intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lá xương sông thực phẩm - vị thuốc.

Chia sẻ: Tuy Mac | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

69
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'lá xương sông thực phẩm - vị thuốc.', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lá xương sông thực phẩm - vị thuốc.

  1. Lá xương sông thực phẩm - vị thuốc
  2. Xương sông, còn gọi là xang sông, hoạt lộc thảo…, tên khoa học là Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, là loại cây được trồng khắp nơi để làm gia vị và làm thuốc. Theo dược học cổ truyền, xương sông vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa, thường được dùng để chữa cảm sốt, trúng phong hàn, cấm khẩu, ho suyễn, viêm họng, nôn mửa, đầy bụng, mẩn ngứa… Theo tài liệu nước ngoài, nước sắc xương sông có tác dụng chữa sốt rét, cảm cúm, phù thũng. Lá hoặc cây xương sông còn dùng làm thuốc trị chứng ra mồ hôi và viêm họng. Ở Malaysia, lá xương sông giã nát sao nóng chườm lên những nơi đau nhức do thấp khớp. Ở Vân Nam (Trung Quốc), người ta dùng lá trị phong thấp, sản hậu đau khớp xương, đau đầu phong và đòn ngã ; ở Hải Nam, người ta dùng cả cây bỏ rễ trị viêm phế quản, lở loét, viêm miệng và dùng làm thuốc ra mồ hôi.
  3. Về cách thức sử dụng và liều lượng, nếu uống trong mỗi ngày dùng 15 - 20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, lấy lá tươi nhai ngậm, nuốt nước hoặc giã nhỏ chế nước sôi vào rồi gạn lấy nước uống. Nếu dùng ngoài bằng cách xông, xoa, bôi, đắp thì không kể liều lượng. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong lá xương sông ở nước ta có chứa 0,24% tinh dầu với thành phần chủ yếu là methylthymol (94,96%), ngoài ra còn có α-thynen, α-pinen, α-terpinen, limonene, methylcarvacrol, β-caryophylen, 1-hexadecanol. Như vậy, có thể thấy, xương sông không có độc chất và trên thực tế loại cây này vẫn được sử dụng làm gia vị và thực phẩm trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, dù làm thức ăn hay làm thuốc vẫn cần phải có liều lượng nhất định, nhất là khi dùng để chữa bệnh. Gần đây, có trường hợp dùng một rổ lá xương sông trồng trong vườn nhà, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa chứng ho lâu ngày và đã bị phỏng rộp toàn thân, phải đưa đến bệnh viện cấp cứu rất vất vả và tốn kém mới bảo toàn được tính mạng. Đây có thể do ba nguyên nhân: (1) Do dùng một lượng xương sông quá lớn, vượt xa liều 20g được phép sử dụng, y học cổ truyền có quan điểm “thái quá sinh bất cập”, nghĩa là dù tốt và lành đến mấy nhưng khi dùng quá mức thì vẫn sinh tai họa; (2) Do người dùng có phản ứng quá mẫn mang tính chất đơn lẻ đối với một hoặc nhiều chất nào đó có trong thành phần lá xương sông tương tự như việc dị ứng với
  4. các đồ ăn thức uống; (3) Do trong khi uống nước ép lá xương sông người bệnh có thể còn dùng một loại thuốc khác hoặc bị ngộ độc một loại hóa chất nào đó có trong thức ăn hoặc nước uống dẫn đến phản ứng bất lợi mà không biết. Để có kết luận cụ thể, rất cần phải khai thác bệnh sử, khám xét lâm sàng tỉ mỉ và tiến hành những xét nghiệm về độc học tại các labo hiện đại.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2