KỸ THUẬT THI CÔNG - CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ THI CÔNG CỌC
lượt xem 51
download
Đường kính của ống từ 16 - 60cm, thành ống dày 6 - 14mm. Mũi cọc được làm nhọn và hàn kín để dễ đóng và không cho đất và trong ống. Sau khi đóng xong thì đổ bêtông vào trong ống, cọc sẽ bền, dùng được lâu hơn. Tuy giá thành của cọc ống thép có cao hơn cọc bêtông cốt thép, cọc gỗ, nhưng người ta vẫn dùng vì nó có những ưu điểm sau:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: KỸ THUẬT THI CÔNG - CHƯƠNG II CÔNG NGHỆ THI CÔNG CỌC
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC CHƯƠNG 2 CÔNG NGHỆ THI CÔNG CỌC PHẦN 1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG BÀI 1. CÁC LOẠI CỌC CỦA MÓNG CỌC VÀ CÁC LOẠI CỪ I. CÁC LOẠI CỌC CỦA MÓNG CỌC 1. Cọc ống thép Đường kính của ống từ 16 - 60cm, thành ống dày 6 - 14mm. Mũi cọc được làm nhọn và hàn kín để dễ đóng và không cho đất và trong ống. Sau khi đóng xong thì đổ bêtông vào trong ống, cọc sẽ bền, dùng được lâu hơn. Tuy giá thành của cọc ống thép có cao hơn cọc bêtông cốt thép, cọc gỗ, nhưng người ta vẫn dùng vì nó có những ưu điểm sau: - Trong lượng tương đối nhỏ. 75
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC - Cọc ống thép bền và cứng, không sợ hư hỏng khi vận chuyển và khi đóng. - Sức chịu tải của cọc ống thép rất lớn, tới 250 - 300 tấn. Cọc ống thép thường dùng trong xây dựng trụ cầu, loại nhỏ được dùng trong xây dựng công trình dân dụng ở những khu vực chật hẹp, được hạ xuống bằng máy ép thuỷ lực. 2. Cọc vít bằng thép hay gang Cọc này gồm một ống rỗng bằng kim loại, phần đầu dưới có cánh thép xoắn ốc. Khả năng chịu lực của những cọc vít rất lớn (10 - 15lần) so với những cọc khác có cùng độ dài cường kính. Cọc vít được sử dụng cho những công trình quan trọng ở khu vực có bão lớn và gió xoáy. Kết cấu của cọc chọn tuỳ theo tính chất của đất. Đối với những đất chắc thì bán kính của vít nhỏ, nhưng nước vít dài (hình 2.1a); đối với đất mềm thì đường kính vít lớn, mà bước lại nhỏ (hình 2.1b). Những đất rắn chắc hoặc có chứa nhiều đá tảng to thì không dùng được loại cọc này. Ở mũi cọc và đầu cọc có khoan những lỗ nhỏ (hình 2.1c) để phun nước xói lở đất giúp cho công tác vặn cọc ăn sâu xuống đất được dễ dàng. Gần đây người ta đã thiết kế những cọc vít có đường kính rất lớn, sức chịu tải tới 1000 tấn (hình 2.2), ống cọc sẽ được lấp kín bằng bêtông. Hình 2.1. Các loại cọc vít Hình 2.2. Đầu vít của cọc ống thép 1000 tấn 76
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC * Chống gỉ cho cọc thép Những cọc bằng kim loại ngâm lâu trong nước thường bị gỉ. Cọc kim loại ngâm trong nước mặn huỷ hoại nhanh hơn trong nước ngọt. Phần cọc ở cao trình mực nước và ở trong không khí gần nước thì bị gỉ mạnh nhất. Phần cọc thép nằm trong đất hư hỏng châm hơn phần ở trong nước. Cọc chôn trong cát đồng nhất thì bền lâu hơn cọc chôn trong đất sét, vì cát kết hợp với gỉ sắt tạo thành một màng chống được nước và axít xâm nhập vào kim loại. Muốn cho cọc thép khỏi bị gỉ, quét vài lớp nhựa bitum lên mặt cọc. Kinh