intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm gì khi hơi thở nặng mùi?

Chia sẻ: Heo Hanhphuc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình cảm, các mối quan hệ của khổ chủ và gây khó chịu cho người đối diện. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này. Nặng mùi do đâu?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm gì khi hơi thở nặng mùi?

  1. Làm gì khi hơi thở nặng mùi?
  2. Hôi miệng không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tình cảm, các mối quan hệ của khổ chủ và gây khó chịu cho người đối diện. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này. Nặng mùi do đâu? Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây hơi thở nặng mùi đều từ trong khoang miệng - và đa phần chúng bắt nguồn từ cuối lưỡi. Lưỡi bạn giống như một tấm thảm dày mà những vi khuẩn gây mùi hôi cứ trú trong những lỗ rất nhỏ của tấm thảm đó. Có khoảng 600 loại vi khuẩn khác nhau sống trong miệng bạn, và chúng tạo ra rất nhiều chất nặng mùi khác nhau. Dưới đây là những lý do phổ biến: Miệng khô Đây là nguyên nhân hàng đầu. Nước bọt giúp làm sạch là làm ẩm khoang miệng, nhưng khi không có đủ nước bọt, các tế bào chết tích tụ trên lưỡi, lợi và bên trong má, sau đó
  3. sẽ phân hủy và tạo ra mùi hôi. Điều này giải thích tại sao hơi thể của bạn lại thường nặng mùi nhất vào buổi sáng bởi miệng của bạn bị khô đi trong lúc ngủ. Các bệnh lý khác Đôi khi hơi thở nặng mùi cũng là tấm gương phản ánh tình trạng bệnh tật của bạn. Các bệnh tai mũi họng như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng là bạn đồng hành của chứng hôi miệng. Chúng tạo ra nhiều vi khuẩn hơn mức thông thường ở trong miệng khiến cho miệng trở nên nặng mùi. Điều này cũng xảy ra tương tự với bệnh viêm phế quản và các bệnh viêm đường hô hấp trên. Nếu bạn bị mắc chứng táo bón hoặc những vấn đề liên quan đến dạ dày thì hơi thở của bạn cũng không được dễ chịu cho lắm. Bệnh viêm phổi mãn tính thường khiến cho hơi thở có mùi hôi hám trong khi bệnh suy thận lại khiến hơi thở có mùi cá ươn. Chế độ ăn uống
  4. Những người theo chế độ ăn ít carbohydrate thường dễ mắc chứng hôi miệng bởi cơ thể phải đốt cháy lượng mỡ dự trữ, tạo ra một hợp chất hữu cơ gọi là ketones, gây ra mùi khó chịu. Bên cạnh dó, việc ăn các loại thực phẩm có mùi như hành, tỏi cũng khiến hơi thở bạn không được thơm. Lượng dầu trong hai loại gia vị này ngấm vào trong máu, đưa tới phổi và thải ra từ từ qua hơi thở. Phải mất 24 giờ thì mùi hành tỏi mới biến mất. Đừng quên rằng rượu champagne cũng là một thủ phạm bởi nó chứ rất nhiều đường khiến cho dạ dày sau khi phân hủy xong sẽ tạo ra một thứ mùi rất chua và mùi này lại thoát ra ngoài theo đường miệng. Hút thuốc lá Hút thuốc lá khiến miệng khô, tạo ra một thứ mùi rất khó chịu. Những người hút thuốc lá thường mắc các bệnh về nướu (lợi) - điều này cũng gây ra hơi thở nặng mùi cho miệng.
  5. Làm thế nào để phát hiện? rangmieng.jpg Nên gặp nha sĩ ít nhất là 2 lần/năm để loại bỏ các nguy cơ gây hôi miệng từ răng miệng Muốn hay không, bạn vẫn phải thừa nhận có lúc bạn lo lắng về hơi thở của mình. Trên thực tế, ai cũng có thể là nạn nhân của chứng hôi miệng nhưng không phải ai cũng nhận ra điều đó. Và hãy dè chừng nếu bạn đang đọc những dòng này với nụ cười tự mãn. Rất có thể chỉ sáng mai thôi, khi thức dậy bạn sẽ thấy khó chịu với chính miệng của mình. Các nha sĩ khuyên rằng có những cách thông thường nhất để bạn tự "chẩn bệnh" cho mình như: khum tay trước miệng và mũi, hà hơi rồi ngử; liếm cổ tay rồi ngửi; ngửi đầu thu âm của điện thoại ngay sau khi sử dụng. Nhưng cách hiệu quả nhất để phát hiện xem hơi thở của bạn có nặng mùi không là yêu cầu ai đó ngửi hơi thở của bạn và
  6. trả lời thật trung thực. Còn nếu bạn vẫn nghi ngờ trong e ngại thì bạn nên gặp riêng nha sĩ. Bác sĩ của bạn sẽ có cách truyền thông điệp trung thực cho bạn một cách dễ chịu nhất. 6 bước để hơi thở thơm tho Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày: Nghe có vẻ đơn giản, nhưng nó thực sự là biện pháp tốt nhất vì nó giúp loại bỏ vi khuẩn trên lớp men răng. Bạn nên chọn loại bàn chải có độ mềm thích hợp và thay bàn chải ba tháng/lần hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải đổi màu, mòn hoặc biến dạng. Việc đầu tư một chiếc bàn chải răng bằng máy cũng hoàn toàn là xứng đáng vì nó giúp loại bỏ vi khuẩn tốt hơn so với bàn chải thông thường. Tuy nhiên cần nhớ thay đầu bàn chải thường xuyên. Khi đánh răng, nhớ chải nhẹ lưỡi, đặc biệt chú ý tới phần 1/3 giữa lưỡi, để quét sạch vi khuẩn khu trú. Nếu không muốn dùng bàn chải, cũng có thể sử dụng đầu của một
  7. chiếc thìa nhựa để nạo lưỡi nhưng nhớ không chạm vào phần cuối lưỡi - đó là nơi tập trung các vị giác quan trọng nhất của bạn. Sử dụng chỉ nha khoa: Nó không chỉ giúp bạn hết giắt răng mà còn giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về nướu (lợi). Uống nhiều nước: Điều này giữ cho miệng bạn luôn ẩm ướt - cách hiển nhiên là tốt nhất để giảm bớt nguy cơ cho hơi thở nặng mùi. Nhai kẹo cao su (tốt nhất là loại không đường) hoặc mút kẹo là cách kích thích tuyến nước bọt hoạt động để loại bỏ các mẩu thức ăn thừa và vi khuẩn. Thường xuyên gặp nha sĩ: Nên gặp nha sĩ ít nhất là 2 lần/năm để loại bỏ các nguy cơ gây hôi miệng từ răng miệng. Luôn ăn sáng: Điều này giúp tuyến nước bọt hoạt động tốt hơn để làm sạch miệng.
  8. Súc miệng trước khi đi ngủ: Phương pháp đơn giản này giúp loại bỏ những loại vi khuẩn sinh sôi vào ban đêm. Bạn có thể dùng nước muối loãng hoặc tự chế loại nước súc miệng thơm tho cho riêng mình theo công thức sau: 1 muỗng cồn hoa oải hương, 1 muỗng cồn hoa cúc vạn thọ (calendula), 2 muỗng nước cây lô hội, 2 muỗng nước đun dôi để nguội, 2 muỗng dầu thực vật, 5 giọt tinh dầu bạc hà trộn đầu, dùng khoảng 60ml/tối. (Dung dịch này có thể bảo quản để sử dụng trong 6 tháng).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2