intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lễ Ok Om Bôk Và Hội Đua Ghe Ngo

Chia sẻ: Nguyenhai Yen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

181
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lễ Ok Om Bôk Và Hội Đua Ghe Ngo Dân tộc : khmer Nam Bộ Thờ : Thần mặt trăng Thời gian : rằm tháng 12 (Phật lịch khmer) Địa điểm : lễ cử hành tại các chùa và gia đình Đặc điểm : - Thả đèn trên nước - Đua ghe ngô tại Sóc Trăng (các tỉnh về dự) I. LỄ OK OM BÔK : Lễ Ok Om Bôk ,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lễ Ok Om Bôk Và Hội Đua Ghe Ngo

  1. Lễ Ok Om Bôk Và Hội Đua Ghe Ngo Dân tộc : khmer Nam Bộ Thờ : Thần mặt trăng Thời gian : rằm tháng 12 (Phật lịch khmer) Địa điểm : lễ cử hành tại các chùa và gia đình Đặc điểm : - Thả đèn trên nước - Đua ghe ngô tại Sóc Trăng (các tỉnh về dự) I. LỄ OK OM BÔK : Lễ Ok Om Bôk , tiếng Khmer có tên khác là lễ Cúng Trăng (vì tổ chức vào đúng đêm hôm trăng rằm và bắt đầu từ khi trăng lên) của người Khmer Nam Bộ sống ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Cần Thơ, Sóc Trăng, Minh Hải cũ, Kiên Giang. Xuất phát từ một tín ngưỡng dân gian cho rằng mặt trăng là thần bảo vệ mùa màng, người Khmer hằng năm cứ đến ngày rằm tháng 12 theo Phật lịch, tương ứng tháng 10 âm lịch, tổ chức lễ Ok Om Bôk để tỏ lòng biết ơn vị thần đã làm cho mùa màng tốt tươi, mang lại lương thực dồi dào cho con người. Đặc điểm của nghi lễ này là sự có mặt của những em nhỏ, được người ta lấy những hạt cốm dẹt đút vào miệng để “lấy khước”. Vào lúc này, thời tiết bắt đầu khô ráo, gió chướng thổi nhẹ, lúa ngoài đồng bắt đầu chín lốm đốm. Đặc biệt đối với tuổi trẻ, vào những ngày này trai gái thường rủ nhau đi chơi, ngắm trăng, tâm sự và tỏ tình. Để chuẩn bị cho đêm lễ cúng Trăng người ta đào lỗ trước sân nhà, hay sân chùa (nơi dự định cúng lễ) để chôn hai cây trụ tre, cây tầm vông, bên trên có một cây xà ngang dài độ 3 mét, giống như một cổng chào có trang trí hoa lá. Dưới cổng có kê một chiếc bàn phủ vải đẹp, bên trên để một lọ hoa, nhang, đèn và các thứ cúng gồm có trái cây như chuối, bưởi, cam, thơm cùng các loại củ có chất bột như khoai lang, khoai mì, khoai môn và bánh kẹo, đặc biệt là món cốm dẹt được chế biến từ những bông nếp vừa chín đầu mùa lấy từ ngoài đồng về. Mọi người từ già đến trẻ đều mặc đẹp, dọn dẹp trang hoàng nhà cửa để đón trăng. Buổi tối, khi ông trăng rằm to như chiếc đĩa màu vàng đỏ và vừa nhô lên khỏi ngọn cây thì dân chúng đã tề tựu đông đủ tại nơi khuôn viên chùa, hay ở nơi sân nhà, hoặc nhiều nhà cùng tập hợp nhau lại tại một địa điểm rộng
  2. rãi, thuận lợi nhất để chuẩn bị lễ cúng. Bà con đến dự lễ được mời ngồi trên những chiếc chiếu hay tám đệm trải sẵn trên đất, hai tay cung kính chắp lại để ra trước mặt hướng về phía mặt trăng đang lên. Một cụ già làm chủ lễ đứng ra đọc lời khấn, nói lên lòng biết ơn của con người đối với thần, xin thần tiếp nhận những lễ vật và cầu mong trong những ngày tháng tới, thần Trăng sẽ đem lại cho mọi nhà, mọi người những niềm vui mới: sức khoẻ, thời tiết tốt đẹp, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, cuộc sống thái bình, no ấm. Lễ xong, khi tuần hương vừa cháy hết, người già gọi các em bé lại ngồi xếp bằng thành hàng, hai tay chắp lại, rồi từ từ bốc những nhúm cốm đét vào mồm từng em một, tay kia đấm nhè nhẹ sau lưng, và hỏi: Các cháu ngoan của ông (hoặc bà) năm nay muốn gì? Câu trả lời của các cháu rất đa dạng. Có cháu mong ước có nhiều vàng bạc, châu báu, trâu bò. Có cháu mong sau này có vợ đẹp, giàu sang. Có cháu muốn được ăn no, được học hành... Năm nào, những câu trả lời của đám trẻ suôn sẻ, lễ độ, rành rọt thì người lớn coi như đó là những tín hiệu của điềm lành đối với dân trong sóc, trong xã vào những ngày sắp đến. Kế đó, mọi người hạ mâm cúng cùng nhau hưởng lễ vật, vừa ăn vừa kể chuyện sản xuất, chuyện làng xóm thay đổi... Trẻ em, thanh niên thì vui chơi, múa hát. Nếu có khách từ xa đến dự, chủ nhà gói một ít cốm dẹt để làm quà. Ở những nơi thị tứ, thị trấn vào đêm lễ này, người ta đỗ ra đường đông nghẹt để vui lễ cúng Trăng. Tham gia lễ này, không chỉ có người Khmer mà còn có đông đảo người Hoa, người Việt cùng vui chung. Chỗ này tổ chức đấu võ, kéo co, chỗ kia biểu diễn văn nghệ như hát Dùkê, hát tập thể Romvông, Romxaravan, Lawmteo, Aday... Những đêm văn nghệ, vui chơi diễn ra trong tiếng nhạc, tiếng trống rộn ràng, dồn dập, có khi kéo dài suốt đêm, cuốn hút hàng ngàn người tham gia. Trong khi đó, ở các ngôi chùa Khmer, người ta tổ chức thả đèn nước trên sông, rạch hoặc ao hồ và thả đèn giấy bay theo gió. Đèn nước được kết bằng thân bẹ chuối trắng theo mô hình ngôi đền nhỏ, có trang trí hoa cờ, phướng, bên trong bày một ít lễ vật trái cây, bánh kẹo, muối...Mở đầu, một vị sư thắp đèn cầy và nhang, rồi hướng dẫn mọi người đọc kinh tưởng nhớ đến đức Phật. Sau đó, người ta rước đèn ra bến nước hoặc ao hồ gần đó, có đoàn múa
  3. trống xà dăm đi theo biểu diễn. Đến địa điểm đã định, những chiếc bè chuối có nhang đèn cháy sáng được đưa xuống nước và đẩy ra xa. Những chiếc đèn từ từ trôi theo dòng nước, trong khi tiếng hoan hô, cười nói của đám dông đứng trên bờ vẫn rộn lên không dứt. Theo quan niệm của người Khmer, tục thả đèn nước nhằm xua tan bóng tối, sự ô uế và buồn bã, giống như lễ tống ôn, tống dịch của người Việt, để chỉ còn lại sự bình yên, niềm vui và tình đoàn kết xóm làng. Là một dạng lễ hội nông nghiệp, lễ Cúng Trăng với những hy vọng điều lành, may mắn và hạnh phúc phản ánh được đặc tính, tâm lý chất phác và hồn nhiên của người nông dân Khmer cùng những ước mơ bình dị: mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, mọi người ấm no, hạnh phúc. Xem: Hội Đua Ghe Ngo Nguồn: VietNamTourism.Edu.Vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2