nghiệm cho biết rằng những lớp nhựa bảo vệ này bám rất chặt vào sắt thép. Thí nghiệm thấy sau khi đóng cọc qua tầng cát to hạt, những lớp nhựa vẫn không bị hư hỏng. Theo một vài tài liệu cho biết sau 100 năm kích thước phần cọc thép nằm trong nước giảm đi 2 - 4,5mm, còn phần cọc nằm ở mức mặt nước và ở trên mực nước thì giảm đi 8 - 10,5mm. 3. Cọc bêtông cốt thép đúc sẵn Cọc bêtông cốt thép đúc sẵn thường có tiết diện hình vuông, kích thước tiết diện là: 20x20cm, 25x25cm, 30x30cm, 35x35cm, 40x40cm, 45x45cm. Chiều dài của cọc từ 6 - 11m. Cọc trong các công trình cảng dài tới 25m hay hơn nữa, cọc bêtông cốt thép rất năng, tới 10 tấn. Chiều dài và tiết diện cọc thường bị giới hạn bởi công suất các thiết bị dùng để vận chuyển và đóng cọc. Ngoài ra giữa chiều dài và tiết diện cọc còn có sự tương quan với nhau. Sau đây là những số liệu về sự tương quan đó trong cọc bêtông cốt thép (bảng 2.1). 77
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC Sự tương quan giữa chiều dài và tiết diện cọc (Bảng 2.1) Chiều dài cọc (m) Tiết diện cọc (cm) Mác bêtông (kG/cm2) Dưới 5m 6-9 10 - 12 13 - 16 17 - 20 Trên 25 20 x 20 25 x 25 30 x 30 35 x 35 40 x 40 45 x 45 170 170 170 - 200 200 - 250 250 - 300 300 - 350 Cọc bêtông cốt thép đúc sẵn thường được hạ bằng phương pháp đóng hoặc ép. Cọc dùng để ép có tiết diện tối đa là 35x35cm, chiều dài mỗi đoạn cọc từ 2 - 8m. Giải pháp ép cọc được áp dụng khi xây dựng công trình trong các khu đô thị, trong các khu dân cư, đất nền yếu, công trình có số tầng 10. 4. Cọc bêtông cốt thép ứng suất trước Hiện tượng nứt nẻ nhỏ thường hay xuất hiện khi vận chuyển và đóng cọc bêtông cốt thép. Nước có thể thấm qua những khe nứt đó vào thân cọc làm gỉ cốt thép và phá hoại bêtông. Đối với cọc bêtông cốt thép 78
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC ứng suất trước thì hiện tượng nứt nẻ bêtông ít xảy ra, vì bêtông đã được nén trước, nên không chịu ứng suất kéo, do đó không bị nứt nẻ. 5. Cọc nhồi bêtông cốt thép Cọc nhồi bêtông cốt thép có tiết diện tròn, đường kính 60, 80, 120, 150, thậm chí 300cm, chiều dài cọc có thể đến 70m. Cọc được thi công bằng phương pháp đổ bêtông tại chỗ. Sức chịu tải của cọc nhồi bêtông cốt thép rất lớn, có thể hàng ngàn tấn. Cọc nhồi bêtông cốt thép được thi công ở các điều kiện đia chất, thuỷ văn phức tạp khác nhau. 6. Cọc Baret Cọc Baret là cọc bêtông cốt thép được thi công bằng phương pháp đổ tại chỗ. Cọc có tiết diện chữ nhật, cạnh ngắn từ 0,4 - 1m, cạnh dài từ 2 - 6m, chiều dài có thể đến 60m, cọc Baret có thể thi công theo tiết diện bất kỳ (hình 2.3), sức chịu tải của cọc rất lớn, nó được sử dụng trong các công trình nhà nhiều tầng có chiều cao và tải trọng lớn. Cọc Baret còn được nối với nhau tạo thành bức tường liên tục có khả năng cách nước, được dùng làm tường công trình ngầm, tường chắn rất hiệu quả. Hình 2.3. Các loại cọc Baret II. MỘT SỐ LOẠI CỪ 1. Ván cừ thép Hàng cừ thép có thể tạo thành một tấm tường chống thấm bền chắc bảo vệ các hố móng. Tường cừ thép ngăn được nước thấm qua là do khi nước luồn qua các khe móc nối chạy dích dắc sẽ lắng lại những hạt đất nhỏ nhất; sau một thời gian những hạt đất 79
