YOMEDIA
ADSENSE
Lăng Ba Vành - 2
93
lượt xem 7
download
lượt xem 7
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ở các bài nghiên cứu công bố gần đây chúng tôi đã chứng minh lăng Ba Vành hội đủ các yếu tố của một lăng vua Tây Sơn. Như thế chủ nhân của lăng Ba Vành phải là vua Quang Trung và lăng Ba Vành chính là lăng Đan Dương. Nếu lăng Ba Vành là Đan Dương lăng thì lăng ấy từng bị vua Gia Long quật phá để “tận pháp trừng trị” và trấn yểm.Thế thì lăng Ba Vành tất phải có di vật, di chứng trị tội và trấn yểm của vua Gia Long (?). Vua Gia...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lăng Ba Vành - 2
- Lăng Ba Vành - 2 Ở các bài nghiên cứu công bố gần đây chúng tôi đã chứng minh lăng Ba Vành hội đủ các yếu tố của một lăng vua Tây Sơn. Như thế chủ nhân của lăng Ba Vành phải là vua Quang Trung và lăng Ba Vành chính là lăng Đan Dương. Nếu lăng Ba Vành là Đan Dương lăng thì lăng ấy từng bị vua Gia Long quật phá để “tận pháp trừng trị” và trấn yểm.Thế thì lăng Ba Vành tất phải có di vật, di chứng trị tội và trấn yểm của vua Gia Long (?). Vua Gia Long từng “tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn suốt hai năm Tân Dậu [1801], Nhâm Tuất [1802] và nhà vua tuyên bố việc làm ấy nhằm “trả thù cho Miếu Xã”. Thật vậy, từ tháng 5 Tân Dậu [1801] đến tháng 11 năm Nhâm Tuất [1802], dẫu Nguyễn Vương đã tái chiếm Phú Xuân nhưng vì quân chủ lực Tây Sơn vẫn còn tập trung ở Qui Nhơn và Thăng Long nên Nguyễn Vương có những bước đi rất thận trọng khi ở Phú Xuân. Qui Nhơn là cái nôi của phong trào Tây Sơn, các tướng tài Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng… còn đứng chân vững vàng. Thăng Long dẫu sao vẫn còn vua Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản, tiết chế Nguyễn Quang Thùy, đại tư mã Nguyễn Văn Tứ, nữ tướng Bùi Thị Xuân… đang củng cố và phát triển lực lượng. Và một thế lực mà Nguyễn Vương không thể xem nhẹ, Thanh triều, đứng đầu là hoàng đế Gia Khánh, đang “tọa san quan hổ đấu”. Trong bối cảnh ấy Nguyễn Vương, rồi sau đó là vua Gia Long, đã tiến hành trị tội vua
- quan Tây Sơn rất bài bản; vừa trả thù, vừa thị uy, vừa thu phục nhân tâm, vừa làm vừa lòng Thanh triều để chặt vây cánh của Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản. Nguyễn Vương đã quật phá Đan Dương lăng của vua Quang Trung và lăng bà T ả cung họ Phạm, kéo quan tài khỏi huyệt mộ bằng đường toại đạo, đưa hai quan tài của vua Quang Trung và bà Tả Cung họ Phạm về thành Phú Xuân, bổ quan tài, lấy xác ướp ra để nhận diện và tất nhiên cố ý triệt bỏ nguồn phát đế vương của Tây Sơn. Có khả năng việc này được tiến hành từ tháng 5 Tân Dậu [1801], nhưng Nguyễn Vương phải chờ xem thái độ của Thanh triều, và sau khi có dụ của vua Gia Khánh (ban trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 11), đến tháng 11 Tân Dậu[1801] mới bố cáo công khai cho dân chúng biết. Sau đó giam hài cốt vua Quang Trung và bà Tả cung ở Nhà đồ ngoại gần một năm, đợi khi bắt được vua tôi Quang Toản, lại đem hài cốt vợ chồng vua Quang Trung và Nguyễn Nhạc trị tội công khai một lần nữa, trong lễ Hiến Phù, vào tháng 11 năm Nhâm Tuất [1802]. Còn lăng mộ bị quật phá thì có những ấn chứng trừng trị theo pháp luật và trấn yểm theo thuật phong thủy (?). Do chính sử ghi chép quá ít về việc quật phá lăng mộ vua Quang Trung n ên chúng tôi không những dựa vào nguồn tư liệu chính sử mà còn bổ sung những dữ kiện rút từ những lá thư của những nhân chứng phương Tây và tư liệu điền dã. Chưa kể định kiến của một số nhà nghiên cứu trước đây, rằng vua Gia Long “tận pháp trừng trị” triều Tây Sơn bằng cách “phá tan thành bình địa”, “đốt sạch”, “giết
- sạch”… tất cả những gì thuộc về Tây Sơn, buộc chúng tôi phải xem xét quan điểm ấy có đúng hay không. Lăng Ba Vành có đủ di vật, di chứng của một lăng vua bị vua Gia Long “tận pháp trừng trị” hay không ? Tại sao ngôi lăng Ba Vành không bị xóa sạch hoàn toàn ? Xin được trình bày phần nghiên cứu của chúng tôi về những vấn đề đã nêu. Bài nghiên cứu được bố cục như sau: A. Vua Gia Long đã tận pháp trừng trị nhà Tây Sơn như thế nào ? 1 - Sơ lược những trận đánh khốc liệt của hai phe không đội trời chung vào năm 1801 và lòng căm thù Tây Sơn của vua Gia Long. 2 - Bắt bớ giam cầm và xử tội con cái tướng tá Tây Sơn đợt I [1801]. 3 - Bắt bớ và tận pháp trừng trị vua quan Tây s ơn đợt II trong lễ Hiến Phù [1802] 4 - Tận pháp trừng trị như thế nào ? 5 - Triều Nguyễn trị tội những thân nhân đã quá cố của tội phạm như thế nào? 6 - Tại sao vua Gia Long không “phá tan thành bình địa” Đan Dương lăng ? B. Kiểm chứng giả thuyết công tác: Lăng Ba Vành là Đan Dương lăng dưới góc độ ngôi lăng bị vua Gia Long quật phá và trấn yểm: Lăng Ba Vành bị quật phá nặng nề. 1-
- Lăng Ba Vành còn có những ấn chứng trị tội chủ nhân ngôi lăng và 2- người phụng lập. Ấn chứng trị tội trên bia phụng lập. a. Ấn chứng trị tội với sợi xích đắp bằng vôi mật trên nấm mai rùa. b. Dấu hiệu trấn yểm ở lăng Ba Vành. 3- A - VUA GIA LONG ĐÃ TẬN PHÁP TRỪNG TRỊ NHÀ TÂY SƠN NHƯ THẾ NÀO ? Để tiếp cận phương cách và mức độ vua Gia Long trừng trị và trả thù vua quan triều Tây Sơn, ngoài sự kiện Tây Sơn tiêu diệt dòng họ chúa Nguyễn và đào phá lăng mộ các chúa Nguyễn, thiết nghĩ nên điểm qua những trận đánh cuối cùng trong các năm 1801, 1802 nhằm loại trừ nhau giữa Tây Sơn và quân Nguyễn Vương Phúc Ánh. Do những trận một mất một còn này, thái độ của các tướng lĩnh Tây Sơn khi bị bắt, làm tăng thêm căm hờn Tây Sơn trong lòng vua Gia Long. Và cũng trong phần này chúng tôi làm rõ hai lần trong hai năm 1801, 1802, vua Gia Long đều “tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn vào tháng 11âm lịch. Vì chính sử triều Nguyễn chép vua Gia Long khi trị tội nh à Tây Sơn đều dựa vào pháp quyền nên phải xem xét luật định thời Gia Long đối với các trọng phạm như thế nào, từ đó biết mức độ “tận pháp trừng trị” Tây Sơn của vua Gia Long. 1-Sơ lược những trận đánh khốc liệt của hai phe từ năm 1801 đến 1802: a-Tái chiếm cựu đô và việc cần làm ngay:
