Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác”
lượt xem 6
download
Có một ngôi làng mà những hình ảnh thân thương gần gũi đã đã in sâu vào tâm thức người Việt. Nơi ấy có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru ầu ơ của mẹ, có câu dân ca mênh mang cùng đồng ruộng núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vì luôn ngát hương sen; là quê hương của Bác Hồ kính yêu, người con ưu tú của dân tộc! Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An- mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác”
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” 1 .Giới thiệu về làng Sen Có một ngôi làng mà những hình ảnh thân thương gần gũi đã đã in sâu vào tâm thức người Việt. Nơi ấy có những mái nhà tranh dưới những lũy tre xanh, có nhịp võng trưa hè cùng tiếng ru ầu ơ của mẹ, có câu dân ca mênh mang cùng đồng ruộng núi sông… Ngôi làng mang tên làng Sen vì luôn ngát hương sen; là quê hương của Bác Hồ kính yêu, người con ưu tú của dân tộc! Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An- mảnh đất miền Trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi theo Qu ốc l ộ 46 kho ảng 15km là tới làng Sen, quê Bác. Dẫu đã qua cả thế kỷ, vạn vật đổi thay nhưng những hình ảnh xưa cũ của làng Sen gắn liền với tuổi thơ Bác vẫn được lưu giữ đến bây giờ như một miền ký ức đẹp và là tấm gương sáng cho mọi những thế hệ. Đó là giếng Cốc, cây đa, đền làng Sen, nhà th ờ h ọ Nguy ễn Sinh… và đ ặc biệt là ngôi nhà tranh của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc- thân ph ụ Bác, n ơi g ắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ, cũng là khởi nguồn cho m ột tinh th ần yêu n ước và ý chí lớn lao của người anh hùng dân tộc sau này. Năm 1901, thân phụ Bác Hồ là Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó b ảng, là m ột ni ềm vinh dự với gia đình, họ tộc và cả làng Sen. Dân làng Sen đã d ựng m ột ngôi nhà gỗ mái tranh 5 gian để đón vị Phó bảng vinh quy bái tổ. Cả gia đình đã từ làng Hoàng Trù (quê ngoại Bác Hồ) trở về sống tại Làng Sen. Ngôi nhà này đã gắn với tuổi thơ Bác Hồ từ năm 1901 đến năm 1906 (trước khi theo cha vào Huế) Đó là một ngôi nhà gỗ 5 gian, lợp mái tranh, nh ỏ bé, mộc mạc, gi ản d ị d ưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả gia đình, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Cả hai nếp nhà đều thấp, khiêm nhường, và điển hình cho nh ững n ếp nhà ở làng quê nông thôn Việt Nam, với vì kèo gỗ, với mái hiên cùng nh ững t ấm gi ại- liếp; với cổng ngõ khoảng sân phía trước - gắn liền với không gian khoáng đ ạt của thiên nhiên. Hai gian nhà phía ngoài là nơi đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi ti ếp khách- đàm đạo chuyện thế sự của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Gian th ứ ba là n ơi ở c ủa bà Nguyễn Thị Thanh- chị cả của Bác Hồ. Hai gian còn lại là nơi ngh ỉ và sinh hoạt của cả gia đình. Ở gian thứ tư có kê bộ phản gần cửa s ổ là nơi c ụ Phó SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 1
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” bảng thường nằm đọc sách.Gian thứ năm kê bộ phản là nơi ngh ỉ của hai anh em Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung (tức Bác Hồ). Dù đã đỗ đạt song gia đình cụ Phó bảng vẫn sống thanh đ ạm. Ph ần l ớn các đồ đạc trong nhà đều do dân làng tặng, những kỷ vật tới giờ được gìn giữ g ần như nguyên vẹn. Ngôi nhà của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã gắn bó với một giai đo ạn quan trọng đầy ý nghĩa thời niên thiếu của cuộc đời Bác Hồ từ năm 11- 16 tuổi. Ngôi nhà là những ân tình làng xóm quê hương, là nơi chứng kiến quá trình học tập, trưởng thành; là nơi ghi dấu cảm xúc đầu tiên v ề lòng yêu n ước và những nhận thức thời cuộc- bước tiền đề cho con đường cứu nước sau này c ủa Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngôi nhà tranh lịch sử là cụm di tích quan trọng bậc nhất của Khu di tích lịch sử Kim Liên - được xây dựng từ những năm 60 thế kỷ trước, cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác, được nâng cấp và tôn tạo nhiều lần. Khu di tích lịch sử Kim Liên còn bao gồm các kiến trúc mới như khu hành lễ, nhà lưu trữ và trưng bày các tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời của Ch ủ tịch Hồ Chí Minh, nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa– chính trị liên quan. Khu di tích lịch sử Kim Liên là một trong bốn khu di tích quan trọng nh ất về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1979. 2. Lễ hội làng Sen 2.1. Địa điểm lễ hội Cứ đến tháng 5,tâm tưởng của mỗi người dân Việt Nam lại hướng về làng Sen, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, nơi chôn rau cắt rốn của cậu bé Nguy ễn Sinh Cung, sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu c ủa dân t ộc ta. Và hãy cùng đến với làng Sen để được lắng trong điệu hò xứ Nghệ, để thả hồn mênh mang nơi địa linh nhân kiệt, thấy được những đơn sơ mộc m ạc m ới hi ểu đ ược nếp sống giản dị mà thanh, hiểu được triết lý sống của một con người vĩ đại. Di tích lịch sử - văn hóa Kim Liên được Đảng và Nhà n ước cho xây d ựng t ừ thập niên sáu mươi của thế kỷ trước. Năm 1979, được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây là một trong bốn di tích quan tr ọng b ậc nh ất c ủa c ả nước về Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu giữ những hiện vật, tài liệu, không gian văn SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 2
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” hóa - lịch sử về thời niên thiếu của Bác Hồ và nh ững người thân trong gia đình của Bác. Toàn bộ khu di tích bao gồm bốn cụm chính: khu nhà quê ngo ại ở làng Hoàng Trù - còn gọi là làng Chùa, khu nhà quê nội ở làng Sen, Núi Chung ( ở xã Kim Liên) và khu mộ bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Bác nằm trên dãy Đ ại Huê, thuộc xã Nam Giang. Từ TP Vinh đi theo QL 46, đến km13 gặp ngã 3 Mậu Tài rẽ trái, kho ảng h ơn 1km, đã thấy một làngnhư bao làng quê Việt Nam khác. Một làng quê quanh năm hứng chịu bao khắc nghiệt của thời tiết nhưng lại mang một vẻ trù phú màu mỡ đầy nhựa sống. Đây đó, lấp ló những mái ngói giữa các lùm cây, con đ ường quê mát rượi, những lũy tre làng kẽo kẹt gió ban trưa, đâu đó đàn bò thong dong gặm cỏ... Đó là Hoàng Trù (thường gọi là làng Chùa). Sau li ếp c ổng tre m ở r ộng, l ối đi giữa hai hàng cây xén tỉa gọn ghẽ, ta được nhìn thấy 2 ngôi nhà tranh 3 gian mộc mạc với đồ dùng gọn ghẽ, thân thương. Rời khỏi Hoàng Trù, đi tiếp 2km, không gian làng Sen tĩnh l ặng, yên lành và rợp bóng cây xanh, là nơi Người đã sống quãng đời niên thiếu. Kỷ vật v ẫn còn đây, từ chiếc rương gỗ nhỏ đựng thóc gạo, tủ đựng bát đũa, ấm chén, chi ếc đèn dầu, chậu đồng, mâm gỗ, chum sành... như vẫn đang đợi Người về. Xa xa, núi Chung đứng thoai thoải giữa vùng lòng chảo Nam Đàn, chỉ cách làng Sen, làng Chùa 1km. Ngày xưa soi bóng mặt hồ Cự Thủy, ngày nay xanh biếc màu xanh của 79 loài