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC này sẽ bịt kín khe móc nối, không để nước thấm qua nữa. Đường nước thấm trong khe móc nối càng dài thì độ chống thấm của tường càng cao. Hiện nay có mấy loại móc nối và ván cừ thép như trong hình 2.4 và 2.5. Móc nối kiểu 2.4a có khe hở lớn hơn ở hai kiểu kia, nhưng lại có góc quay giữa hai ván cừ lớn nhất, tới 24o, điều này rất cần để tạo ra một tường chống thấm hình cong. Móc nối kiểu 2.4b và 2.4c thì khít hơn, vì đường đi của nước thấm dài hơn, nhưng góc quay lại nhỏ, chỉ tới 10 - 15o. Hình 2.4. Các loại móc nối của ván cừ thép Hình 2.5. Các loại ván cừ thép 1. Ván cừ phẳng; b. Ván cừ khum; c. Ván cừ lác-sen 2. Ván cừ bêtông cốt thép Hiện nay ở một số nước trên thế giới, người ta đã chế tạo ván cừ bêtông cốt thép và bêtông cốt thép ứng lực trước, tiết diện ngang của ván cừ được trình bày trên hình 2.6. Ván cừ bêtông cốt thép có ưu điểm hơn ván cừ thép là không bị ăn mòm, tuy nhiên nó còn một số nhược điểm là: - Chiều dài hạn chế, không có khả năng nối dài. - Tính chịu uốn, chống va đập thấp - Khả năng sử dụng lại hầu như không có. - Chống thấm khó khăn, vận chuyển phức tạp. - Điều kiện thi công nghiêm ngặt hơn. Vì vậy tường cừ bêtông cốt thép chỉ sử dụng hiệu quả cho các công trình cảng, kè ven bờ, các đường đào sâu hoặc đắp cao có chiều cao từ 3 - 4m. 80
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC Tường cừ bêtông cốt thép có thể tích chiếm chỗ lớn (độ dày lớn) nên dễ gây biến dạng cho các công trình xunh quanh, không thích hợp cho các công trình xây chen. Hình 2.6. Mặt cắt ngang cừ bêtông cốt thép BÀI 2. CHẾ TẠO CỌC BÊTÔNG CỐT THÉP Cọc bêtông cốt thép có thể đúc trong các nhà máy sản xuất kết cấu bêtông cốt thép hoặc tại khu vực xây dựng công trình. Để đảm bảo chất lượng cọc tốt hơn, nên chế tạo cọc tại nhày máy. Trường hợp nhà máy ở xa khu vực xây dựng công trình, số lượng cọc ít, hoặc do những khó khăn về điều kiện vận chuyển… thì có thể chế tạo tại công trường. I. CHẾ TẠO CỌC BÊTÔNG CỐT THÉP THƯỜNG TIẾT DIỆN ĐẶC Cọc bêtông cốt thép thường có tiết diện đặc, phải có mác bêtông tối thiểu là P300. Kích thước và trọng lượng của một số loại cọc bêtông cốt thép thường tiết diện đặc, có thể tham khảo bảng 2.2. Cọc bêtông cốt thép thường tiết diện đặc (Bảng 2.2) Mặt cắt (cm) Chiều dài cọc (m) 8 12 13 15 16 20 Trọng lượng cọc (T) 30 x 30 1,84 2,74 - - - - 35 x 35 2,50 3,71 4,03 4,95 - - 40 x 40 - - 5,28 6,45 - - 81
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC Khi chế tạo cọc tại công trường có thể tiến hành theo bốn cách: * Cách thứ nhất: San phẳng bãi đúc, lu lèn chặt (đãm bảo trong quá trình thi công đúc cọc nền đất không bị lún), sau đó rải một lớp vữa xi măng - cát đầm chặt để làm phẳng mặt bãi. * Cách thứ hai: San phẳng bãi đúc, lu lèn chặt (đãm bảo trong quá trình thi công đúc cọc nền đất k hông bị lún), sau đó đổ một lớp bêtông tông đá hoặc sỏi lên trên, san phẳng và đầm chặt. * Cách thứ ba: cũng tương tự như cách thứ hai, nhưng trên mặt lớp bêtông tông nền đã đổ người ta lát thêm một lớp thép tấm mõng làm phẳng và nhẵn bề mặt sân đúc. * Cách thứ tư: Làm sàn đổ bêtông cọc bằng cách lát ván gỗ trên các thanh kê đặt trực tiếp trên nền đất, cự ly giữa các thanh kê căn cứ vào tính toán sao cho ván sàn không bị võng xuống trong quá trình đúc cọc. Yêu cầu mặt ván sàn phải phẳng và chặt khít. Diện tích mặt sân đúc cọc (F) được tính bằng công thức: F = k.N.t.l(b + b1) Trong đó: - N là năng suất của bải đúc cọc (số lượng đốt cọc đúc được trong một ngày); - t là thời gian cần để đúc cọc và bảo dưỡng cho đến khi đạt cường độ thiết kế (ngày); - l là chiều dài đốt cọc (m); - b là bề rộng cọc (m); 82
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC - b1 là khoảng cách giữa hai đốt cọc đúc gần nhau (m); - k là hệ số xét đến đường đi lại và các khoảng trống khác, thường lấy k = 1,05. Nếu đúc cọc thành nhiều tầng chồng lên nhau, để tiết kiệm chỗ, thì chỉ được phép đổ bêtông cọc tầng trên khi bêtông cọc tầng dưới đã đạt 25% cường độ thiết kế. Gọi t1 là thời gian cần thiết để bêtông cọc đạt được 25% cường độ, thì diện tích sân đúc cọc được tính theo công thức: Ở đây lấy k = 1,10; n là số tầng cọc. Trong trường hợp đúc cọc theo phương pháp "xen kẽ" (xem hình 2.7), thì ở mỗi tầng lúc đầu chỉ có nửa số cọc (cách nhau một cọc); khi bêtông đã đạt 25% cường độ thiết kế, mới đúc một nửa số cọc kia xen vào giữa. Như vậy diện tích sân đúc lúc này được tính như sau: Hình 2.7. Đổ bêtông cọc theo phương pháp "xen kẽ" nhiều tầng. Muốn giảm diệc tích sân đúc cọc, người ta áp dụng nhiều biện pháp làm cho bêtông cọc đông cứng nha, rút ngắn thời gian t và t1. Hiện nay biện pháp thông dụng nhất là sử dụng phụ gia đông cứng nhanh. Sau khi đủ cường độ, cọc được vận chuyển đến bải chứa cọc, để giải phóng sân đúc cọc. 83
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC ALBUM ĐỔ CỌC BÊTÔNG CỐT THÉP II. CHẾ TẠO CỌC ỐNG BÊTÔNG CỐT THÉP (BTCT) DỰ ỨNG LỰC (DƯL) BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUAY LI TÂM 1. Giới thiệu các đặc trưng cấu tạo và kích thước của cọc ống bêtông cốt thép dự ứng lực đường kính 550mm (xem hình 2.8). Hình 2.8. Cọc ống BTCT dự ứng lực 550 Theo thiết kế cọc được chế tạo thành những đốt dài 8m và 10m. Ở hai đầu mỗi đốt có gắn mặt bích để nối các đốt với nhau và liên kết với mũi cọc. Cốt thép chủ dùng thép gân AIV, 12 loại 20 hoặc 44Mn2Si. Tuỳ theo chất lượng thép mà bố trí 12 thanh hay 18 thanh. Cốt thép đai dùng loại CT3 và CT5. Bêtông dùng loại bêtông thuỷ công mác 450, khi truyền dự ứng lực Rép ? 350 kG/cm2 độ chống thấm 84
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC B4, độ sụt khi trộn bêtông là 4 - 5cm, lúc quay li tâm là 2 - 3cm. Cọc phải đạt các chỉ tiêu cơ học sau: - Sức chịu nén N = 360 T - Mômen chống nứt M = 12,5 Tm - Mômen giới hạn Mgh = 20,1 Tm - Môđun đàn tính của bêtông Eb = 3,5 x 105 kG/cm2. Chi phí vật liệu cho một đốt cọc 550 (Bảng 2.3) Thứ tự Khối lượng Tên và quy cách vật liệu Đốt cọc dài 10m Đốt cọc dài 8m 12 thanh thép chủ 18 thanh thép chủ 12 thanh thép chủ 18 thanh thép chủ I Thép (kg) 1 Mặt bích 53,70 53,70 53,70 53,70 2 Vành đai 16,20 16,20 16,20 16,20 3 Cốt thép chủ 12-44Mn2Si 105,9 - 84,8 - 12-20 - 159,8 - 120,8 4 Cốt thép xoắn 5 38,0 38,0 31,2 31,2 5 Cốt thép đai 8 8 6,2 6,2 Cộng thép 221,8 275,7 192,1 228,1 II Bêtông (m3) 1,2 1,2 0,97 0,97 2. Công nghệ sản xuất a. Các bước công nghệ chế tạo Công nghệ chế tạo cọc ống BTCTDƯL 550 bằng phương pháp quay li tâm gồm những bước sau: - Sản xuất cốt thép - Đổ bêtông, căng kéo dự ứng lực 85
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC - Quay li tâm - Bảo dưỡng hơi nước nóng - Tháo khuôn - Bảo dưỡng nước lạnh, nghiệm thu, xuất xưởng. b. Sơ đồ bố trí kho xưởng Hình 2.9 là sơ đồ bố trí các kho xưởng phục vụ dây chuyền công nghệ trên Hình 2.9. Sơ đồ bố trí kho xưởng. 1. Kho chứa cốt thép; 2. Gian kéo thẳng cốt thép, hàn đối đầu và cắt cốt thép; 3. Gian làm đầu neo, lồng cốt thép; 4. Đổ bêtông, kéo dự ứng lực; 5. Quay li tâm; 6. Bể bảo dưỡng hơi nước nóng; 7. Nhà nồi hơi (cấp hơi nóng); 8. Đường ray vận chuyển cọc ra bãi; 9. Bãi vật liệu; 10. Bãi để cọc. c. Thiết bị chủ yếu Thiết bị chủ yếu dùng chế tạo cọc bao gồm: 1. Máy cắt cốt thép 2. Máy hàn đối đầu 3. Thiết bị kéo thẳng cốt thép 4. Máy mài cốt thép 5. Máy làm đầu neo (đầu tù của cốt thép) 6. Máy kéo tháp lần 1 7. Máy hàn vành đai 8. Cần trục 1 tấn 9. Cần trục 10 tấn. 10. Thiết bị trộn bêtông và đổ bêtông vào khuôn 11. Cốp pha thép loại 10m và loại 8m 12. Thiết bị quay li tâm 86
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC 13. Hệ thống bảo dưỡng hơi nóng 14. Hệ thống cấp hơi nóng 15. Thiết bị kéo thép dự ứng lực 16. Hệ thống chiếu sáng. d. Sơ đồ dây chuyền công nghệ Sơ đồ tổng quát của dây chuyền công nghệ xem hình 2.10. Hình 2.10. Sơ đồ dây chuyền công nghệ 3. Vật liệu a. Vật liệu sản xuất bêtông Để đảm bảo các yêu cầu của thiết kế như đã nêu ở phân trên, thí các vật liệu dùng trộn hỗn hợp bêtông phải thoả mãn các yêu cầu sau: - Xi măng: dùng xi măng Poóc lăng, mác không dưới 500, thoả mãn các yêu cầu của 0CT 10178-76 chứa không quá 5% phụ gia nghiền vụn, độ seat tiêu chuan của boat nhão xi măng không quá 26%. Không được dùng xi măng có thời gian sơ ninh nhỏ hơn 45 phút, hoặc xi măng có tính ninh kết không ổn định. Để tiết kiệm xi măng và tăng tính dẻo của bêtông có thể dùng phụ gia hoá dẻo với tỷ lệ 0,1 - 0,2% (tính theo trọng lượng xi măng). - Cát: dùng cát thiên nhiên loại vừa và to, đảm bảo các chỉ tiêu sau: + Cấp phối hạt Mắt sàn 0,15 0,3 1,2 5 Tích luỹ trên sàn (%) 95-100 70-95 20-55 0- 10 + Hàm lượng SO3 1% 87
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC + Độ bẩn 2% + Môđun 2,1 - 3,2 - Đá: dùng đá dăm lấy từ đá núi, đập nhỏ, thoả mãn các yêu cầu: + Cấp phối hạt Mắt sàng 2,5 5 10 20 25 Tỷ lệ lọt sàng (%) 0-5 0-10 20-50 90-100 100 + Hàm lượng hạt hình kim 15% + Hàm lượng SO3 1% + Hàm lượng boat đá 1,5% + Cường độ của đá > 200% cường độ bêtông + Độ bẩn 1% - Nước: nước để trộn hỗn hợp bêtông phải không chứa các tạp chất độc hại ảnh hưởng đến mức độ thuỷ hoá bình thường của xi măng. Nước phải đạt chỉ tiêu độ pH < 4, hàm lượng SO4 1% khối lượng nước. b. Thép Đối với cốt thép chịu lực sử dụng cốt thép gân loại AIV, số hiệu 44Mn2Si và 20X -2 . Thép phải có giấy chứng chỉ xuất xưởng trước khi đưa vào sản xuất, phải làm thí nghiệm xác định giới hạn chảy, độ dãn dài, uốn nguội… nếu không đạt các yêu cầu của thiết kế thì không được dùng sản xuất cọc. 4. Chế tạo lồng thép Việc chế tạo lồng thép của cọc bào gồm các công đoạn: - Kéo thẳng cốt thép - Cắt thép 88
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC - Hàn nối cốt thép - Lắp cốt thép vào mặt bích - Làm đầu neo - Kéo thép lần 1, buộc khung thép - Hàn vành đai 5. Đổ bêtông cọc và căng kéo dự ứng lực a. Đổ bêtông cọc Cốp pha trước khi đặt lên bệ phải được làm vệ sinh sạch sẽ và quét dầu mỡ ở mặt trong để sau khi đổ bêtông xong, tháo khuôn được dễ dàng và không để lại các vết trên mặt ngoài của cọc. Sau khi lắp xong nửa khuôn, thì cẩu lồng cốt thép đặt vào khuôn. Để đảm bảo chiều dày thiết kế của lớp bêtông bảo vệ có thể buộc vào khung thép các con đệm định vị chế tạo bằng vữa xi măng - cát với tỷ lệ 1: 2. Số lượng các con đệm định vị không ít hơn 3 theo chu vi khung chung hợp với nhau thành góc 120o và phân bố không lớn hơn 2m một theo chiều dài khung. Chênh lệch về chiều dày của lớp bêtông bảo vệ đối với cọc ống 550 có chiều dày vách cọc 80mm là +5 và -0. Trường hợp sau khi kéo căng cốt thép, kiểm tra thấy chiều dày lớp bêtông bảo vệ được đảm bảo thì có thể không cần đặt các con đệm định vị. Khi đặt xong khung cốt thép thì tiến hành công tác đổ bêtông vào nửa khuôn. Khối lượng bêtông sản xuất phải tính cho từng đốt cọc (tăng 6 - 8% so với thiết kế để bù vào phần cặn bã bị tách ra khi quay li tâm, con số này được xác định từ thực tế chế tạo những đốt cọc thí nghiệm). 89
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC Việc đổ bêtông vào khuôn được thực hiện bằng xe rải bêtông có trang bị đầm rung và phải rải đều trên toàn chiều dài đốt cọc. Sơ đồ dây chuyền đổ bêtông xem hình 2.11. Hình 2.11. Sơ đồ dây chuyền đổ bêtông cọc Lưu ý: trong một ca đổ bêtông phải kiểm tra độ sụt 2 lần và lấy 3 nhóm mẫu, trong đó có hai nhóm lấy theo khuôn và một nhóm mẫu xác định R28. Sau khi đổ bêtông xong, thì cẩu chuyển nửa khuôn trên đến để lắp với nửa khuôn dưới, đồng thời đặt nút đầu khuôn. Việc xiết bulông liên kết các nửa khuôn với nhau phải tiến hành đối xứng để đảm bảo khe nối kín, chặt, loại trừ khả năng mất nước xi măng khi quay li tâm. Sơ đồ liên kết hai nửa khuôn xem trên hình 2.12. Hình 2.12. Sơ đồ liên kết hai nửa khuôn cọc. b. Căng kéo dự ứng lực Việc kéo thép được thực hiện bằng kích chuyên dùng và dùng cốp pha thép làm bệ tỳ trong suốt quá trình kéo dự ứng lực cho đến khi tháo khuôn. Trình tự kéo thép được thực hiện như sau: 1. Kéo thẳng số bộ cốt thép từ 0 đến ứng suất ban đầu (không quá 76 T). Dừng 2 phút, đo trị số dãn dài lắp chêm sắt cho lực trở về 0. đo trị số dãn dài và lượng hồi phục. 2. Kéo từ 0 đến ứng suất thiết kế (tương ứng lực kéo thiết kế Ntk = 69T) 90
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC Trong quá trình kéo căng cốt thép cho phép kéo vượt trong khoảng khắc 5 phút với lực kéo 73T (tương ứng hệ số kéo vượt k = 1,05) Việc kéo sau cốt thép (điểm tỳ là bêtông cọc) chỉ được phép khi cường độ bêtông lớn hơn 350 kG/cm2. Các thanh thép được kéo từ một đầu liên kết với giá kích (gọi là đầu chủ động) còn đầu kia của thanh thép được cố định bởi mặt bích liên kết với khuôn thép. Lực kéo thép được kiểm tra qua trị số đọc trên đồng hồ áp lực với độ chính xác tới 5 độ chỉ và theo độ dãn dài tương ứng với độ chính xác tới 1mm. 6. Quay li tâm Sau khi kéo thép xong thì đặt lên máy quay li tâm kiểu trục quay để tạo hình cọc ống và làm chặt bêtông. Khi đặt khuôn lên máy phải chú ý điều chỉnh sao cho trục hình của khuôn và trục quay của bánh truyền động nằm trên cùng một mặt phẳng thẳng đứng. Có thể hỗn hợp bêtông mới được phân bố đều theo chiều dài khuôn trong quá trình quay li tâm làm cho vách cọc có chiều dày đều nhau. Vị trí khuôn phải được định tâm khi điều chỉnh máy quay li tâm và kiểm tra thường xuyên trong quá trình sử dụng. Trị số các kẽ giữa các bánh lăn và trục truyền động của máy quay phải giống nhau. Sự tiếp xúc không đều của bánh đà vào trục lăn sẽ gây nên đào khuôn, mài mòn thiết bị trước thời hạn, tạo nên tiếng ồn quá mức cho phép và dẫn đến sụt lở bêtông. 91
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC Để ngăn ngừa sự vung vãi cặn bã bêtông trong lúc quay thì ở cuối khuôn nên đặt thùng hứng cặn. Trên máy quay được trang bị động cơ điện không đồng bộ 4 vận tốc và quá trình quay li tâm chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn một: Quay khuôn với vận tốc số 1 để phân phối vữa bêtông trên toàn bộ chiều dài đốt cọc. Giai đoạn hai: Quay khuôn với vận tốc số 4 để nén chặt bêtông. Vận tốc số 2 và số 3 là vận tốc chuyển tiếp. Chế độ quay li tâm cọc ống BTCTDƯL 550 nêu trong bảng 2.4. Chế độ quay li tâm (Bảng 2.4) Vận tốc số Số vòng quay của trục truyền động (vòng/phút) Thời gian quay (phút) 1 2 3 4 126 167 263 340 340 - 0 4 2 4 2 22 phút Vận tốc và thời gian quay li tâm được xác định và hiệu chỉnh nhiều lần trong thực tế sản xuất và 92
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC biểu hiện bằng lượng tách nước cũng như khảnăng sụt cọc khi ngừng quay li tâm. Thời gian quay ở vận tốc số 4 được xác định qua thực nghiệm. Dấu hiệu kết thúc nén là ngừng tách nước (tách chất cặn bã). Sự tách cặn bã khi quay li tâm là điều kiện bắt buộc của quá trình công nghệ, nó cho biết bêtông trong cọc đã được nén chặt, và lượng nước thừa tách ra là lượng nước cho vào vữa bêtông đả đảm bảo tính dễ đổ cần thiết. Khi chế tạo các đốt cọc ống BTCTDƯL 550 dài 8m và 10m thì lượng nước tách ra tương ứng phải từ 30 - 35 lít. Không có, hoặc lượng nước tách ra nhỏ hơn trị số trên là nguyên chứng của việc vi phạm quá trình công nghệ. Khi đó phải lập tức tìm biện pháp xử lý ngay. 7. Bảo dưỡng (xử lý nhiệt) Cọc quay li tâm xong được đưa ngay vào bể bảo dưỡng. Vì cọc mới đúc xong, nên khi di chuyển phải chú ý nhẹ nhàng lúc nâng hạ tránh va chạm hoặc giật mạnh làm xuất hiện các vết nứt và sứt mẻ bêtông. Chế độ xử lý nhiệt ẩm cọc ống BTCTDƯL đúc bằng bêtông thuỷ công không những dựa theo điều kiện đạt cường độ yêu cầu của bêtông để truyền được lực thiết kế, mà còn phải xét tới vấn đề có liên quan tới cốt thép chịu lực. Bởi vì, khi xử lý nhiệt ẩm có thể gây ảnh hưởng làm giảm chất lượng của cấu kiện dự ứng lực. Cụ thể chế độ bảo dưỡng quy định như sau: 93
- KYÕ THUAÄT THI COÂNG CHÖÔNG II. COÂNG NGHEÄ THI COÂNG COÏC - Nhiệt độ hơi nước nóng > 80oC - Tốc độ gia nhiệt trong khoảng: + Từ 10 - 15oC/1 giờ - đối với bêtông không dùng phụ gia + Từ 7 - 8oC/1 giờ - đối với bêtông dùng phụ gia hoá dẻo. - Dùng hơi nước bảo hoà, áp suất thấp, độ ẩm tương đối < 98 - 100%. Chế độ xử lý nhiệt ẩm cọc ống được hướng dẫn theo đồ thị hình 2.13. Thời gian xử lý nhiệt ẩm phải đảm bảo không ít hơn 24 giờ. Hình 1.13. Đồ thị biểu diễn quan hệ nhiệt độ và thời gian bảo dưỡng hơi nước 8. Tháo khuôn Khi tháo khuôn cọc phải tuân theo các quy định và trình tự sau: - Chỉ tiến hành tháo khuôn khi cường độ bêtông cọc đạt ? 350 kG/cm2. - Khi cẩu khuôn cọc từ bể bảo dưỡng ra vị trí tháo khuôn phải kê đệm bằng gỗ hoặc cao su để giảm chấn. - Tháo nêm trước, mới tháo belông liên kết 2 nửa khuôn. Sau đó dùng cẩu, cẩu nửa cốp pha trên lên cho tách khỏi cọc, tiếp theo tháo nửa khuôn dưới rồi từ từ đặt cọc xuống các điểm kê đã đặt sẵn. 9. Bảo dưỡng nước lạnh, nghiệm thu, phân loại cọc Cọc sau khi tháo dỡ ra khỏi khuôn và xếp vào bãi chứa thì phải tiếp tục tưới nước lạnh, tạo ẩm định kỳ trong khoảng thời gian từ 5 - 7 ngày. 94
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIáO TRìNH MÔN HỌC Kỹ THUẬT THI CÔNG I
148 p | 1469 | 542
-
Giáo trình kỹ thuật thi công part 1
26 p | 1317 | 411
-
Bài giảng Kỹ thuật thi công công trình - Lưu Văn Cam
129 p | 938 | 357
-
Giáo trình kỹ thuật thi công part 2
26 p | 784 | 276
-
Giáo trình kỹ thuật thi công part 3
26 p | 639 | 249
-
Giáo trình kỹ thuật thi công part 4
26 p | 542 | 234
-
Giáo trình kỹ thuật thi công part 5
26 p | 504 | 221
-
Giáo trình kỹ thuật thi công part 6
26 p | 473 | 204
-
Giáo trình kỹ thuật thi công part 9
26 p | 389 | 188
-
Giáo trình kỹ thuật thi công part 7
26 p | 391 | 187
-
Giáo trình kỹ thuật thi công part 8
26 p | 407 | 185
-
Giáo trình kỹ thuật thi công part 10
19 p | 368 | 180
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Tập 1): Phần 1 - TS. Đỗ Đình Đức (Chủ biên)
129 p | 26 | 6
-
Đề cương chi tiết học phần Kỹ thuật thi công 2 (Mã học phần: CIE357)
10 p | 6 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kỹ thuật thi công 1 (Mã học phần: CIE377)
3 p | 17 | 2
-
Đề cương chi tiết học phần Kỹ thuật thi công nền mặt đường ô tô (Mã học phần: CIE385)
10 p | 1 | 1
-
Giáo trình Đồ án kỹ thuật thi công (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
52 p | 13 | 1
-
Giáo trình Kỹ thuật thi công (Ngành: Công nghệ kỹ thuật vật liệu xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1
157 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn