Kỹ thuật thâm canh cây lúa (Phần 1)
lượt xem 276
download
Mục tiêu kinh tế kỹ thuật 1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các giống lúa sản xuất tại các vùng trồng lúa ở Nghệ An. 1.2. Quy trình kỹ thuật này nhằm đảm bảo cho việc thâm canh các giống lúa đạt năng suất trung bình: đối với lúa thuần 50-55 tạ/ha/vụ, lúa lai 60-65 tạ/ha/vụ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật thâm canh cây lúa (Phần 1)
- Kỹ thuật thâm canh cây lúa (Phần 1) Chương I: Qui định chung 1. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật 1.1. Quy trình kỹ thuật này áp dụng cho các giống lúa sản xuất tại các vùng trồng lúa ở Nghệ An.
- 1.2. Quy trình kỹ thuật này nhằm đảm bảo cho việc thâm canh các giống lúa đạt năng suất trung bình: đối với lúa thuần 50-55 tạ/ha/vụ, lúa lai 60-65 tạ/ha/vụ. 2. Yêu cầu sinh thái 2.1. Điều kiện đất đai, địa hình • Đối với lúa nước: ở Việt Nam lúa được gieo cấy ở hầu hết các nhóm và các loại đất biến động theo thứ tự sau: Đất phù sa, đất glây, đất mặn, đất phèn, đất mới biển đổi, đất cát biển, đất xám, đất đỏ. Nhưng muốn lúa có năng suất cao đất trồng cần đáp ứng một số yêu cầu sau: o Địa hình bằng phẳng, thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng. o Hàm lượng dinh dưỡng N,P,K tổng số khá. o Độ pH từ 4,5 đến 7. o Độ mặn < 0,5% tổng số muối tan. • Đối với lúa cạn: Ngoài các chỉ tiêu pH, tổng số muối tan có yêu cầu như cây lúa nước. Lúa cạn (gieo thẳng) cần đất nhẹ hơn, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ. Đất có độ dốc
- 2.4. Nhiệt độ Nhiệt độ làm lúa sinh trưởng nhanh hay chậm, phát dục tốt hay xấu. Lúa sinh trưởng bình thường ở nhiệt độ 25-280C. Nếu nhiệt độ thấp hơn 170C sinh trưởng của lúa chậm lại, nếu thấp hơn 130 C thì lúa ngừng sinh trưởng, nếu nhiệt độ thấp kéo dài nhiều ngày lúa có thể chết. Nhiệt độ cao, trong phạm vi từ 28-350C thì lúa sinh trưởng nhanh nhưng chất lượng kém. Nhiệt độ >400C cây lúa sinh trưởng nhanh nhưng tình trạng sinh trưởng xấu, nếu kéo theo gió lào, ẩm độ không khí thấp thì cây chết. Mức độ ảnh hưởng nhiệt độ cao hay thấp, mạnh hay yếu là tuỳ thuộc vào giống lúa và giai đoạn sinh trưởng, phát triển của lúa. Nhiệt độ thích hợp cho lúa nảy mầm là 28-320C, trổ bông, phơi mau yêu cầu nhiệt độ 20-380C. Nhiệt độ ảnh hưởng đến ra hoa kết quả sớm hay muộn của lúa. Một số giống lúa mẫn cảm với nhiệt độ, khi tích luỹ đủ một số nhiệt nhất định (tổng tích ôn) trong đời sống của mình thì sẽ ra hoa kết quả. Tổng tích ôn của giống ngắn ngày là 2.000-2.5000C, giống dài ngày là 3.000-3.500 0C. Chương II: Kỹ thuật làm mạ
- Hiện nay có nhiều phương pháp làm mạ nhưng ở Nghệ An chỉ áp dụng 2 phương pháp đó là mạ ruộng và mạ sân (mạ trên nền đất cứng, mạ bờ). Cho nên trong quy trình này chúng tôi chỉ giới thiệu 2 phương pháp làm mạ nói trên. 1. Kỹ thuật làm mạ ruộng 1.1. Chọn đất gieo mạ Chọn loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất cát pha, thịt nhẹ là tốt nhất. Đất phải chủ động được tưới tiêu, nhất là khâu tưới. Vụ Mùa chọn nơi cao, vụ Xuân chọn nơi khuất gió Bấc để hạn chế rét cho mạ. Cũng có thể gieo mạ ngay trên ruộng cấy, dùng để cấy cho ruộng đó. 1.2. Làm đất Đất phải được cày bừa kỹ, nhuyễn và bằng phẳng. Làm luống rộng 1,2-1,4m, rãnh sâu 20cm, rộng 20-25cm. Mặt luống phải bằng phẳng, không đọng nước. 1.3. Mật độ gieo: 50-60 gam giống/m2 (25-30 kg/sào). • Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy các giống lúa thuần: o Vụ Hè thu, vụ mùa 80-100 kg. o Vụ Đông xuân: 110-120 kg. • Lượng hạt gieo cho 1 ha lúa cấy các giống lúa lai: 24-30kg (1,2- 1,5kg/sào). 1.4. Kỹ thuật ngâm, ủ hạt giống và gieo mạ Trong điều kiện cho phép nên phơi hạt giống dưới nắng nhẹ 2-3 giờ trước khi ngâm để xúc tiến hoạt động của các hệ men, tăng khả năng nảy mầm.
- • Ngâm, ủ: Thóc giống sau khi xử lý vớt ra, rửa sạch và đưa vào ngâm: Trong vụ Hè thu, vụ Mùa ngâm 24-36 giờ đối với lúa thuần và 12-18 giờ đối với lúa lai; Trong vụ Xuân ngâm 48-72 giờ đối với lúa thuần và 24-36 giờ đối với lúa lai. Ngâm đến khi hạt thóc có phôi mầm màu trắng là được. Thay nước 6-8 giờ/1 lần trong quá trình ngâm. Sau đó vớt ra đãi sạch nước chua và đem ủ bằng thúng, bằng bao tải ... • Trong vụ Xuân khi mầm dài bằng 1/2 hạt và rễ dài bằng hạt thì đem gieo được. Còn trong vụ Hè thu, vụ Mùa thì hạt nứt nanh là đem gieo được. Nếu mầm ngắn thì ngâm nước để nó dài ra. Chú ý: Sau khi mầm mạ đã đủ tiêu chuẩn đem gieo nhưng điều kiện bên ngoài bất thuận (trời mưa to, nhiệt độ thấp
- 1 Xuân sớm 5-15/12 ngày gieo sau. 2 Xuân muộn 10/1-30/1 II Vụ Hè thu Hè thu thâm 1 10-20/5 canh 2 Hè thu chạy lụt 30/4-10/5 III Vụ Mùa 1 Mùa sớm 20-30/5 2 Mùa trung 20/5-5/6 3 Mùa muộn Trong tháng 7 1.8. Chăm sóc: • Phun thuốc trừ cỏ dại: Dùng thuốc cỏ Sofit theo liều lượng khuyến cáo để phun cho mạ sau khi gieo 2-3 ngày tuỳ điều kiện thời tiết và mùa vụ. • Tưới nước: Sau khi bón thúc lần 1, đưa nước vào ruộng mạ cho láng mặt ruộng. Sau khi bón thúc lần 2 đưa mực nước lên 1/5 chiều cao cây mạ và luôn giữ đủ nước để ruộng mạ mềm bùn. • Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên thăm ruộng, nếu phát hiện thấy sâu bệnh phải tiến hành phun ngay. Đặc biệt chú ý sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn ... • Trong vụ Đông xuân cần chú ý chống rét cho mạ: Có thể áp dụng các biện pháp sau để chống rét cho mạ: o Rắc tro bếp: 10-13kg/sào. o Phủ nilon. o Đêm cho nước vào, ngày tháo nước ra, cho ngập 1/2-1/3 cây mạ. o Tăng cường bón phân kali. 2. Kỹ thuật làm mạ sân (thường áp dụng trong vụ Xuân) 2.1. Chọn đất, làm đất
- Chọn nơi có nền đất cứng hoặc sân gạch, xi măng. Lấy đất có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, đất có kết cấu tơi xốp, đất phải sạch cỏ dại đem về trộn với phân, dàn mỏng ra một lớp dày 3-5 cm và gieo hạt. Cứ cách 1,2-1,4 m đặt một hàng gạch giữa luống để tiện cho việc chăm sóc (tưới nước, nhổ cỏ...). 2.2. Ngâm, ủ hạt giống: Làm tương tự như phần mạ ruộng. 2.3. Mật độ: Có thể gieo dày hơn mạ ruộng nhưng cũng không nên gieo quá dày. Nên gieo 60-70 gam giống/m2 tương đương 30-35 kg/sào. 2.4. Bón phân: • Lượng phân cho 1 sào (500m2): Bón 20 kg supe lân + 6kg đạm urê + 6 kg kali clorua + 250 kg phân chuồng hoai mục. • Cách bón: Có thể bón lót toàn bộ (trộn với đất) hoặc để lại 1/2 lượng đạm + 1/2 lượng kali để bón thúc khi cây có 2-3,5 lá. 2.5. Chăm sóc: Sau khi gieo cần chú ý che chắn xung quanh để đề phòng chuột, gà... phá hại. Thường xuyên tưới nước đảm bảo độ ẩm cho cây. Nếu trời rét thì phải bón tro bếp, phủ nilon để chống rét cho mạ. Thường xuyên kiểm tra, nếu phát hiện thấy sâu bệnh hại thì tiến hành phun thuốc ngay. Chương III: Kỹ thuật cấy ở ruộng sản xuất
- 1. Làm đất: Đất phải cày bừa kỹ, sạch cỏ dại. Trong điều kiện cho phép nên cày ải sau khi thu hoạch để diệt mầm mống sâu bệnh và hoai mục gốc lúa. Sau đó cày lại và bừa kỹ, bằng phẳng. 2. Thời vụ cấy: TT Thời vụ Thời gian cấy Tuổi mạ I Vụ Xuân 1 Xuân sớm 10-20/1 4,5-5 lá 2 Xuân muộn 25/1-20/2 3-3,5lá II Vụ Hè thu Xong trước 10/6 18-20 ngày III Vụ Mùa 1 Mùa sớm 20/6-30/6 18-30 ngày 2 Mùa trung Trước 10/7 30-45 ngày 3 Mùa muộn Trước 10/8 30-50 ngày 3. Mật độ cấy. • Đối với lúa thuần: o Vụ Mùa, Hè thu cấy 45-50 khóm/m2, 3-4 dảnh/khóm. o Vụ Xuân cấy 45-50 khóm/m2, 3-4 dảnh/khóm. • Đối với lúa lai: o Vụ Mùa, Hè thu cấy 45-46 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm. o Vụ Xuân cấy 40-42 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm. 4. Kỹ thuật cấy: Lúa lai nói riêng, các giống lúa ngắn ngày nói chung không nên nhổ cấy. Biện pháp tốt nhất là xúc đặt, đảm bảo cây mạ không bị tổn thương. Nên cấy thẳng hàng, cấy theo băng rộng 1,2-1,4m, hướng băng cấy vuông góc với phương mặt trời mọc và lặn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật trồng lúa (dùng trong các trường trung học chuyên nghiệp): Phần 1
102 p | 188 | 67
-
Kỹ thuật thâm canh lúa lai part 1
10 p | 174 | 39
-
Kỹ thuật nuôi trồng hoa và cây cảnh - Tập II: Phần 1
66 p | 175 | 34
-
Kỹ Thuật Thâm Canh Mạ part 1
10 p | 175 | 26
-
Cẩm nang hướng dẫn 5 quy trình kỹ thuật thâm canh cây trồng: Phần 1
32 p | 130 | 21
-
Cẩm nang hướng dẫn 5 quy trình kỹ thuật thâm canh cây trồng: Phần 2
45 p | 139 | 19
-
Bài giảng Kỹ thuật thâm canh lúa tiên tiến
121 p | 176 | 18
-
cây lúa và kỹ thuật thâm canh cao sản cho hộ nông dân: phần 1
125 p | 118 | 16
-
cây lúa và kỹ thuật thâm canh cao sản cho hộ nông dân: phần 2
214 p | 90 | 13
-
Tài liệu Tập huấn kỹ thuật ICM trên cây lúa
47 p | 37 | 8
-
Sổ tay cẩm nang cây lúa (Quyển 1: Thâm canh lúa cao sản) - Phần 1
179 p | 19 | 5
-
Giáo trình Trồng trọt chuyên khoa (Dùng giảng dạy cho sv ngoại khoa): Phần 1 - PGS. TS Trần Ngọc Ngoạn
153 p | 17 | 5
-
Kỹ thuật thâm canh lúa: Phần 2
33 p | 11 | 5
-
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc và thâm canh cây trồng: Phần 2
37 p | 9 | 5
-
Giáo trình Cây lúa: Phần 2 - PTS. Nguyễn Thị Lẫm
67 p | 7 | 4
-
Sổ tay cẩm nang cây lúa (Quyển 1: Thâm canh lúa cao sản) - Phần 2
204 p | 25 | 4
-
Kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGap (Tập 1 Cây xoài): Phần 1
52 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn