intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì khi bị sếp tán tỉnh

Chia sẻ: Nhung Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

82
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn phải làm thế nào khi sếp thường xuyên “tấn công” bạn với hoa, quà, những lời có cánh, và ánh mắt “nhiều tầng nghĩa”? Sếp không phải là Mr. Right của bạn, bạn biết rõ điều đó, nhưng phải làm thế nào để ứng phó trong tình huống khó xử này? Bạn phải làm thế nào khi sếp thường xuyên “tấn công” bạn? Đôi khi chiến thuật im lặng hoặc “giả vờ ngó lơ” lại tỏ ra không có tác dụng trong những trường hợp này. Có những chuyện bạn không thể kiểm soát được tại công sở, nhất là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì khi bị sếp tán tỉnh

  1. Làm gì khi bị sếp tán tỉnh Bạn phải làm thế nào khi sếp thường xuyên “tấn công” bạn với hoa, quà, những lời có cánh, và ánh mắt “nhiều tầng nghĩa”? Sếp không phải là Mr. Right của bạn, bạn biết rõ điều đó, nhưng phải làm thế nào để ứng phó trong tình huống khó xử này? Bạn phải làm thế nào khi sếp thường xuyên “tấn công” bạn? Đôi khi chiến thuật im lặng hoặc “giả vờ ngó lơ” lại tỏ ra không có tác dụng trong những trường hợp này. Có những chuyện bạn không thể kiểm soát được tại công sở, nhất là những vấn đề liên quan đến tình cảm. Nếu tình công sở khiến không ít dân văn phòng đau đầu thì việc bị sếp đeo dính hay “trồng cây si” càng khiến các nhân viên nữ “chóng mặt hoa mắt” gấp bội. Điều này đồng nghĩa với cảm giác khó chịu trong mỗi ngày làm việc, vì phải tránh né chạm mặt sếp khi cần. Tuy nhiên, đôi khi chiến thuật im lặng hoặc “giả vờ ngó lơ” lại tỏ ra không có tác dụng trong những trường hợp này. Ngược lại, nếu phản ứng thái quá, quá thẳng thắn, hoặc không mềm dẻo, lại làm ảnh hưởng đến công việc mà bạn đang gửi gắm cả tiền đồ của mình. Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn có hướng giải quyết thích hợp: 1. Thẳng thắn, trực tiếp Theo ông Dennis Golden, CEO của Công ty tư vấn, giáo dục và đào tạo IM-Safe LLC tại Mỹ, việc sếp “theo đuổi” nhân viên có thể nhanh chóng “leo thang” từ cấp
  2. độ để ý “sơ sơ” đến tấn công dồn dập khiến người “bị” theo đuổi cảm thấy khó chịu, đôi lúc có cảm giác như bị quấy rối, “Lời khuyên chúng tôi đưa ra là bạn phải có thái độ rõ ràng, cho thấy rõ là bạn không muốn đón nhận việc tán tỉnh của sếp.” Bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi phải bày tỏ lập trường với sếp trong chuyện tình cảm cá nhân, nhưng điều này là cần thiết để tránh nhiều sự hiểu lầm không cần thiết, và không để tình hình “leo thang” đến mức khó kiểm soát. Bà Lynn Taylor, tác giả quyển sách Tame Your Terrible Office Tyrant, cho biết, “Khi nhận ra sếp bắt đầu ‘lăn tăn’ với mình, thể hiện qua thái độ, cử chỉ, lời nói…, bạn cần có phản ứng ý nhị nhưng dứt khoát, cần thể hiện là bạn không thoải mái và không tán đồng. Nếu bạn tỏ ra e thẹn, bẽn lẽn hay ngại ngùng, có thể người đối diện sẽ còn lấn tới hơn nữa vì nghĩ bạn đồng tình.” 2. Đừng nhầm lẫn giá trị của bản thân Đừng bao giờ nghĩ rằng việc thăng tiến của bạn phụ thuộc vào việc sếp có yêu thích bạn hay không. Theo bà Lynn, “Bạn có giá trị riêng của mình, và nếu bạn nghĩ việc tán tỉnh của sếp sẽ giúp bạn đáng kể trong công việc, thì bạn đang tự hạ thấp lòng tự trọng và sự tự tin của mình đấy. Hãy đảm bảo năng lực mới là thứ đầu tiên bạn cần quan tâm gọt giũa để gặt hái thành công thật sự trong sự nghiệp.” 3. Tế nhị là quan trọng Tuy cần thẳng thắn với sếp trong chuyện tình cảm cá nhân, điều quan trọng là bạn cần tỏ ra tế nhị và lịch sự, vì dù sao đó cũng là cấp trên và là người giám sát bạn trong công việc. Theo bà Irene Levine, giáo sư tâm lý học thuộc trường Đại học Dược New York, “Bạn cần giữ thái độ cứng rắn, nhưng tôn trọng sếp, không chủ trương ‘tung hê’ hay làm lớn chuyện khiến sếp mất mặt.” 4. Hạn chế thời gian riêng tư với sếp
  3. Nếu bạn đã tỏ rõ thái độ với sếp, và điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi mặt chạm mặt với sếp, hoặc sếp vẫn tỏ ra muốn níu kéo, hãy hạn chế thời gian tiếp xúc riêng với sếp khi không cần thiết. Theo bà Tina Tessina, tác giả quyển sách Money, Sex and Kids: Stop Fighting about the Three Things That Can Ruin Your Marriage, “Hãy tỏ ra bình thường, vui vẻ nhưng giữ khoảng cách. Nếu sếp gọi bạn vào phòng vì lý do công việc, nên để cửa mở. Nếu cần bàn thảo công việc với sếp, nên kéo đồng nghiệp khác cùng tham gia. Bạn hẳn không muốn tạo điều kiện cho sếp tán tỉnh mình khi không gian chỉ có hai người?” 5. “Bật mí” về người ấy Các sếp thường sẽ không tiếp tục theo đuổi bạn nếu biết bạn đã có “nơi đi chốn về”. Do đó, hãy vô tình bật mí về bạn trai của bạn với các đồng nghiệp (thế nào cũng đến tai sếp), hay giả vờ hỏi ý kiến sếp về việc chọn quà sinh nhật cho bạn trai/ chồng chẳng hạn. Theo bà Jo Murray, chủ tịch Công ty Quan hệ công chúng Jo Murray, cho biết, “Tôi đã từng sử dụng cách này nhiều lần và nó tỏ ra có hiệu quả đáng kể. Bạn có thể đưa bạn trai ra mắt nhân dịp sự kiện nào đó của công ty, hoặc đôi khi việc thực chất bạn có bạn trai hay không cũng không quá quan trọng, chỉ cần tỏ ra hoa đã có chủ là được.” 6. Đứng đắn trong ăn mặc Theo bà Lynn Taylor, “Bạn chắc hẳn không muốn gửi nhầm thông điệp đến sếp rằng, bạn muốn sếp để ý đến bạn bằng liên tục cách diện các trang phục gợi cảm đến sở làm chứ?” Ăn mặc phù hợp, trang nhã và ý tứ trong mọi cử chỉ là điều cần thiết. 7. Tìm hiểu chính sách của công ty Đây là việc phải làm trong trường hợp các nỗ lực kể trên của bạn tỏ ra không hiệu quả. Bạn cần tìm hiểu chính sách của công ty, xem có thể nhờ bộ phận nhân sự,
  4. hay đồng nghiệp nào hỗ trợ nếu tình hình vượt quá mức kiểm soát. Trong một số tập đoàn lớn, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia tâm lý nội bộ…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2