intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lê Ngọc Hân với triều Nguyễn

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

85
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cục cuộc đời Lê Ngọc Hân, công chúa của vua Lê Hiển Tông, Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung (1789 - 1792) và là một tác giả có tiếng của thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đã được viết nhiều.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lê Ngọc Hân với triều Nguyễn

  1. Lê Ngọc Hân với triều Nguyễn Kết cục cuộc đời Lê Ngọc Hân, công chúa của vua Lê Hiển Tông, Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung (1789 - 1792) và là một tác giả có tiếng của thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đã được viết nhiều. Tuy nhiên còn có nhiều điều chưa sáng tỏ. Bài viết này muốn cung cấp thêm một số tư liệu góp phần làm sáng tỏ kết cục cuộc đời một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn mà cũng lắm gian truân. 1. Về cái chết của Lê Ngọc Hân Cụ Ngô Tất Tố trong "Lược sử công chúa Ngọc Hân" (Thi văn bình chú, Hà Nội 1952) viết: sau khi nhà
  2. Tây Sơn thất bại, Ngọc Hân và các con đều đổi tên họ lẻn vào một làng thuộc tỉnh Quảng Nam. Nhưng chẳng bao lâu thì bị phát giác. Ngọc Hân phải uống thuốc độc tự tử, còn hai con đều bị thắt cổ chết. Hai cụ Lê Thước và Lê Tư Lành đều xác định Lê Ngọc Hân mất vào ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1799) (1). Tác giả Nhất Thanh (1971) thì cho rằng khi triều Tây Sơn sụp đổ, Lê Ngọc Hân có bị bắt cùng với hai con hoặc ở Huế hoặc ở nơi khác. Vua Gia Long đã sai giết hai con bà một cách kín đáo, còn riêng Lê Ngọc Hân thì cho về quê mẹ (2). Các sử thần triều Nguyễn, trong Đại Nam thực lục chép: Người xã Phù Ninh là Nguyễn Thị Huyền làm cung nhân của vua Lê Hiển Tông, có con gái là Ngọc Hân, gả cho nguỵ Huệ, sinh được một trai một gái. Ngọc Hân chết, trai gái cùng chết non cả. Khoảng
  3. đầu năm Gia Long, nguỵ đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xã Phù Ninh; Thị Huyền ngầm xây mộ dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích. Tới đây (năm 1842) việc ấy mới bị phát giác, vua sai hủy bỏ đền thờ, đào bỏ hài cốt kẻ nguỵ đi" (3). Trước đây trong một số bài viết của mình, tôi cũng theo ý kiến của Lê Tư Lành tin rằng công chúa Ngọc Hân đã mất từ trước khi triều Tây Sơn bị sụp đổ hoàn toàn. Song khi đọc kỹ lại "Quốc sử di biên", tôi thấy tác giả đời Nguyễn là Phan Thúc Trực (1808 - 1852) chép rõ ràng như sau: "Tháng 5 năm Giáp Tý (1804) công chúa nhà cựu Lê là Ngọc Hân tạ thế. Nguyên năm Bính Ngọ (1786)
  4. niên hiệu Lê Cảnh Hưng, vua Lê gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Đến khi nhà Tây Sơn mất, công chúa lại về ở tại mẫu quán là làng Phù Ninh. Tại đây, công chúa từ trần. Kẻ hàng thần hiện nhậm chức quan tại huyện Đông Ngạn xin làm tang lễ cho cố công chúa, nhà vua chấp thuận, dân làng Phù Ninh làm từ đường thờ cố công chúa" (4). Với tư cách là bộ sử tư nhân, ghi chép và bổ sung những sự kiện mà quốc sử còn bỏ sót hoặc đề cập đến chưa chính xác, được biên soạn vào khoảng đầu thời vua Tự Đức (khoảng 1851 - 1852), quốc sử di biên đã cung cấp những thông tin quan trọng: - Có thể là hai người con của bà Ngọc Hân với Quang Trung Nguyễn Huệ đã bị giết hại sau khi nhà Tây Sơn bị sụp đổ, nhưng riêng Lê Ngọc Hân vẫn còn sống mà trở về quê mẹ là làng Phù Ninh (tục gọi là
  5. làng Nành, huyện Gia Lâm, Hà Nội). - Bà Lê Ngọc Hân đã qua đời tại quê nhà vào tháng 5 năm Giáp Tý (1804) và đã được vua Gia Long nhà Nguyễn cho phép làm tang lễ và nhân dân làng Phù Ninh đã xây dựng từ đường để thờ bà. Điều này có thể hiểu được vì chính vua Gia Long đã lấy em gái của Lê Ngọc Hân, nên khiến ông vua này không thể làm khác được. 2. Công chúa nhà Lê lấy vua Gia Long là ai? Và trong hoàn cảnh nào? Số đâu có số lạ đời, Con vua mà lại hai đời chồng vua. Đó là hai câu ca dao vẫn còn lưu truyền trong dân gian tại vùng đất cố đô Huế cho đến những năm đầu
  6. thế kỷ XX. Nó phản ánh một thực tế lịch sử. Song cái nguy hại là nhiều người đã hiểu lầm câu ca dao kia ám chỉ vào công chúa Lê Ngọc Hân. Thậm chí, một tác giả đã viết cả một bài trên tạp chí "Những người bạn của cố đô Huế" (BAVH số 4-1941) rằng công chúa Ngọc Hân, người đã lần lượt có hai đời chồng, cả hai đều là những bậc "anh hùng" của Việt Nam, nhưng lại là hai kẻ thù không đội trời chung. Đó là Nguyễn Huệ - Quang Trung và Nguyễn Ánh - Gia Long. Không những thế, tác giả kia còn dựng lên một cách sinh động cả một cuộc hội ngộ đầy kịch tính giữa Gia Long và Ngọc Hân với đầy vẻ lãng mạn "trai anh hùng gặp gái thuyền quyên!". Đó là một sự lầm lẫn. Trong thực tế, qua các tài liệu đã dẫn ở trên có thể thấy Lê Ngọc Hân chưa từng bao giờ lấy vua Gia Long. Sở dĩ có sự lầm cũng bởi lý do, chính em gái Lê Ngọc Hân là Lê Thị Ngọc Bình đã làm vợ vua Gia Long sau khi nhà Tây Sơn thất bại. Nhưng bà
  7. Ngọc Bình lấy vua Gia Long trong hoàn cảnh nào? Và kết cục ra sao? Trong "Quốc sử di biên" Phan Thúc Trực chép một sự kiện cuối cùng của triều đại Tây Sơn có liên quan đến hoàn cảnh công chúa Ngọc Bình trở thành vợ Gia Long như sau: "Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) loan giá đức Thế tổ (chỉ vua Gia Long) đến kinh thành Thăng Long... nhân dân hào mục bắt được anh em "nguỵ quyền" Nguyễn Quang Toản và đem dâng lên nhà vua... Nguyên trước đó, Nguyễn Quang Thiệu và Nguyễn Quang Toản chạy về phủ Lạng Giang. Lúc đi đến làng Phương Lan, thì kẻ tuỳ tòng của Toản chỉ còn hơn trăm người mà thôi. Chánh tổng Yên Mẫu là Võ Thám và bọn Trần Huy Giao ở đất Kinh Than đốc suất các hào mục thuộc huyện Yên Lãng và huyện
  8. Lục Ngạn đến bao vây anh em Nguyễn Quang Toản - mãi về sau bọn Tổng Thám mới bắt được Quang Toản và Quang Thiệu đem dâng... Bọn Tổng Thám (chánh tổng Võ Thám) lại dâng nạp bà phi là Lê Thị Ngọc Bình vào trong nội cung nhà vua" (5)... Nhờ hiến những người thuộc "nguỵ đảng" bị bắt sống cùng với các hạng khí giới nhà binh và của cải châu báu nên bọn Tổng Thám và Trần Huy Giao được triều đình ban thưởng công lao cao thấp khác nhau" (6). Theo "An Nam nhất thống chí" của Ngô gia Văn phái và "Lịch triều tạp kỷ" của Ngô Cao Lãng thì khi gả cô công chúa thứ 9 là Ngọc Hân mới 16 tuổi (năm 1786) cho Nguyễn Huệ, vua Lê Hiển Tông còn có đến 5 người con gái chưa chồng. Vì thế nếu Ngọc Hân còn có người em gái sau đó được gả cho Quang Toản, con trai cả và là người nối ngôi Quang Trung
  9. thì cũng là điều dễ xảy ra. Đến khi Quang Toản và tuỳ tùng bị bắt tại phủ Lạng Giang thì Ngọc Bình cũng ở trong số đám tù binh đó. Theo tục lệ xưa, vua chúa mỗi khi trả thù thì bắt giết những con trai của người có tội, còn đàn bà (vợ và con gái họ) thì sung làm nô tỳ ở trong cung hay tại các nhà quan to. Bà Lê Thị Ngọc Bình (người đã từng được Quang Toản phong làm phi) cũng ở trong trường hợp này. Chỉ có điều, vì có nhan sắc, Ngọc Bình được vua Gia Long yêu quý lấy làm vợ và phong lên đến Đệ tam cung (hàng phi) và đã có với Gia Long hai người con trai. Nhân chép về sự kiện vua Gia Long sách lập Tống Thị làm hoàng hậu năm Bính Dần (1806) tác giả sách Quốc sử di biên cho biết thêm: dưới Hoàng hậu họ Tống còn có Đệ nhị cung là Ngọc Đương sinh ra Phúc Đảm (vua Minh Mệnh sau này), Phúc Đài và Thiệu Hoá công. Đệ tam
  10. cung chính là Ngọc Bình (chị em với Ngọc Hân công chúa - vợ vua Quang Trung) sinh ra Quảng Oai công và Thường Tín công (7). Các sử thần triều Nguyễn trong "Đại Nam chính biên liệt truyện" phần Hậu phi chỉ chép đến hai bà vợ của vua Gia Long là Thừa Thiên cao Hoàng hậu họ Tống và Thuận Thiên cao Hoàng hậu họ Trần mà không thấy chép đến các bà vợ khác, kể cả bà Ngọc Bình. Nhưng ở phần truyện của các hoàng tử thì lại thấy chép đến Quảng Oai công (con thứ 10 của Gia Long) mẹ là Đức phi họ Lê. Ông này được phong làm Quảng Oai công năm Gia Long thứ 16 (1817) và mất năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) khi mới 21 tuổi; Người con trai thứ 11 của vua Gia Long (em c ùng mẹ với Quảng Oai công) tên huý là Cự cũng được phong tước công năm Gia Long thứ 16 (1817) đó là Thường Tín công. Ông này mất năm Tự Đức thứ 2 (1849) thọ
  11. 40 tuổi. Trong truyện của các công chúa, sử nhà Nguyễn cho biết Ngọc Bình còn có với vua Gia Long một người con gái. Đó là An Nghĩa công chúa Ngọc Ngôn, con gái thứ 10 của vua Gia Long (8). Bà công chúa này mất năm Tự Đức thứ 9 (1856) thọ 53 tuổi. Như vậy là bà sinh năm 1814. Từ một công chúa nhà Lê, Ngọc Bình được gả cho vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn, rồi lại làm đệ tam cung của vua Gia Long nhà Nguyễn. Câu ca dao đã dẫn trên hẳn ám chỉ trường hợp của bà. Bà mất khi nào? Không thấy sử sách chép. Có lẽ vì cái lý lịch "hai đời chồng vua" của bà mà mặc dù đã từng được lập làm Đệ tam cung (hàng phi) bà vẫn không được các sử thần triều Nguyễn chép trong liệt truyện chăng?
  12. Rõ ràng, qua các tư liệu đã dẫn trên, có thể khẳng định lại một lần nữa, công chúa Lê Ngọc Hân, tác giả bài Ai tư vãn nổi tiếng vẫn giữ được sự chung thuỷ với người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Người được ca dao nhắc đến lại là em gái bà, công chúa Lê Thị Ngọc Bình. ----ĐỖ ĐỨC HÙNG---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2