intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm việc nhóm: Bách chiến bách thắng

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

130
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có lẽ đến giờ này các bạn đã nghe nhiều lần, không cách này thì cách khác, rằng người Việt chúng ta rất yếu về làm việc nhóm (teamwork). Hồi nhỏ mình học nhu đạo tại trường Nhu Đạo Quang Trung, khu Đa Kao, Sài Gòn, do thượng tọa Thích Tâm Giác sáng lập. Thượng tọa đã học nhu đạo từ bên Nhật về.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm việc nhóm: Bách chiến bách thắng

  1. Làm việc nhóm: Bách chiến bách thắng Có lẽ đến giờ này các bạn đã nghe nhiều lần, không cách này thì cách khác, rằng người Việt chúng ta rất yếu về làm việc nhóm (teamwork). Hồi nhỏ mình học nhu đạo tại trường Nhu Đạo Quang Trung, khu Đa Kao, Sài Gòn, do thượng tọa Thích Tâm Giác sáng lập. Thượng tọa đã học nhu đạo từ bên Nhật về. Có một lần thượng tọa nói với các võ sinh: “Một người Việt thì thông minh hơn một người Nhật, nhưng ba người Việt thì không bằng ba người Nhật.” Theo mình nhận xét, câu nói này đúng khi so sánh chúng ta với nhiều dân tộc khác trên thế giới. Hôm nay chúng ta sẽ bàn về làm việc nhóm vậy. I. Thái độ tư duy Điều nền tảng nhất trong làm việc nhóm là tư duy của mỗi người về nhóm. Tư duy đúng, ta làm việc tốt; tư duy sai, ta làm việc tồi. “Nhóm” không phải chỉ là vài người tụ lại. Đặt bốn người đứng sát nhau, họ không thể thành nhóm, cho đến khi họ quyết định là “chúng ta là một nhóm.” Ngay khi phút giây quyết định đó được làm, một người thứ năm ra đời, đó là “nhóm.”
  2. Nhóm là một thực thể, một con người biệt lập, và mỗi thành viên chỉ là một bộ phận—một cánh tay, một cái chân—của nhóm. Và tay với chân thì không cãi nhau, không tranh công nhau, không ghen tị nhau, không tranh dành chức vị nhau… Ngược lại tay chân luôn luôn gần gũi và làm việc nhịp nhàng với nhau. Đây chính là thái độ tư duy về làm việc nhóm. Nghĩa là, khi nghĩ đến nhóm, “cái tôi”, “cái cá nhân” của mỗi chúng ta phải biến mất. Ta không nói chuyện với nhau như những cái tôi biệt lập, mà chỉ như là những cơ phận của nhóm. Điều này nói thì dễ, làm thì khó. Và cũng chính điều này quyết định ta có được một nhóm tốt hay không. Đây là vấn đề lập trình cái đầu của mình—đến cửa nhóm là “cái tôi” bị tắt và “bộ phận nhóm” được mở. Nếu chúng ta không được lập trình tốt trong đầu như thế, ta có vấn đề lớn. Chúng ta hãy quan sát một đội bóng trên sân bóng: Mỗi vận động viên không nghĩ đến mình, chỉ nghĩ đến đội, mục đích chiến thắng của đội, chiến lược của đội, và làm thế nào để phối hợp với các vận động viên khác để đưa đến chiến thắng. “Cái tôi” không có chỗ đứng trên sân cỏ. Tóm lại, khả năng triệt tiêu “cái tôi” khi làm việc nhóm là khả năng nền tảng nhất để một người có thể có được thái độ tư duy đúng về làm việc nhóm và có thể làm việc nhóm giỏi.
  3. II. Phối hợp và trật tự nhóm Sau khi có được tư duy đúng về làm việc nhóm, chúng ta có thể nói đến một số kỹ năng căn bản đề nhóm có thể hoạt động tốt. Ở đây chúng ta nói đến “phối hợp và trật tự” vì hai ý niệm này không thể tách rời nhau. Hãy quan sát một nghệ sĩ piano, tay trái đi dòng bass và một hai dòng nhạc thấp, tay phải đi một hai dòng nhạc cao, chân thì đạp pedal. Tay, chân, tai, và mắt phải phối hợp rất nhịp nhàng. Để phối hợp được thế ta phải có một trật tự làm việc—tay nào làm gì trước, tay nào làm gì sau… không thể tự động muốn làm gì thì làm. Để phối hợp và trật tự tốt, chúng ta cần tuân thủ các quy tắc sau: 1. Lãnh đạo nhóm: Mỗi người phải có một cái đầu, và chỉ một cái đầu. Mỗi nhóm phải có một người lãnh đạo, và chỉ một người lãnh đạo. Người lãnh đạo có thể trở thành lãnh đạo bằng nhiều cách: Các thành viên bầu lên, được cấp trên bổ nhiệm, hay tự động làm lãnh đạo (thường thấy trong các tổ chức thiện nguyện khi một người khởi xướng và các người khác ủng hộ giúp một tay). Dù là thành lãnh đạo qua cách nào, người lãnh đạo phải: • Có trách nhiệm và quyền hành để làm các quyết định cho nhóm: Tức là, không được “bán cái”. Nếu người lãnh đạo gọi các thành viên biểu quyết về một vấn đề để làm quyết định theo số đông, thì đó vẫn là quyết định của người lãnh đạo và anh ta phải chịu trách nhiệm về quyết định đó, và không thể nói “Ê, đây là quyết định của mọi người, sao lại phàn nàn với tôi?” • Chịu trách nhiệm về hậu quả của các quyết định cho nhóm.
  4. 2. Quyền hạn và trách nhiệm đóng góp ý kiến sáng tạo của mọi nhóm viên: Mỗi nhóm viên có nhiệm vụ đóng góp ý kiến sáng tạo vào nhóm, dù có được hỏi hay không. Trách nhiệm đóng góp là trách nhiệm tự nhiên, không cần phải đợi hỏi. Cho nên nếu một nhóm viên thấy vấn đế gì đó cần giải quyết, hoặc một phương thức làm việc có thể tốt hơn… thì phải cho các nhóm viên khác, nhất là lãnh đạo nhóm, biết. Nhưng, đóng góp ý kiến là quyền và nhiệm vụ của nhóm viên, còn quyết định là quyền và nhiệm vụ của trưởng nhóm. Mình cứ làm việc đóng góp của mình, và để trưởng nhóm làm nhiệm vụ quyết định của anh ta. Nếu anh ta quyết định không sử dụng ý kiến của mình thì đừng tự ái vặt và chê bai anh ta là người dốt—“cái tôi” không có chỗ đứng trong nhóm. 3. Tuân thủ hết lòng mục tiêu và quyết định của nhóm. Khi trưởng nhóm đã quyết định, dù đó là quyết định ngược với ý kiến của mình, thì vẫn hăng hái vui vẻ thi hành các quyết định đó như là quyết định của chính mình vậy—“cái tôi” không có chỗ đứng trong nhóm. Nếu bạn khuyến cáo là nhà sẽ cháy, nhưng trưởng nhóm không nghe lời bạn, thì đừng về nhà cầu nguyện hàng đêm để điều mình tiên đoán thành sự thật. Và cũng cứ chuẩn bị sẵn tinh thần, nếu nhà có cháy thật thì bạn sẽ tiếp cứu. Đừng hành động lổ mãng theo kiểu “Tui đã nói trước rồi, không nghe tui, bây giờ cháy nhà tui ngồi xem cho sướng mắt”— “cái tôi” không có chỗ đứng trong nhóm. 4. Thông tin tốt: Tiếng Anh có từ “communication” rất hay. Communicate là nói chuyện, trao đổi, thư từ, họp hành…. nói chung là tất cả mọi cách để mọi người đều có nhiều thông tin, đều am hiểu mọi vấn đề, và đều hiểu nhau. Căn bản của thông tin là hai chiều: Nói cho mọi người nghe, và nghe mọi người nói.
  5. Về thực hành thì điều này có nghĩa là, người trong nhóm nên nói chuyện thường xuyên với nhau, qua họp hành, email chung gởi đến mọi người, uống cà phê, tán gẫu ngoài hành lang… Thông tin đa chiều càng nhiều, nhóm càng làm việc giỏi… Đừng làm việc gì gây ra “ngạc nhiên”, tức là làm xong rồi, trưởng nhóm hay các người khác trong nhóm phải hỏi, “Ủa, sao anh làm vậy?” Đừng bắt nhóm đứng trước việc đã rồi, tức là cứ lẳng lặng quyết định làm một mình, làm trước báo cáo sau. Chúng ta không ở trên chiến trường sống chết trong giây phút để phải quyết định tức thì. Nếu có thời gian thì bàn qua với mọi người, nhất là lãnh đạo nhóm, một tí.—Không có ngạc nhiên. 5. Làm việc nhóm luôn luôn chậm hơn làm một mình: Vì ta không thể quyết định một mình và cần bàn lại với mọi người. Con voi thì nhất định phải chậm hơn con khỉ. Nhưng voi thì mạnh hơn. Kiên nhẫn một tí cho sức mạnh. 6. Trung thành: Nếu cả nhóm bị phàn nàn và chống đối, đừng nói: “Tui đã nói trước rồi. Mấy người đó, không ai thèm nghe.” Kẻ sĩ đứng cùng chiến hữu trong chiến thắng lẫn trong thất bại. Bây giờ, suy lại câu nói lúc đầu, “Một người Việt thì hay hơn một người Nhật, nhưng ba người Việt thì không bằng ba người Nhật.” Câu này chỉ đúng trong thời bình. Trong thời chiến tranh, người Việt rất giỏi teamwork, đánh đâu thắng đó. Tại sao?
  6. Tại vì trong chiến tranh ta cận kề cái chết, chỉ phải lo sống hoặc chết, và quốc gia thắng hay thua, “cái tôi” chẳng hiện diện một tí nào trong suy tư của ta cả. Cho nên nói rằng người Việt chúng ta làm việc nhóm tồi, thì chỉ đúng một nửa. Hãy mang khả năng làm việc nhóm bách chiến bách thắng trong chiến tranh của ta vào thời bình—dẹp cái tôi, chỉ vì sự nghiệp của nhóm, của thành phố, của quốc gia, của dân tộc… Dân Việt ta có khả năng bách chiến bách thắng—thời chiến cũng như thời bình. Ta đừng bao giờ quên điều đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2