intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Là Ngà Bắc

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

110
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công dụng: Thân là ngà bắc thẳng, to, đốt thân không nổi rõ, vách dày, chắc bền; nên được dùng làm vật liệu xây dựng, làm sàn nhà, cột buồm, cột điện... đồng bào các dân tộc ít người còn dùng ống tre làm chõ đồ sôi. Cũng có thể dùng là ngà bắc làm nguyên liệu chế biến bột giấy hoặc chế biến ván thanh. Măng ăn ngon và to (có măng nặng tới 10kg), nhưng măng tre là ngà bắc và tre gai chỉ dùng ăn tươi hoặc ngâm măng chua, không dùng để làm măng khô. Măng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Là Ngà Bắc

  1. Là Ngà Bắc Công dụng: Thân là ngà bắc thẳng, to, đốt thân không nổi rõ, vách dày, chắc bền; nên được dùng làm vật liệu xây dựng, làm sàn nhà, cột buồm, cột điện... đồng bào các dân tộc ít người còn dùng ống tre làm chõ đồ sôi. Cũng có thể dùng là ngà bắc làm nguyên liệu chế biến bột giấy hoặc chế biến ván thanh. Măng ăn ngon và to (có măng nặng tới 10kg), nhưng măng tre là ngà bắc và tre gai chỉ dùng ăn tươi hoặc ngâm măng chua, không dùng để làm măng khô. Măng tre là ngà dùng ngâm chua, không ngon bằng tre gai, nhưng để được lâu hơn. Nhìn chung công dụng của là ngà bắc và tre gai giống nhau vì nhiều người dân thường không phân biệt được 2 loại tre này. Do cây cho rất nhiều gai, lại mọc thành búi dày đặc nên là ngà được dùng làm hàng rào ngăn trâu bò và gia súc khác hoặc dùng làm loài cây trồng rừng phòng hộ ven sông suối để chống sạt lở, xói mòn bờ nước. Trọng lượng thân cây tươi:
  2. Phổ biến: đường kính 6-8cm; trọng lượng 20-25kg/cây. - Trung bình lớn: đường kính 8-10cm; trọng lượng 30-35kg/cây. - Cá biệt: đường kính 12-14cm; trọng lượng 40-50kg/cây. Nhân - dân các huyện phía Nam tỉnh Lạng Sơn có kinh nghiệm khi luộc bánh do thường cho một miếng măng tre là ngà bắc vào để bánh được trong, trông vừa đẹp, vừa ngon. Hình thái: Thân ngầm dạng củ, thân khí sinh mọc cụm dầy đặc, có gai; chiều cao thân 15-24m, đường kính phổ biến 6-8cm; trung bình 8-10cm và cá biệt 12-14cm, ngọn hơi cong; lóng dài 25- 35cm; vách thân dày 2-3cm, nhẵn, thường chỉ phía dưới đốt của lóng thứ nhất, thứ 2 kể từ gốc có một vòng lông tơ màu trắng xám; đốt hơi nổi lên, sau khi bẹ mo rụng đi trên vòng mo còn lại một vòng lông gai màu nâu tối. Cành thường mọc từ đốt thứ nhất, thứ 2 kể từ gốc thân; cành đơn, cong tròn xuống phía dưới, cành nhỏ trên đó phần lớn co ngắn thành gai cứng đan chéo nhau mà thành đám gai dày đặc.
  3. Ở các đốt phần giữa và trên của thân cây có 3 đến nhiều cành mọc cụm. Bẹ mo rụng muộn, chất da, gần mép đáy bẹ có lông gai màu nâu tối mọc dày, đầu bẹ gần bị cắt ngang; tai mo gần bằng nhau, hình tròn dài đến hình trứng ngược, thường hơi lật ra ngoài, có nếp nhăn dạng sóng, mặt bụng mọc dày lông ct'ng ráp, mép có lông mi dạng sóng cong hay thắng đứng; lưỡi mo cao 3-5mm, mép xẻ răng và phủ lông mi; phiến mo đúng thắng hay ngả ra ngoài, hình trứng, độ rộng của gốc băng khoảng 1/2 của đau bẹ mo. Bẹ lá gần như không lông, mép phủ lông mảnh ngắn, tai lá không phát triển, hình trạng đến hình trứng hẹp, mép lá có mấy chiếc lông mi dạng sóng cong hay thẳng đứng; thìa lìa cao khoảng 0,5mm; đầu bị cắt ngang, hơi lệch, mép nguyên, phủ lông mảnh rất ngắn; phiến lá hình lưỡi mác dạng dải, dài 7-17cm, rộng 12-16mm, hai mặt không lông hay gần gốc mặt dưới phủ lông mềm, đầu nhọn, gốc gần hình tròn. Bông nhỏ hình dải đến hình lưỡi mác, hơi dẹt, dài tới 4cm, đơn độc hay mấy chiếc mọc cụm ở các đốt của cành hoa; nhị 6, rời, bao phấn đầu tù; bầu hẹp, đỉnh dày lên và phủ lông cứng ngắn, vòi dài, nhỏ, đầu nhuỵ xẻ 3, dạng lông chim.
  4. Phân bố: - Việt Nam: Là ngà bắc phân bố chủ yếu ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Thanh Hoá đến Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Tập trung nhiều ở các tỉnh của miền Bắc, giáp biên giới Việt Trung như: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Từ Quảng Nam trở vào không gặp nữa. - Thế giới: Là ngà bắc phân bố ở Nam và Tây Nam Trung Quốc và phía Bắc của Lào. Đặc điểm sinh học: Là ngà bắc thích nghi với vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới, mưa mùa, nhiệt độ bình quân hàng năm 18-220C. Nhiệt độ tối thấp 3-50C không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Thường gặp là ngà ở độ cao 300-800m, ít khi gặp ở độ cao lớn hơn. Là ngà bắc ưa địa hình bằng phẳng, nơi có độ dốc dưới 100, ven các sông suối, trong thung lũng, ven đường, chân núi. Cây ưa loại đất phù sa ven sông suối, đất thuộc loại feralit đỏ vàng, nâu vàng, đất phù sa cổ hoặc đất hình thành từ phiến thạch và sa thạch có thành phần cơ giới nhẹ. Là ngà bắc
  5. thường được trồng lẻ tẻ hoặc thành hàng liên tục ven các sông suối gần làng bản, ven bờ nước. Khả năng chịu ngập nước tốt hơn tre gai. Nhiều khi bị lũ ngập kín gốc 5-10 ngày hay hơn, nhưng là ngà bắc không bị chết. Trong khóm nhiều cây to chen chúc, đồng thời lại rất nhiều gai, tạo cho khóm một thế rất vững chắc. Tuổi thành thục 2-3 năm, tuổi khai thác trên 4 năm. Tre là ngà bắc ra hoa lẻ tẻ từng cây trong khóm hoặc cả khóm. Cây nào ra hoa thì chết, còn các cây khác vẫn sinh trưởng bình thường. Chưa thu được hạt và cũng chưa rõ chu kỳ ra hoa. Rất ít gặp trường hợp là ngà bắc bị nâng búi khi tác động cơ giới liên tục như tre gai. Mùa măng tháng 6-7.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2