intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lãnh đạo và những cú "tuýt còi" lịch sử (phần 2)

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

67
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giống như các trọng tài trên sân cỏ, đôi khi các nhà nhà lãnh đạo cũng phải đưa ra những cú "tuýt còi" lịch sử. Điểm khác biệt là với các trọng tài đó là nhà lãnh đạo không thể nhanh chóng quên đi những "tiếng tuýt còi" này và tiến lên cùng với những diễn biến của cuộc chơi như cách mà các trọng tài vẫn làm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lãnh đạo và những cú "tuýt còi" lịch sử (phần 2)

  1. Lãnh đạo và những cú "tuýt còi" lịch sử (phần 2) Giống như các trọng tài trên sân cỏ, đôi khi các nhà nhà lãnh đạo cũng phải đưa ra những cú "tuýt còi" lịch sử. Điểm khác biệt là với các trọng tài đó là nhà lãnh đạo không thể nhanh chóng quên đi những "tiếng tuýt còi" này và tiến lên cùng với những diễn biến của cuộc chơi như cách mà các trọng tài vẫn làm. Thay vào đó, với một nhà lãnh đạo, thời điểm phải thực hiện một cú tuýt còi chính là vào thời điểm giữa của cả một quá trình. Chiến lược. Vai trò của nhà lãnh đạo là dẫn dắt tổ chức đi tới thành công, vì vậy khi con đường chiến lược hiện tại không dẫn tới thành công, thì sứ mệnh của họ là phải tìm ra con đường mới.
  2. Khi Jeff Immelt kế nhiệm Jack Welch ở vị trí chủ tịch tập đoàn General Electric, ông quyết định đã tới lúc phải chuyển đổi công ty thành một công ty tăng trưởng công nghệ. Ông đã lựa chọn 10 ngành công nghệ chủ chốt, trong đó có công nghệ na-nô và ông đã tiến hành một vài vụ mua lại để thực hiện chiến lược này, trong đó có vụ mua lại đại gia Amersham. Immelt cho biết ông tin rằng thực hiện cú tuýt còi chiến lược chính là cách ông làm gia tăng giá trị cho công ty. Mùa thu năm 2004, trong buổi nói chuyện với nhóm sinh viên đang theo học thạc sĩ Quản trị kinh doanh ở Michigan, ông nói: “Ngày nay, chiến lược trong kinh doanh đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Trong môi trường chúng ta đang sống, thực hiện và điều hành tốt là chưa đủ để tổ chức kinh doanh với một chiến lược không hoàn hảo. Vì vậy, bạn cần phải dành thời gian để hiểu về ngành kinh doanh bạn, nắm bắt các mô hình kinh doanh. Chiến lược là quan trọng hơn bao giờ hết”.
  3. Những tình huống khủng hoảng. Sai lầm trong giai đoạn khủng hoảng chắc chắn không nghiêm trọng bằng những sai lầm khi đưa ra những quyết định có liên quan tới con người và chiến lược. Tuy vậy, những cú tuýt còi nhầm lẫn lại rất dễ xảy ra trong những tình huống khủng hoảng, để lại hậu quả là những thảm họa khôn lường. David Novak, CEO của nhãn hiệu Yum! nổi tiếng đã lèo lái thành công tập đoàn đi qua giai đoạn khủng hoảng. Ông đã dạy các nhà quản lý cấp cao của ông cách đưa ra những cú tuýt còi chiến lược trong những giai đoạn như vậy, ông đưa ra một quan điểm rất rõ ràng về phong cách lãnh đạo trong giai đoạn khủng hoảng: Trước hết, ông nói “Điều bạn không nên làm đó là cố gắng tìm ra giải pháp cho tình trạng khủng hoảng bằng cách đưa ngay ra một giải pháp sai lầm. Quan sát bức tranh tổng thể và cố gắng hiểu những gì cần phải thực hiện mới là điều quan trọng”. Thứ hai, tìm được người phù hợp để thực thi nhiệm vụ là chìa khóa của thành công. Trong ngành kinh doanh này, hầu hết các vụ khủng hoảng đều có liên
  4. quan tới an toàn thực phẩm. Và cho dù họ có cố gắng như thế nào, Novak và công ty của ông chắc chắn sẽ phải đối mặt với những vụ khủng hoảng xảy ra trong dây chuyền sản xuất thực phẩm. Cách thức Novak và đội của ông đã làm để vượt qua cuộc khủng hoảng khi dịch cúm gia cầm bùng nổ vào năm 2005 ở Trung Quốc và những ảnh hưởng của nó tới dây chuyền KFC của công ty tại Trung Quốc chính là một ví dụ điển hình về cách thức “chiến đấu” với những trường hợp khẩn cấp như thế này. Khi đó, rất nhiều người dân Trung Quốc bắt đầu e ngại khi mua và ăn thịt gà, và hậu quả là lợi nhuận trong quý bốn của KFC tại quốc gia này đã giảm 20%. Trong quá trình đưa ra quyết định chiến lược, một cú tuýt còi lịch sử, Novak và Sam Su - Chủ tịch hội đồng quản trị của Yum! tại Trung Quốc- đã quyết định vẫn tiếp tục bán thịt gà cho dù dịch cúm đang hoành hành. Họ quyết định làm vậy chính là để giáo dục công chúng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Ông Su đã giải thích cho khách hàng rằng thịt gà phục
  5. vụ tại KFC là thịt gà an toàn bởi vì dịch cúm gia cầm không thể lây lan, phát tán khi thịt gà hay các sản phẩm từ trứng gà đã được xử lý và nấu chín rất cẩn thận. Ông cũng giải thích rằng các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền như Tổ chức Y tế Thế giới đã chứng minh rằng nhiệt độ cao là một trong những cá ch thức hiệu quả nhất giết chết vi rút cúm, và tất cả các món gà của KFC đều được xử lý trên nhiệt độ yêu cầu. Về quá trình thực hiện chiến lược đã đề ra, nhóm làm việc của Yum! đã trang bị nguồn thông tin và kiến thức cho các quản lý cửa hàng và nhân viên trên toàn thế giới để họ có thể trả lời các câu hỏi và những mối quan ngại từ phía khách hàng. Công nhân cửa hàng dán những miếng dán nhỏ vào lắp mỗi thùng KFC để đảm bảo với khách hàng rằng thịt gà đã được kiểm tra cẩn thận và nấu chín, đảm bảo chất lượng. Novak và công ty ông đã học hỏi và điều chỉnh trong suốt quá trình thực hiện chiến lược. Cuối cùng họ đã chứng mình rằng họ đã thực hiện một phán quyết đúng đắn trong giai đoạn khủng hoảng, nhãn hiệu hiện tại đang hoạt động rất tốt và KFC đang bán số lượng gà kỷ lục trên thị
  6. trường Trung Quốc. Những trường hợp khủng hoảng như thế này xảy ra rất khác nhau. Không thể phủ nhận rằng phán quyết là một cú tuýt còi phức tạp, phụ thuộc vào sự may mắn và sự thăng trầm của lịch sử, bị ảnh hưởng bởi phong cách cá nhân. Nhưng có một điều chắc chắn rằng cú tuýt còi quyết định chính là điểm cốt lõi, là hạt nhân của cương vị lãnh đạo. Và trong quá trình đưa ra quyết đinh, thứ duy nhất có thể đếm được đó là thành công hay thất bại. Mai Hương Theo business week
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2