Tham khảo tài liệu 'làm sao để thiết kế logo tạo ấn tượng với khách hàng', kinh doanh - tiếp thị, thương mại điện tử phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Làm sao để thiết kế logo tạo ấn tượng với khách hàng
- Làm sao để thiết kế logo tạo ấn
tượng với khách hàng
Xây dựng thương hiệu là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động
nhằm hướng đến mục tiêu chung là tạo ra một vị trí xác định cho doanh
nghiệp trên thị trường.
- Một hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố như phong cách,
màu sắc, bố cục, thông điệp chính..., trong đó, gây được sự chú ý nhiều nhất và tạo
ra ấn tượng sâu nhất cho khách hàng là logo (biểu trưng).
Trong hệ thống nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp, logo là một
dấu hiệu làm nổi bật thương hiệu, là yếu tố tạo dấu ấn riêng của doanh nghiệp,
Mang tính khái quát cao, logo cũng trở thành dấu hiệu dễ nhớ nhất đối với khách
hàng về thương hiệu doanh nghiệp.
Logo: “con đường tắt” đưa doanh nghiệp đến với khách hàng.
Khi thấy một chiếc xe ôtô trên mũi xe biểu tượng hình ngôi sao 3 cánh, đó
là dòng xe sang trọng Mercedes-Benz. Nếu chiếc xe đó có biểu tượng hình cánh
quạt trắng xanh, đó là một chiếc BMW. Và nếu chiếc xe đó mang biểu tượng 3
hình eclipse lồng vào nhau đó là một chiếc Toyota, hay logo của Ford là 2 hình
elip đồng tâm... Tại sao lại có thể phân biệt như vậy? Có rất nhiều yếu tố để nhận
biết một thương hiệu sản phẩm, trong đó có logo. Hình ảnh logo luôn là hình ảnh
đầu tiên nhắc tới thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm. Chỉ với những
logo trên một sản phẩm cùng loại, người tiêu dùng đã có thể phân biệt thương hiệu
- của từng nhà sản xuất. Điều này cũng có nghĩa là logo ấy đã quá quen thuộc và
thương hiệu này đã được khẳng định.
Logo còn được coi là hình ảnh hữu hiệu trong việc giới thiệu các sản phẩm,
dịch vụ tới khách hàng qua các phương tịện thông tin đại chúng. Nó cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Bên cạnh đó, để
phân biệt với thương hiệu cạnh tranh, doanh nghiệp sử dụng các dấu hiệu nhận
dạng thương hiệu mà phổ biến nhất là logo và tên thương hiệu.
Việc thường xuyên sử dụng logo trên sản phẩm, trong mọi sự kiện của một
doanh nghiệp giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh
thương hiệu của doanh nghiệp đó trên thị trường, trong xã hội. Trong một số
trường hợp, nếu được sử dụng một cách sáng tạo, logo còn có thể được xem là
“người đại diện” cho một doanh nghiệp. Tuy nhiên, hình ảnh của một logo không
dễ gì trở thành quen thuộc trong trí nhớ khách hàng một sớm, một chiều, mà chỉ
được qua quá trình sử dụng có sáng tạo và được lặp đi, lặp lại thường xuyên. Điển
hình như logo của Mercedes-Benz đã có lịch sử hàng 100 năm, logo của Toyota
cũng đã có gần 7 thập kỷ làm quen với khách hàng.
- Trong thời đại bùng nổ thông tin, người tiêu dùng không có đủ thời gian để
tìm kiếm thông tin mình cần. Để nhanh chóng và hiệu quả nhất khi tìm thông tin,
thực tế, đa phần, họ chỉ đọc “lướt” qua các trang web để tìm kết quả có sẵn. Trong
bối cảnh đó, một logo có thể được xem là “con đường tắt” làm cho khách hàng
nhớ đến những thông điệp mà doanh nghiệp muốn chuyển tải đến họ.
Làm sao để logo đến với khách hàng.
Khi thiết kế logo, mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là tạo ro một logo
có hình ảnh dễ nhớ, để lại ấn tượng lâu dài trong trí nhớ của khách hàng. Tuy
nhiên, làm sao đẻ logo hòa nhập vào thị trường, đến và đọng lại trong tâm trí của
khách hàng mới là vấn đề cần bàn.
Đương nhiên, để logo đến được với khách hàng, doanh nghiệp phải sử dụng
sức mạnh của truyền thông bằng những thông điệp mạnh, có khả năng chuyển tải
những giả trị chủ yểu trong thông điệp của doanh nghiệp. Có như vậy mới có thể
tạo hình ảnh trong nhận thức người tiêu dùng.
- Về bản chất, nếu “đơn độc” một mình thì giá trị lớn nhất mà logo đóng góp
vào việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp hay nhãn hiệu sản phẩm mới chỉ là
xác định được hình ảnh của doanh nghiệp. Thế nhưng, nếu logo được sử dụng kết
hợp với câu hiệu (slogan) và được xuất hiện thường xuyên, tác động của logo sẽ
vào trí nhớ khách hàng sẽ hiệu quả hơn. Cũng nhờ đó, thông điệp của slogan sẽ
“ngấm” vào logo, trở thành một ý nghĩa của logo được khách hàng biết tới. Nhờ
đó khi nhắc đến slogan, khách hàng có thể hình dung ngay đến hình ảnh của logo
và ngược lại khi nhìn thấy logo khách hàng có thể nhớ ngay đến câu slogan.
Làm cho logo “tràn ngập” thị trường không phải là cách sử dụng logo hiệu
quả nhất. Điều quan trọng là phải tạo được cơ hội “Xuất hiện” đúng lúc, kịp thời
cho logo trước các khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp một cách thường xuyên
thông qua nhiều hình thức.
Theo tổng kết của tạp chí Entrepreneur, có 5 hình thức sử dụng logo được
đánh giá là đem lại hiệu quả khá cao.
Hình thức thứ nhất: là tài trợ cho các sự kiện. Ví dụ như tham gia tài trợ
cho các cuộc triển lãm thương mại, các cuộc hội thảo hay các cuộc thi... Đây là nơi
- có thể thu hút sự chú ý của các đối thủ cạnh tranh, khách hàng thuộc nhóm đối
tượng tiềm năng. Trong hình thức này, hiệu quả của việc quảng bá nhãn hiệu, logo
sẽ tùy theo mức độ chi phí doanh nghiệp bỏ ra. Hiệu quả cao nhất của hình thức
này là logo của doanh nghiệp sẽ có mặt và nổi bật trong các chương trình hoạt
động hay các tài liệu tiếp thị.
Hình thức thứ hai: là tài trợ các đội tuyển thể thao. Doanh nghiệp nên xác
định các đội tuyển thể thao nào có thể tạo ra hình ảnh lớn nhất đối với khách hàng
mục tiêu để tài trợ. Đổi lại, logo của doanh nghiệp sẽ được xuất hiện trên những
bộ trang phục thi đấu, các bảng ghi thành tích hay các tài liệu tiếp thị.
Thứ ba: là sử dụng các sản phẩm khuyến mãi.
Thứ tư: là in logo trên bao bì.
Và thứ năm: doanh nghiệp có thể tạo ra những logo di động bằng cách dán
các logo lên một số phương tiện giao thông phù hợp. Nhờ đó, logo doanh nghiệp
sẽ có cơ hội và tần suất xuất hiện trong xã hội khá cao.
- Đây chỉ là 5 cách sử dụng logo điển hình để doanh nghiệp tham khảo. Trên
thực tế căn cứ đặc thù sản phẩm hay hoạt động của doanh nghiệp, mỗi trường hợp
khác nhau cũng sẽ tạo ra cơ hội sử dụng logo hiệu quả. Tất nhiên, hiệu quả tới đâu
còn tùy thuộc vào mục tiêu và phương thức quảng bá logo và thương hiệu chính
của doanh nghiệp.