intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lão thị: Sử dụng kính thế nào cho đúng?

Chia sẻ: Nguyen Ngoc Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài 45 tuổi, những biến đổi sinh lý đã tác động đến chức năng thị giác, phổ biến nhất là giảm khả năng điều tiết của mắt và xuất hiện lão thị. Mắt và cơ thể con người là một khối thống nhất. Con người sinh ra, lớn lên, phát triển qua quá trình lão hóa, những diễn biến không bình thường trong cơ thể (ở các tế bào, các phủ tạng, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn...) đều tác động đến các giác quan, đặc biệt đối với giải phẫu và sinh lý của cơ quan thị giác. Ngoài...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lão thị: Sử dụng kính thế nào cho đúng?

  1. Lão thị: Sử dụng kính thế nào cho đúng?
  2. Ngoài 45 tuổi, những biến đổi sinh lý đã tác động đến chức năng thị giác, phổ biến nhất là giảm khả năng điều tiết của mắt và xuất hiện lão thị. Mắt và cơ thể con người là một khối thống nhất. Con người sinh ra, lớn lên, phát triển qua quá trình lão hóa, những diễn biến không bình thường trong cơ thể (ở các tế bào, các phủ tạng, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn...) đều tác động đến các giác quan, đặc biệt đối với giải phẫu và sinh lý của cơ quan thị giác. Ngoài 45 tuổi, không kể các yếu tố bệnh lý, những biến đổi sinh lý đã tác động đến chức năng thị giác, phổ biến nhất là giảm khả năng điều tiết của mắt và xuất hiện lão thị. Thế nào là lão thị? Mắt điều tiết bình thường cho phép đọc được rõ ràng và không mệt mỏi ở khoảng cách 30cm. Khả năng điều tiết sẽ giảm dần đi cùng với sự tăng lên của tuổi tác. Khi nhìn gần mà cảm thấy khó khăn, không rõ là đã bắt đầu lão thị. Thời
  3. gian bị lão thị thay đổi tùy từng người, không giống nhau, thường ở xung quanh tuổi 45. Có thể xuất hiện sớm ở những người dinh dưỡng kém hoặc làm những việc nặng nhọc. Người bị lão thị là do khả năng điều tiết giảm đi song song với tuổi. Sự suy giảm khả năng điều tiết với tuổi có liên quan tới nhân của thể tinh thể to lên, trong khi đó, cơ mi yếu đi không còn khả năng làm giãn dây treo của thể thủy tinh và bao của thể thủy tinh bị giảm tính đàn hồi. Cách phát hiện lão thị
  4. Như đã nói, khi nhìn gần, đặc biệt là khi đọc ở khoảng cách chừng 33cm cảm thấy khó khăn hoặc nhìn mờ, lúc đó mắt đã bắt đầu bị lão thị. Nếu để ra xa (ngoài 33cm) thì có thể đọc được, tuy nhiên cảm thấy chóng mỏi mắt, có khi nhức đầu sau lúc làm việc hoặc vào buổi chiều. Lão thị có thể xuất hiện sớm ở người: bị viễn thị, bị đái tháo đường do khả năng điều tiết giảm, bị glôcôm: khi nhìn gần thì mờ đi, để xa mới rõ do đồng tử bị giãn rộng và cơ thể mi bị liệt nhẹ. Trái lại, lão thị xuất hiện chậm ở người cận thị. Sử dụng kính lão thị Khi đã phát hiện lão thị, cần phải điều chỉnh bằng kính để nhìn gần được rõ ràng, chính xác. Có người không dùng kính, sợ làm tăng nhanh số kính, điều này hoàn toàn không có cơ sở. Thật ra thì có một số ít người bị lão thị không dùng kính, cố gắng để xa vẫn đọc được, có khi phải nheo mắt để nhìn rõ, nhất là dưới ánh sáng tốt. Tuy vậy sau khi đọc, sau một ngày
  5. làm việc thấy mệt mỏi, có khi nhức trán, nhức đầu do mắt phải điều tiết quá mức. Người lão thị khi đọc, nhìn gần cần dùng kính hội tụ (kính lão). Chú ý trước khi dùng kính phải khám chuyên khoa mắt để chọn số kính thích hợp vì số kính quá cao hoặc quá thấp đều không tốt, như thế, mắt phải điều tiết nhiều sẽ chóng mệt mỏi. Hơn nữa, nên chọn kính không màu. Tiêu chuẩn một kính tốt là đọc được rõ ràng, dùng lâu vẫn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Chất lượng của kính còn phụ thuộc kỹ thuật làm kính, độ nặng của gọng, độ chênh của mắt kính và khoảng cách giữa kính và mắt. Thông thường, dùng kính sau 3-5 năm phải thay số. Cần chú ý là hiện tượng lão suy ở mắt có thể xảy ra sớm và nhanh ở những người đọc, viết nhiều. Nếu kính dùng lâu (quá 5 năm) vẫn đọc được, hoặc dùng kính số thấp hơn kính đang dùng mà thấy rõ hơn, có thể đã bắt đầu bị đục thể thủy tinh, cần phải đi khám chuyên khoa mắt để xác định rõ bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1