LÀM CHỦ - LÀM MỚI BẢN THÂN
lượt xem 48
download
Trong cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay thì những lúc con người chúng ta không làm chủ được bản thân chúng ta, rồi chúng ta bị rơi vào những cái gì sai trái mà chúng ta không biết. Nhiều khi chúng ta nhận biết được sai trái thì đã quá muộn rồi. Có câu nói như sau: “ Biết dừng lại đúng lúc chúng ta sẽ không bao giờ bị suy sụp”. Đây là câu nói khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Nói thì dễ nhưng biết dừng lại thì không phải là chuyện dễ. Nếu mà chúng ta đang...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LÀM CHỦ - LÀM MỚI BẢN THÂN
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk LÀM CHỦ - LÀM LẠI CUỘC ĐỜI Trong cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay thì những lúc con người chúng ta không làm chủ được bản thân chúng ta, rồi chúng ta bị rơi vào những cái gì sai trái mà chúng ta không biết. Nhiều khi chúng ta nhận biết được sai trái thì đã quá muộn rồi. Có câu nói như sau: “ Biết dừng lại đúng lúc chúng ta sẽ không bao giờ bị suy sụp”. Đây là câu nói khiến chúng ta phải suy nghĩ rất nhiều. Nói thì dễ nhưng biết dừng lại thì không phải là chuyện dễ. Nếu mà chúng ta đang có sự đam mê về vấn dề gì đó, mà chúng ta muốn chặn đứng lại thì không phải là dễ. Ví dụ: một chiếc xe đang trên đường đi mà chiếc xe này muốn dừng lại thì không phải là đơn giản, mà trong khi xe đang chạy trên đường mà dừng lại thì rất là nguy hiểm, cho nên muốn dừng lại thì phải dừng lại từ từ. Một con người chúng ta trong vấn đề nào cũng phải làm chủ bản thân? Mặc dù nói như vậy nhưng con người chúng ta có một quán tính xu hướng về vấn đề đam mê hay những cái gì khác mà muốn dừng lại thì không phải là dễ. Vì vậy chúng ta nên phải để ý những điều này trong cuộc sống. Người ta có nói một câu như sau: “con người chúng ta thường suy nghĩ theo xu hướng, nói theo sở học và làm việc theo thói quen”. Chúng ta nói cái gì cũng được, cũng hay, chúng ta tư duy điều gì cũng tốt, nhưng bản thân chúng ta lại phản xạ theo thói quen. Đó là vấn đề chúng ta cần để ý. Chưa chắc những người nói tốt mà lại làm tốt. Chưa chắc chúng ta tư duy tốt mà chúng ta làm tốt. Bởi vì những điều đó còn nằm trong ý tưởng. Có một câu chuyện như thế này. “ Có một ông già bị mắc bệnh sợ…gà. Ông sợ gà vô cùng, khi ông đi bất kỳ đâu, chỉ cần gặp gà là ông chạy toán loạn. vì ông sợ như vậy nên người ta nghĩ ông bị mắc bệnh tâm thần, nên người nhà đưa ông vào bệnh viện tâm thần để chữa trị. Khi ông vào trong đó thì các bác sĩ, y tá chăm sóc ông rất nhiệt tình. Trong khi chữa trị thì mọi người dạy ông rằng: khi nào mà ông gặp gà thì ông hãy nghĩ là: “Tôi là con người chứ không phải là hạt bắp”. Tức là câu nói muốn nói lên rằng: ông ấy là người chứ không phải là hạt bắp. Hằng này các bác sĩ, y tá thường xuyên nhắc ông tập luyện câu nói này. Và trong quá trình tập luyện như 1
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk thế thì ông đã nói với một các rất bình thường. Trải qua thời gian dài thì mọi người mới thấy ông đã tự ý thức cho mình được một điều là: “ Tôi là con người chứ không phải là hạt bắp”. Vì gà chỉ mổ hạt bắp chứ đâu có mổ người. Ngày cuối cùng mà ông thực tập những câu nói đó, khi bác sĩ vào bác sĩ hỏi: “ Này ông! Ông hãy nói cho tôi bài mà ông đã được thực tập trong thời gian vừa qua”. Ông này đáp lại rằng: “ Tôi là con người chứ không phải là hạt bắp”. Vì vậy tôi không thể sợ gà. Ông nói rất tự tin , và bác sĩ đồng ý để ông này ra viện. Lúc ông già này ra về, trên đường đi ông lại gặp một con gà xuất hiện. Khi đó ông đâm đầu ông chạy, ông chạy bán sống bán chết. Sau khi ông chạy một đoạn thì mấy đứa con đuổi theo và tiếp tục đưa ông vào bệnh viện tâm thần. Sau đưa vào đó thì các bác sĩ rất thất vọng. Và bác sĩ nói rằng: “ Này ông! Trong lúc tập luyện thì ông tập rất vững chãi: “ Tôi là con người chứ không phải là hạt bắp”. vậy tại sao giờ bác gặp gà bác lại sợ?”. Ông già trả lời rằng: “ Thưa bác sĩ, tôi biết tôi là con người chứ không phải là hạt bắp, nhưng mà thưa bác sĩ: làm sao mà con gà nó biết được tôi là con người chứ không phải là hạt bắp”. Ông biết rằng ông là con người, nhưng ông nghĩ rằng con gà sẽ không biết điều đó, nên nó sẽ mổ ông. Khi chúng ta đọc xong câu chuyện này lên, chúng ta sẽ cười đúng không? Nhưng chúng ta cười ông già hay chúng ta đang cười chính bản thân chúng ta? Làm chủ bản thân là chúng ta phải gìn giữ bản thân của mình trong mọi sinh hoạt. Làm sao để hành động của chúng ta không làm đau khổ cho người khác,hành động của chúng ta không vị phạm đạo đức xã hội, không vi phạm pháp luật. Tức là những hành động này bảo vệ đạo đức chúng ta tốt. Trong kinh Phật có câu như sau: “ Chiến thắng vạn quân không bằng tự thắng lấy mình. Thắng lấy mình là chiến công oanh liệt nhất”. Chúng ta hãy để ý từ ngàn xưa cho tới nay, có những khi tướng quân đánh đâu thắng đó. Nhưng có khi bại trện dưới bản thân mình. Rồi trong cuộc sống hiện tại của chúng ta, có những khi ta thành tựu ở mọi lĩnh vực, nhưng mà mình lại không thắng được bản thân mình. Vì vậy có một vị học giả dạy học trò của mình như sau: “ Này con! Dù một mình con trong phòng vắng, nhưng con hãy nghĩ rằng con đang đối diện với những người khách quen.” Đây là một câu rất hay. Có 2
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk khi ra ngoài chúng ta có những hành động tốt đẹp với mọi người, nhưng với bản thân chính mình, khi đối diện với bản thân mình, mình lại không thực hiện được những điều đó. Cho nên vấn đề làm chủ bản thân vô cùng quan trọng trong mọi vấn đề giao tiếp, quan hệ mọi người ngay cả khi mình đối diện với bản thân mình. Con người chúng ta thường có xu hướng chạy theo chính mình, quên mình. Nhiều khi vì công việc mà chúng ta quên mình. Chúng ta nghĩ về người khác, vì điều này điều khác, mà chúng ta quên đi bản thân mình. Nhiều khi vì công việc gấp gáp mà chúng ta đánh mất bản thân đi, vì những oai ghi của chính mình. Nhưng chúng ta phải biết rằng nếu dừng lại thì chúng ta phải dừng lại ngay. Nếu như điều đó chúng ta đã nói hớ rồi thì chúng ta phải dừng lại ngay. Mà con người thường có xu hướng của con người thế tục, mình đánh mất mình trong những hoàn cảnh đặc biệt. Mình thường đánh mất bản thân mình trong trường hợp làm ăn thật bại. gia đình có sự cố, tình yêu đổ vỡ, học hành dở dang. Khi đó chúng ta sẽ có tâm trạng buồn chán và hoang mang, Nó sẽ khiến chúng ta đi tìm quên trong những cái nguy hiểm. Mà xu hướng xã hội ngày nay luôn hướng con người tìm nhưng cái buồn thất bại bằng rượu chè, may túy, gái mại dâm, cờ bạc,… Đây là những thứ để tìm quên. Nhưng chúng ta hãy nghĩ đi, chúng ta có quên được hay không? Trong phim Bao Công xử án khi hét phim thường có câu: Nước rơi xuống nước,nước càng chảy mạnh Nâng chen tiêu sầu sầu càng sầu hơn. Vì vậy tất cả những thứ đó là do tự mình đẩy mình vào. Mình tìm những thứ đó để mình quên đi những thứ khổ, những người dấn thân vào những thứ đó suốt đời không thoát được nỗi khổ. Chúng ta đừng có lầm lạc như vậy. Nhiều khi mình nghĩ: Chúng ta dấn thân vào đó để quên khổ, nhưng khi chúng ta dấn thân vào thì chúng ta sẽ khổ hơn gấp trăm ngàn lần so với ban đầu. Chúng ta đã đánh mất sự nghiệp tương lai của mình. Đó là sự thực trên cuộc đời mà nhiều khi trên cuộc đời ai cũng có thể mắc phải. Trong tác phẩm chuyện thơ và rượu của Nguyễn Bính. Trong suốt cuộc đời ông đã lao đao lân đận cho việc tình cảm của mình, và hôm đó ông đã bỏ người thương của mình, từ bỏ nhà của mình đi tìm thành thị để tìm niềm vui. Trong thơ có câu viết: 3
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Bỏ mặc vườn cam bỏ mái gianh Tôi đi dan díu với kinh thành Hoa thơm mơ mãi vườn tiên giới Chuốc mãi men say rượu ái tình Rượu ái tình kia thành thuốc độc vườn trần theo bướm phấn hương bay Đời tôi sa mạc ôi sa mạc Hoa hết thơm rồi rượu hết say Tất cả những thứ đó thì ông mới biết rằng: Khi ông dấn bước vào những cái đó để ông tìm quên đi những điều buồn phiền. Mà trái lại nó lại làm tăng niền đau và đau khổ của ông lên. Như vậy những người đã đi trước đã để lại cho mình những bài học. Cho nên nhất là giới trẻ hôm nay. Nhiều gia đình chúng ta luc đục, Chúng ta không đi tìm những con đường thánh thiện tốt hơn để bảo vệ được hạnh phúc cầu gia đình và bản thân của mình. Mà chúng ta lại đi tìm những cái tiêu cực như vậy để đưa đẩy chúng ta vào con đường không tốt. Đôi khi chúng ta đã lao vào rồi thì chúng ta lún bước, chúng ta không rút ra được. Và có những người vì ý thức hưởng thụ, muốn tìm cho mình những cái điên rồ đó, để rồi đánh mất bản thân chúng mình. Có những người rất tự tin rằng: “ Tôi là người có khả năng làm chủ được bản thân mình, cho nên tôi biết chỗ dừng lại…” nhưng điều đó có chắc chắn không? Một số người nghiện ma túy kể lại rằng: “ Trước khi họ sử dụng ma túy là họ sẽ khĩ không bao giừ họ sẽ nghiện, họ chỉ nghĩ rằng họ thử cho biết thôi. Họ muốn biết vì sao mà người khác lại tàn tạ, người ta phải mất hết những gì mình có vì ma túy. Họ nghĩ rằng: Họ là người tỉnh táo, họ là người có đủ khả năng để chống lại với nó, họ chỉ thử cho biết thôi. Nhưng mà xin thưa rằng: chỉ một lần thôi, một lần rơi vào trong ma túy thôi là họ sẽ bản rẻ cả danh dự và sự nghiệp của mình.” Gần đây nhất có chuyện một anh Giám đốc 26 tuổi,chỉ cẩn một lần thử ma túy thôi là cả căn nhà 2 tỷ và sự nghiệp đi theo ma túy hết, trong vòng chưa đầy 2 năm. Như vậy chúng ta thấy: Một con người tốt nghiệp Đại học, làm giám đốc là có đầy đủ kiến thức và có suy nghĩ. Anh 4
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk này nghĩ rằng: Tại sao một điều đơn giản như vậy mà người ta lại rơi vào những tệ nạn như vậy? Và sau đó anh này đã thử. Và anh này nghĩ mình sẽ không bao giờ nghiện. Nhưng anh đã lầm. Ma túy là gì?. Ma túy tức là một ma lực lối kéo chúng ta vào con đường sai lầm. Vì vậy đây là điều mà chúng ta ngoài tầm kiểm soát. Chúng ta cứ nghĩ mình tự chủ được nên mình muốn làm gì thì làm. Mình là con người chứ không phải là thần thánh. Con người chúng ta dễ dàng tha thứ và đưa mình vào con đường tội lỗi một cách êm đềm. Đây là chỗ chúng ta cần để ý. Chúng ta là con người bình thường thì chúng ta không đủ lý trí để giữ thân mình trọn vẹn hết. Nhiều khi mình tự tin rằng mình làm điều đó không sai, mình kiềm chế được, mình là người lớn. Lớn hay già bao nhiêu không cần biết nhưng sai lầm là sai lầm chứ không có nói người lớn hay trẻ nhỏ. Nếu sai thì những người tóc bạc cũng sai. Có câu nói sau: “ không có người phụ nữ sai lầm”. Bởi vì khi người phụ nữ sai lầm thì luôn luôn có ông trời. Do ông ông trời thế nay thế kia nên tôi mới thế, do chồng tôi như thế, do người yêu tôi như thế,… Thậm chí họ còn có thể đổ tội cho cả xã hội chứ không phải là lỗi của họ bao giờ. Cho nên chúng ta phải thấy: Nhiều khi chúng ta rơi vào sai lầm rồi đánh mất bản thân, chúng ta mới nghĩ, mới giả thiết ra cho mình, nghĩ cho mình yên tâm, để rồi mình bước vào con đường tội lỗi. Chúng ta cứ bào chữa cho mình rằng: Tôi làm vì chồng, vì con, vì vợ, vì gia đình,… Mình cứ đỗ lỗi như thế để mình an tâm làm những việc tội lỗi, để mình dấn bước vào con đường đó. Nhưng mình đâu có biết rằng: Chính những hành động đó mà ta đang đi sai. Nếu như chúng ta biết tự chủ ngay từ ban đầu thì chúng ta đau có bị rơi vào những tình huống như vậy. Con người mình bao giờ đụng phải những sai lầm, những sự trớ trêu, chúng ta đều than trời đất “ Biết thế này thì không sai lầm, biết như vậy thì tốt,…”. Cho nên chúng ta phải để ý. Có những sai lầm của mình tuy nhỏ nhưng để lại hậu quả khôn lường. Có câu chuyện như sau: “ Con Đười ươi bị những người thợ săn dùng rượu để bắt chung. Cho nên con chúa tể của đầu đàn thấy không ổn và đưa đàn đười ươi này vào trong rừng sâu để trốn, để tránh sự bắt bớ của đàn thợ săn này. Nhưng những người thợ 5
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk săn lại là những người tâm lý về thú vật rất tốt. Cho nên mọi người biết rằng: Đười ươi vào rừng sâu thì tất khó bắt nó. Bây giờ muốn bắt được nó thì phải gọi chúng ra và sau đó chúng chúng uống rượu, sau khi nó uổng rượu say thì nó sẽ đi guốc và sẽ bắt nó dễ dàng hơn. Biết được điều đó thì những người thợ săn đã để những bình rượu lên cây cao và gió bay mùi rượu tỏa khắp mọi nơi. Khi đó đàn Đười ươi này mới chịu không được, nhưng nó cũng biết rằng: Chính rượu này đã giết bầy đàn của mình. Nên ở trong rừng nó mới chỉ ào hũ rượu mà chửi từ trong rừng ra đến ngoài bìa rừng. Nó ra ngoài bìa rừng nó vẫn còn chửi và gió cứ thổi hương thơm vào mũi hoài, khi ra ngoài bìa rừng nó nó vẫn chỉ vào hũ rượu mà chửi. Bởi vì nó biết chính rượu này đã giết nó. Nhưng đi ra ngoài khỉ bìa rừng thì vẫn thấy bình thường, không có sao? Khi ra ngoài bìa rừng nó mới quan sát kỹ và nó tiếp tục nhìn hũ rượu nó chửi, và nó tiến sát tới bình rượu. Nó đứng sát bên hũ rượu, nó vẫn ý thức được rằng: Hũ rượu này sẽ giết mình, và mình sẽ chết nếu uống nó. Nó biết mình đứng đây thì không chết được, vì mình chưa uống mà, nếu có người đến thì mình chạy chứ có sao đâu. Nhưng khi đến gần thì mùi rượu bốc càng nhiều, và nhìn vào hũ rượu nó tiếp tục chửi. Sau đó nó kê mũi vào đó ngửi, nó nghĩ: “ Hít hơi cũng đâu có sao? Rượu mà.”. Cuối cùng có nhìn xung quanh, nó lấy một ngón tay nó thử. Cũng đâu có sao? Có một ngón thôi mà. Rượu cũng ngon mà chẳng thợ săn nào làm gì được mình. Bây giờ bầy đười ươi này mới nghĩ: “ Hai ngón thôi nha, không uống nhiều đâu nha”. Hai ngón chấm vào mút cũng không sao nữa. Sao đó là ba ngón, rồi bốn ngon, năm ngón tò vào vục cả nguyên bàn tay. Bầy đười ươi cũng thấy: “ Đâu có sao?”. Sau đó chúng ôm cả hũ rượu uống, uống hết hũ rượu thì mang guốc, mang guốc xong thì… tự vẫn trước bình mình. Sau đó thợ săn ra chói từng con rồi mang về”. Như vậy chúng ta thấy rằng: Trong câu chuyện trên tác giả đã mượn hình ảnh thân thiết và thực tế. Đây cũng là một bài cảnh báo cho chúng ta. Không bao giờ mình làm một điều gì đó trên cuộc đời mà mình thấy sai. Ban đầu mình nghĩ là mình làm tới đây là mình dừng lại thôi, không sao đâu. Nhưng mà chúng ta thấy thói quen của một người bình thường thì dễ đưa chúng ta vào sai lầm lắm. 6
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk “Tâm pham phu cứ len lut đi môt minh, đi rât xa, vô hinh, vô dang, như ân ̀ ́ ́ ̣ ̀ ́ ̀ ̣ ̉ nau hang sâu, nêu người nao điêu phuc được tâm, thì giai thoat khoi vong ma troi ́ ́ ̀ ̀ ̣ ̉ ́ ̉ ̀ ́ buôc”. Những hành động của mình cứ tạo ra viễn cảnh, chúng ta cứ tự tha thứ cho ̣ mình, rồi mình cứ dấn bước từng ngày từng ngày trên con đường sai lầm, mà không bao giờ mình biết, để rồi cuối cùng mình đánh mất bản thân mình lúc nào mà mình không rõ. Nếu như chúng ta không thông minh, không hiểu biết thì chúng ta không khác gì những con đười ươi. Từ ban đầu mà chúng ta không giữ được, thì làm sao mức cuối cùng chúng ta giữ được. “ Sai một ly đi một dặm”. Nếu ban đầu chúng ta đã có kết quả sai lầm thì làm sao chúng ta đi đúng hướng được. Nhưng chúng ta luôn luôn nghĩ chúng ta là người lớn, hay là mình trưởng thành, thì mình sẽ vượt qua, mình không bao giờ sai. Mình phải để ý điều này, mình không bao giờ thấy được điều này. Nếu chúng ta là con người có sự hiểu biết, có sự học hỏi trong cuộc sống thì chúng ta có thể nhận ra chỗ này một cách tốt đẹp. Còn phân lớn thì chúng ta khi gặp chuyện mới nghĩ lại, mới tỉnh mộng,. Còn bình thường thì chúng ta cứ dấn bước vào con đường này, mà nhiều khi chúng ta không hay? Cuộc sống của chúng ta có rất nhiều sự ham muốn, nhưng nói đúng thì chúng ta có 5 sự ham muốn sau: Tài, sắc, danh, thực, thị. Nhưng thứ này nó không có tội, nhưng con người chúng ta thường mắc tội vào những cái đó. Bản chất của những thứ này là nhu cầu của con người. Nếu trong cuộc sống này mà chúng ta không có những nhu cầu này thì chúng ta không thể tồn tại, hoặc là cuộc sống của chúng ta sẽ vô cùng nhạt nhẽo. Có những lúc chúng ta cần phải hoàn thiện bản thân về vấn đề nhu cầu. Nhưng có những lúc con người mình đánh mất bản thân vì những cái đó. Nhiều khi 5 sự ham muốn là nhu cầu của cuộc sống, nhưng nếu chúng ta có sự hiểu biết, có sự tư duy trong cuộc sống, thì sẽ biết tự chủ, điều tiết lấy bản thân mình. Chúng ta vần hưởng những điều đó, nhưng chúng ta phải hiểu theo đạo đức cảu con người. Chúng ta phải biết dừng đứng lúc, không nên đi quá một cái gì đó để rồi đánh mất bản thân, tư cách của mình. Chúng ta vẫn biết thuốc dùng để chữa bệnh. Nhưng nếu chúng ta không biết sử dụng đúng cách, sử dụng không đúng mục đích, quá lạm dụng thì chúng ta có thể bị thiệt mạng. Trong cuộc đời vấn đề nhu cầu và hưởng thụ, chúng ta làm sao phải giữ được tư cách đạo 7
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk đức và bản thân của mỗi con người. Đừng bao giờ chúng ta làm quá chớn rồi chúng ta đổ thừa rằng: “ Mình là con người”. Có khi chúng ta sai, gặp phải những hoàn cảnh bất đắc dĩ, chúng ta cứ nói: “ Tôi là con người mà”. Đâu phải cứ là con người thì chúng ta muốn làm gì thì làm, muốn sai gì thì sai. Có câu nói như sau: “ Đã là con người thì có những lúc ai cũng bị cuốn vào trong cạm bẫy, tội lỗi. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta phải nhận ra mình sai, thông cảm và tha thứ cho nhau”. Câu nói rất hay! Nhưng có tội lỗi chúng ta có thể tha thứ được, nhưng cũng có những tội lỗi không thể tha thứ được. nếu động cơ đưa đến tội lỗi đó là vô tình, hay hoàn cảnh ép buộc phải như thế,thì chúng ta có thể thông cảm. Nhưng nếu chúng ta lừa người khác, chúng ta không kiềm chế được bản thân,chúng ta dấn bước vào tội lỗi một cách tự nguyện thì chúng ta phải xem xét lại. Nhiều khi chúng ta cố tình phạm những sai lầm mà chúng ta lại muốn người khác tha lỗi thì không thể được. Ví dụ: Trong tác phẩm Truyện Kiều ta thấy Thúy Kiều là con người tài sắc như vậy, nhưng rơi vào trong cảnh ba chìm bảy nổi là do bán thân mình để cứu cha. Nhưng mà bây giờ có những người tự nguyện dấn thân vào con đường, trở thành tệ nạn xã hội. Rồi khi quay về muốn mọi người tha thứ, khó lắm. Chúng ta tự nguyện, chúng ta không thích lao động, chúng ta muốn tìm kiếm đồng tiền bằng cách như vậy cho thoải mái và dễ dàng hơn., chúng ta không muốn cực khổ nhưng lại muốn có tiền, để chúng ta dung bồi cho bản thân của mình, thì từ những cái đó, chúng ta rơi vào tội lỗi như vậy, thì bắt người ta tha lỗi cho thì không được. Mình đã tự quyết chọn con đường mình đi, mình biết nó là sai trái, là vi phạm pháp luật, là vi phạm đạo đức, được mọi người căn ngăn, nhưng mình cứ lao vào rồi mong người khác thông cảm cho thì không được. Hoặc có nhưng người bị vi pham 5 lần, 7 lần nhưng vẫn không cảnh ngộ. Trong cổ học tinh hoa có câu chuyện như sau: “Ngày xưa Liệt Tử là một nhà nhà nho nước Trịnh thời bấy giờ. Liệt Tử là người tài giỏi, sống có tâm có đức, và được nhiều người yêu mến. Liệt Tử được đồn đại rất nhiều, sau đó đến được kinh thành và đến tai vua nước Trịnh. Các quan ở đó mới tâu rằng: “ Tại sao Liệt tử giỏi như vậy, sống có đạo đức như vậy. Nhưng sống một cuộc sống khốn khổ mà vua lại không giúp đỡ, để thu 8
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk phục nhân tài cho đất nước”. Khi đó vua nước Trịnh mới cho 10 xe thóc đến để giúp đỡ cho Liệt Tử. Khi 10 xe thóc đó được chở đến thì vợ của Liệt Tử rất mừng. Liệt Tử bước ra đảnh lễ và cảm ơn vua và nói rằng: “Các vị hãy về lại với vua rằng: Ta rất cảm động trước tâm tình tốt của vua thương dân như con. Nhưng Liệt Tử không thể nhận số quà này.” . Khi đó thì các người đem gạo đến lại mang gạo trở về kinh thành. Vợ Liệt tử khi đó rất bức xúc với chồng và nói rằng: “ Ngày xưa vợ của các bậc chính nhân quân tử thì ăn sung mặc sướng, Tôi thì mạt phước rơi vào trong một gia đình được coi là chính nhân quân tử mà lại khổ sở như thế này, đến gạo cũng không có ăn.” Khi dó Liệt Tử mới từ tốn khuyên vợ rằng: “ Này em! Hãy nghe lời ta nói. Hôm nay vua nước Trịnh thấy ta là bậc chính nhân quân tử đem gạo đén giúp cho ta. Nhưng mà không phải do chính vua hiểu được ta, mà do người khác thưa lại. Nếu mai này có người nói rằng: Ta phản thần, ta như thế này, ta như thế kia thì cũng chính vua nước Trịnh ra tay giết ta”. Ngay khi Liệt Tử nói xong vợ tỉnh ra và thấy mình đã trách sai chồng . Vì vậy trong cuộc sống nếu mà ta không tỉnh ra thì ta sẽ bị người khác giết lúc nào mà ta không biết. Chúng ta phải nhận ra những cạm bẫy trong cuộc đời. Nhiều khi chúng ta biết nó là không tốt. Nhưng chúng ta là con người có hiểu biết, có đạo đức, có tư duy. Thì chúng ta sẽ nhìn nhận sự việc một cách thấu đáo, chúng ta biết được nó xấu như thế nào? Nó tốt như thế nào? Cho nên có một câu nói như sau: “Nơi nào có lợi ích xen và olà nơi đó không có niềm thương chân thật” . Cho nên đừng thấy người ta tốt với mình mà đã vội mừng! Người ta tốt với mình vì cái gì? Nếu chúng ta là con người biết làm chủ bản thân, chúng ta nên suy nghĩ về những việc tốt của thiên hạ. Cho nên những người có bản lĩnh, có kinh nghiệm cuộc đời, luôn biết cách làm chủ bản thân, biết giữ hạnh phúc trong gia đình, luôn làm các việc thiện. Tránh gây ra đau khổ cho người khác, và luôn làm gương cho con cái và mọi người noi theo. Chúng ta thường thấy rằng khi chúng ta buồn chán thì chúng ta hay rơi vào hư hỏng. chúng ta vẫn thường nghe câu: “ Nhàn cư vi bất thiện” đó. Nhiều khi chúng ta không có việc gì làm, thất nghiệp thì chúng ta sẽ bị bạn bè xấu lôi kéo. Như vậy khi 9
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk chúng ta có công ăn việc làm là rất tốt, Nhiều khi có những người lớn tuổi rồi, con Cái có công ăn việc làm rồi, họ sẽ có nhiều thời gian đi làm việc thiện để tích đức cho mình và cho con cháu. Nhưng cũng có người như vậy lại đi chơi, để rồi nếu không khéo chúng ta sẽ bị đánh mất bản thân chúng ta. Những sai lầm của chúng ta thì già hay trẻ đều có khả năng mắc phải. Như vậy từ những hạt giống đó sẽ giúp cho chúng ta có được cuộc sống an lành và hạnh phúc. Còn không chúng ta sẽ bị rơi vào những hoàn cảnh trớ trêu, bất đắc dĩ. Chúng sẽ dẫn dắt chúng ta vào con đường xấu và đau khổ. Cho nên chúng ta có sự tư duy, quán chiếu thì chúng ta sẽ tốt hơn. Có những khi chúng ta nghĩ rằng: Cám dỗ cuộc đời mình là do thế này thế kia, là do bản năng, là do chúng ta không kiềm chế được bản thân. Và chúng ta phải thấy rõ rằng: Nhiều khi cái tâm chúng ta hướng dẫn chúng ta làm những việc ác, thì chúng ta phải biết và phải tự chúng ta làm chủ lấy bản thân chúng ta. Mỗi người trong cuộc sống chúng ta đều có một cách khác nhau. Nhưng cái cách đó phải đúng với đạo đức xã hội và con người. Nếu chúng ta có những sai trái, không đúng thì chúng ta phải quán chiếu lại và đưa tâm mình về với con đường thiện. Hoặc chúng ta đưa tâm này ra khỏi bản thân để nhìn nhận cái thân này. Sau đó mình sẽ biết cái thân này chưa được như thế nào còn có thể kịp thời sửa chữa. Chúng ta cũng phải biết rằng: Có phải cái thân này khiến chúng ta tham không? Có phải cái thân này xui chúng ta làm việc ác không? Cái thân này không lôi kéo thúc đẩy bản thân chúng ta, nhưng khi ý niệm chúng ta xen vào thì cái tâm này sẽ hành động theo ý của chúng ta. Chúng ta phải biết bản lĩnh cuộc đời. Cuộc sống khó khăn sẽ khiến cho chúng ta mạnh mẽ hơn, nhưng có những khi cuộc sống khó khăn lại đánh mất bản thân mình. Chúng ta phải biết giữ gìn đạo đức cho bản thân mình và cho xã hội. Chúng ta phải giữ ở một ý thức sống cao. Để không đánh mất mình vào những gì sai trái, và tạo được hạnh phúc cho mình và cho người ở hiện tại và tương lại. Nhưng nếu như không may mắn, chúng ta đã lỡ đánh mất bản thân mình. Mình đã rơi vào ma túy, Cờ bạc, gái điếm thì chúng ta phải làm sao? Ta phải làm gì để quay trở về với con người lương thiện. Quay trở về để làm người có ích cho người thân và xã hội. Chúng đa đừng nghĩ những người ngồi trong trại cai nghiện là những người 10
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk xấu, hay là những người bỏ đi trong xã hội. Nói đúng hơn những người mà dính vào ma túy, cờ bạc, nghiện game,… Là những nạn nhân của xã hội, họ là những người đã lãnh một phần trách nhiệm của sự tha hóa của một xã hội, Họ là nạn nhân của những người từng tiêu khiển, nạn nhân của những người xúi dục chúng ta, nạn nhân của những người tha hóa đã dẫn dắt chúng ta vào con đường này. Một phần lớn những người như họ là bất đắc dĩ. Từ trong trái tim, khối óc và tấm lòng của những người đó, Cũng luôn mong muốn mình có cuộc sống hạnh phúc, muốn mình vươn lên để có danh phận gì đó với xã hội. Nhưng một sự lỡ lầm nhất thời nào đó, trong sự suy nghĩ nông nổi, hay chúng ta bị một ai đó dụ dỗ, chúng ta là nạn nhân của những kẻ thích chơi bời, để đẩy và xúi dục chúng ta vào con đường ác .Mà thật ra trong đáy lòng của những người này không mong muốn bao giờ. Họ không mong muốn trở thành nô lệ của những cái gì đó không chính đáng, họ không muốn nô lệ cái gì đó để đánh mất cuộc đời của mình. Tôi nghĩ rằng: Trong thâm tâm, họ cũng muốn vượt thoát ra khỏi những thứ này. Nhưng làm sao để vượt thoát? Và cách nào để vượt thoát? Thúy kiều ngày xưa mang thân phận như là kĩ nữ, chắc hẳn Thúy Kiều không mong muốn mình trở thành kĩ nữ, nhưng do xã hội tha hóa đã đưa một con người tài sắc vẹn toàn như vậy phải rơi vào con đường lầm lạc. Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã nói thay cho nàng Kiều như sau: Ma đưa lối quỷ dẫn đường Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi. Thật ra thì không ai muốn đi vào con đường như vậy cả. Nhưng do xã hội như vậy, hoàn cảnh như vậy, đã đẩy Thúy Kiều vào chốn đoạn trường. Cũng như những người đã rơi vào lầm lạc, có những người thành tệ nạn xã hội. Không ai muốn mình trở thành những con người là nạn nhân của ma túy, cờ bạc, rượu chè cả. Không ai muốn mình bị khống chế bởi những thứ đó. Nhưng đúng là: “Ma đưa lối quỷ dẫn đường”. Có những người bị bạn rủ đi hút một lần, người đó nghĩ là sẽ không sao, rồi sau đó mình trở thành con nghiện. Hoặc khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh không có tiền , một nhóm người nào đó muốn lợi dụng sức lực của chúng ta. Muốn lợi dụng bản thân chúng ta, rồi biến bản thân chúng ta từ một con người đi bán hêrôin, và trở thành 11
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk con người đi cai nghiện. Chúng ta bị kẻ khác khống chế, chúng ta thành con tin của họ, chúng ta trở thành nô lệ cho họ. Rồi khi họ khống chế ta được rồi thì họ đánh đổi sức chúng ta để làm theo mục đích của họ, và rồi chính chúng ta thành nạn nhân. Sự sai lầm này xã hội phải chịu một phần trách nhiệm, và xã hội phải có trách nhiệm giúp những người nhu họ trở thành con người lương thiện,để về đoàn tụ với gia đình. Bởi vì những người này đều là tế bào của xã hội, tế bào nào có vấn đề, có bệnh tật, có nguy cơ, nếu chúng ta không kịp thời sửa chữa. Không khéo nó sẽ lây lan cho cả một cơ thể. Vì vậy tất cả mọi ngành, mọi người, các cơ quan nhà nước phải có trách nhiệm với những người này. Có một triết gia đã từng nói một câu như thế này: “Sai lầm là con người. Biết khác phục sai lầm là thần thánh, vui cười với sai lầm là quỷ dữ”. Chúng ta phải thấy rằng: câu nói của ông rất hay. Một câu nói để nhắc nhở chúng ta rằng: Không một con người nào trên thế giới này không có sai lầm. Đừng nói rằng: Tôi học cao, tôi thông minh là tôi không có sai lầm. Tất cả chúng ta ai cũng sai lầm, ai cũng có những phút giây sai lầm. Nhưng có một điều khác nhau là có những sai lầm chúng ta kịp thời khắc phục và sửa chữa. Có những sai lầm là một tư duy hoặc những sai lầm chưa phải là hành động. Ông bà ta thường nói: “ Nhân vô thập toàn”. Ai cũng có sai lầm, nhưng mà có những sai lầm chưa đáng tiếc hay là những sai lầm mà ta tỉnh ngộ, biết dừng lại kịp thời. Có câu danh ngôn như thế này nữa: “Biết dừng lại đúng lúc con người ta không bao giờ suy sụp”. Câu này giúp chúng ta dừng lại đúng lúc và cảnh báo với chính mình, để rồi ta cứu lại mình. Như vậy sai lầm là con người. Tất cả chúng ta ai cũng có sai lầm. Nếu những người đã mắc phải những sai lầm, biết khắc phục để trở thành một con người tốt, thì xã hội đón nhận và coi những người sai lầm đó như là thần thánh. Có câu nói như sau: “ Không ai ghét con người cả, người ta chỉ ghét tật xấu của con người” . Như vậy ở đây người ta thừa nhận tật xấu của con người, nhưng nếu chúng ta từ bỏ tật xấu, chúng ta trở thành người lương thiện thì chúng ta được xã hội công nhận. Chúng ta trở thành những người như bao nhiêu con người khác trong xã hội này. Nếu chúng ta làm sai mà chúng ta lại tự hào với những tật xấu đó. Rồi nói những câu như: Tôi như vậy đó, không ai chấp nhận được thì thôi. Hoặc nói rằng: Nếu xã hội không chấp 12
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk nhận tôi, không thừa nhận tôi, thì tôi cũng bất cần xã hội, tôi không cần gì cả. Để rồi chúng ta lao vào trong các tệ nạn xã hội. Như vậy mình cứ thừa nhận sai lầm của mình để rồi chúng ta lao vào sai lầm như vậy. Ai làm thì người đó chịu thôi. Nhưng chúng ta thư nghĩ lại đi. Cuộc đời chúng ta sống được bao nhiêu năm? 50 năm, 70 năm,… Thậm chí là 100 năm đi. Nhưng cơ hội để chúng ta chuộc lại lỗi lầm, rồi để trở thành một con người có công ăn việc làm, có hạnh phúc thì chỉ vài chục năm đầu thôi. Chúng ta không cố gắng trong những thời gian ngắn như thế này thì cuộc đời chúng ta con lại là cái gì? Chúng ta không là lợi của xã hội thì chúng ta cũng là nợ của gia đình. Chúng ta làm cho người thân chúng ta đau khổ, vợ, chồng, con cái chúng ta đau khổ. Hằng ngày phải vất vả để lo cho một người như mình, thì chúng ta hay suy nghĩ lại. Chúng ta có thấy xấu hổ với bản thân chúng ta không? Có biết làm việc này là sai trái không? Chúng ta có thấy ta thiếu trách nhiệm với gia đình, người thân mình không? Cho nên nếu chúng ta đã phạm những sai lầm thì chúng ta phải có những phút nhìn lại. Chúng ta phải đặt ra những điều tự quyết với bản thân chúng ta. Để chúng ta trở thành một con người lương thiện cho xã hội, một con người được mọi người yêu mến. Quá khứ và tương lại là một khoảng cách rất xa. Chúng ta cũng không nên quan trọng về vấn đề này. Đôi khi quá khứ như thế này giúp cho chúng ta những điều chiêm nghiệm bổ ích, từng có những sai lầm thì chúng ta sẽ có kinh nghiệm, để mai này giúp những người thân xung quanh chúng ta. Giúp cho họ biết rằng: làm như vậy là sai, làm như vậy là không tốt. mình sẽ giải thích rất tốt và chính xác. Để giúp những người xung quanh chúng ta tránh đi những sai lầm đáng tiếc mà mình đã vấp phải. Chúng ta cũng không nên vui buồn hay mặc cảm với quá khứ của mình. Mai này chúng ta sẽ tươi sáng. Chúng ta hãy cố gắng để vượt qua những sai lầm này, chúng ta hãy thể hiện cho xã hội biết rằng: “Tôi là người đã hoàn lương, tôi là người tốt, tôi luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người”. Điều đó là điều đáng mừng, và xã hội luôn hoan nghênh và đón nhận những người như vậy. Chúng ta phải biết tiềm ẩn trong mỗi con người chúng ta luôn có những khả năng như vậy. Bởi vì khoảng cách giữa thiện và ác chỉ khác nhau một chỗ. Một người bị coi là tội lỗi, bất thiện và một người 13
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk được coi là lương thiện, họ khác nhau một điều duy nhất. Đó là suy nghĩ. Một người được coi là thiện vì họ có suy nghĩ nhưng họ không làm, vì họ đủ khả năng, hay họ đủ nghị lực, họ biết kiềm chế để không rơi vào sai lầm như này. Một người rơi vào sai lầm vì họ cũng có suy nghĩ, nhưng họ lại không làm chủ bản thân họ được, để đưa đến một hành động sai lầm. Ví dụ: Khi một ai đó gặp một hành động lỗ mãng của một người nào đó. Người này biết họ lỗ mãng với mình, nhưng mình có tư duy tốt, họ cũng nghĩ là đấm vào mặt họ cho hả cơn giận, nhưng họ lại suy nghĩ rằng: mình làm như vậy không tốt, mất nhân cách. Họ nghĩ như vậy nên họ không làm. Nhưng mà một người nóng tính hơn, một người không có sự tư duy, thì họ không thể chấp nhận hành động như thế! Và họ đã đấm vào mặt người đó. Khi đó đã trở thành sự sai lầm. Vì vậy họ khác nhau chỉ là ở suy nghĩ. Vì vậy chúng ta đừng nghĩ người tốt và người xấu có nhiều sự khác biệt. Trong chúng ta ai cũng đã đừng nghĩ tới ma túy. Nhưng có những người nghĩ mà họ không làm, và có những người nghĩ về ma túy và họ cứ nuôi ý niệm đó. Để rồi họ đi tìm đến ma túy và trở thành nô lệ của ma túy. Giữa bờ thiện và ác nó chỉ cách nhau như vậy? Tất cả mọi người xấu cũng có hạt giống tốt, có hạt giống thiên tài, có hạt giống của người mẫu mực, có hạt giống của một con người lương thiện trong xã hội. Trong xã hội này không ai là người bỏ hết. Trong tác phẩm Lưu Bình – Dương Lễ, chúng ta thấy khoảng cách của 2 người rất là xa. Lưu Bình là một người lương thiện, rất là ngoan, suốt ngày ở nhà lo học. Lưu Bình là một con người suốt ngày nát rượu , ăn chơi, là kẻ chẳng ra gì. Ta đem ra so sánh hai người thì đúng là: “ Một trời một vực”. Nhưng mà chúng ta đâu nghĩ rằng: Bản thân của một kẻ nát rượu, không ham học một thời, nhưng khi nhận ra sai lầm và quyết chí học lại có thể đậu Trạng nguyên. Lưu Bình từng nói một câu như sau: “ Đối với ta có gì là giải thám hoa hay bảng nhãn, học hay không là trí của Lưu Bình này thôi”. Ngày xưa Dương Lễ chỉ đậu Thám hoa. Vậy mà Lưu Bình là một kẻ nát rượu, chẳng ra gì, vậy mà cuối cùng đã thay đổi cuộc đời, đã vươn lên cố học để trở thành người đậu Trạng Nguyên. Cho nên trong tư tưởng của chúng ta, trong suy nghĩ của chúng ta, chúng ta là những người trẻ, chúng ta có bầu nhiệt huyết, chúng ta có thể nghĩ đến việc rời non lấp biển. Cho nên 14
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk những suy nghĩ nhất thời của chúng ta, có những sự chơi bời không tốt. Do chúng ta bị xúi dục, do chúng ta chơi không đúng cách, do chúng ta tò mò cái gì đó. Rồi khiến chúng ta lao vào những việc không tốt, có thể là nghiện ngập những cái gì không cho phép. Khi đó chúng ta hãy xem đó như một giấc mơ. Giấc mơ này như cơn ác mộng, chúng ta hãy nghĩ rằng: những tháng qua, những năm trước chúng ta đã chết rồi. Ngày hôm nay tôi là một con người mới. Chúng ta phải có những suy nghĩ tích cực để chối bỏ những điều này. Chúng ta có đầy đủ điều kiện và khả năng làm việc này. Nhưng chúng ta chán chường, buồn tủi, nên chúng ta buông trôi cuộc đời. Nhưng những điều đó chúng ta càng đôi co với nó thì chúng ta càng thiệt thòi cho bản thân chúng ta. Đời còn nhiều hoa mộng lắm, đời cón nhiều niềm vui lắm, đời cón nhiều việc để chúng ta làm lắm. Đừng vì những sự nhất thời này mà chúng ta buông xuôi tất cả. Sau này khi chúng ta đứng bên bờ của hạnh phúc, chúng ta nhìn lại mà mỉm cười vì những gì mình đã làm được. Trong lời dạy của Phật. Đức Phật đã ca thán 2 loại người : “Có hai hạng người rất đáng tán thán và trân trọng. Hạng người thứ nhất là hạng người hoàn toàn không có lỗi lầm. Hạng người thứ hai là hạng người có lỗi lầm, nhưng biết sửa sai lỗi lầm. Nhưng hạng người thứ nhất không thể tìm được trên thế gian này”. Như vậy chúng ta thấy rằng: Người thứ hai là người có vi phạm, nhưng biết nhận ra lỗi thì cũng được tán thán. Khi chúng ta thành công thì mọi người cũng tán thán mình như bao người khác. Vì vậy ngạn ngữ Trung Quốc có câu như sau: “ Nếu thấy anh ta làm một việc tốt thì hãy quên tất cả quá khứ của anh ta đi”. Đây là câu nói rất hay,câu nói giúp cho chúng ta mở lối khi đi trên con đường này. Một mặt khác chúng ta đánh tan dư luận về những điều cố chấp. Xã hội phải tạo điều kiện cho những người ma túy hoàn lương. Xã hội phải có cái nhìn tích cực về điều này, không được kỳ thị, đừng có thành kiến, không giữ bỏ những người này. Để rồi cuối cùng họ tự ti, mặc cảm, bất mãn. Rồi chúng ta chối bỏ con đường lương thiện của mình. Trong vấn đề này xã hội vô cùng quan trọng để giúp họ có những con đường tích cực để trở thành những người lương thiện. Vì vậy nếu những ai có con mắt nhìn tiêu cực thì hãy nhìn tích cực hơn, để đón những người hoàn lương trở về. Xin nói với tất cả mọi người rằng: Ai cũng là một bông hoa tốt, Nếu chúng tích cực. 15
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Một bông hoa trở thành một bông hoa có phải tự thân nó là bông hoa không? Một bông hoa hoàn toàn được sinh ra và lớn lên từ … Rác và đất, từ những thứ cạn bã, nhứng thứ bỏ đi, nhưng nó lại trở thành một bông hoa. Một con người tốt, tự thân ban đầu cũng không phải là con người tốt. Chúng ta cần có sự chắt lọc những cái gì tốt của cuộc đời, dù là những điều xấu. Khi đó chúng ta sẽ trở thành những con người tốt. Một con người hiền ngoan biết nhìn nhận, sửa sai thì sẽ được xã hội thừa nhận. Ông Lê Thừa Hừng tại Sài gòn đã từng 30 năm nghiện hút, rượu chè, gái điếm, giết người, chặt tay người, móc mắt, vào tù ra tội. Một con người mà người ta tưởng không thể hoàn lương được nữa, một con người xem như là cạn bã của xã hội, là một nhân tố xấu. Nhưng rồi anh ấy đã quay trở về với con đường lương thiện. Anh ta đã tự cai nghiện mà không hề đến các trung tâm. Anh đã tự nhủ rằng: Cai được thì sống, không cai được thì chết. Và bây giờ anh ấy đã được xã hội công nhận và trở thành một con người tốt. Chúng ta thấy một con người như thế mà có thể thay đổi được, thì chúng ta phải hiểu rằng: Dù trong mọi trường hợp như thế nào đi chăng nữa thì chúng ta vẫn có thể trở thành một con người hiền lương. Trong bài thơ Tiếng Hát Sông Hương của Tố Hữu có một đoạn như sau. Trời ôi, em biết khi mô Thân em hết nhục giày vò năm canh Tình ôi gian dối là tình Thuyền em rách nát còn lành được không? - Răng không, cô gái trên sông Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài Thơm như bông nhụy hoa lài Sạch như nước suối ban mai giữa rừng. Ngày mai gió mới ngàn phương Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân 16
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk Ngày mai trong nắng trắng ngần Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ Ngày mai bao lớp đời dơ Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay Cô ơi tháng rộng ngày dài Mở lòng ra đón ngày mai huy hoàng. Như vậy với một con người than thân trách phận kỹ nữ, cảm thấy mình dơ dớp giữa cuộc đoiè. Nhưng Tố Hữu cảm thấy rằng: Cô có thể thay đổi được tất cả mọi thứ để quay về vói mọi người. rồi mình cũng sẽ thơn như hoa lài, sạch như nước suối, trở thành một con người tốt trong xã hội. Chúng ta phải hiểu một điều rằng: Chúng ta thèm ma túy, rượu chè, cờ bạc, không phải do cái thân mà do cái đầu chúng ta. Tư duy của chúng ta mà ta lại coi coi thân xác, thân chúng ta không bao giờ biết đòi hỏi, nếu chúng ta cứ hình dung, suy nghĩ. Nếu chúng ta không dẹp bỏ được suy nghĩ và chúng ta cứ làm, thì chúng ta sẽ bị những dục vọng lôi kéo chúng ta như vậy. Nhưng nếu chúng ta biết rằng: Những ý niệm đó là giả, chúng ta đừng nô lệ nó, đừng nuôi dưỡng và từ bỏ nó. Thì chúng ta sẽ thấy cái thân này khônng có gì để phụ thuộc những thứ đó cả. Nếu chúng ta khỏi nên những điều thèm muốn đó, thì chúng ta hãy đưa tâm ra khỏi thân, nghĩ về cha mẹ, công việc, suy nghĩ đến những gì tốt hơn, chúng ta lái tư duy của chúng ta, thì chúng ta sẽ không chế được thân xác chúng ta. Cho nên có câu chuyện như sau: “Một bà mẹ có đã con học đại học năm thứ hai. Không ngờ anh ta là một con nghiện, ba lần đi cai nghiện,nhưng không thành công. Rồi sau đó bà mẹ đưa về nhà. Bà phải xích chân, tay đứa con vào bốn góc nhà. Nhưng anh này mỗi khi lên cơn nghiện đều la lên như thế này thế khác. Hôm đó bà pha vào cốc nước Coca, trong đó bà có bỏ thuốc độc. Bà làm như vậy không phải là bà ghét con, mà bà thấy rằng: Hôm nay con mình tiều tụy, khổ đau, bà không đành lòng nhìn những cơn nghiện hành hạ con mình. Cho nên bà thấy tim gan tan nát khi mà con bà như thế. Khi bà đưa cốc nước vào cho con thì nó mới lấy uống, sau đó bà lại giật ra. Nó rất bực và hét lên rằng: “ tại sao mẹ lại như vậy?” lần này bà tiếp tục đưa cho nó, sau đó bà lại giật ra nữa. Đứa con nó 17
- Hoàng Bình Nguyên 0972.792.759 E-mail: Hoangbinhnguyen2009@gmail.com Eakar – Đăk Lăk rất giận và chủi bới om xòm. Lúc đó bà mới đổ ca nước đi và ôm con vào lòng bà khóc. Bà nói: “ Con ơi, mẹ không đành lòng giết con. Con biết trong ca nước này là cái gì không? Đó là ca thuốc độc mẹ cho con, để con chết đi, để con khỏi đau khổ, khỏi hành hạ thân xác, khỏi làm khổ người này người khác, và làm khổ bản thân con, con đã không chiến thắng được bản thân này. Nhưng con là con của mẹ, mẹ không thể làm như vậy. Con ơi, mẹ có lỗi, con hãy tha thứ cho mẹ”. Sau câu nói này thì đứa con rơi nước mắt và chỉ một ý niệm đó thôi. Nó nói với mẹ nó rằng: “ Mẹ ơi, mẹ yên tâm. Trong cuộc đời này có chết con cũng không bao giờ nghiện nữa”. và chỉ một quyết tâm như vậy là anh ta thay đổi, và trở thành một con người hoàn lương”. Chúng ta thất của mình là ý trí tuyệt vời nhất. Tôi hy vọng những người đã trót đi vào lầm lạc sẽ tìm lại được bản thân của chúng ta, để không rơi vào những điều bất hạnh cho mình và cho người khác. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn