intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào để có một buổi thuyết trình thành công?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

234
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Chuẩn bị Phải chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và cẩn thận vì đây là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ bài thuyết trình nào. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch sẽ khiến bạn hoàn toàn tự tin và khán giả của bạn cũng sẽ cảm nhận được sự tự tin đó của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được những điều bạn thuyết trình. Với điều này, bạn sẽ là người diễn viên chính và các khán giả của bạn sẽ luôn lắng nghe một cách chăm chú và tích...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào để có một buổi thuyết trình thành công?

  1. Làm thế nào để có một buổi thuyết trình thành công? 1. Chuẩn bị Phải chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng và cẩn thận vì đây là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ bài thuyết trình nào. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng và có kế hoạch sẽ khiến bạn hoàn toàn tự tin và khán giả của bạn cũng sẽ cảm nhận được sự tự tin đó của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được những điều bạn thuyết trình. Với điều này, bạn sẽ là người diễn viên chính và các khán giả của bạn sẽ luôn lắng nghe một cách chăm chú và tích cực vì bài thuyết trình của bạn đem lại những thông tin mà họ cần. 2. Cấu trúc Một bài thuyết trình tốt cần có cấu trúc rõ ràng, cũng giống như một quyển sách hay cần có một dàn ý chi tiết và một bộ phim hay cần có một kịch bản tốt. Một bài thuyết trình tốt cần có: Một phần mở đầu: gồm có phần giới thiệu và những vấn đề chuẩn · bị đuợc trình bày Một phần thân bài: chứa thông điệp chính của bài thuyết trình · Một phần kết: gồm có phần tổng kết và kết luận - những điều có · thể rút ra được từ phần chính của bài 3. Thiết bị
  2. Bạn có thể cần phải chuẩn bị một số dụng cụ hỗ trợ như: bảng trắng · giá treo bảng biểu · máy chiếu · các slide cho máy chiếu · các biểu đồ trên máy tính · Bất kỳ thiết bị nào cũng có ưu và nhược điểm. Điều quan trọng là bạn cần phải sử dụng chúng một cách thành thạo và là người điều hành chúng chứ không phải phụ thuộc vào chúng. 4. Minh họa Một bức tranh có giá trị minh hoạ bằng 1000 từ. Có rất nhiều cách để đưa ra minh hoạ như bảng biểu, tranh vẽ, bản đồ, ví dụ thực tế, v.v. Nhưng bạn cần phải sử dụng chúng một cách thận trọng. Đừng để khán giả của bạn bị ngợp vì có quá nhiều thông tin. Lời khuyên ở đây là chỉ sử dụng một hình ảnh để đưa ra một thông điệp, đừng cố đưa ra hai thông điệp bằng một hình ảnh. 5. “Biển chỉ đường” Khi bạn đọc một cuốn sách, bạn biết mình đang ở đâu vì bạn biết nhan đề của cuốn sách, chủ đề, đối tượng, chương mục, bạn biết đâu là là phần mở đầu và kết thúc, số mục, số trang. Nhưng khi bạn thuyết trình, khán giả của bạn không biết họ đang ở đâu trừ phi bạn NÓI cho họ biết điều này. Bạn có
  3. thể sử dụng những câu mở đầu hay chuyển tiếp làm “biển chỉ đường” cho khán giả của bạn để họ biết rằng mình đang ở đâu. Sau đây là một số ví dụ: Let's begin by...(Chúng ta hãy bắt đầu với…) · That's all I have to say about...( Đó là tất cả những gì tôi nói về…) · Now we'll move on to...(Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần…) · Let's consider this in more detail...(Chúng ta sẽ cùng xem xét vấn · đề này một cách chi tiết hơn…) I'd like to deal with this question later, if I may...(Tôi sẽ trả lời · những câu hỏi này sau, nếu tôi có thể…) To start with...later...to finish up...(Bắt đầu với… sau đó là… kết · thúc là…) 6. Giao tiếp với khán giả Bạn cần có một mối quan hệ chặt chẽ và thân thiện với khán giả. Bạn sẽ làm gì để đạt được điều này? Sự nhiệt tình có thể truyền từ người này sang người khác. Nếu bạn nhiệt tình thì khán giả của bạn cũng sẽ nhiệt tình như thế. Hãy cố gắng nhìn vào khán giả bên dưới, có thể lần lượt từng người một để từng thành viên có thể cảm thấy như bạn đang nói chuyện với họ. 7. Ngôn ngữ cử chỉ Những thứ bạn không nói ra đôi khi lại gây ấn t ượng và quan trọng hơn cả những gì bạn nói. Các cử chỉ của bạn thậm chí còn truyền đạt thông điệp đến với khán giả trước cả khi bạn bắt đầu nói. Quần áo, đầu tóc, kính, cách đi
  4. đứng, thể hiện của bạn là những gì tạo nên ấn tượng đầu tiên của người nghe về bạn ngay từ khi bạn bắt đầu b ước vào phòng, vì vậy hãy chú ý đến diện mạo của mình. Những điều trên nghe có vẻ đơn giản và ai cũng biết nhưng để thực hiện 7 điều này một cách hoàn hảo và có 1 bài thuyết trình thành công là điều không phải ai cũng làm được. Hy vọng bạn sẽ luôn nhớ thực hiện chúng để luôn là người diễn thuyết tự tin!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2