intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì để giảm phun thuốc trừ sâu?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

103
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại các điểm trình diễn này do một nhóm nông dân từ 10 30 người cùng làm trên cánh đồng 30 ha. Nông dân được tập huấn về kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng biện pháp gieo sạ “né rầy” và hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng cách trồng các loại cỏ có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch. Chọn những loại hoa có màu sắc và hương thơm phù hợp, nhiều mật và phấn hoa để thu hút thiên địch vì đa số giai đoạn trưởng thành của chúng đều cần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì để giảm phun thuốc trừ sâu?

  1. Làm gì để giảm phun thuốc trừ sâu? Tại các điểm trình diễn này do một nhóm nông dân từ 10 - 30 người cùng làm trên cánh đồng 30 ha. Nông dân được tập huấn về kỹ thuật canh tác tiên tiến, áp dụng biện pháp gieo sạ “né rầy” và hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng cách trồng các loại cỏ có hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch. Chọn những loại hoa có màu sắc và hương thơm phù hợp, nhiều mật và phấn hoa để thu hút thiên địch vì đa số giai đoạn trưởng thành của chúng đều cần loại thức ăn này để bổ sung năng lượng. Các loại cây có hoa này phải dễ trồng, cần ít chăm sóc và có thể trổ hoa quanh năm. Hoa được trồng nhân giống trước trên bờ ruộng nhằm thu hút thiên địch ngay từ ban đầu. Một số loại cỏ có hoa được chọn để triển khai trong việc nhân rộng mô hình là: Sài đất (Wedilia chinensis), Xuyến chi (Bidens pilosa), cúc Gót (Colobogyne sp.) và cỏ Cứt heo (Agelatum conyzoides). Nông dân chăm sóc đồng ruộng của họ như thường, còn cán bộ kỹ thuật bố trí thí nghiệm để theo dõi và đánh giá hiệu quả của mô hình vào 4 giai đoạn sinh trưởng của lúa là mạ, đẻ nhánh, làm đòng và trổ. Một bẫy đèn được bố trí ở một góc của mô hình, các loại bẫy khác được bố trí trong ruộng lúa để theo dõi mật số rầy và thiên địch trong ruộng mô hình và cả ruộng đối chứng của nông dân ở
  2. ngoài mô hình. Kết quả điều tra so sánh diễn biến mật số rầy nâu và ký sinh, thiên địch trong khu ruộng có trồng hoa (mô hình) và ruộng nông dân không có trồng hoa (đối chứng) cho thấy: mật số rầy nâu ở ruộng đối chứng cao gấp hai lần so với ruộng mô hình ở giai đoạn lúa làm đòng và ngậm sữa; trong khi ruộng mô hình có mật số ong ký sinh và thiên địch ăn mồi đều cao hơn so với ruộng đối chứng từ giai đoạn lúa đẻ nhánh cho đến ngậm sữa. Trong khi cánh đồng lúa ở Nam bộ có bờ vùng, bờ thửa nhỏ, nông dân phải tận dụng bờ vùng vừa đủ để trồng hoa thu hút thiên địch thì nhiều cánh đồng lúa ở miền Bắc và Bắc Trung bộ lại có sẵn hoa Xuyến chi (Bidens pilosa) mọc dại dọc hai bên bờ vùng. Tuy nhiên, nông dân vẫn phải phun thuốc để trừ sâu rầy, phun nhiều lần như trong các đợt dịch rầy lưng trắng truyền bệnh lùn sọc đen vừa qua, trong khi lúa ở giai đoạn đẻ nhánh, rất ít rầy trong ruộng. Chợt nghĩ “Chỉ cần trồng thêm vài loại hoa dại màu sặc sỡ, có nhiều mật trên bờ vùng này và chỉ cho nông dân biết lợi ích của chúng thì có lẽ sẽ giúp nông dân giảm được phun thuốc trừ sâu độc hại trên ruộng lúa”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2