cây quý hội tụ từ muôn nơi đưa về trồng từ sau ngày Người qua đời. Khu mộ bà Hoàng Thị Loan được xây dựng từ ngày 19 tháng 5 năm 1984 đến ngày 16 tháng 5 năm 1985. Con đường lên mộ bà có 304 bậc, đặt trên núi Đ ộng Tranh, thuộc xã Nam Giang uốn lượn theo sườn núi, mềm m ại nh ư d ải l ụa đào. Nơi bà Hoàng Thị Loan yên nghỉ gối đầu lên dãy Đại Huệ ngàn năm vang v ọng chiến công, ngoảnh mặt về quê hương - một vùng châu thổ Lam Giang trù phú đang đổi mới từng ngày. Nhìn tổng quát ngôi mộ có hình một khung cửi khổng lồ. Xung quanh ngôi mộ được ốp bằng những phiến đá hoa cương và đá cẩm thạch. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên của núi Đại Huệ, phía trên có dàn bê tông che chắn có hình khung cửi. Tại nền sân th ượng hình bán nguyệt trước ngôi mộ, có dựng một tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của bà Hoàng Thị Loan bằng đá đen Đứng trên đồi cao lộng gió này, ta có thể nhìn thấy bức tranh h ọa đ ồ c ủa nước non xứ Nghệ. Từ ngày khánh thành đến nay, khu mộ bà Hoàng Thị Loan đã đón hàng triệu lượt khách trong nước và quốc tế về thăm viếng. SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 3
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” Tháng 5, khi những đợt nắng oi ả chiếu trên dải đất miền Trung, ta lại mang theo bao nỗi nhớ về Làng Sen quê Bác...Cũng chính nơi này, h ơn n ửa th ế k ỷ trôi qua, không biết đã có bao nhiêu bước chân của những người con quê Hương Việt Nam tìm đến với niềm thành kính và sự xúc động sâu xa t ừ trong tâm h ồn mình. Làng Sen nay đã trở thành Di tích lịch s ử - văn hóa Kim Liên và còn là Di tích Quốc gia đặc biệt. Đây cũng chính là một trong 4 di tích quan trọng bậc nhất c ủa c ả n ước v ề v ị Chủ tịch kính yêu của dân tộc và cũng là niềm tự hào của người dân xứ Nghệ. Toàn bộ khu di tích bao gồm 4 cụm chính : khu quê ngoại (làng Hoàng Trù hay còn gọi là làng Chùa), khu quê nội (làng Sen) , núi Chung (xã Kim Liên) và khu mộ bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu kính yêu của Bác) thuộc xã Nam Giang. 2.2 Quy mô lễ hội Làng sen đẹp như một bức tranh yên bình và như chính tâm hồn người dân nơi đây. Ngay từ khi bước chân trên con đường đất nhỏ dẫn vào ngôi nhà khi xưa Bác ở, một cảm xúc bồi hồi dâng lên khó tả, không sao kìm nén đ ược. Đôi bờ tre rì rào trong gió, hàng dâm bụt vẫn đung đưa nhè nhẹ, hoa cau, hoa bưởi còn thơm nồng, lòng như thấy thanh thản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Trong cái nắng hè oi ả, những búp sen như góp phần làm d ịu đi c ơn nóng và mang đến một làn không khí làng quê trong xanh, êm đềm xen lẫn h ương th ơm của sen. Tham gia lễ khai hội có sự góp mặt của các đoàn ngh ệ thu ật, th ể thao qu ần chúng đến từ 20 huyện, thành, thị trên địa bàn toàn tỉnh Ngh ệ An. Buổi l ễ thu hút hàng ngàn người dân địa phương, du khách gần xa về tham dự. L ễ h ội Làng Sen là sự kiện văn hóa nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn của mọi tầng lớp nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời đây cũng là dịp đ ưa văn hóa Hồng Lam phổ biến đến với đông đảo công chúng. Lễ hội đã tiến hành nghi lễ dâng hoa tại Quảng trường Hồ Chí Minh (TP Vinh, Nghệ An) và dâng hương báo công Bác tại nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu di tích Kim Liên, Nam Đàn. Đồng thời tổ chức lễ rước ảnh Bác qua các thời kỳ tại sân vận động Làng Sen. Lễ hội cũng diễn ra các hoạt động thể thao văn hóa, liên hoan tiếng hát Làng Sen, gi ải bóng chuy ền, h ội tr ại, tri ển lãm ảnh… Lễ hội Làng Sen được tổ chức trong ba ngày (17, 18,19/5/2012) tại hai địa điểm: TP Vinh và huyện NamĐàn. Với đêm nghệ thuật "Từ Làng Sen ta hát" là SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 4
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” một chương trình sử thi nghệ thuật do Trung tâm bảo tồn phát huy di s ản dân ca xứ Nghệ dàn dựng. Năm 1982, với sự thành kính và lòng biết ơn, sự ngưỡng vọng với Ch ủ tịch Hồ Chí Minh, một phong trào ca hát về Bác Hồ, về Tổ qu ốc, v ề Đ ảng đã ra đ ời với tên gọi “Liên hoan tiếng hát Làng Sen” - nhằm th ể hiện ngày càng cao chủ đề tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Anh hùng giải phóng dân t ộc - Danh nhân văn hoá kiệt xuất của thế giới. Liên hoan Tiếng hát Làng Sen đ ược nâng lên thành “Lễ hội Làng Sen” với quy mô toàn quốc từ năm 2003. Ngay từ những buổi ban đầu, lễ hội Làng Sen đã thu hút nhiều tầng lớp nhân dân trong nước, kiều bào nước ngoài, du khách quốc tế tham dự. Lễ hội Làng Sen đã trở thành sinh hoạt văn hoá tinh thần không thể thi ếu c ủa nhân dân, là hoạt động văn hoá của quần chúng nhân dân, của dân tộc với những nội dung và hình thức phong phú gắn với thân thế, sự nghiệp cách m ạng vĩ đ ại c ủa Ch ủ t ịch Hồ Chí Minh, gắn với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và truy ền th ống anh dũng, kiên cường của dân tộc. Chủ đề của Lễ hội Làng Sen năm nay là tôn vinh các giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh- Người anh hùng giải phòng dân tộc, Danh nhân văn hóa th ế giới; Ca ng ợi Đảng, quê hương đất nước. Lễ hội sẽ thu hút sự tham gia của các đ ơn vị thu ộc Sở VH,TT&DL Nghệ An, UBND huyện Nam Đàn và Trung tâm VHNT-TT, đội nghệ thuật quần chúng cùng với nhân dân và du khách. Lễ hội sẽ được tổ chức bằng nhiều hình thức hoạt động ở các cấp nh ư h ội trại, thể dục thể thao…Cấp tỉnh sẽ tổ chức phần lễ và hội bao gồm: lễ dâng hoa, dâng hương, lễ rước ảnh Bác Hồ; lễ hội làng Sen, liên hoan ti ếng hát làng Sen, thi người đẹp lễ hội làng Sen, chiếu phim về đ ề tài Bác H ồ; tr ưng bày triển lãm về đề tài Đảng, Bác Hồ và lễ hội làng Sen… 3. Trở thành thương hiệu của Du lịch Nghệ An Nhận thức sâu sắc giá trị của hoạt động này, Bộ Văn hóa, Th ể thao và Du lịch (VHTTDL) đã đề ra phương hướng phối hợp với UBND tỉnh Ngh ệ An, tập trung cho công tác chỉ đạo phát triển lễ hội trong nh ững năm tới đây, đ ể L ễ h ội Làng Sen thực sự là Lễ hội văn hóa Hồ Chí Minh mang đậm tính nhân văn và tính quần chúng, đồng thời trở thành thương hiệu của Du l ịch Ngh ệ An. Các c ơ quan chức năng của Bộ VHTTDL như Viện Văn hóa nghệ thuật, Cục Di s ản Văn hóa, Cục Văn hóa cơ sở, Cục nghệ thuật biểu diễn đã ph ối k ết h ợp v ới đ ịa phương xây dựng kịch bản Lễ hội làng Sen và quy chế Liên hoan Tiếng hát làng SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 5
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” Sen theo yêu cầu thể hiện rõ được mục đích, yêu cầu, tính ch ất, quy mô, th ời gian, nội dung, hình thức và thể loại của lễ hội, đưa các giá tr ị c ủa l ễ h ội th ấm sâu vào đời sống tinh thần của quần chúng nhân dân, góp phần làm cho Cu ộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào chi ều sâu, chất lượng, hiệu quả. Đồng thời, tỉnh Nghệ An cũng tập trung các nguồn lực và đẩy mạnh quá trình xã hội hóa xây dựng hệ thống hạ tầng du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc sắc về Bác Hồ và quê hương xứ Nghệ. Nhân kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2012), Lễ hội làng Sen được tổ chức trong ba ngày (17, 18, 19/5/2012) và Liên hoan dân ca ví, dặm xứ Nghệ được tổ chức từ ngày 19/4 đến 18/6/2012, qua các bước: liên hoan cấp huyện, thành, thị; cấp cụm và cuối cùng là c ấp t ỉnh. Đây cũng là lần đầu tiên Nghệ An tổ chức Liên hoan dân ca ví, dặm xứ Ngh ệ nhằm tôn vinh các giá trị vốn có và giá trị tiêu bi ểu c ủa th ể lo ại ngh ệ thu ật di ễn xướng dân gian này, xây dựng nên sản phẩm du lịch m ới và h ướng t ới vi ệc l ập hồ sơ trình UNESCO công nhận dân ca ví, dặm xứ Ngh ệ là Di s ản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội làng Sen tiếp tục được bồi đắp nh ững giá trị m ới và ngày càng c ủng cố vị trí là một sinh hoạt văn hóa độc đáo, có ý nghĩa chính tr ị sâu s ắc trong đ ời sống tinh thần của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất. 4. Tính thiêng liêng trong lễ hội làng sen Theo các nhà nghiên cứu của Việt Nam thì việc phân loại l ễ h ội hi ện nay có nhiều cách khác nhau và mỗi cách lại gắn với những tiêu chí cụ thể. Tuy nhiên dù có phân loại theo cách nào và dù có theo tiêu chí nào thì có một vấn đ ề luôn được xem là hạt nhân của mọi lễ hội, đó là vấn đề TÍNH THIÊNG. Một lễ hội dù có được tổ chức công phu, quy mô dù có hoành tráng bao nhiêu nh ưng nếu không có tính thiêng thì chắc chắn sẽ không tạo được sức hút n ội t ại c ủa l ễ h ội đối với cộng đồng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc lễ hội thi ếu chi ều sâu, thiếu sự giao cảm của người dự lễ hội với các hoạt động lễ hội. Lễ hội Làng Sen là loại lễ hội mới và đang trong quá trình th ể nghi ệm. Hãy đặt lại câu hỏi: chúng ta tổ chức lễ hội Làng Sen nh ằm mục đích gì và người dân tham gia lễ hội Làng Sen với động cơ gì? Đ ể tr ả l ời khúc chi ết cho v ấn đ ề này chắc chắn phải rất dài dòng, nhưng tóm gọn lại tổ chức lễ hội Làng Sen nhằm tôn vinh các giá trị Văn hóa Hồ Chí Minh (Văn hóa ở đây hi ểu theo nghĩa SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 6
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” rộng) và người dân tham gia lễ hội Làng Sen nhằm thỏa mãn nhu cầu ng ưỡng vọng, biết ơn, tôn kính Bác Hồ. Ở một mức độ cao hơn, lễ hội Làng Sen còn nhằm mục tiêu tư tưởng của thời đại, góp phần củng cố vững chắc hệ tư tưởng Hồ Chí Minh - chỗ dựa tinh thần tin cậy của Đảng, và cả dân tộc cho hiện nay và cả cho tương lai. Và cũng phải nhận ra rằng ngày nay trong tâm thức của đại bộ phận người Việt thì Bác Hồ là một ân nhân, Ng ười được tôn là thánh, là một nhân thần. Người là biểu tượng của cái tốt đẹp, cái hoàn mỹ trong cuộc sống và có quyền năng siêu phàm để phù hộ độ trì cho nhân gian. Hiểu như vậy thì vấn đề cốt lõi trong thể nghiệm lễ hội Làng Sen v ề b ản ch ất là th ể nghiệm tính thiêng. Nghiên cứu các lễ hội cổ truyền như hội Dóng, lễ hội Đền Hùng, l ễ h ội Bà chúa Xứ , lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội đền C ờn, lễ h ội đ ền Chiêu Tr ưng…cho thấy tính thiêng có thể được hình thành tự nhiên (chính xác là tác động của người tổ chức không rõ) và có thể hình thành có ý th ức (người t ổ ch ức có d ụng ý, có chủ đích). Nói tính thiêng được hình thành t ự nhiên nghĩa là trên c ơ s ở ban đầu về nguồn gốc của nhân vật thiêng, không gian thiêng hoặc sự việc thiêng sẽ xuất hiện niềm tin tâm linh và niềm tin đó liên t ục ti ếp bi ến trong sinh ho ạt cộng đồng cho đến khi hoàn thiện thành một tín ngưỡng kiểu nh ư tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ Tứ bất tử. Kiểu hình thành tính thiêng tự nhiên phải có thời gian lâu dài và qua nhiều quá trình chọn lọc đào th ải t ự nhiên do v ậy nh ững lễ hội có được tính thiêng kiểu này sẽ trường tồn cùng mọi thời đại. Nói tính thiêng có thể được hình thành có chủ đích nghĩa là trên bản chất của nhân vật thiêng, không gian thiêng người chủ trì tổ chức lễ hội có sự can thiệp/tác động chủ quan nhằm đẩy nhanh hoặc làm đậm đặc thêm tính thiêng của lễ hội. Về nguyên lý vận động của lễ hội điều này có thể chấp nhận được, miễn là ph ải tôn trọng bản chất của nhân vật thiêng, không gian thiêng, tuyệt đối không được áp đặt, gán ghép, xuyên tạc. Tính thiêng tuy là tập hợp của nhiều yếu tố và được thể hiện một cách đa dạng nhưng cơ bản nhất là nhân vật thiêng và không gian thiêng. Tr ở l ại l ễ h ội Làng Sen, chúng ta đang có một nhân vật thiêng là BÁC HỒ và có một không gian thiêng là LÀNG SEN. Tính thiêng trong nhân vật thiêng và không gian thiêng được hình thành tự nhiên và có nhiều biểu hiện rất bền v ững. V ấn đ ề đặt ra ở đây là lễ hội Làng Sen là lễ hội mới, nếu để tính thiêng ti ếp bi ến t ự nhiên thì sẽ tốn thêm nhiều thời gian trong lúc chúng ta đang có nhi ều c ơ h ội đ ể SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 7
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” can thiệp/tác động làm cho tính thiêng trong lễ hội Làng Sen sớm được sâu sắc hơn. Điều đó đòi hỏi quá trình thể nghiệm lễ hội Làng Sen ph ải làm một vi ệc hết sức quan trọng là tìm giải pháp để tính thiêng của Hồ Chí Minh th ấm vào cộng đồng, trở thành tâm thức cộng đồng. Trên quan điểm như vậy nên hình thành tính thiêng trong lễ hội Làng Sen. Trước hết, trong lễ hội Làng Sen tổ chức như hiện nay, có m ột s ố y ếu t ố ít tạo được tính thiêng. Ví dụ với thời tiết nóng nực của mùa hè s ẽ ít đ ưa l ại cho cộng đồng người tham gia lễ hội những xúc cảm lắng đọng (ít ra là so v ới mùa xuân), hoặc do đặc điểm cấu trúc của Nhà tưởng niệm Bác Hồ ở Kim Liên và nói rộng ra là cả không gian làng Sen cũng làm cho việc dâng hương ít tạo dấu ấn chiều sâu (điều này nếu so với những điểm dâng hương ở các lễ h ội khác s ẽ rõ). Nhưng đó là những vấn đề không phải giải quy ết được trong một s ớm m ột chiều. 4.1 Xây dựng trình thức lễ hội Làng Sen phải t ạo đ ược môi tr ường cho tính thiêng thể hiện Hiện nay lễ hội Làng Sen đã có trình th ức như l ễ báo công, l ễ dâng h ương, lễ rước ảnh Bác Hồ và lễ mít tinh. Đây là những nghi thức hành chính nhà nước, nếu chấp nhận các tiết trong trình thức này thì có th ể v ẫn ít nhi ều hàm ch ứa được tính thiêng nhưng chắc chắn sẽ rất khó “đẩy” tính thiêng lên cao và vào sâu trong cộng đồng. Do đó lễ hội Làng Sen nên tiếp thu và k ế th ừa m ột s ố ti ết trong trình thức của lễ hội cổ truyền như lễ mộc dục, lễ yết cáo, lễ tế, lễ tạ. Nên công khai thể nghiệm với các bước đi thận trọng, tránh tình tr ạng trong thực tế chúng ta vẫn làm nhưng làm tắt làm ngang không chính th ống, thi ếu đàng hoàng. 4.2 Khi xây dựng các yếu tố để cấu thành lễ hội Làng Sen cần l ựa chọn chu đáo và tổ chức nghiêm túc, trang trọng, thành kính Nhiều năm gần đây chúng ta đã cố gắng tìm kiếm một số hoạt động có cùng chủ đề tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để cấu trúc thành lễ hội Làng Sen. Các hoạt động đó đã ít nhiều tạo hiệu ứng biểu thị tình cảm c ủa c ộng đồng v ới Bác Hồ, tuy nhiên biểu thị dấu ấn cổ động quá đậm và phải chăng vì vậy mà hình như có vẻ bị kênh so với việc tạo tính thiêng. Chẳng h ạn về triển lãm tranh c ổ động về đề tài Bác Hồ, có lúc chúng ta đã trưng bày đến trên 100 tác phẩm tranh cổ động đã được phóng to, thiết kế mỹ thuật rất công phu nhưng việc trưng bày thì chỉ có thể tổ chức ở ngoài trời trong lúc tháng Năm nóng nắng và gió Lào, bối SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 8
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” cảnh đó chắc chắn khó tạo được hiệu ứng sâu về tính thiêng. Hoặc giả về lễ rước ảnh chân dung Bác Hồ, sáng kiến này chủ yếu nghiêng về hiệu ứng c ổ động. Đó là chưa kể trong đoàn rước ảnh Bác người nâng cao kẻ hạ thấp, người nghiêng bên trái kẻ nghiêng bên phải, có lúc th ấy thiếu trang tr ọng, thi ếu thành kính. Vậy thì không thể có hiệu ứng linh và thiêng được. Ngay c ả ho ạt động các nghệ sỹ điện ảnh đóng vai Bác Hồ giao lưu với công chúng cũng đang mang yếu tố sân khấu, chưa thật sự truyền được cho công chúng nh ững xúc cảm về tính thiêng trong hình tượng Hồ Chí Minh. Để từng bước hoàn thiện cấu trúc lễ hội Làng Sen, có thể cần thể nghiệm tổ chức các hoạt động như trên, nhưng nên chăng phải nghiên cứu sâu h ơn, có kịch bản kỹ hơn cho mỗi hoạt động trong đó thông đi ệp ch ủ đạo ph ải là không bao giờ được quên mục tiêu tạo hiệu ứng về tính thiêng cho l ễ h ội và ch ỉ nên t ổ chức các hoạt động tạo được hiệu ứng linh thiêng, các hoạt động không cho ra hiệu ứng này thì không nên tổ chức. Để lễ hội Làng Sen có được tính thiêng là cả một quá trình, vừa đòi h ỏi có thời gian vừa đòi hỏi có sự nghiên cứu thể nghiệm nghiêm túc để lễ hội Làng Sen sớm thật sự là một sinh hoạt văn hóa cộng đồng, phản chiếu tình cảm, s ự ngưỡng vọng thành kính và cả những khát vọng thiêng liêng c ủa c ộng đ ồng dân tộc Việt với Bác Hồ - MỘT CON NGƯỜI BẤT TỬ. 5. Từ "Lễ hội Làng Sen" tới "Lễ hội văn hóa Hồ Chí Minh" "Lễ hội Làng Sen" là một hoạt động văn hoá có hình th ức và nội dung rất phong phú và đa dạng, được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia h ưởng ứng. Từ liên hoan nghệ thuật quần chúng với những chủ đề "Hát về Bác Hồ" năm 1981, rồi được nâng lên chủ đề "Tiếng hát Làng Sen" năm 1982 và năm 2005 chính thức mang tên "Lễ hội Làng Sen", đến nay đã tròn 30 năm. "Lễ h ội làng Sen", đó là một quá trình phát triển không ngừng về một không gian văn hoá - Văn hoá Hồ Chí Minh. "Lễ hội Làng Sen", đã góp phần động viên, cổ vũ các t ầng l ớp nhân dân nêu cao tinh thần yêu nước, cách mạng, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, có tác dụng tích cực làm cho phong trào văn hoá, văn nghệ của Nghệ An cũng như cả nước phát triển đa dạng, với nhiều hình thức trên nhiều phương diện, nh ư: Sáng tác, bi ểu di ễn, khai thác, phổ biến và giữ gìn các di sản văn hoá, văn nghệ... SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 9
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” Qua "Lễ hội Làng Sen", còn giúp cho chúng ta nâng lên m ột trình đ ộ chuyên môn và nghiệp vụ về tổ chức một lễ hội, từ đó phát hiện những tài năng nghệ thuật, cán bộ quản lý văn hoá, đề xuất công tác đào t ạo, b ồi d ưỡng... phát tri ển ngành văn hoá tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói chung. Đặc biệt, "Lễ hội Làng Sen", có tác dụng to lớn và sâu sắc đến phong trào toàn dân tích cực xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, xây dựng cuộc sống văn hoá trong cộng đồng dân cư, góp phần quan trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, quê hương, chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta và nhân dân ta, ổn định xã hội, tạo động lực mạnh mẽ phát triển kinh tế. Thông qua "Lễ hội Làng Sen", với những nội dung, hình th ức ngh ệ thu ật phản ánh phong phú, đa dạng, làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về những giá trị văn hoá Hồ Chí Minh, từ đó, mỗi một chúng ta noi g ương, h ọc t ập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Người. Những nội dung "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", mà "Lễ hội Làng Sen" thông qua các hình thức nghệ thuật cần hướng vào, đó là :Những giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng nước ta; tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức của Người. Đặc biệt, những vấn đề đạo đức, lối sống xã hội Việt Nam hiện nay đang trái với đạo đức Hồ Chí Minh c ần ph ải kh ắc phục. Để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục tư tưởng gắn với vi ệc tổ ch ức "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua "L ễ h ội Làng Sen", chúng ta cần phối, kết hợp một cách nhuần nhuyễn về hình th ức và phương pháp thể hiện giữa "Lễ hội Làng Sen" và thực hiện các nội dung c ủa việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", tạo nên sự phong phú, hấp dẫn làm tăng thêm nhận thức, tình cảm, niềm tin và quy ết tâm hành động cách mạng cho mọi người. Thông qua "Lễ h ội Làng Sen", với nh ững hình ảnh nghệ thuật sinh động, hấp dẫn về những tấm gương đạo đức của Bác Hồ, giúp cho chúng ta tự soi lại mình, thấy được những ưu đ ểm, h ạn ch ế và nguyên nhân, từ đó đề ra biện pháp và tự giác thực hiện. "Lễ hội Làng Sen", đã có bề dày phát triển, thể hiện tính bền vững và nhu cầu khách quan trong quá trình phát triển của lễ h ội. Đồng th ời đó là c ơ h ội đ ể cho việc tổ chức "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" thể hiện những nội dung của mình, góp phần làm cho Đảng, Nhà nước và h ệ th ống SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 10
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” chính trị của chúng ta thực sự trong sạch vững mạnh, niềm tin của nhân dân ta vào Đảng và cách mạng ngày càng tốt hơn. Để làm được điều đó, chúng ta cần tiếp tục chỉ đạo thực hiện " Lễ hội Làng Sen", tiến tới "Lễ hội văn hoá Hồ Chí Minh", thông qua đó, nh ằm nâng cao hi ệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị gắn với việc tổ chức thực hiện "Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh". Đây là m ột hoạt động r ất quan trọng, có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, thiết thực, góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, quê hương, giữ gìn và phát huy ch ủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng con người mới Việt Nam xã hội chủ nghĩa. SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 11
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lễ hội Làng Sen sẽ vô cùng đặc sắc và ý nghĩa - Báo TTVH 2. Bàn về tính thiêng trong lễ hội Làng Sen - http://vanhoanghean.com.vn 3. Từ "Lễ hội Làng Sen" tới "Lễ hội văn hóa Hồ Chí Minh" - Du l ịch Thành phố Vinh Nghệ An 4. Lễ hội Làng Sen – VnExpress 5. Lễ hội làng Sen kỷ niệm sinh nhật Bác - Giadinh.net 6. Lễ hội Làng Sen 2012 thành công rực rỡ - Văn hóa - Dân trí SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 12
- Lễ hội “tháng 5 làng Sen quê Bác” MỤC LỤC SVTH:Lương Thị Ngọc Ánh – SP2A Trang 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn