intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lập kế hoạch tài chính 101

Chia sẻ: Aishiteru | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

441
lượt xem
161
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hầu hết mọi người đã nghe về những lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và muốn quản lý tốt hơn tiền bạc riêng của mình. Vậy mà có vẻ quá khó để đi đến quyết định hành động ra sao. Nếu bạn không chắc bắt đầu từ đâu, bài cơ bản về việc lập kế hoạch tài chính này có thể giúp bạn. Nó tạo lập hướng đi cho mọi người thuộc mọi cấp bậc tài chính trong cuộc sống và trình bày rõ ràng cách quản lý tiền bạc theo tám bước đơn giản....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lập kế hoạch tài chính 101

  1. Lập kế hoạch tài chính 101 Hầu hết mọi người đã nghe về những lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và muốn quản lý tốt hơn tiền bạc riêng của mình. Vậy mà có vẻ quá khó để đi đến quyết định hành động ra sao. Nếu bạn không chắc bắt đầu từ đâu, bài cơ bản về việc lập kế hoạch tài chính này có thể giúp bạn. Nó tạo lập hướng đi cho mọi người thuộc mọi cấp bậc tài chính trong cuộc sống và trình bày rõ ràng cách quản lý tiền bạc theo tám bước đơn giản. Học hỏi cách quản lý tình hình tài chính cá nhân theo tám bước đơn giản: Bước 1: Tạo ra và xem lại kế hoạch tài chính Về cơ bản, kế hoạch tài chính là một bộ bản thảo về những mục tiêu, chiến lược và thời điểm nhằm đạt tới những mục tiêu đó: mua căn nhà đầu tiên, dành dụm hay quản lý tiền dự phòng về hưu, dành dụm tiền cho việc học của con cái, trả nợ, và vân vân. Viết ra kế hoạch này, trên mảnh giấy vàng, trên bảng tính, hay với sự trợ giúp của người lập kế hoạch tài chính có bằng cấp chuyên nghiệp (viết tắt là CFP) sẽ thúc đẩy bạn chịu trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các bước trong danh sách điều cần làm. Nó đưa ra hướng dẫn, cho bạn chuẩn mực để từ đó đánh giá tiến triển, và giúp bạn ưu tiên cho việc sử dụng nguồn tài chính hiệu quả nhất. Dứt khoát phải xem lại kế hoạch một cách định kỳ để điều chỉnh tình hình hay nhu cầu tài chính biến đổi, hoặc những sự kiện trong cuộc sống như thay đổi tình trạng hôn nhân, thất nghiệp, về hưu, sinh nở, hay tang gia trong dòng họ. Bước 2: Lập sổ ghi chép tài chính
  2. Việc quản lý thành công của cải dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết các nguồn tài chính là gì. Do đó tập trung các sổ sách tài chính sau: - tài khoản đầu tư - bản kê ngân hàng - khai báo thuế - bản kê thế chấp và thẻ tín dụng - hợp đồng bảo hiểm - văn bản quy hoạch di sản Sau đó sắp xếp chúng để bạn có thể tìm và truy cập dễ dàng. Bằng cách để chúng cạnh nhau, bạn sẽ có thể đánh giá rõ ràng hơn tình hình hiện tại và bố trí mục tiêu và ưu tiên hướng tới. Và khi đó, đừng quên kiểm kê tài sản cá nhân. Điều này không chỉ giúp bạn có tài liệu cụ thể về giá trị tài sản để lập kế hoạch mà còn cung cấp cho bạn hồ sơ trình công ty bảo hiểm trong trường hợp của cải bị mất do trộm cắp hay thiên tai. Bước 3: Tính toán khoản tiền có thực sự Ngay khi lập ra sổ sách tài chính, tính toán số tiền có được thực sự. Đây chỉ đơn giản là việc tính ra cái bạn có trừ đi cái bạn nợ. Nếu tài sản của bạn (nhà cửa, tài khoản ngân hàng, vốn đầu tư và vân vân) vượt quá số nợ (tiền thế chấp, tiền vay cho việc học, nợ thẻ tín dụng, vv…), thì khoản tiền thực của bạn là số dương.