- Ngày 3 tháng 5 Tân Dậu [1801], đại đồn của Tây Sơn ở núi Linh Thái, bên cửa Tư Hiền, do phò mã Trị chỉ huy, bị tấn công trực diện, từ sáng đến chiều, bất phân thắng bại. Đợi đêm đến, Tả quân Lê Văn Duyệt cho kỳ binh bí mật vác thuyền nhẹ và khí giới vượt qua các làng dọc bờ biển gần cửa Tư Hiền, vào phá Hà Trung, đánh bọc hậu ban đêm, đại quân Tây Sơn phòng thủ ở núi Linh Thái bị thua, phò mã Trị bị bắt sống…vua tôi Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản đang đ ưa quân tiếp ứng ra khỏi thành nghênh chiến mặt đông, hoảng hốt chạy ra bắc, không kịp mang ấn An Nam quốc vương, và nhiều ấn tín khác…Nguyễn V ương Nguyễn Phúc Ánh vào thành Phú Xuân sáng ngày 4 tháng 5 năm Tân D ậu [1801]. Ảnh 1 Qui Sơn (Linh Thái) nơi có đại đồn của Tây Sơn, bị quân Lê Văn Duyệt đánh bại
- Ảnh 2 Ảnh chụp vệ tinh khu vực có Túy Vân Sơn và Qui Sơn. Riêng Qui Sơn nằm chơ vơ bên bờ biển, hai bên là hai cửa, một cửa Ông cũ (tây bắc núi), một cửa Ông mới (đông nam núi). Nguyễn Vương trở lại cựu đô Phú Xuân trong bối cảnh quân Tây Sơn hai đầu bắc, nam còn mạnh và tất nhiên Nguyễn Vương vừa điều binh khiển tướng ở các mặt trận, vừa lo việc củng cố những vùng đất mới chiếm được, vừa lo việc ngoại giao với lân bang, trong đó chủ yếu là Thanh triều. Dẫu sao Nguyễn Vương vẫn kiêng dè nhà Thanh, bằng chứng Nguyễn Vương sớm thăng chức cho Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Hoàng Ngọc Uẩn …để sung chánh phó sứ của sứ bộ sang Trung Hoa dâng sớ nói rõ sự phục thù của vương đối với Tây Sơn, đồng thời dâng nạp các tên chỉ huy bọn cướp biển miền duyên hải Quảng Đông (từng được Tây Sơn dung túng), nạp ấn An Nam quốc vương do vua Cảnh Thịnh để lại ở kinh thành Phú Xuân…Thắng lợi ngoại giao của Nguyễn Vương là vua Gia Khánh triều Thanh đã ra chỉ dụ khen ngợi Nguyễn Vương, không những thế y còn ra dụ chỉ rõ nguyên do tội phúc diệt của Nguyễn Quang Toản. Đối với triều Thanh tội phúc
- diệt của Tây Sơn nặng nhất là tội khi quân: đưa Quang Trung giả sang triều kiến, không theo điển lễ Thanh triều trong việc tế thiên địa, táng vua Quang Trung ở Phú Xuân lại dâng sớ báo cáo vua Càn Long rằng đã an táng vua cha ở Thăng Long, dung túng bọn giặc Tề Ngôi để đánh phá miền duyên hải Trung Quốc... Ảnh 3 Sau khi quân Tây Sơn bị vỡ mặt trận Linh Thái-Cửa Ông, các đội quân Tây Sơn án ngữ những cửa như cửa Nhuyễn ( Thuận An), cửa sông An Cựu…đều bỏ trốn hoặc đầu hàng. Trở lại Phú Xuân hỏi chuyện và chứng kiến cảnh lăng mộ các chúa Nguyễn bị Tây Sơn quật phá, vứt hài cốt xuống sông, trong đó có mộ của Nguyễn Phúc Luân (thân phụ của Nguyễn Vương), Nguyễn Vương càng đau lòng càng căm hận Tây Sơn. Hầu như lăng mộ các chúa và các bà vợ của chúa đều phải làm phép “chiêu hồn nhập xác” vào “hài cốt giả” tạo bởi “gáo dừa, rẹn dâu” khi tôn tạo. Chỉ có đầu lâu của Nguyễn Phúc Luân là do cha con ông Nguyễn Ngọc Huyên, người làng Cư Hóa, vớt được và bí mật táng lại. Sự kiện này giúp hậu thế hiểu được vì sao vua Gia Long đã “tận pháp trừng trị” nhà Tây Sơn.
