intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lập kế hoạch xạ trị áp sát bằng máy mô phỏng, chuẩn liều hấp thụ trong môi trường tương đương mô cơ thể

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Lập kế hoạch xạ trị áp sát bằng máy mô phỏng, chuẩn liều hấp thụ trong môi trường tương đương mô cơ thể" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, đọc kết quả. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lập kế hoạch xạ trị áp sát bằng máy mô phỏng, chuẩn liều hấp thụ trong môi trường tương đương mô cơ thể

  1. LẬP KẾ HOẠCH XẠ TRỊ ÁP SÁT BẰNG MÁY M PHỎNG I. ĐẠI CƢƠNG - Người bệnh xạ trị phải luôn ở tư thế phù hợp thoải mái nhất … - Mô phỏng là bước xác định tư thế chuẩn xác của người bệnh để sau đó tái thực hiện trong suốt quá trình xạ trị. - Mô phỏng nhằm xác định vị trí giải phẫu khối u sẽ được sử dụng trong bước lập kế hoạch xạ trị. - Mô phỏng cắt lớp (CT Sim) nhằm cung cấp thông tin giải phẫu khối u theo không gian 3 chiều - 3D để tính toán phân bố liều xạ phù hợp hình dạng của nó, tránh tổn thương cho các mô lành. II. CHỈ ĐỊNH - Áp dụng cho tất cả các trường hợp ung thư được có chỉ định xạ trị trong (xạ trị áp sát), đơn thuần hoặc kết hợp với xạ trị từ ngoài. - Trường hợp cần sử dụng thuốc cản quang cần theo chỉ định của bác sĩ xạ trị. III. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện - Bác sĩ xạ trị - Kỹ sư vật lý xạ trị - Kỹ thuật viên xạ trị - Điều dưỡng và nhân viên phục vụ. 2. Phƣơng tiện - Máy mô phỏng hoặc CT Sim có chức năng DICOM - Máy Scan phim, máy nhập dữ liệu thông tin giải phẫu - Digitalizer - Máy in, tráng rửa phim - Các bộ dụng cụ đặt nguồn (applicator). IV. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Đặt applicator vào vị trí khối u - Cố định applicator (trong vị trí sẽ nạp nguồn xạ) 645
  2. - Chụp mô phỏng người bệnh (có applicaotor): một phim thẳng (AP), một phim bên (LATERAL, nếu là máy mô phỏng truyền thống) hoặc chụp cắt lớp trên máy CT mô phỏng (CT Sim). - Nhập thông tin giải phẫu khối u vào hệ thống lập kế hoạch xạ trị (TPS) qua hệ digitalizer hoặc qua cổng DICOM của máy CTSim (nếu được trang bị). - Tính phân bố tối ưu liều hấp thụ tại u và đặt nguồn tại từng vị trí. - Lưu trữ thông tin. - Kiểm tra kỹ thuật trên máy mô phỏng hoặc CTSim. - Truyền thông tin (qua cổng DICOM) sang máy nạp nguồn sau (afterloader). V. ĐỌC KẾT QUẢ - Căn cứ vào thông tin giải phẫu khối u đánh giá vị trí, kích thước khối u và các mô lành xung quanh. - Đánh giá liều hấp thụ tại u và liều ảnh hưởng tới các mô lành. - Kiểm tra thời gian nạp nguồn (điểm dừng nguồn) tại từng vị trí 646
  3. CHUẨN LIỀU HẤP THỤ TRONG M I TRƢỜNG TƢƠNG ĐƢƠNG M CƠ THỂ I. ĐẠI CƢƠNG - Đo liều trong xạ trị nói chung, cho các máy phát chùm tia ngoài nói riêng mang tính đặc thù và cần phải được trang bị đầy đủ, đồng bộ các thiết bị, dụng cụ. - Liều lượng chuẩn xác sẽ góp phần đem lại kết quả điều trị như mong muốn. - Sai số về liều lượng của các máy phát tia cho phép nằm trong giới hạn ± 5 , khuyến cáo của IAEA là ± 2 . - Độ sai số còn tùy thuộc trình chuyên độ và kinh nghiệm của các KS Vật lý của từng cơ sở. - Để khẳng định liều lượng chính xác và ổn định trong suốt thời gian sử dụng điều trị người bệnh, các thiết bị cần phải được đo chuẩn định kỳ và theo đúng quy trình kỹ thuật. II. CHỈ ĐỊNH Áp dụng cho tất cả các máy xạ trị từ ngoài, kể cả Cobalt-60 và gia tốc III. CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện - Kỹ sư Vật lý Xạ trị - Kỹ thuật viên Vật lý 2. Phƣơng tiện - Máy đo liều (Dosimeter) - Đầu đo (Detector) đã được chuẩn cấp I hoặc cấp II - Máy đo áp suất khí quyển - Phantom (nước hoặc chất dẻo tương đương mô) - Dụng cụ đo nhiệt độ môi trường - Tài liều hướng dẫn kỹ thuật của IAEA (TECDOC 277; 398) IV. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH - Thiêt lập hệ đo. Đặt phantom trong tại vị trí đo chuẩn (theo năng lượng chùm tia) - Mở kích thước trường chiếu xạ (chuẩn theo năng lượng chùm tia và TECDOC- 398) 647
  4. - Kết nối hệ máy đo, gồm máy đo (dosimeter), dây cáp tín hiệu vào buồng máy - Lắp đặt detector trong phantom. - Lắp đầu đo (detector) và cáp tín hiệu. - Khởi động máy đo (detector), chờ khi có tín hiệu sẵn sàng. - Nạp các thông số điện áp, áp suất khí khuyển và nhiệt độ môi trường vào detector - Chọn hệ số chuẩn phù hợp cho thiết bị (cả máy đo và đầu đo). - Tiến hành đo, chuẩn liều lượng các chùm tia theo yêu cầu điều trị. - Lặp lại các phép đo sao cho đủ số liệu thống kê để tính giá trị trung bình các kết quả. V. ĐỌC KẾT QUẢ - Kết quả được tính theo giá trị trung bình của tổng các phép đo - Tùy theo loại máy đo (DOSIMETER) các kết quả có thể cho trực tiếp dưới dạng suất liều tuyệt đối (absolute dose) hoặc tương đối (relative dose) Tùy thuộc cấp độ hiện đại của phần mềm đi kèm mà các kết quả được xử trí trên hệ đo hoặc phải qua các bước tính toán và chuyển đổi thành suất liều tuyệt đối. 648
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2