  3. Ngược lại, nếu nợ nhiều hơn có, số tiền cuối cùng bạn tính ra mang dấu âm. Khoản tiền có thực là thước đo chính xác nhất về tình trạng khả năng tài chính của bạn và nên được dùng như cơ sở cho bất kỳ quyết định tài chính nào bạn đưa ra. Bạn nên đề ra mục tiêu hàng năm là làm gia tăng khoản tiền có thực. Đến cuối năm, bạn nên tính lại con số cuối cùng và so sánh với chuẩn mực của năm vừa rồi. Làm thế, bạn sẽ lập tức thấy được sự tiến triển. Bước 4: Thiết lập kế hoạch chi tiêu Kế hoạch chi tiêu trình bày chi tiết những khoản thu và chi tiền bạc. Khoản thu bao gồm tiền lương, bổng lộc, lợi tức và mọi nguồn thu nhập khác bạn có. Khoản thu là phần thường dễ nhớ nhất. Mục chi tiêu là danh sách tỉ mỉ mọi khoản bỏ tiền ra. Khoản chi quan trọng nhất có thể là tiền tiết kiệm. Nếu bạn không xài nhiều hơn số mình có, thì khoản thu sẽ bằng khoản chi. Có được kế hoạch chi tiêu cân đối có thể là một ưu thế về tài chính bất kể bạn là ai hay số tiền bạn kiếm được thực sự ra sao. Kế hoạch chi tiêu cho thấy những khoản
  4. chính cần chi và nêu bật những khoản chi phí phạm. Nó có thể cũng mang đến mọi cảnh báo sớm về những vấn đề tài chính đang đe dọa. Nếu đây là lần đầu bạn thiết lập kế hoạch chi tiêu, hãy nghĩ đến việc sử dụng một công cụ phần mềm, chẳng hạn như bảng tính hay chương trình phần mềm như Quicken để trợ giúp. Những công cụ này có thể giảm bớt đáng kể thời gian và công sức cho việc phát triển kế hoạch của bạn. Bước 5: Lập quỹ dự trữ khẩn cấp Tốt nhất, bạn muốn có đủ tiền mặt trong tay để đáp ứng ba đến sáu tháng tiền sinh hoạt thiết yếu nếu bị mất nguồn thu đều đặn. Phụ thuộc vào mức bảo đảm của công việc, bạn có thể muốn gia tăng số tháng cho khoản tiền dự trữ đủ xài. Ví dụ như, những cá nhân làm việc một mình có thể muốn có tiền dự trữ cho cả năm, nhất là nếu thu nhập của họ biến động bởi thiên nhiên. Bước 6: Giảm một phần hoặc giảm đến mức tối thiểu khoản nợ tiêu dùng Nợ nần kéo trì những kết quả khác của nỗ lực kiếm tiền như một cái mỏ neo nặng trịch. Nếu nợ tiêu xài của bạn–thẻ tín dụng, vay học phí, tiền vay và nợ cá nhân– đang ngốn tới 15 đến 20 phần trăm hay hơn nữa trong chi tiêu hàng tháng của bạn, thì phải ưu tiên giảm bớt nó. Và sao lại phung phí tiền dành dụm cho những thứ rất có thể lấy mức lãi suất rất cao từ thẻ và tiền vay của bạn? Bước 7: Phác thảo bốn văn bản quy hoạch di sản chính Mỗi người trưởng thành có thể có: (1) bản chúc thư;
  5. (2) quyền ủy nhiệm lâu bền, bổ nhiệm ai đó xử lý các vấn đề pháp luật và tài chính khi bạn không thể thực hiện; (3) văn bản nguyện vọng, trình bày phép điều trị y học bạn muốn để duy trì cuộc sống khi bệnh quá nặng; và (4) quyền ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe lâu bền, bổ nhiệm ai đó nhận quyền lợi y tế khi bạn không còn nữa. Những trường hợp khác nhau có tên gọi khác nhau trong văn bản y tế, nhưng tất cả đều mang tính quyết định đến việc lập kế hoạch tài chính thông minh của bạn. Bước 8: Có bảo hiểm thỏa đáng Quản lý rủi ro thiết yếu cho việc bảo đảm tài chính lâu dài của bạn. Có bảo hiểm, từ bảo hiểm y tế đến bảo hiểm tổn thất trong đời sống, xe cộ và nhà cửa, rất cần thiết để bảo vệ bạn khỏi bi kịch tài chính. Nói một cách đơn giản, bạn mua bảo hiểm để chi trả những khoản bạn không thể xoay sở từ số tiền mình có. Bắt buộc phải nhớ rằng bạn nên mua bảo hiểm khi bạn không cần nó, bởi vì đến khi bạn thật sự cần, bạn không thể có được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2