo độ dày bằng chiều dài sóng, vận tốc âm thanh và tần số của sóng siêu âm tại thời điểm này. c) Chú ý khi áp dụng - Khi việc đo không đòi hỏi độ chính xác thì phương pháp phản xạ thường được sử dụng hơn, vì nó không chịu ảnh hưởng bởi sự ăn mòn bên trong. - Khi bề mặt của vật liệu đo gổ gề, quá trình đo sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp này có thể làm phẳng bề mặt đo bằng máy mài hoặc giũa. - Cần tiến hành chọn thang đồng hồ đo độ dày sử dụng vật mẫu có chất liệu như tấm vật liệu được đo. 3.9. Đo độ sâu của vết nứt Khi vết nứt được phát hiện bằng các phương pháp kiểm tra khác nhau thì độ sâu vết nứt là vấn đề cần phải quan tâm. Có các phương pháp sau đây để đo độ sâu. 3.9.1. Phương pháp đo điện trở Phương pháp này được ứng dụng khi vết nứt ở trên bề mặt của chất dẫn điện. Dòng điện một chiều hoặc xoay chiều được cung cấp theo hướng vuông góc với vết nứt và độ sâu được xác định dựa vào sự thay đổi của điện áp trước và sau vết nứt. Khi bố trí các điện cực, chúng thường được sử dụng như trong hình 5.7.a. Mối quan hệ giữa điện áp nhận được và độ sâu của vết nứt được thể hiện trên hình 5.7.b. Độ nhạy tăng lên khi trị số “a/1” giảm. Cần đánh bóng bề mặt kiểm tra cẩn thận để tiếp xúc giữa các điện cực và vật liệu là tốt. 132 TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN Lực
  20. Chương V. Kiểm tra không phá huỷ Khi dòng diện một chiều được sử dụng để đo thì xuất hiện ảnh hưởng của sự thay đổi dòng điện theo độ dày, vì vậy quá trình đo sẽ gặp khó khăn khi độ dày nhỏ hơn hoặc bằng một vài mm. Đối với dòng điện xoay chiều, sự ảnh hưởng của độ dày có thể được loại trừ bởi hiệu ứng mặt ngoài. Nói chung dòng điện xoay chiều tần số khoảng 1500Hz được sử dụng cho thiết bị thuỷ lực. Vật liệu được kiểm tra a) Cách bố trí điện cực b) Quan hệ giữa điện áp và độ sâu của vết nứt Hình 5.7. Phương pháp đo điện trở 3.9.2. Phương pháp đo bằng sóng siêu ám Bởi vì trục chính có những vị trí kích thước thay đổi, do vậy không thể kiểm tra được bằng phương pháp đo điện trở, khi đó phương pháp đo bằng sóng siêu âm được sử dụng. Phương pháp này đo được khoảng cách là độ sâu từ bề mặt dựa trên quá trình phản xạ từ khuyết tật sau khi sóng siêu âm được chiếu vào vật liệu. Có hai phương pháp là phương pháp đo theo chiều dọc và phương pháp đo đường chéo. 3.9.3. Phương pháp đo trực tiếp Không thể đo độ sâu của vết nứt một cách chính xác, bởi vì vết nứt sinh ra trong thiết bị thuỷ lực có cáu cặn và bụi phía trong. Nói chung có thể nói rằng kết quả chỉ phản ánh một phần độ sâu thực tế. Trong quá trình đo chính xác, việc khoan lỗ được tiến hành nếu như không có ảnh hưởng gì đến sức bền vật liệu. TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NÂNG CAO 133
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2