intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguy cơ tiềm ẩn khi lạm dụng thuốc bổ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

91
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Do sốt ruột về tình trạng cân nặng của con mình, mà nhiều bậc cha mẹ cứ nghe đến thuốc nào bổ, thuốc nào giúp trẻ ăn ngon, trị biếng ăn và mau tăng cân là lại đổ xô đi mua về cho trẻ dùng mà không hề hay biết nếu lạm dụng quá mức các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng sẽ gây nhiều nguy hại cho con Nếu hằng ngày ta cho trẻ ăn uống cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin và chất khoáng, nhất là chế độ ăn giàu rau cải, trái cây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguy cơ tiềm ẩn khi lạm dụng thuốc bổ

  1. Nguy cơ tiềm ẩn khi lạm dụng thuốc bổ Do sốt ruột về tình trạng cân nặng của con mình, mà nhiều bậc cha mẹ cứ nghe đến thuốc nào bổ, thuốc nào giúp trẻ ăn ngon, trị biếng ăn và mau tăng cân là lại đổ xô đi mua về cho trẻ dùng mà không hề hay biết nếu lạm dụng quá mức các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng sẽ gây nhiều nguy hại cho con Nếu hằng ngày ta cho trẻ ăn uống cân bằng, đầy đủ thì không sợ thiếu vitamin và chất khoáng, nhất là chế độ ăn giàu rau cải, trái cây vì đây là
  2. nguồn vitamin thiên nhiên rất tốt. Riêng với trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn, đương nhiên phải được bổ sung vitamin và chất khoáng. Trẻ sau giai đoạn bị bệnh (nhiễm trùng, ho hen, tiêu chảy...) thì việc uống vitamin và chất khoáng là cần thiết. Các vitamin vốn có trong thực phẩm dễ bị mất đi hay giảm trầm trọng do chất lượng thực phẩm không đảm bảo (rau bị héo, trái cây không còn tươi nên mất nhiều vitamin C), hoặc bảo quản chế biến thực phẩm không tốt (gạo càng trắng càng có ít vitamin B1, thức ăn nấu quá kỹ vitamin C không còn...). Vì vậy nhiều khi bác sĩ vẫn khuyên cho trẻ xem ra khỏe mạnh uống bổ sung vitamin, đương nhiên là dùng đúng liều lượng. Còn với trẻ béo phì, bác sĩ thường khuyên nên ăn chế độ ít chất béo và cần thiết bổ sung các vitamin, vì chế độ ăn kiêng ít chất béo không giúp hấp thu đủ lượng vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K. Trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi chỉ được bú sữa mẹ mà không nên cho dùng thêm bất cứ chất lỏng thực phẩm nào khác, kể cả thuốc dung dịch uống chứa vitamin. Bà mẹ muốn bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh nên tự mình bổ sung và cho con bú sữa mẹ để thông qua sữa mẹ con được bổ sung vitamin. Đáng quan tâm là một số phụ huynh đã cho trẻ dùng quá nhiều thuốc bổ, đưa đến thừa vitamin và chất khoáng rất có hại. Đặc biệt, có phụ huynh
  3. nghĩ rằng thuốc bổ có thể thay thế thức ăn nên không quan tâm cho trẻ ăn uống đầy đủ, thế là trẻ dùng thừa thuốc bổ mà vẫn bị suy dinh dưỡng. Trong các loại vitamin, vitamin A và D không được dùng thừa, dùng quá liều vì sẽ tích lũy lại trong cơ thể và có thể gây ngộ độc. Nếu dùng quá liều đưa đến thừa vitamin A, trẻ - đặc biệt là trẻ sơ sinh - sẽ bị tăng áp lực sọ não đưa đến lồi thóp, viêm teo dây thần kinh thị giác. Dùng quá liều vitamin D sẽ gây cho trẻ chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Nếu dùng loại multivitamin ngày uống một viên hoặc dùng thuốc nhỏ giọt nên xem kỹ liều hằng ngày cho trẻ không được chứa quá 5.000 đơn vị quốc tế (IU) vitamin A và không quá 400 IU vitamin D. Khi dùng loại dung dịch uống phải lấy số giọt hoặc thể tích (số ml) theo đúng hướng dẫn sử dụng. Không nên dùng vitamin C liều quá cao cho trẻ vì có thể gây tiêu chảy, loét đường tiêu hóa, sỏi thận khi dùng dài ngày. Hiện nay có loại thuốc viên vitamin C dạng sủi bọt chứa 1 gam vitamin C mỗi viên, không nên xem đây là nước giải khát cho trẻ uống nhiều viên hằng ngày sẽ bị ngộ độc. Men tiêu hóa: không giúp tăng cân “Men tiêu hóa” đang được dùng nên hiểu đúng với hai nghĩa.
  4. Nghĩa thứ nhất của men tiêu hóa để chỉ chế phẩm chứa các enzym (còn gọi diếu tố) giúp tiêu hóa thức ăn, khi thiếu sẽ sinh khó tiêu, đầy bụng. Một số thức ăn hằng ngày có thể hỗ trợ cho tiêu hóa nhờ cung cấp chính enzym tiêu hóa thức ăn như đu đủ, khóm (thơm), sản phẩm lên men... Để bổ sung men tiêu hóa cho người thiếu, người ta làm ra các chế phẩm là thuốc chứa thành phần các enzym. Nên lưu ý khi bổ sung men tiêu hóa dưới dạng thuốc xem như chúng ta đã bổ sung từ ngoài vào giúp cho cơ thể tiêu hóa thức ăn, vì thế chỉ dùng khi thật sự cần thiết. Không nên lạm dụng vì dùng dài ngày sẽ gây tác hại ngược do lượng men tiêu hóa được cung cấp nhiều từ bên ngoài trong thời gian dài sẽ ức chế các tuyến tiết ra men tiêu hóa nội sinh có trong cơ thể. Hiện nay có một số phụ huynh lạm dụng cho trẻ dùng quá đà thuốc chứa các loại men tiêu hóa vì lầm tưởng thuốc làm tăng cân. Như đã nói, thuốc không có tác dụng làm tăng cân mà chỉ giúp trẻ thiếu men tiêu hóa ăn uống tốt hơn. Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết để tránh lệ thuộc thuốc không tiết đủ men tiêu hóa, thông thường chỉ dùng không quá 7- 10 ngày, ngưng dùng thuốc 7-10 ngày nếu muốn tiếp tục dùng lại. Nghĩa thứ hai của men tiêu hóa dùng chỉ chế phẩm chứa các vi sinh vật có ích khi uống vào nhằm cải thiện sự cân bằng của hệ tạp khuẩn ruột. Trong trường hợp này không nên gọi là men tiêu hóa mà nên gọi là men
  5. vi sinh. Với trẻ con, các bậc phụ huynh chỉ bổ sung cho trẻ khi thật cần thiết, tức nghi ngờ trẻ bị rối loạn tạp khuẩn, thông thường chỉ dùng không quá 7-10 ngày, ngưng dùng thuốc 7-10 ngày nếu muốn tiếp tục dùng lại. Một thực phẩm có tác dụng gần tương tự men vi sinh chính là sữa chua. Ăn sữa chua vừa được cung cấp chất dinh dưỡng vừa có tác dụng giúp cân bằng hệ tạp khuẩn ruột.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2