YOMEDIA
ADSENSE
Kỹ Thuật Trồng Sắn KM 94
180
lượt xem 24
download
lượt xem 24
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Giống sắn: nên sử dụng những giống sắn mới có năng suất củ tươi cao, tỷ lệ tinh bột và tỷ lệ chất khô cao như KM60, KM94, KM98-7…
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ Thuật Trồng Sắn KM 94
- Kỹ Thuật Trồng Sắn KM 94 Chọn giống Giống và hom sắn - Giống sắn: nên sử dụng những giống sắn mới có năng suất củ tươi cao, tỷ lệ tinh bột và tỷ lệ chất khô cao như KM60, KM94, KM98-7… (vùng thâm canh nên sử dụng giống KM94; vùng đất cát, khô, nghèo dinh dưỡng nên sử dụng giống KM60 và KM98-7). - Hom sắn: chọn những cây sắn giống khỏe mạnh, không bị nhiễm sâu bệnh, ngắn đốt từ vườn nhân giống hoặc nương sắn sản xuất, đã đủ 8 tháng tuổi trở lên. Chọn đoạn giữa thân để chặt hom giống, loại bỏ những cây bị khô, bị trầy xước. Dùng dao sắc chặt hom, khi chặt tránh làm dập nát hai đầu hom. Chiều dài hom 15 – 20 cm, tối thiểu mỗi hom có 4 – 6 đốt. Để tránh sâu bệnh hại sau trồng, nên xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách nhúng vào các hỗn hợp thuốc
- Chuẩn bị Chọn đất và thời vụ trồng sắn 1. Đất trồng: đất trồng sắn phải được dọn sạch tàn dư thực vật như cỏ, thân cây sắn… tốt nhất nên trồng sắn ngay sau khi làm đất để đảm bảo độ ẩm và hạn chế rửa trôi đất khi gặp mưa to. - Đối với đất có độ dốc < 15o, cày sâu và bừa kỹ để đất tơi xốp, thoáng khí và sạch cỏ dại. Nếu đất bằng thì lên luống để thoát nước; - Đối với đất có độ dốc > 15o, không nên cày bừa mà chỉ cần làm cỏ, bổ hốc và trồng sắn trực tiếp theo đường đồng mức, không cần lên luống, làm như vậy sẽ giữ được độ ẩm của đất và tránh xói mòn đất thành rãnh khi mưa. 2. Thời vụ: ở miền Bắc, 1 năm chỉ trồng được 1 vụ vào đầu mùa xuân và thu hoạch vào cuối đông; tuy nhiên ở từng vùng khác nhau, thời vụ cũng khác nhau: - Bắc Trung bộ (từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế): trồng tháng 1; - Trung du miền núi phía Bắc: trồng từ trung tuần tháng 2 đến đầu tháng 3 (ri êng Sơn La trồng vào đầu tháng 4) trước khi có mưa 5 – 10 ngày. Kỹ thuật trồng và chăm sóc sắn 1. Kỹ thuật trồng - Trồng đứng hom ở những nơi đất cát, những nơi có gió mạnh làm cho sắn dễ đổ ngã (đất cát ven biển miền Trung); - Đặt hom nghiêng 15 – 300, lấp kín đất dày 7 – 10cm. Chú ý khi đặt hom đảm bảo không đặt ngược, đặt gốc hom quay về một phía, phần ngọn hom đặt nghiêng theo hướng sườn dốc; - Mật độ trồng tùy thuộc đất, nguyên tắc chung là đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn, mật độ và khoảng cách phổ biến như sau: + Đất tốt: khoảng cách hàng – hàng: 1,0m; cây – cây: 0,8m (mật độ 10.000 hom/ha);
- + Đất xấu: khoảng cách hàng – hàng: 1,0m; cây – cây: 0,7m (mật độ 14.000 hom/ha). 2. Phân bón và kỹ thuật bón a. Liều lượng phân bón: cây sắn có khả năng sinh trưởng phát triển trên đất xấu và đất chua, tuy nhiên để năng suất cao nhất thiết phải bón phân đủ và cân đối cho cây sắn. Lượng phân vô cơ thích hợp cho đất trồng sắn là: - Đất tốt bón: 40N + 40 P2O2 + 80 K2O (tương đương 90 kg đạm urê + 240 kg lân super + 130 kg kaliclorua) cho 1 ha; - Đất trung bình bón: 60N + 40 P2O2 + 80-100 K2O (tương đương 135 kg đạm urê + 240 kg lân super + 130-170 kg kaliclorua) cho 1 ha; - Đất xấu bón: 80-120N + 40 P2O2 + 80-120 K2O (tương đương 180-270 kg đạm urê + 240 kg lân super + 130-200 kg kaliclorua) cho 1 ha; Những nơi có điều kiện nên bón thêm 5 – 7 tấn phân chuồng hoặc từ 1,0 – 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh để tăng năng suất và ổn định độ phì của đất. Đối với đất trồng sắn liên tục thì nên bón tăng kali trên nguyên tắc (K>N>P), tuy nhiên nên tùy từng loại đất mà bón cho thích hợp. b. Kỹ thuật bón phân: - Bón lót (lúc trồng): toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 50% đạm; - Bón thúc lần 1: sau trồng 40 – 50 ngày, bón 50% đạm + 50 % kali kết hợp với làm cỏ và vun nhẹ cho sắn; - Bón thúc lần 2: sau trồng 75 – 90 ngày, bón 50% lượng kali còn lại, làm cỏ, cào đất lấp kỹ phân thúc và vun cao cho sắn. Chú ý: - Bón phân khi đất có đủ ẩm độ, tránh bón vào lúc trời nắng to hoặc những ngày có mưa lớn; bón cách gốc sắn 10-15 cm và lấp đất lại; - Sau khi trồng xong nên dùng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (có thể phun 2,4 lít thuốc
- Dual/ha); chú ý lượng nước pha thuốc phải đủ để thuốc có thể thấm xuống đất từ 2 – 3cm; - Khi sắn đã mọc cao, nên sử dụng hỗn hợp thuốc Paraquat và Glyphosate để diệt tận gốc các loại cỏ dại, lưu ý phải sử dụng vòi chuyên dùng để tránh thuốc tiếp xúc vào cây gây hại cho sắn. 3. Phòng trừ sâu bệnh: sắn thường bị các loại côn trùng phá hại như rệp sáp, ruồi trắng (whitefly), nhện đỏ, bọ xít (mealybugs)… và các bệnh đốm nâu lá (Brown Leaf Spot), bệnh chổi rồng, bệnh chảy nhựa thân cây. Phương pháp phòng trừ tốt nhất là vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng, sử dụng hom giống sạch bệnh và xử lý hom giống bằng thuốc nội hấp (nhúng hom giống vào dung dịch Formandehyt) a. Sâu hại - Nhện đỏ Mononychellus tanajoa và nhện đỏ Tetranychus urticae: dùng côn trùng bắt mồi và các chế phẩm sinh học như Cholorobenzinlate; - Một số bọ trĩ phổ biến (Frankliniellamsi, Corynothrip stenopterus và Caliothrip massculimus): dùng thuốc hóa học như Dimethoate (1,0 – 1,5cc/lít nước); - Dòi đục củ (Anastrepha pickeli và A. manihoti): dùng thuốc nội hấp để phòng trừ sâu non; - Sâu trắng thuộc bộ cánh cứng (Scaradacidae và Cerambychidae): tốt nhất là xử lý đất trước khi trồng bằng Carbofuran hoặc Basudin; - Sâu xám (Agrotis ipsilon và Prodenia eridania): có th ể sử dụng bẫy bả (10 kg mùn cưa + 10 lít nước + 0,5 kg đường + 0,1 kg Trichlofon); - Sâu đục thân: dùng thuốc hóa học rất khó ph òng trừ, nên sử dụng giống sạch bệnh và vệ sinh đồng ruộng trước lúc trồng. b. Các bệnh hại sắn - Vi khuẩn: + Xanthomonas manihotis (rụi cây): tốt nhất sử dụng hom giống sạch bệnh; + Xanthomonas cassava: dùng hom giống sạch bệnh từ vườn ươm. - Virut (khảm châu Phi, bệnh khảm hoa lá phổ biến, bệnh vảy da): sử dụng giống
- sạch bệnh, vệ sinh dao chặt hom giống và thu gom đốt tàn dư thực vật; - Bệnh Mycoplasma (bệnh chổi rồng): ngâm hom trong dung dịch Forma ndehyt; - Bệnh thối ướt: gồm nhiều bệnh khác nhau (Phytopthora drechsleri pytrium và bệnh khác gây thối củ) xảy ra trong mùa mưa và lan rộng, thường xảy ra ở các loại đất khô hạn nhưng có hàm lượng hữu cơ cao; - Bệnh thối khô do nhiều loại bệnh: Rosellinia necatrise, Armilariellea, Rigidopolus lignosus gây ra. Dùng hom giống sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng trước khi trồng, xử lý hom giống. Thu hoạch và bảo quản sắn - Thu hoạch củ sắn: khi sắn rụng gần hết lá, thân cây sắn chuyển sang màu xám. Chọn ngày nắng ráo, tránh trời mưa, thu hoạch củ xong vận chuyển ngay đến cơ sở chế biến không nên giữ quá 2 ngày, chất lượng củ sẽ bị giảm; - Thu hoạch và bảo quản hom giống: chọn cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, tr ên 8 tháng tuổi ở các ruộng nhân giống hay ruộng sản xuất để làm giống cho vụ sau. Ở miền Bắc, do thời gian bảo quản hom dài từ 3 – 4 tháng, 1 cây giống thường chỉ cho khoảng 4 – 5 hom nên chọn những cây có đường kính thân >2 cm, ngắn đốt, phần lấy hom trên những đoạn thân còn tươi, không già quá hoặc non quá. Có thể đào hố để bảo quản hom giống bằng cách ủ phần gốc khoảng 20 cm, nếu trời hanh khô tưới bổ sung nước để giữ ẩm cho hom giống, thời gian bảo quản cây giống càng ngắn càng tốt.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn