intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng đậu tương DT84

Chia sẻ: Hatmit Xinhtuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1.487
lượt xem
103
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giống đậu tương DT84 được công nhận là giống Quốc gia năm 1995. Giống DT 84 có thời gian sinh trưởng là 85 – 95 ngày, cây cao TB 50-60cm. phân cành ít, P1000 hạt 150-160g. Thông thường năng suất đạt từ 15-30 tạ/ha. DT 84 là giống chịu nhiệt trung bình, thích hợp cho cả 3 vụ. .- Thời vụ trồng: Vụ xuân: từ 5/2-10/3. Vụ hè: từ 25/5 - 30/6. Vụ đông: Từ 15/8 - 5/10 Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất bãi cao, đất chuyên màu, đất ven đồi, đất 2 lúa,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng đậu tương DT84

  1. Kỹ thuật trồng đậu tương DT84 Giống đậu tương DT84 được công nhận là giống Quốc gia năm 1995. Giống DT 84 có thời gian sinh trưởng là 85 – 95 ngày, cây cao TB 50-60cm. phân cành ít, P1000 hạt 150-160g. Thông thường năng suất đạt từ 15-30 tạ/ha. DT 84 là giống chịu nhiệt trung bình, thích hợp cho cả 3 vụ.
  2. - Thời vụ trồng: Vụ xuân: từ 5/2-10/3. Vụ hè: từ 25/5 - 30/6. Vụ đông: Từ 15/8 - 5/10 Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất bãi cao, đất chuyên màu, đất ven đồi, đất 2 lúa, thích hợp nhất ở chân đất cát pha, thịt nhẹ, thoát nước tốt. Tránh đất quá trũng dễ ngập nước khi mưa to. Đất khô cày bừa kỹ, làm đất nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ, lên luống rộng 1,2m (đất bãi trồng thành băng rộng 2-3m), rãnh rộng 25-30cm. Rạch hàng sâu 10-15cm, bỏ phân lót, lấp 1 lớp đất mỏng kín phân sau đó tra hạt theo mật độ quy định. Lấp đất dày 2-3 cm tùy theo độ ẩm đất. Khi gieo hạt đất phải đủ ẩm, nếu đất khô phải tưới nước vào rạch trước khi gieo hoặc sau khi lấp đất xong tưới nước theo hàng gieo hạt. Tuyệt đối không để hạt giống tiếp xúc trực tiếp với phân gây chết xót, thối hạt. Lưu ý: Vụ đông trên đất sau 2 lúa tùy thuộc điều kiện cụ thể về đất, nước có thể làm đất tối thiểu, gieo hạt theo rạch, gieo hạt vào gốc rạ hoặc gieo vãi (có quy trình riêng). Mật độ trồng: Vụ xuân: 35 – 40 cây/m2 (khoảng cách 35 x 7 – 8cm). Vụ hè: 25 – 30 cây/m2 (khoảng cách 35 x 10 - 12cm). Vụ đông: 40 - 45 cây/m2 (khoảng cách 35x6–7cm). Lượng giống cần gieo: 55-60 kg/ ha, tùy theo giống và vụ trồng. Lượng phân bón cho một sào: Phân chuồng: 200-300kg, đạm urê: 3 – 4kg, lân Super: 12 – 15kg, kali: 4 – 5kg, Vôi bột: 10 - 15kg. Tùy thuộc vào độ chua của đất để điều chỉnh lượng vôi bón.
  3. Đối với vụ hè giảm phân đạm bằng nửa mức bón trên. Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng, lân super, vôi, 50% lượng đạm (vôi rải đều trên mặt cào trộn với đất). Bón thúc lần 1, khi cây có 1-2 lá thật bón 50% lượng đạm + 50% lượng kali. Bón thúc lần 2, khi cây có 4-5 lá thật, bón nốt lượng phân còn lại. Chăm sóc, tiến hành tỉa cây sớm, kết hợp xới xáo khi cây có 1 - 2 lá thật, bón thúc lần 1. Khi cây có 4 – 5 lá thật bón phân thúc lần 2 kết hợp làm cỏ, xới vun gốc. Để tăng năng suất cần sử dụng phân bón lá, chất điều hòa sinh trưởng như Komix, thiên nông, Atonik, Grow Ba lá xanh, Humic,… phun cho đậu tương ở các thời kỳ bắt đầu ra nụ, sau khi tắt hoa. Đặc biệt phải đảm bảo đủ ẩm cho cây vào giai đoạn cây còn nhỏ, giai đoạn hình thành quả đây là 2 giai đoạn cây yêu cầu nhiều nước nhất. Phòng trừ sâu bệnh, phun phòng dòi đục thân bắt buộc ngay sau khi đậu có 1- 2 lá thật bằng Bi 58 hoặc Padan. Phun Validacin phòng bệnh lở cổ rễ trên cây giai đoạn này. Sâu cuốn lá thường hại nặng từ thời kỳ cây có 3- 4 lá kép trở đi phòng trừ bằng thuốc Regent 800WG, Ofatox 400EC, Fastac 5EC pha nồng độ 0,15% để phun. Sâu khoang: Bắt hoặc dùng bả chua ngọt (trộn mật, dấm, Padan gói trong giẻ, buộc rơm bên ngoài, cắm 10 bả/ sào). Khi đậu có quả nhỏ cần phun bắt buộc 1 lượt để trừ sâu đục quả bằng Supracid 40ND, Padan 50SP… (Nồng độ theo hướng dẫn trên bao bì). Tổ chức đánh bả, bẫy hoặc bắt thủ công từ khi có quả non đến khi thu hoạch.
  4. Thu hoạch: Lúc 1/2 số quả chuyển sang khô vỏ quả, chọn ngày nắng ráo, cắt gốc bỏ lại lá già làm phân (có thể dùng nước muối pha 0,4 kg/bình 10 lít phun trước 1 tuần vào sáng sớm để làm rụng lá), mỗi sào phun 2 bình. Phơi, rải cây trên sân phơi tái 1 nắng, đêm ủ đống cao không quá 1m; ngày thứ 3 đem phơi 1 nắng đập láy hạt lần 1 làm giống; ủ đống tiếp 2 ngày sau đó đem phơi rồi đập thu toàn bộ hạt. Phơi hạt khô tới khi cắn không dính răng (thuỷ phân hạt 13-14%), để nguội rồi mới đưa vào bảo quản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2