intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm sao để biết nguồn máy tính còn “khỏe mạnh”?

Chia sẻ: Nguyễn Thị Ngọc Huỳnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

258
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm sao để biết nguồn máy tính còn “khỏe mạnh”? Cùng khám bệnh cho bộ “rễ” của cái “cây” máy tính này nhé! Nguồn là bộ phận cung cấp điện cho toàn bộ linh kiện máy tính. Vì vậy chỉ một dấu hiệu hỏng hóc cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống của bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm sao để biết nguồn máy tính còn “khỏe mạnh”?

  1. Làm sao để biết nguồn máy tính còn “khỏe mạnh”? Cùng khám bệnh cho bộ “rễ” của cái “cây” máy tính này nhé! Nguồn là bộ phận cung cấp điện cho toàn bộ linh kiện máy tính. Vì vậy chỉ một dấu hiệu hỏng hóc cũng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống của bạn. Khi bộ nguồn có dấu hiệu kỳ lạ, bạn cần sửa chữa hoặc thay mới ngay. Giả sử rằng nguồn của bạn là người ốm thật sự, vậy thì chúng ta hãy cùng xem qua một số triệu chứng nhé! Máy nóng bất thường
  2. Điều này thường khó nhận ra nếu như bạn không ở gần case máy hoặc sử dụng 1 phần mềm đo nhiệt độ máy tính thường xuyên. Mặc dù bộ nguồn cũng có quạt tản nhiệt riêng, nhưng đôi khi quạt nguồn hỏng hoặc vì lý do gì đó mà nó không chạy nữa. Trong khi đó, nguồn lại là nơi tải toàn bộ hoạt động của máy tính. Việc không được tản nhiệt thường xuyên sẽ là nguyên nhân chính gây nên cái nóng hừng hực không thể hiểu nổi của máy tính. Máy hay bị treo, hoặc tự khởi động lại liên tục
  3. Hiện tượng này hay xảy ra khi bạn mới nâng cấp các thành phần linh kiện bên trong máy. Các bộ phận như card hình, card âm thanh… đời mới ngày càng đòi hỏi một lượng điện cung cấp cao hơn thế hệ cũ. Một trường hợp nữa là khi bạn mua một chiếc máy tính đồng bộ. Thường nhà sản xuất đã lắp sẵn một nguồn điện chỉ đáp ứng “vừa đủ” cho hiệu năng của các linh kiện máy tính. Thế nên khi bạn thay mới, có thể nguồn máy tính không thể đáp ứng kịp với sự đòi hỏi năng lượng mới này. Và khi một linh kiện trong máy không được đáp ứng đủ nguồn điện, nó quá tải và sẽ tự tắt hoặc
  4. không chạy, khiến hệ thống của bạn bị treo hoặc khởi động lại. Máy tính “gào rú” suốt thời gian sử dụng Tất nhiên nguồn máy tính chả bao giờ gào lên rằng: "Trời ơi tôi đang làm việc quá công suất" cả. Tuy nhiên, nếu bạn liên tục nghe thấy tiếng kêu, rít thì đó cũng là biểu hiện nguồn máy tính có vấn đề. Nguyên nhân chính xác là do quạt của bạn bị khô dầu, trật cánh hay hỏng. Nếu như nguồn máy bắt đầu kêu, việc đầu tiên bạn nên thử đó là lau
  5. chùi sạch sẽ quạt nguồn và tra dầu cho nó. Nếu thử như trên mà không thấy tiến triển gì, cố gắng thay nguồn máy tính càng sớm càng tốt. Giờ thì bắt tay “chạm” vào nguồn máy xem sao nhé Tháo vỏ case và xác định vị trí nguồn máy tính. Dùng tuốc nơ vít tách rời nguồn ra khỏi vỏ case.
  6. Mượn một chiếc nguồn mới coóng hoặc vẫn đang khỏe mạnh để kiểm tra.
  7. Sau khi tháo rời nguồn, kiểm tra xem các dây nối với main có bị lỡ tay rơi ra không, kiểm tra nguồn điện xem có ổn định không bằng một bút thử điện. Khởi động máy.
  8. Sử dụng phần mềm Motherboard Monitor hoặc các phần mềm mà bạn biết để đo nhiệt độ máy tính. Hiện tại nguồn đã rời ra nên nếu có hiện tượng nóng chip nóng máy, bạn nên xem thử các linh kiện khác ngoài nguồn.
  9. Tiếp đến, nghe thử tiếng quạt nguồn chạy. Nếu bạn không nghe thấy tiếng cánh quạt chạy hoặc chạy quá ầm ỹ, thì hãy thử làm sạch và tra dầu cho quạt xem. Trong trường hợp máy bạn một thời gian gần đây hay bị treo hoặc khởi động lại, bạn hãy thay thử một chiếc nguồn khác vào và cho hoạt động bình thường. Nếu máy vận hành trơn tru thì khả năng bạn nên mua nguồn mới cho máy. Còn nếu tình trạng treo máy vẫn diễn ra, xem xét các linh kiện còn lại hay chính phần mềm của máy tính đi. Cũng có một trường hợp nữa xảy ra, đó là nguồn dự phòng… cũng hỏng.
  10. Nguồn: Làm sao để biết nguồn máy tính còn “khỏe mạnh”? - Thủ Thuật 24h Bài viết được sao chép từ website Thủ Thuật 24h
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2