intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng Sao Đen

Chia sẻ: Oceanus75 Oceanus75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

96
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đặc điểm hình thái - Sao đên có tên Khoa học Hopea odorata, thuộc họ Dipterocarpaceae. - Cây gỗ cao 30 – 40m, thân thẳng tròn ,vỏ màu xám thường có vết nứt dọc. - Lá rộng, hàng năm cây ra lá non vào tháng 10 – 12, lượng quả nhiều nhưng thường 2 năm mới ra hoa một lần. Mùa hoa tháng 2, quả chín tháng 4 – 5.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng Sao Đen

  1. Kỹ thuật trồng Sao Đen
  2. I. Đặc điểm hình thái - Sao đên có tên Khoa học Hopea odorata, thuộc họ Dipterocarpaceae. - Cây gỗ cao 30 – 40m, thân thẳng tròn ,vỏ màu xám thường có vết nứt dọc. - Lá rộng, hàng năm cây ra lá non vào tháng 10 – 12, lượng quả nhiều nhưng thường 2 năm mới ra hoa một lần. Mùa hoa tháng 2, quả chín tháng 4 – 5. II. Phân bố điạ lý - Cây mọc tự nhiên ở An Độ, Lào,Thái Lan, Việt Nam. - Ở Việt Nam trồng nhiều ở các Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. III. Giá trị kinh tế - Gỗ cứng và bền được dùng trong xây dựng, đóng tàu thuyền và đồ mộc. - Là cây phong cảnh do có hình dáng đẹp. IV. Một số thông số kỹ thuật - Nơi thu hái: Đồng Nai, Tp HCM - Phương thức bảo quản :vì hạt sao là loại hạt ưa ẩm và giảm tỉ lệ nẩy mầm rất nhanh nên với nhiệt độ thông thường cần phun nước nhẹ và đảo đều hạt hằng
  3. ngày, có thể bảo quản 1 tháng. Nhiệt độ 15 độ C và phun nước nhẹ, đảo đều hạt, có thề bảo quản trên 2 tháng. - Trọng lượng 1.000 hạt= 376gram. V. Kỹ thuật gây trồng sao đen 1. Thu hái và bảo quản hạt giống Thu hái hạt giống trên những cây tuổi từ 15 tuổi trở lên, chọn cây có hình dáng đẹp thân thẳng đoạn thân dưới cành cao từ 6m trở lên, tán lá đều, không sâu bệnh, cụt ngọn, cây có sức sinh trưởng khá. Thu hái quả lúc chín vỏ chuyển từ màu xanh sang xanh vàng, cánh nâu. Khi quả đem về loại bỏ những quả sâu bệnh và quả thối, cắt cánh bỏ. Sau đó rãi đều hạt thành lớp mỏng tránh rãi dầy vì làm hạt chóng nẩy mầm, phun ít nước giữ ẩm , hằng ngày đảo đều hạt. 2. Tạo cây con a) Chuẩn bị đất gieo Chọn đất cát pha nhẹ, mịn, có hột dưới 2 li,lên luống rộng 1m,mặt luống bằng phẳng, gờ luống cao 8 – 10cm . Khử trùng đất bằng dung dịch Booc đô 1% hay Zineb, Maneb. b) Xử lý hạt Hạt sao trước khi gieo được rửa sạch và ngâm trong dung dịch thuốc tím ( KMnO4 ) nồng độ 0,05% trong 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch . c) Gieo hạt Rãi hạt đều trên lip gieo, gieo xong phủ một lớp đất mịn vừa lấp kín hạt.Dùng rơm, cỏ, lá đã khử trùng che phủ mặt luống. Sau đó rãi DDT,666, BHC quanh luống để chống kiến và các côn trùng khác phá hoại. Hằng ngày tưới nước đều ( sáng , chiều) , sau 5 – 6 ngày cây mạ mọc đều , bỏ dần chất phủ.
  4. d) Chuẩn bị bầu đất Dùng túi bầu nilon có kích thước 8cmx 14cm hay 10 x 15cm thành phần ruột bầu gồm đất mặt tương đối tốt cộng với 10% phân hửu cơ như phân chuồng, phân xanh, phân rác. Đất được đập, sàn nhỏ, trộn đều với phân đổ vào bầu cho thật đầy và xếp thành luống có chiều ngang 0,8 – 1m, chiều dài tuỳ ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4m. e) Cấy cây và chăm sóc cây con - Gieo 3 – 4 tuần cây mạ cao 4 – 5cm (cây có từ 4 – 6 lá), nhổ cấy vào bầu, trước khi nhổ phải tưới nước đẫm luống gieo và luống bầu trước đó 1 giờ. Cấy xong che nắng 4 – 5 ngày , cây nào chết phải được cấy dặm ngay. Sau khi bỏ giàn che chăm sóc bình thường. - Cây con ở vườn ươm cạnh tranh nhiều về mặt không gian dinh dưỡng, một số cây con sẽ sinh trưởng kém, vì vậy khi cây con có chiều cao 10-15cm phải cho đảo bầu và xếp cây có cùng chiều cao với nhau để tiếp tục chăm sóc hoặc bón thúc . Cần bón thúc cho cây có sức sinh trưởng kém bằng phân Urê hoặc Sunfát đạm với liều lượng là 0,25 hoặc NPK 16-16-8 pha loãng 1%, sau khi bón thúc phải tưới lại bằng nước. - Thời gian nuôi cây trong vườn ươm từ 8 – 12 tháng khi cây có chiều cao 40 – 50cm, đường kính cổ rễ 5 – 7mm xuất vườn đem trồng là tốt nhất. f) Phòng trừ sâu bệnh Cây con ở giai đoạn vườn ươm phải được thường xuyên chăm sóc, làm sạch cỏ để tránh được những sâu bệnh gây hại. Khi vừa phát hiện bệnh nấm thì sử dụng COC 85 liều lượng 15 – 20gr/bình 8 lít, phun sương đều trên mặt lá. Nếu sâu ăn lá hoặc một số côn trùng khác có thể dùng Bassa 50ND pha 1/400 – 1/600 hoặc dùng Methyl paration 0,1% để phun.
  5. 3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng a) Chuẩn bị đất trồng - San ủi thực bì, đốt dọn , cày phá lâm bằng chảo 3. - San bằng các gốc cây, gò mối, cày chảo 7 hai lần để đạt độ tơi của đất. b) Thiết kế mật độ trồng Thiết kế trồng rừng: tùy theo mục đích trồng mà có mật độ trồng khác nhau. Có thể trồng tập trung hay trồng phân tán, trồng quanh hàng rào,… Thông thường thì trồng rừng với mật độ 1.100 cây/ha; thiết kế theo kích thước: 3mx3m ( hàng cách hàng 3m, cây cách cây 3m) để sau này cơ giới hóa được trong khâu chăm sóc và phòng chống cháy rừng. Sau 5 năm tiến hành tỉa thưa loại bỏ những cây xấu, sâu bệnh, gãy ngọn, tỉa giản mật độ 30%. c) Đào hố - Kích thước hố đào 30 cm x 30cm x 30cm - Hố được đào trước và bón phân NPK (15-15-15) 50 gr – 100gr/hố , 2 – 3 kg phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ khác, phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt. d) Trồng cây - Trước khi bỏ cây xuống hố cần phải xé túi bầu. - Cho cây vào hố , giữ cây thẳng đứng, sau đó lấp đất, cách mặt đất từ 3 – 4 cm, dùng tay ấn chặt vào gốc cây. e) Chăm sóc - Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, những cây chết phải được dặm ngay. - Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng.
  6. - Hàng năm định kỳ 6 tháng phát dọn cỏ, vun gốc cho cây. Trong điều kiện kinh tế cho phép có thể bón phân NPK (100g/1ần bón), kết hợp bón thêm phân chuồng hoặc các loại phân hữu cơ khác. - Sử dụng cơ giới cày sạch cỏ giữa 2 hàng cây cho năm thứ nhất đến năm thứ ba, thực hiện 2 lần/năm. f) Bảo vệ, phòng chống cháy rừng - Ngăn chặn trâu bò vào phá hoại cây trồng và giáo dục nhân dân xung quanh về ý thức bảo vệ rừng. - Phòng chống cháy rừng bằng cách cày sạch cỏ theo hàng. - Trên hàng cây phải được dãy sạch cỏ, làm đường ranh ngăn lửa, biển báo cấm đốt lửa trong rừng.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0