- Ảnh SEQ Ảnh_ \* ARABIC 4 Lăng Cao Hoàng (tục gọi là Lăng Sọ), chủ nhân là Nguyễn Phúc Luân, thân phụ của vua Gia Long. Ảnh 5 Vua Gia long. b-Phá vỡ những âm mưu quân sự lớn của Tây Sơn: Khi nghe tin quân Nguyễn đánh Phú Xuân, Trần Quang Diệu tổ chức ngay một đạo quân, cử Tư Khấu Định, Tham mưu Can chỉ huy… hành quân bí mật và
- gấp rút, từ nam trung bộ, theo đường thượng đạo để tập kích Phú Xuân một cách bất ngờ. Phải mất 12 ngày mới đến vùng núi gần làng Cao Đôi (Cầu Hai) thì tạm nghỉ trong núi. May mắn cho Nguyễn V ương, có người chăn trâu phát hiện được toán quân đang ngủ, đi báo cho quân Nguyễn Vương. Sau khi được tin báo, Nguyễn vương sai Lê Văn Duyệt, Lê Chất chỉ huy một đạo quân đến vây bắt quân Tây Sơn, phá được âm mưu tái chiếm Phú Xuân của Trần Quang Diệu. Ảnh 6 Bản đồ hành quân của quân Tây Sơn ra đánh Phú Xuân và quân Nguyễn vây bắt quân Tây Sơn. Trên đây là mưu mô của quân tướng Tây Sơn ở phía nam. Còn ở bắc với sự phò tá của Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Quang Thùy, Bùi Thị Xuân, Đại Tư mã Tứ…Hoàng đế Cảnh Thịnh Nguyễn Quang Toản đã lấy Thăng Long làm kinh đô, đổi niên hiệu Bảo Hưng I vào năm Tân Dậu [1801] và tiến hành một
- số cải cách để thu phục nhân tâm, tuyển quân để củng cố và phát triển lực lượng. Hoàng đế Quang Toản cho đúc tiền Bảo Hưng thông bảo để lưu thông, lập gò Viên Khâu phía nam cửa Liễu Thị để tế Trời vào ngày Đông Chí, và dựng đàn Phương Trạch ở phía Tây Hồ để tế Đất vào ngày Hạ Chí. Ảnh 7 Tiền Bảo Hưng thông bảo được đúc khi Nguyễn Quang Toản ra Thăng Long. Ảnh 8 Dấu Đại tư mã chi ấn của Đại tư mã Tứ ( Ảnh tư liệu của TS. Nguyễn Công Việt )
- Sau khi đã phục hồi sức lực, Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản, Tiết chế Nguyễn Quang Thùy, nữ tướng Bùi Thị Xuân lại nam tiến, lập kế hoạch đánh Phú Xuân. Khoảng tháng 2 năm Nhâm Tuất [1802] dưới sự chỉ huy của Tiết chế Nguyễn Quang Thùy, một đạo quân của Tây Sơn đã đánh lũy Trấn Ninh-Đầu Mâu, gần sông Nhật Lê, tỉnh Quảng Bình. Nguyễn Vương trước đó đã lệnh cho các tướng Đặng Trần Thường, Nguyễn Văn Trương, Phạm Văn Nhân trấn giữ Quảng Bình. Khi quân Tây Sơn nam tiến đánh mạnh vào sông Gianh, tiến thẳng lũy Trấn Ninh-Đầu Mâu… Đặng Trần Thường lui về trấn ở Động Hải thì Nguyễn Vương liền đưa quân ra Trấn Ninh-Đầu Mâu để tiếp ứng. Hai phe hỗn chiến ở lũy Trấn Ninh- Đầu Mâu , Nguyễn Vưng suýt bị nữ tướng Bùi Thị Xuân đánh bại. Nhờ diệu kế làm cho Nguyễn Quang Thùy sợ phải lui quân trong khi nữ t ướng Bùi Thị Xuân đang thắng thế. Đồng thời thủy binh của Nguyễn Văn Trương thắng lớn ở cửa Nhật Lệ, quân Tây Sơn phần lớn là tân binh gốc Băc Hà liền tháo chạy. Quân Tây Sơn đại bại… Khi nữ tướng Bùi Thị Xuân bị bắt, trước mặt Nguyễn Vương bà đã can trường trả lời những câu hỏi trực tiếp của Nguyễn Vương, đề cao vua Quang Trung và coi thường Nguyễn Vương làm cho vương rất hận nữ tướng Bùi Thị Xuân.
- Ảnh 9 Tượng nữ tướng Bùi Thị Xuân ở bảo tàng Bình Định. Ảnh 10 Toàn cảnh trận chiến khốc liệt ở khu vực có lũy Trấn Ninh-Đầu Mâu.
- Ảnh 11 Lũy Trấn Ninh - Đầu Mâu ( Hai mặt của tấm bia thứ nhất - Ảnh: Trương Quang Nam). Ảnh 12 Bãi biển Nhật Lệ, gần cửa sông Nhật Lệ, nơi thủy quân mạnh của Tây Sơn bị tướng Nguyễn Văn Trương của Nguyễn Vương đánh bại. Để tiếp tục chống đánh và thanh toán triều Tây Sơn, Nguyễn Vương trở lại thành Phú Xuân và sớm lên ngôi ( dẫu chưa chính thức) với niên hiệu Gia Long nguyên niên vào tháng 5 Nhâm Tuất [1802] và kéo đại quân ra bắc.
- Ảnh 13 Dấu Quốc gia tín bảo, Nguyễn Vương Phúc Ánh thường dùng ( Ảnh tư liệu của TS Nguyễn Công Việt). Ảnh 14 Tiền Gia Long thông bảo.
- Không lâu sau khi vua Gia Long đưa đại quân ra bắc [1802] thì được tin thành Qui Nhơn bị mất, Võ Tánh và Ngô Tùng Châu tuẫn tiết bởi tướng tài Tây sơn Trần Quang Diệu. Vua Gia Long rất thương tiếc Võ Tánh và Ngô Tùng Chu, rất lo lắng khi thành Qui Nhơn lọt vào tay của Tây Sơn và chia cắt Phú Xuân với Gia Định, tất nhiên vua Gia Long rất gờm và rất hận Trần Quang Diệu. Dẫu rất hận vua quan nhà Tây Sơn nhưng vua Gia Long biết kềm chế để mưu phạt tâm công khi tha tội chết phần lớn quan văn, các võ tướng cấp vừa và cấp cao của Tây Sơn. Khi họ về hàng thì được dùng ngay, các tù binh hàng binh được phân bổ vào các đơn vị và cho ra trận…là bằng chứng về niềm tin của vua Gia Long về ngày thắng lợi. Nguyễn Vương rất khôn khéo khi không bố cáo ngay việc trả thù Tây Sơn vào tháng 5 Tân Dậu [1801], đợi xem thái độ của triều Thanh đối với An nam quốc vương Nguyễn Quang Toản và khi vua Gia Khánh ra dụ cho biết lý do Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản bị phúc diệt thì vương mới công khai việc trị tội thân nhân, tướng sĩ của vua Cảnh Thịnh vào tháng 11 năm Tân Dậu [1801].
- Ảnh 15 Di chỉ thành Hoàng Đế được giới KCH phát lộ. Ảnh 16 Mộ Võ Tánh trong khu Thành Hoàng Đế (Cẩm nang du lịch Bình Định). 2- Bắt bớ giam cầm và xử tội con cái trướng tá Tây Sơn đợt I: Hơn 25 năm vào sinh ra tử, thân bằng quyến thuộc đa phần phải chết vì Tây Sơn và hận nhất là toàn bộ lăng mộ của các chúa Nguyễn và mộ cha mình từng bị Tây Sơn quật phá, vứt hài cốt xuống sông nên Nguyễn Vương đã quyết trả thù nhà Tây Sơn. Sau khi đã nhận được chỉ dụ của vua Gia Khánh nhà Thanh, nói rõ tội phúc
- diệt của Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Vương bắt đầu công khai việc trả th ù Tây Sơn vào tháng 11 năm Tân Dậu [1801], tiện thể lung lạc bộ phận dân chúng đang còn ủng hộ Tây Sơn. Sử liệu về việc trả thù nhà Tây Sơn của vua Gia Long từ tháng 5 Tân Dậu [1801] đến tháng 11 Nhâm Tuất [1802] có thể lấy từ Đại Nam chính biên liệt truyện, Đại Nam thực lục chính biên, Quốc sử di biên… Đặc biệt một nguồn sử liệu khác là thư của các nhân chứng phương tây của giai đoạn ấy. Trước hết dựa vào lá thư của Barisy gửi Marquini và Letondal ngày 16-7-1801 có thể biết được trong hơn một tháng kể từ ngày 2-5 Tân Dậu(12-6-1801) đến ngày 6-6 Tân Dậu (16-7-1801) Nguyễn Vương đã bắt giam một số tướng lĩnh Tây Sơn cùng thân nhân của họ. Xin trích một đoạn thư cần thiết: “ 1801. Ngày 15-6 [4-5 Tân Dậu] …Sau đó nhà vua hỏi tôi đã thấy các tướng giặc chưa. Tôi bảo là chưa thế là nhà vua ra lệnh đưa tôi đi xem. Sau đó người lại bảo tôi đi xem em gái của kẻ tiếm vị. Tôi đến đấy, các cô đều ở trong một phòng hẹp tối tăm chẳng lịch sự gì…Các phu nhân ấy gồm 5 vị: một người 16 tuổi mà theo tôi là rất đẹp, một cô nhỏ 12 tuổi là con gái của công chúa Bắc Hà nhan sắc tầm thường, 3 cô khác tuổi từ 16 đến 18 da hơi nâu nhưng khuôn mặt khả ái. Có 3 thiếu niên, cậu 15 tuổi cũng da nâu và có khuôn mặt chung chung , hai cậu khác 12 tuổi đều là con của công chúa Bắc Hà là mặt mũi khả ái và dáng điệu dễ mến. Sau cuộc viếng thăm ngắn ngủi ấy , tôi được đưa đến một ngục thất khác. Tôi gặp bà Theeu Doán [Thiệu Đoan ], vợ của tướng thủy quân địch mà
- nhà vua đã đốt tại Quy Nhơn. Bà rất đẹp có vẻ dịu dàng và lễ độ. Mẹ của viên tướng ấy tuổi chừng 45-50 nói chuyện lâu với tôi và than vãn về số phận. Trong một ngục thất khác không xa đó là mẹ của tướng chỉ huy quân giặc đánh thành Quy Nhơn, Thieuu Phoo [Thiếu Phó], phu nhân này tuổi chừng 55 có khuôn mặt đẹp. Trong hoàn cảnh hoạn nạn bà tỏ ra rất cương nghị, bà là người thật thà và không kiêu kỳ. Tiếp theo là vợ của tướng Foo Matthey [Phò Mã Trị], em gái của vua tiếm vị, bà là một chiến binh giỏi, bà Theuk Hauv Dinh [Tư Khấu Định], vợ của tướng pháo binh, phu nhân Ton Linh Keen, vợ của Phó đô đốc thủy quân và còn nhiều nữa v.v…Các tướng tham mưu của y [Tư Khấu Định] gồm 3 người đều bị bắt. Người thứ nhất rất nổi tiếng, tên là Dou douc Cane [Đô đốc Can], lối chừng 30 tuổi, khuôn mặt cứng cỏi nhưng cao nhã dáng dấp quân sự: cao lớn, không mập cũng không gầy, da sạm nắng, râu đen nhánh…Y bị buộc vào một cái cột, đối diện với y là em vợ của Thieuu phoo ( quan Thiếu phó) tướng tổng chỉ huy quân đội địch. Chàng trai này tuổi chừng 24 hoặc 25, c òn con trai của Thieuu phoo ( Thiếu phó) tuổi chừng 16 hoặc 17, mặt mũi dễ mến, thì chỉ chỉ bị đóng gông nhẹ. Hai tướng tham mưu khác là Dou Douc Boune và Bahaa. Tướng thứ nhì bị mất một mắt lúc đánh thành Qui Nhơn, rất khôn lanh. Cả hai người này đều đeo cùm xích nặng ít nhất cũng tới 50 catty và xích vào cột. Lại có hơn 144 đội trưởng và phó đội bị giam trong một trại lính lớn ngay bên phải cửa
- ra vào cung. Mọi người đều bị xích lại, có hơn 5 hoặc 6 trăm người ít quan trọng hơn cũng mang xích nhưng nhẹ hơn. Các tướng địch cấp bậc nhỏ hơn có từ 3.500 đến 4.000 người đều bị đóng gông…” Nguyễn Vương sau khi bắt giam tướng tá Tây Sơn cùng thân quyến, quật mồ vợ chồng Nguyễn Huệ…phải đợi đến tháng 11 năm Tân Dậu mới chính thức xử tội nhà Tây Sơn, thông cáo cho cho đại chúng, nhất là ở Gia Định, biết. Đại Nam thực lục chính biên chép: “Tháng 11, Tân Dậu [1801] phá hủy mộ giặc Tây Sơn Nguyễn Văn Huệ, bổ săng phơi thây bêu đầu ở chợ. Con trai, con gái, họ hàng và tướng hiệu của giặc 31 người đều bị lăng trì cắt nát thây… Thiên hạ lấy làm khoái. Đem việc khôi phục kinh đô cũ và giết trừ đảng giặc bá cáo cho Gia Định biết”. Lời cáo rằng: “ Then máy trời đất không sai, đông qua rồi lại sang xuân. Khí hóa xưa nay vẫn thế, loạn hết thì đến trị. Xưa Thiếu Khang nhà Hạ dấy một quân mà trả được thù cho tổ phụ; Quang Vũ nhà Hán có mấy nghìn binh mà rửa được hận của thần người. Ta nay đến vận trung hưng, gặp cơ tái tạo tướng sĩ ùa tới, xa gần hướng theo. Cơn giận bùng lên, quét sạch gió bụi Tây tặc; quân vừa kéo tới, thu hết bờ c õi Nam hà. Hiện nay từ Phú Yên, Qui Nhơn đến Thuận Hóa, thẳng tới Hoành Sơn, đều đã thuộc vào đồ bản. Bắt được con cái, tướng tá của Nguyễn Văn Huệ nhiều không kể xiết. Thật là lưới
- trời lồng lộng, thưa mà chẳng lọt, loạn thần tặc tử, pháp luật không dung. Nay đã phá hủy mồ mả của vợ chồng giặc Huệ, bêu đầu phơi xác. Vậy đặc biệt bá cáo, để hả lòng người.”. Như vậy từ năm Tân Dậu [1801] thì lăng mộ của vua Quang Trung và bà Tả cung họ Phạm ở nam sông Hương đã bị quật phá, quan tài bị kéo ra khỏi mộ, mở nắp lấy “thi thể” ( xác ướp) ra bêu đầu phơi xác ở các chợ thuộc kinh thành Phú Xuân. Hơn ba mươi mốt người trong đó có 3 hoàng tử của vua Quang Trung bị giải xuống tàu, đưa về xử lăng trì ở Gia Định. Thật vậy Đặng Xuân Bảng trong Việt sử cương mục tiết yếu từng chép: “Các em của chúa Thuận Hóa [Vua Cảnh Thịnh] Quang Cương, Quang Tự, Quang Điện cùng con cái giặc, gồm hơn 30 người, bị dân bắt nộp, giải về Gia Định giết chết.”(s đ d, tr. 659). Sau vài ngày bị bêu, thi thể của hai vợ chồng vua Quang Trung lại bị giam giữ ở Nhà Đồ ngoại (sau đổi thành Vũ Khố) khoảng một năm mới đem trị tội tiếp trong lễ Hiến Phù. 3- Bắt bớ giam cầm và “tận pháp trừng trị” vua quan Tây Sơn đợt II trong “ Lễ Hiến Phù”: Sau khi tạm ổn định tình hình, ngày 2 tháng 5 Nhâm Tuất( 12-6-1802) Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi (chưa chính thức) lấy niên hiệu Gia Long
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn