intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lạm dụng thuốc cho trẻ biếng ăn: Rất nguy hiểm!

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

104
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thấy con biếng ăn, thay vì đưa con đến bác sĩ khám để tìm ra nguyên nhân thì không ít bà mẹ đã tự mua thuốc kích thích ăn cho con dùng. Theo PGS.TS.DS. Nguyễn Hữu Đức – giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM, một số loại thuốc hiện đang được dùng để kích thích trẻ ăn và làm tăng cân rất nguy hiểm với nhiều tác dụng phụ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lạm dụng thuốc cho trẻ biếng ăn: Rất nguy hiểm!

  1. Lạm dụng thuốc cho trẻ biếng ăn: Rất nguy hiểm! Thấy con biếng ăn, thay vì đưa con đến bác sĩ khám để tìm ra nguyên nhân thì không ít bà mẹ đã tự mua thuốc kích thích ăn cho con dùng. Theo PGS.TS.DS. Nguyễn Hữu Đức – giảng viên Trường Đại học Y Dược TP.HCM, một số loại thuốc hiện đang được dùng để kích thích trẻ ăn và làm tăng cân rất nguy hiểm với nhiều tác dụng phụ...
  2. Biếng ăn là…tìm tới thuốc! Khoảng gần 3 tháng nay, mỗi lần cho bé Nguyễn Hà Minh A. ăn, chị Trần Thanh N. cùng chồng phải nghĩ ra đủ trò để mong con ăn hết chén cơm. Và phải mất cả 3 – 4 tiếng đồng hồ, bé A. mới ăn hết. Không những thế, trong thời gian gần đây, con chị Thanh N. cũng rất ít uống sữa và ăn trái cây. Trong khi đó, trước đây bé rất thích uống sữa, mỗi ngày ngoài 3 bình sữa bột, Minh A. còn uống thêm sữa tươi. Còn trái cây thì bé không trừ một loại nào, ăn bao nhiêu cũng được. Nên khi thấy con ăn uống kém chị đã rất lo sợ. “Than phiền với bạn tôi thì được chị cho biết con chị cũng biếng ăn đi khám một bác sĩ nhi và bác sĩ đã cho thuốc Peritol để kích thích trẻ ăn. Nghe lời chị, tôi mua cho con dùng. Sau khi dùng thuốc thấy con ăn ngon trở lại và mập lên thấy rõ, da dẻ lại hồng hào. Nhưng hễ ngưng thuốc là bé biếng ăn trở lại”, chị N. kể lại.
  3. Việc dùng thuốc để kích thích trẻ ăn lâu nay vẫn được nhiều phụ huynh sử dụng. Và điều đáng quan tâm là chỉ một số phụ huynh tự ý mua thuốc do nghe theo lời mách bảo của người quen, còn lại là được chính các bác sĩ kê toa. Do là thuốc được bác sĩ kê toa và bán nên các bậc phụ huynh cứ tin tưởng cho con sử dụng trong một thời gian dài mà không hề nghĩ tới tác hại của nó. Sở Y tế TP.HCM đã từng thanh tra và phát hiện phòng mạch của vợ chồng bác sĩ nhi đã kê và bán thuốc tăng trọng cho trẻ uống khi phụ huynh đưa trẻ tới khám bệnh tại đây. Khi vụ việc được đăng tải trên báo thì các bậc phụ huynh mới tá hỏa vì hậu quả là con họ đã “lãnh đủ”. Bà Nguyễn Như Ng. đã phát hoảng khi vì thương đứa cháu ngoại 2 tuổi ở Mỹ còi cọc, biếng ăn mà mỗi tháng bà đều tới phòng mạch của vợ chồng bác sĩ này để mua thuốc với số tiền 2 triệu đồng gửi qua cho cháu uống. Cứ hết thuốc là bé lại chẳng chịu ăn nên bà đã mua thuốc ở đây hơn 1 năm trời cho tới ngày biết được phòng mạch của bác
  4. sĩ này bán thuốc tăng trọng qua thông tin trên báo. Rất nguy hiểm PGS. TS. Nguyễn Hữu Đức đã phải nhấn mạnh như vậy khi nói về vấn đề này. Theo ông, thuốc - chính nó là độc chất, nếu sử dụng đúng thì nó là thuốc còn nếu sử dụng sai là độc chất. Người thường sử dụng đã phải rất thận trọng, riêng với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và cho con bú lại càng cẩn trọng hơn. Trẻ em do chưa phát triển hoàn chỉnh nên khi dùng thuốc sai thì hậu quả khó lường. Riêng về một số thuốc kích thích ăn và làm tăng trọng dùng cho trẻ rất có hại. Loại thuốc này không hề có tác dụng trị chán ăn mà chỉ giữ nước, tạo béo giả tạo. Thực chất đây là loại đông dược giả mạo được trộn từ thuốc gây thèm ăn với thuốc ngủ. Khi ngưng thuốc trẻ sẽ biếng ăn trở lại và đặc biệt thuốc gây nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng kéo dài như bị táo bón, gây khô miệng, khó tiểu tiện và ảnh hưởng đến hệ thần
  5. kinh trung ương. Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM mỗi tháng có hơn 3.000 trẻ đến khám và tư vấn dinh dưỡng thì có đến 70% trẻ đến khám do biếng ăn. Nhiều bậc cha mẹ đã không nghe lời khuyên của bác sĩ mà tự ý ra ngoài mua thuốc cho con uống hoặc đi đến những phòng mạch không chuyên khoa. Hậu quả là con không lớn mà còn bị phù và mắc một số bệnh lý nội khoa khác. BS.CKII. Nguyễn Thị Hoa - Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện này cho biết, trong y học không có tên thuốc nào dùng trị biếng ăn cho trẻ. Một số thuốc kích thích ăn có tác dụng gây thèm ăn nhưng khi ngưng thuốc thì trẻ lại biếng ăn như cũ. Nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài và không đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa sẽ nguy hiểm. Biếng ăn ở trẻ thường có nhiều nguyên nhân như do khẩu vị không hợp; bị bệnh nhiễm trùng; thay đổi môi trường hoặc tình trạng sức khỏe; biếng ăn do thiếu chất dinh dưỡng…
  6. Nên khi thấy trẻ biếng ăn thì cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không tự động mua thuốc trị biếng ăn cho trẻ dùng. b
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2