intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng bonsai

Chia sẻ: Tu Oanh02 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

494
lượt xem
213
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bonsai là một loại cây cảnh phát triển rất mạnh, có giá trị kinh tế rất lớn, có cây lên tới hàng trăm triệu đồng. Bonsai có giá trị như vậy chủ yếu do hình dáng đẹp, tuổi thọ cây lớn. Điều đó đòi hỏi các nghệ nhân phải trải qua một quá trình trồng, chăm sóc rất vất vả mới có được. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật trồng bonsai để cho bà con tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng bonsai

  1. Kỹ thuật trồng bonsai
  2. Bonsai là một loại cây cảnh phát triển rất mạnh, có giá trị kinh tế rất lớn, có cây lên tới hàng trăm triệu đồng. Bonsai có giá trị như vậy chủ yếu do hình dáng đẹp, tuổi thọ cây lớn. Điều đó đòi hỏi các nghệ nhân phải trải qua một quá trình trồng, chăm sóc rất vất vả mới có được. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ thuật trồng bonsai để cho bà con tham khảo. Thao tác đầu tiên là uốn cành Có nhiều phương pháp uốn cành. Cách thức cổ truyền Trung Quốc là uốn cành bằng dây cọ (loại cây họ cau dừa). Nhưng hiện nay, người yêu bonsai đều uốn cành bằng dây kẽm, vì nhanh chóng và tiện lợi hơn. Trước khi uốn, phải tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau gây khó khăn trong việc tạo dáng cho cây. Trong cấu trúc bonsai, nên tránh những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ. Nên loại bỏ vì chúng làm mất vẻ thẩm mỹ của tổng thể cảnh quan. Quy trình của việc uốn cây là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây. Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ
  3. cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng. Do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng. Còn đối với thông, bách thì phải hơn một năm. Những cây hay cành lớn thì thời gian sẽ lâu hơn. Nếu cây hay cành trở lại hình dáng ban đầu sau khi ta tháo bỏ dây kẽm, hãy quấn lại một lần nữa và buộc chặt. Vì vỏ cây thích và lựu hơi mỏng, ta cần bọc dây kẽm bằng một lớp giấy để không làm đau cây đồng thời ngăn cản sức nóng mặt trời truyền vào dây kẽm, làm hỏng cây. Phải để ý tháo bỏ dây kẽm đúng lúc, nếu không, dây kẽm sẽ ăn ngập sâu vào trong vỏ làm hại đến sự phát triển của vỏ cây. Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi - lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. Trong thiên nhiên, rễ của cây già thường lộ trên đất, bò ngoằn ngoèo. Để tái tạo cảnh kỳ dị đó, rút rễ cây thật nhẹ nhàng hàng năm khi ta trồng lại cây vào mâm hay chậu khác, cây sẽ dần dần phô bày rễ trên mặt đất. Ta uốn rễ vào thời gian còn ít tuổi cũng bằng cách cuốn dây kẽm sẽ mục trong đất, nhưng những rễ ngoằn ngòeo sẽ giữ nguyên hình dáng. Thứ hai là khắc và uốn thân cây Không thể nào uốn được những cây già đào được ở nơi hoang dã. Chúng cần được khắc, tô điểm nếu chúng thiếu vẻ đẹp. Khi cây già được đem trồng trong mâm, sự tăng trưởng của chúng bị dừng lại, mọi vết thương đều khó lành sau khi bị cắt cành. Nếu được khắc, chúng sẽ mang dáng dấp dãi nắng dầm mưa của cây sống lâu năm nơi hoang dã. Để tạo bề ngoài già nua cho cây non, ta khắc phía trước của thân nhưng tuyệt đối không được khắc một đường vòng
  4. quanh lớp vỏ của thân. Vì như thế, ta đã cắt đứt những ống dẫn nhựa và ống bọc trong vỏ cây. Sau khi khắc, những cây non trông dày dạn, gian khổ, mang nét giản dị cổ kính, và sự quyến rũ mỹ thuật. Nếu một thân cây quá mảnh mai, không già cỗi, ta có thể đính một miếng gỗ già, gân guốc vào trước thân nó, để những cành và lá non sẽ trông như mọc từ một cây già cỗi. Nếu một thân cây cần được uốn cong, trước hết ta quấn nó bằng dây gai dầu, hoặc đặt một sợi dây gai dầu bên ngoài nơi ta định uốn trước khi nó cốt để nâng đỡ cây không gãy khi bị uốn. Nếu thân cây hơi lớn, ta sẽ rất khó uốn. Hãy dùng dao khắc đề mở một đường khe nơi ta định uốn, sâu khoảng hơn 2/3 ' vào trong thân gỗ rồi quấn thân cây bằng dây gai dầu. Vết cắt phải xiên theo chiều uốn nếu không thì vết thương sẽ toác ra khi bị uốn. Buộc chặt cây lại bằng dây điện sau khi uốn. Vết thương sẽ lành trong vòng hai tháng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2