intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng lạc (đậu phộng) vụ xuân

Chia sẻ: Lê Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

287
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Cây lạc còn là cây trồng tăng vụ cải tạo đất rất tốt. Gần đây, nhiều giống lạc mới có năng suất cao đựơc thử nghiệm và đưa vào sản xuất đại trà như giống MD7, L14, L15, giống sen lai... Để giúp bà con nông dân trồng lạc đạt hiệu quả cao chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc lạc vụ xuân. 1. Kỹ thuật trồng lạc: * Lượng giống: 7 -8 kg lạc củ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng lạc (đậu phộng) vụ xuân

  1. Kỹ thuật trồng lạc (đậu phộng) vụ xuân Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Cây lạc còn là cây trồng tăng vụ cải tạo đất rất tốt. Gần đây, nhiều giống lạc mới có năng suất cao đựơc thử nghiệm và đưa vào sản xuất đại trà như giống MD7, L14, L15, giống sen lai... Để giúp bà con nông dân trồng lạc đạt hiệu quả cao chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc lạc vụ xuân. 1. Kỹ thuật trồng lạc: * Lượng giống: 7 -8 kg lạc củ /sào * Thời vụ: Vụ xuân gieo từ 15/1 - 25/2 dương lịch * Kỹ thuật làm đất và lên luống : Yêu cầu làm đất phải tơi xốp, làm sạch cỏ dại, sau đó tiến hành lên luống. Lên luống rộng 1,0 - 1,5 m, luống cao 25 - 30 cm, trên đất bãi thoát nước có thể trồng theo băng, mỗi băng rộng 5-6 m rạch hàng theo chiều dọc hoặc chiều ngang luống.. Chú ý: Giống cao cây, thân lá phát triển mạnh thì gieo thưa hơn giống thấp cây, thân đứng. Vụ Xuân trên đất tốt, thâm canh gieo thưa hơn trên đất xấu. 2. Kỹ thuật chăm sóc: * Phân bón: (Cho 1 sào) Lạc yêu cầu bón đủ phân hữu cơ, lân và vôi. Trên đất bạc màu phải bón thêm Kali. Các giống lạc tiến bộ kỹ thuật mới yêu cầu thâm canh cao hơn các giống cũ.
  2. - Lượng phân bón: Phân chuồng: 300-350 kg Phân đạm: 3 -4 kg Phân Kali: 3 - 4 kg Phân Lân: 15 kg Vôi Bột: 15 kg - Cách bón: + Vôi bón lót 50% trước khi rạch hàng. - Dùng cuốc rạch hàng sâu 5-7 cm, Khoảng cách hàng x hàng 30-40 cm, hàng ngoài cách mép luống 10-15 cm cây cách cây 10 -15 cm, gieo 1hạt/hốc + Lượng phân hoá học dùng để bón lót cho một sào gồm Supelân 15 kg + 1,5-2kg kali +1,5 -2kgđạm, trộn đều và rải xuống rạch. lượng phân hữu cơ bón sau cùng (300-350 kg), sau khi bón phân xong lấp một lớp đất dày 2-3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc trực tiếp với phân. + Bón thúc khi cây có 2 - 3 lá thật: Đạm urê 1,5 -2 kg+1,5 -2 kg kali + 4kg vôi bột + Sau khi lạc ra hoa rộ từ 7-10 ngày bón nốt lượng Vôi còn lại, không trộn vôi với loại phân nào khác. * Gieo hạt: - Trước khi gieo, nên phơi lại dưới nắng nhẹ 3 - 4 giờ. - Gieo lúc có mưa nhỏ, đất ẩm, nếu đất khô nên tưới vào rạch để hạt rễ nảy mầm, gieo hạt cách xa phân bón lót 3-4 cm, nếu để hạt tiếp súc với phân thì hạt sẽ bị chết sót. Khi gieo xong cần lấp một lớp đất dày 1-2 cm phủ kín hạt. * Chăm sóc: + Sau trồng 4-5 ngày tiến hành kiểm tra trồng dặm những chỗ mất khoảng. - Xới lần 1: Khi cây có 2 -3 lá thật (sau mọc 10 -12 ngày). Lúc này cần xới phá váng không vun để tạo độ thoáng dưới gốc để cho 2 lá mầm lộ ra, tạo điều kiện cặp cành cấp 1 phát triển tốt.
  3. - Xới cỏ lần 2: Khi cây có 7 - 8 lá thật (sau mọc 30 - 35 ngày), trước khi ra hoa lần này nên xới sâu 5-6 cm giữa hàng tạo cho đất tơi xốp, thoáng khí, để rễ lạc sinh trưởng phát triển tốt, chú ý không vun gốc - Xới cỏ lần 3: Kết hợp vun gốc sau khi lạc ra hoa rộ 7 - 10 ngày. -Tưới nước: Nếu thời tiết khô hạn cần phải tưới nước giữ ẩm để cây lạc sinh trưởng phát triển tốt. Nhất là thời kỳ trước ra hoa và thời kỳ làm quả, có thể tưới phun, hoặc tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để tưới ngấm đều rồi tháo cạn. * Phòng trừ sâu bệnh: - Chủ động phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp: Bón phân cân đối, chăm sóc hợp lý, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. - Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của chuyên ngành BVTV. - Cần lưu ý: Dế, kiến, mối hại quả khi trồng và khi quả chín, bệnh héo xanh do vi khuẩn hại cây. Nguyễn Văn Đoàn - Trung tâm KN Yên Bái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2