intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lệch pha trong thị trường vốn vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự bất hợp lý của các chương trình bảo lãnh tín dụng của nhà nước

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

21
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này nhằm mục tiêu đưa ra một phân tích về các lệch pha trong thị trường vốn vay dành cho DNVVN tại Việt Nam dựa trên sự nghiên cứu các tài liệu lý thuyết cũng như các số liệu thực tế; Từ đó đưa ra một số gợi ý cho các chương trình hỗ trợ vốn cho DNVVN từ phía nhà nước, đặc biệt là chương trình bảo lãnh tín dụng cho DNVVN đang được triển khai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lệch pha trong thị trường vốn vay dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và sự bất hợp lý của các chương trình bảo lãnh tín dụng của nhà nước

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LỆCH PHA TRONG THỊ TRƢỜNG VỐN VAY DÀNH CHO DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ SỰ BẤT HỢP LÝ CỦA CÁC CHƢƠNG TRÌNH BẢO LÃNH TÍN DỤNG CỦA NHÀ NƢỚC MARKET GAP IN THE DEBT MARKET FOR SMES AND IRRELEVANCE OF GOVERNMENT‟S CREDIT GUARANTEE PROGRAM ThS. Đoàn Thị Liên Hương - Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng Kỹ sư Lê Trường Kỹ - Dinco Corp. TÓM TẮT Tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đối với nền kinh tế và những khó khăn về vốn mà loại hình này gặp phải đ đặt ra yêu cầu phải có hỗ trợ của nhà nước để giúp các doanh nghiệp này tiếp cận với các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn vay. Tuy nhiên sự can thiệp của nhà nước chỉ có ý nghĩa khi có minh chứng về sự tồn tại của lệch pha giữa cung và cầu trong thị trường vốn. ệch pha là một thất bại của thị trường mà chỉ có sự can thiệp của nhà nước mới có thể giải quyết. Qua ph n tích tổng hợp từ lý thuyết và số liê u thực tế,bài báo đề xuất luận cứ rằng mặc d theo các lý thuyết, có thể tồn tại một lệch pha trong thị trường vốn của DNVVN tại Việt Nam do bất đối xứng về thông tin, song không có nhiều dữ liệu thực tế để minh chứng lập luận này. Bài báo c ng đặt ra c u hỏi về tính cấp thiết của các chương trình bảo l nh tín dụng cho DNVVN đang được thực hiện, và đề xuất một số ý tưởng thay thế. Từ khóa: Doanh nghiệp vừa và nhỏ, lệch pha thị trường, tiếp cận vốn, bảo l nh tín dụng, bất đối xứng thông tin ABSTRACT The importance of SMEs to the economy and their financing difficulty especially in debt market imply the government’s support to improve SMEs’ access to finance. However, the government intervention is required only when it is proven that a market gap exists. From an analysis of theoretical and empirical literature of the problem in Vietnam, this paper aims to show that although theories suggest a market gap in the debt market for SMEs due to asymmetric information, there is not enough empirical studies to accept this hypothesis in the context of Vietnam. This paper also raises issues about the relevance of the government’s credit guarantee program for SMEs, and hence suggests alternatives. Key Words: SMEs, market gap, access to finance, credit guarantee, asymmetric information 1. Đặt vấn đề Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là trọng tâm nghiên cứu của rất nhiều các nhà kinh tế học cũng nhƣ những ngƣời làm chính sách. Loại doanh nghiệp này giữ vai trò quan trọng do chiếm đông đảo về số lƣợng và là thành phần chủ lực tạo ra công ăn việc làm cho nền kinh tế. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam [1], có đến 96% doanh nghiệp đăng ký ở Việt Nam là DNVVN. Khối này tạo ra đến 40% tổng sản phẩm quốc nội, tạo ra hơn 1 triệu việc làm mới mỗi năm, chủ yếu mang lại lợi ích đặc biệt cho nguồn lao động chƣa qua đào tạo. DNVVN đƣợc coi là động cơ của sự phát triển kinh tế [2] với tầm quan trọng đã đƣợc chứng minh trong nhiều nghiên cứu [3]. Tuy nhiên, các DNVVN phải đối mặt với nhiều khó khăn về nguồn vốn, họ không chỉ gặp nhiều rào cản hơn so với các doanh nghiệp lớn mà đồng thời tác động của các rào cản này cũng sẽ nặng nề hơn [4]. Do tầm quan trọng của các DNVVN và đồng thời những khó khăn đặc thù mà họ gặp phải nên các chính phủ đều đặt ra mục tiêu đảm bảo cho các DNVVcó đƣợc nguồn vốn cần thiết để đầu tƣ và tăng trƣởng. Cơ sở của sự can thiệp này là lập luận cho rằng có tồn tại một sự ―lệch pha‖ (gap) trong thị trƣờng vốn dành cho DNVVN. Sự ―lệch pha‖ này chính là sự thiếu cân bằng một cách hệ 370
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) thống giữa cung và cầu nguồn vốn dành cho DNVVN –đặc biệt là nguồn vốn vay dẫn đến hiện tƣợng một số các doanh nghiệp quy mô nhỏ sẽ bị từ chối cho vay bất chấp khả năng tồn tại và phát triển của họ. Trong trƣờng hợp có một sự thất bại của thị trƣờng nhƣ vậy thì sự can thiệp của nhà nƣớc là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, một lập luận khác lại cho rằng các doanh nghiệp không thể có đƣợc vốn vì một số lý do nhất định: có thể là do hoạt động kinh doanh quá rủi ro, hoặc họ đang tìm kiếm loại vốn không phù hợp. Do đó, để chứng minh đƣợc tính cấp thiết của các chính sách hỗ trợ tiếp cận vốn cho các DNVVN và cách thức vận hành sao cho các chính sách này thực sự có hiệu quả, trƣớc hết cần phải chỉ ra đƣợc sự tồn tại của một thất bại thị trƣờng (market failure) hay còn gọi sự lệch pha thị trƣờng (market gap) đối với thị trƣờng vốn dành cho DNVVN. Thất bại hay sự lệch pha tồn tại khi mà một loại doanh nghiệp nào đó bị bất lợi một cách hệ thống (systematically disadvantaged) trong việc tiếp cận nguồn vốn cho dù các doanh nghiệp này có sức tồn tại (viability) hay không. Bài báo này nhằm mục tiêu đƣa ra một phân tích về các lệch pha trong thị trƣờng vốn vay dành cho DNVVN tại Việt Nam dựa trên sự nghiên cứu các tài liệu lý thuyết cũng nhƣ các số liệu thực tế; từ đó đƣa ra một số gợi ý cho các chƣơng trình hỗ trợ vốn cho DNVVN từ phía nhà nƣớc, đặc biệt là chƣơng trình bảo lãnh tín dụng cho DNVVN đang đƣợc triển khai. 2. Định nghĩa về sự lệch pha của thị trƣờng (market gap) Không có một định nghĩa chung cho thuật ngữ ―lệch pha thị trƣờng‖. Một cách hiểu thông dụng của ―lệch pha thị trƣờng‖ là không tồn tại thị trƣờng của một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Một ý nghĩa khác của ―lệch pha‖ hàm ý sự thiếu hụt: theo đó, cung một loại hàng hóa thấp hơn so với cầu của loại hàng hóa đó nên cầu không thể đƣợc đáp ứng hoàn toàn. Theo kinh tế học, tình trạng thiếu hụt (hay thặng dƣ) xảy ra khi mức giá của sản phẩm hay dịch vụ quá thấp (cao). Trong bài báo này, tác giả sử dụng định nghĩa của EU, theo đó sự lệch pha trong thị trƣờng tài chính của DNVVN là ―sự không tƣơng xứng giữa cung và cầu của các công cụ tài chính dành cho DNVVN‖ 18. Sự lệch pha theo định nghĩa này đƣợc xem là ―sự bất hoàn hảo của thị trƣờng‖ (imperfection of market). Sự bất hoàn hảo xảy ra do các nguyên nhân nhƣ các rào cản về hành chính nhƣ các luật, các quy định, mức phí giao dịch v.v. ngăn cản sự cân bằng giữa cung và cầu. Rào cản cũng có thể là không có một địa điểm làm nơi gặp gỡ giữa những ngƣời cung cấp nguồn vốn và ngƣời có nhu cầu vốn. Tuy nhiên, đối với thị trƣờng vốn dành cho DNVVN, nguyên nhân chính của lệch pha là do bất đối xứng về thông tin [5], là hiện tƣợng khi ngƣời cung cấp vốn có ít thông tin hơn so với những ngƣời chủ doanh nghiệp đang tìm kiếm nguồn vốn. Nhƣ đã trình bày ở trên, các chính sách công phát huy hiệu quả tốt nhất chỉ khi đƣợc căn cứ trên các dẫn chứng rõ ràng về các thất bại thị trƣờng, hoặc các bất hoàn hảo của thị trƣờng cản trở sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên một số hiện tƣợng sau đây hay bị nhầm lẫn là lệch pha thị trƣờng. Thứ nhất, một số doanh nghiệp không thể có đƣợc vốn vay do họ không thể hoặc/và không muốn chi trả ở mức giá thị trƣờng. Thứ hai, một số DNVVN không thể vay đƣợc vốn do không đáp ứng đƣợc điều kiện đảm bảo rằng món vay phải đƣợc hoàn trả. Nhƣ vậy nếu các công ty này bị từ chối cho vay do một hoặc cả hai nguyên nhân nhƣ trên thì không phải là sự lệch pha19. Một ―lệch pha‖ thị trƣờng hay 18 European Court of Auditors, 2012, trang 6 19 Báo cáo thƣờng niên doanh nghiệp năm 2013 của VCCI cho thấy 40.5% doanh nghiệp không vay vốn nêu lý do vì lãi suất vẫn rất cao.Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở trên, đây không hẳn là dấu hiệu của hiện tƣợng ―lệch pha thị trƣờng‖. 371
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG một ―bất hoàn hảo‖ thị trƣờng chỉ tồn tại nếu một loại doanh nghiệp nào đó xứng đáng đƣợc vay vốn thì lại không thể tiếp cận đƣợc vốn một cách hệ thống. Từ phƣơng diện phƣơng pháp luận chung, một trong những cách để chỉ ra rằng có một sự lệch pha trong thị trƣờng trong thực tế là chứng minh rằng một số các công ty không thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn mặc dù xứng đáng (tức đã đáp ứng đƣợc cả hai điều kiện ở trên). Hay nói cách khác, để chứng minh đƣợc ―sự lệch pha‖, ta phải xác định đƣợc mức độ mà một biến số cụ thể nào đó ví dụ nhƣ quy mô doanh nghiệp, hay định hƣớng về công nghệ v.v. chứ không phải thu nhập kỳ vọng của món vay (giá) ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn [6]. Phần tiếp theo của bài báo sẽ đề cập kỹ hơn đến câu hỏi có hay không tồn tại một sự lệch pha trong thị trƣờng vốn vay dành cho DNVVN ở Việt Nam trên phƣơng diện lý thuyết cũng nhƣ là căn cứ trên các số liệu thực tế. 3. Lệch pha trong thị trƣờng tín dụng từ góc nhìn học thuật Trong phần này, tác giả sẽ tóm tắt lại các lý thuyết và mô hình kinh tế học chứng minh rằng trong thị trƣờng vốn vay của các DNVVN, luôn luôn tồn tại một bất đối xứng về thông tin, đây chính là một sự bất hoàn hảo của thị trƣờng làm cho cung và cầu luôn luôn không thể bằng nhau. Các bất đối xứng thông tin này, nếu tồn tại, chính là cơ sở cho sự can thiệp của nhà nƣớc. 3.1. Bất đối xứng thông tin –nguyên nhân của lệch pha trong thị trường tín dụng Các nghiên cứu học thuật trƣớc đây cũng chỉ ra rằng thƣờng tồn tại một sự lệch pha trong thị trƣờng vốn vay dành cho DNVVN và nguyên nhân chủ yếu là do bất đối xứng về thông tin [7]. Bất đối xứng về thông tin trong thị trƣờng vốn hàm ý rằng các doanh nghiệp có nhiều kiến thức và thông tin về hoạt động kinh doanh của mình hơn so với các nhà đầu tƣ hoặc ngƣời cho vay. Do đó, các nhà cấp vốn (ngƣời cho vay) thƣờng khó phân biệt giữa một công ty ―tốt‖ và công ty ―xấu‖. Vấn đề bất đối xứng thông tin này trở nên đặc biệt trầm trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ. Thứ nhất, khi các doanh nghiệp đang còn ở giai đoạn khởi sự ban đầu, khi đang còn phải phát triển và thử nghiệm các ý tƣởng về sản phẩm hay dịch vụ, tài sản của họ phần lớn còn nằm dƣới dạng vô hình (ý tƣởng, tài sản trí tuệ), họ thƣờng không muốn khi chia sẻ các ý tƣởng này với ngƣời khác vì sợ bị bắt chƣớc. Thứ hai, khác với các doanh nghiệp lớn với hệ thống các báo cáo tài chính hoàn chỉnh cũng nhƣ có đầy đủ các số liệu về các giao dịch với ngân hàng cũng nhƣ các đối tác quan trọng khác, các DNVVN hoàn toàn thiếu các dữ liệu lịch sử để chứng minh về triển vọng của mình. Báo cáo tài chính của DNVVN thƣờng thiếu sự nhất quán giữa các năm, thiếu độ tin cậy (không qua kiểm toán) và không có các thông tin quan trọng liên quan tới các giao dịch của doanh nghiệp. Do đó, thông tin về tình hình tài chính, lợi nhuận và triển vọng sinh lợi trong tƣơng lai có thể không đầy đủ hoặc không chính xác. Tình huống bất đối xứng về thông tin có thể dẫn tới tình trạng lựa chọn bất lợi (adverse selection), khi mà khi ngân hàng từ chối cho vay đối với một doanh nghiệp tốt (lựa chọn bất lợi loại 1) hoặc chấp nhận cho vay đối với một doanh nghiệp xấu (lựa chọn bất lợi loại 2). [8] chỉ ra rằng ngƣời cho vay thƣờng tập trung tránh các sai lầm loại 2 hơn là các sai lầm loại 1. Bên cạnh tình trạng ―lựa chọn bất lợi‖, cũng có thể xảy ra tình huống ―rủi ro đạo đức‖ (moral harzard) khi mà các doanh nghiệp ra các quyết định mang lại lợi ích kinh tế cho họ, song có thể gây 372
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) tổn hại cho ngƣời cho vay, ví dụ nhƣ sử dụng vốn vay để đầu tƣ vào các dự án có rủi ro cao hơn so với các dự án đã đƣợc ngƣời cho vay chấp thuận. Nhƣ vậy, theo các lý thuyết trên, trong thị trƣờng tín dụng, để tránh cả tình trạng ―lựa chọn bất lợi‖ cũng nhƣ ―rủi ro đạo đức‖, ngƣời cho vay thƣờng có xu hƣớng chặt chẽ hơn trong việc cho vay đối với các DNVVN, thậm chí hạn chế cấp tín dụng cho đối tƣợng này bởi vì vấn đề bất đối xứng về thông tin sẽ trầm trọng hơn so với các doanh nghiệp có quy mô lớn [9] [10]. Bên cạnh đó, để đối phó với vấn đề thiếu thông tin, ngân hàng thƣờng có xu hƣớng đòi hỏi các tài sản thế chấp, cũng là một rào cản mà DNVVN khó có thể đáp ứng. Nhƣ vậy, chính vấn đề bất đối xứng thông tin đã tạo nên nhiều rào cản mang tính hệ thống khiến cho DNVVN khó có thể tiếp cận với nguồn vốn vay. 3.2. Bất đối xứng thông tin theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Mô hình của [11] minh họa rõ hơn quan điểm cho rằng sự bất đối xứng thông tin cản trở sự tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp ở những giai đoạn ban đầu khi quy mô còn nhỏ. Mô hình chỉ ra rằng khả năng tiếp cận của DN đối với các nguồn vốn khác nhau sẽ thay đổi và phụ thuộc vào quy mô, tuổi đời và mức độ minh bạch thông tin. Ba tiêu chí này thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và do đó nó chi phối đến khả năng mà doanh nghiệp có thể tìm kiếm và tiếp cận đƣợc các nguồn vốn phù hợp. Theo mô hình này, doanh nghiệp càng phát triển về tuổi đời thì càng có thêm kinh nghiệm, đồng thời mức độ ―mù mờ thông tin‖ càng giảm bớt (Hình 1). Khả năng tiếp cận với các nguồn vốn khác nhau cũng thay đổi. Ban đầu, khi doanh nghiệp mới khởi sự, họ cần vốn để biến các ý tƣởng kinh doanh thành hiện thực. Nguồn vốn chủ yếu đến từ chủ doanh nghiệp và những ngƣời thân, tín dụng thƣơng mại và những nhà đầu tƣ thiên thần (angel investor)20 [12]. Trên phƣơng diện lý thuyết, các doanh nghiệp nhỏ này có độ mù mờ thông tin cao nhất do ở giai đoạn này, doanh nhân còn đang phải phát triển các ý tƣởng về sản phẩm hay dịch vụ, nên họ ít muốn chia xẻ ý tƣởng. Bên cạnh đó, ở giai đoạn phát triển ý tƣởng và thử nghiệm sản phẩm này, rủi ro cũng là lớn nhất nên DN gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm các nguồn vốn vay qua trung gian bên ngoài nhƣ các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Nhìn chung, trong giai đoạn khởi sự này, các nhà đầu tƣ thiên thần thƣờng là nguồn cấp vốn kế tiếp song doanh nghiệp phải có một bản kế hoạch kinh doanh tốt để thuyết phục họ đầu tƣ vốn. Khi doanh nghiệp chuyển sang quy mô lớn hơn, sản phẩm đã đƣợc tung ra thị trƣờng thành công, và doanh nghiệp bắt đầu triển khai các hoạt động marketing diện rộng, họ có thể tiếp cận với các quỹ đầu tƣ mạo hiểm. Ở giai đoạn này, thông tin đã rõ ràng hơn về rủi ro cũng nhƣ cơ hội phát triển của doanh nghiệp.Trong một số trƣờng hợp, các quỹ đầu tƣ mạo hiểm cũng có thể tham gia tài trợ ban đầu đối với các ngành có chi phí phát triển sản phẩm tƣơng đối cao ví dụ nhƣ công nghệ sinh học. Ở giai đoạn sau, khi doanh nghiệp đã có đƣợc một số các tài sản tích lũy, đồng thời lịch sử và thông tin doanh nghiệp đã đƣợc ghi nhận, họ có thể tìm đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng để đáp ứng nguồn vốn lƣu động cho tồn kho, khoản phải thu cũng nhƣ là nguồn vốn vay dài và trung hạn để đầu tƣ mở rộng nhà xƣởng, cơ sở vật chất. Khi doanh nghiệp sang giai đoạn trƣởng thành, hoạt động 20 Angel investor là thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân giàu có, có khả năng cấp vốn cho một doanh nghiệp thành lập, và thông thƣờng để đổi lại, họ sẽ có quyền sở hữu một phần công ty. Các nhà đầu tƣ này thƣờng tiến hành đầu tƣ bằng chính tiền của mình, khác với các nhà đầu tƣ mạo hiểm_những ngƣời quyên tiền hay kêu gọi ngƣời khác đóng góp để thành lập một quỹ đầu tƣ, có sự quản lý chuyện nghiệp.Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nhà đầu tƣ nhỏ kiểu angel tham gia vào mạng lƣới các nhà đầu tƣ hoặc tập hợp thành các nhóm đầu tƣ dể chia sẻ kinh nghiệm, những nghiên cứu cũng nhƣ tiến hành các hoạt động đầu tƣ có quy mô hơn. 373
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG đã ổn định thì hầu hết nguồn vốn cần trong giai đoạn này từ các ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng hoặc thị trƣờng chứng khoán hoặc OTC. Nhƣ vậy mô hình này cũng nhất quán chỉ ra rằng do vấn đề bất đối xứng về thông tin, các DNVVN rất khó tiếp cận nguồn vốn vay, đặc biệt ở giai đoạn ban đầu. Khi càng phát triển về quy mô và độ ổn định, tài sản đã tích lũy đáng kể đủ để dùng làm thế chấp, cũng nhƣ các thông tin đã đầy đủ, doanh nghiệp càng dễ tiếp cận hơn với nguồn vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tƣ mạo hiểm và thị trƣờng chứng khoán. Quy mô DN Tuổi đời DN Minh bạch thông tin DN khởi sự, quy mô nhỏ, DN đang tăng trƣởng, quy DN quy mô trung DN quy mô lớn, có tài sản không có số liệu lịch sử và mô nhỏ, có thể tăng bình, có số liệu và tài thế chấp và đầy đủ thông tài sản thế chấp trƣởng cao song ít số liệu sản thế chấp nếu cần tin, sô sliệu lịch sử Nhà nƣớc, các quỹ hỗ trợ khởi sự Nhà đầu tƣ bên trong (chủ doanh nghiệp, ngƣời thân v.v.) Quỹ đầu tƣ mạo hiểm Thị trƣờng chứng khoán –vốn chủ Tín dụng thƣơng mại Ngân hàng –các tổ chức tín dụng Thị trƣờng chứng khoán nợ Hình 1: Các nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể tiếp cận tùy theo từng giai đoạn phát triển. Nguồn: [7] Tóm lại, các lý thuyết cho thấy rằng sự bất đối xứng về thông tin giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đi vay đã tạo nên sự lệch pha trong thị trƣờng vốn vay đối với DNVVN. Do tổ chức tín dụng có ít thông tin hơn so với doanh nghiệp về hoạt động và triển vọng kinh doanh của họ nên rất khó cho họ để phân biệt đƣợc doanh nghiệp tốt và doanh nghiệp xấu, hoặc có thể đánh giá đƣợc song với chi phí rất cao. Để tránh các chi phí này, họ thƣờng yêu cầu ngƣời đi vay phải cung cấp các dữ liệu về tài chính hoặc và phải cung cấp các tài sản thế chấp để đảm bảo cho món vay. Do đó, tồn tại một thất bại thị trƣờng do quyết định cho vay dựa trên tài sản thế chấp và các dữ liệu chứ không dựa trên mức độ sinh lợi, khả năng hoàn vốn v.v. hay sức mạnh kinh tế của doanh nghiệp. 4. Lệch pha trong thị trƣờng vốn vay ngân hàng tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn Các lý thuyết trình bày ở phần trên đã cho thấy có sự lệch pha trong thị trƣờng vốn vay cho DNVVN do tồn tại một thất bại của thị trƣờng về bất đối xứng thông tin. Ở phần này, tác giả sẽ tập hợp các nghiên cứu sử dụng các số liệu thực tế để chứng minh về sự tồn tại của lệch pha thị trƣờng. 374
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Lệch pha thị trƣờng tồn tại ở thị trƣờng vốn vay đối với DNVVN khi có hiện tƣợng khả năng tiếp cận vốn của DNVVN bị quyết định bởi các biến số khác chứ không phải là thu nhập kỳ vọng của món vay (là giá cả của hàng hóa theo lý thuyết kinh tế học) [6]. Hay nói cách khác, khi đó thu nhập kỳ vọng không phải là biến số chính mà những nhà cấp vốn căn cứ vào để đánh giá và cân nhắc tín dụng cho DNVVN. 4.1. Tình hình tín dụng ngân hàng cho DNVVN: Nhìn chung, tình hình tín dụng cho các DNVVN đang dần suy giảm.Tính đến 31/12/2011, dƣ nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng đối với các DNNVV đạt 881.340 tỷ đồng, trong đó dự nợ tín dụng ngắn hạn đạt 569.073 tỷ đồng, trung hạn đạt 141.527 tỷ đồng, dài hạn đạt 170.740 tỷ đồng [13]. Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng đối với các DNNVV chiếm khoảng 35% tổng dự nợ của toàn bộ hệ thống tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2012, nhìn chung tăng trƣởng tín dụng thấp, đạt 0,76% so với cuối năm 2011. Riêng tín dụng dành cho DNNVV giảm mạnh, giảm tới 13,69% (tính đến 31/5/2012). Tín dụng cho DNVVN suy giảm có thể là DNVVN có đủ sức mạnh để tài trợ bởi nguồn vốn chủ hoặc nguồn vốn khác. Tuy nhiên các nhiều tài liệu và báo cáo cho thấy rằng, DNVVN ít sử dụng vốn ngân hàng là do họ gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn này. Báo cáo thƣờng niên doanh nghiệp năm 2013 của VCCI [14], 65,2% doanh nghiệp trong diện điều tra có nhu cầu vay vốn ngân hàng, trong khi tỷ lệ này năm 2012 là 57,3%. Nhƣ vậy, nhu cầu vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp có xu hƣớng tăng cao so với năm 2012. Có 34,8% doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn. Trong những doanh nghiệp không vay vốn, 40,5% lƣợt doanh nghiệp nêu lý do vì lãi suất vẫn rất cao, kinh doanh không đủ hiệu quả để trả lãi; 21,1% do thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp; 18,6% do đã tìm đƣợc kênh huy động vốn khác, 19,1% do nguyên nhân khác. ―Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 – 2015‖ của Bộ kế hoạch đầu đƣợc công bố vào tháng 6-2014 cũng cho thấy rằng khó khăn nhất đối với DN, đặc biệt là các DNNVV vẫn là thiếu vốn sản xuất kinh doanh [15]. Theo báo cáo này, các DN khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng. Ngay cả khi tiếp cận đƣợc vốn vay, với lãi suất cao, thời gian vay vốn ngắn khiến các DN khó quay vòng vốn để trả lãi ngân hàng, trả lƣơng cho ngƣời lao động. Năm 2011 chỉ khoảng 30% DNNVV vay vốn đƣợc từ các ngân hàng, 70% số còn lại sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác. Trong Quý I/2012, có trên 30% số DN vay vốn ngân hàng, trong đó có tới 76% phải vay ở mức lãi suất 18-19% trở lên. 4.2. Các nghiên cứu về biến số quyết định khả năng tiếp cận vốn vay của DNVVN Việt Nam Các nghiên cứu số liệu thực tế trên thế giới đã chỉ ra rằng có một loạt các biến số khác ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp. Ví dụ nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ngƣời đi vay có thể dễ chấp nhận cho vay đối với các doanh nghiệp có tài sản thế chấp và đối với các doanh nghiệp có mối quan hệ lâu dài với ngƣời cho vay [11]. Quy mô doanh nghiệp (hoặc quy mô món vay) cũng có thể là một biến số gây ảnh hƣởng. Nghiên cứu của [16] chỉ ra rằng chính sách cho vay sẽ bị tác động bởi một bộ phận chi phí cố định liên quan đến việc giám sát, theo dõi món vay; do đó quy mô của món vay sẽ là một phần quan trọng quyết định đến khả năng tiếp cận vốn cũng nhƣ các điều khoản của món vay. Tƣơng tự, [17] cũng tìm đƣợc các số liệu thực tế cho thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ thì phải đƣơng đầu với một số khó khăn liên quan đến điều khoản tín dụng và tiếp cận với món vay ngân hàng. Nghiên cứu của [18], [19] sử dụng cơ sở dữ liệu của hơn 3,400 doanh 375
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG nghiệp tại Canada chỉ ra rằng doanh nghiệp có mối quan hệ lâu dài hơn thì sẽ trả lãi suất thấp hơn và dƣờng nhƣ ít bị đòi hỏi tài sản thế chấp hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam, chúng ta không có nhiều nghiên cứu tƣơng tự. Các nghiên cứu về tiếp cận vốn của doanh nghiệp mới thực hiện ở phƣơng diện cầu (doanh nghiệp đi vay) chứ chƣa nghiên cứu trên phƣơng diện nguồn cung vốn vay (ngân hàng và các tổ chức tín dụng). Ví dụ nghiên cứu của [20] trên 629 doanh nghiệp cộng với 117 công ty có vốn nhà nƣớc từ 11 thành phố và tỉnh thành của Việt Nam năm 2003 chỉ ra rằng quy mô công ty, tỷ suất lợi nhuận, và sự sở hữu quyền sử dụng đất có mối quan hệ cùng chiều với các khoản vay ngân hàng. Nghiên cứu cho thấy rào cản chính đối với các doanh nghiệp trong việc đi vay chính là việc không có đủ tài sản thế chấp. Đồng thời, lãi suất cao và thời hạn vay ngắn cũng là các khó khăn lớn cho các doanh nghiệp này. Trong một nghiên cứu khác vào năm 2009 trên 200 DNVVN tại Hà Nội, Thái Nguyên và Lào Cai bởi [21] thì thiếu tài sản thế chấp vẫn đƣợc coi là trở ngại lớn nhất đối với DNVVN trong việc tiếp cận vốn vay. Đồng thời, lãi suất cao và thời hạn vay ngắn là các rào cản đáng kể tiếp theo. Các rào cản Điểm/ Không đủ tài sản thế chấp 3.94 Không có chứng nhận sở hữu tài sản 3.03 Quy định của ngân hàng quá chặt chẽ 3.14 Ngân hàng yêu cầu các báo cáo tài chính có kiểm toán 2.54 Ngân hàng yêu cầu kế hoạch kinh doanh 2.30 Khó khăn trong việc thể hiện năng lực/kỹ năng quản lý 2.37 Khoản vay quá nhỏ 2.89 Thời hạn vay quá ngắn 3.40 Lãi suất quá cao 3.65 Nhân viên ngân hàng thiếu kỹ năng đánh giá 2.72 Ngân hàng ƣu tiên/thiên vị cho một số doanh nghiệp 3.24 Thủ tục và quá trình xin vốn mất thời gian 3.27 Nhân viên ngân hàng đòi tiền lót tay 2.18 Bảng 2: Các rào cản trong tiếp cận vốn vay của DNVVN. Nguồn: [21] Nhƣ vậy, mặc dù có nhiều lý thuyết cho rằng có thể có sự tồn tại lệch pha thị trƣờng trong trong bối cảnh DNVVN Việt Nam song chúng ta không có đủ nghiên cứu thực tế để chứng minh điều này. Chƣa có một nghiên cứu trên diện rộng nào chỉ ra đƣợc các tiêu chí mà các tổ chức tín dụng sử dụng để phân biệt các doanh nghiệp, trên các cơ sở nào mà họ chấp nhận hay từ chối các khoản vay. Hơn nữa, ngay cả khi tồn tại một sự lệch pha thị trƣờng nhƣ vậy thì liệu biện pháp hỗ trợ DNVVN bằng cách bảo lãnh tín dụng đã là phù hợp và hiệu quả hay chƣa? Đó là câu hỏi bài báo sẽ trả lời ở phần tiếp theo. 376
  8. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 5. Giải pháp cho vấn đề bất đối xứng thông tin Theo [6], vấn đề bất đối xứng thông tin có thể đƣợc khắc phục theo ba cách, mỗi cách đều nhằm giảm bớt tình trạng mù mờ thông tin, cung cấp thêm các thông tin ngầm cho nhà cấp vốn hoặc ngƣời cho vay: -Thông qua khả năng của doanh nghiệp thể hiện uy tín tín dụng của mình -Bằng cách phát triển mối quan hệ chặt chẽ với ngƣời cho vay -Thông qua sự khắt khe của ngƣời cho vay trong việc kiểm tra đánh giá phƣơng án kinh doanh cũng nhƣ các yêu cầu khác về giấy tờ và thủ tục Một số các nhà nghiên cứu cho rằng mức độ sẵn sàng (và sự sẵn lòng sử dụng) các tài sản thế chấp là một cách để thể hiện uy tín tín dụng [16] [22], [23]. [24] đã chứng minh bằng số liệu rằng các tài sản thế chấp là một công cụ hiệu quả để đối phó với vấn đề về rủi ro đạo đức. Nhƣ vậy, những công ty dễ đƣợc vay vốn nhất là những công ty có khả năng thể hiện đƣợc uy tín tín dụng của doanh nghiệp mình, những công ty có mối quan hệ tốt với ngƣời vay và những công ty có thể giảm đƣợc các bất đối xứng thông tin thông qua các cách thức truyền bá thông tin hiệu quả. Bảng 3 trình bày rõ hơn cách thức xếp loại này, theo đó những công ty gặp khó khăn lớn nhất khi vay vốn sẽ là các công ty thiếu tài sản thế chấp và thiếu đội ngũ quản lý tốt. - Bất đối xứng thông tin Có thể thể hiện uy tín tín dụng thông qua tài sản thế chấp Có mối quan hệ chặt chẽ với ngƣời cho vay Đội ngũ quản lý có thể truyền thông uy tín tín dung của DN Bảng 3: Mức độ của uy tín tín dụng theo lý thuyết về bất đối xứng thông tin 6. Vai trò của bão lãnh tín dụng và vấn đề bất đối xứng thông tin Nhƣ phân tích ở trên, trong quá trình cho vay, ngân hàng yêu cầu tài sản thế chấp là một cách để đối phó với vấn đề bất đối xứng thông tin. Tuy nhiên, đây lại chính là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, nhà nƣớc thƣờng can thiệp vào thị trƣờng tín dụng dƣới vai trò là những ngƣời bảo lãnh cho các món vay dành cho DNVVN. Tuy nhiên, [25] lại chỉ ra chƣa có một không phải là một cơ sở khoa học vững chắc về thất bại của thị trƣờng/lệch pha của thị trƣờng để xây dựng các chƣơng trình bảo lãnh tín dụng. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra rằng vai trò của các quỹ bảo lãnh tín dụng có thể phát huy trong hai tình huống sau đây. Thứ nhất là khi chi phí cho các doanh nghiệp nhỏ vay là quá cao, không đem lại hiệu quả kinh tế đối với các tổ chức tín dụng. Chi phí này có thể là do từ hai nguồn: phần thu nhập cho rủi ro tăng thêm mà những ngƣời cho vay kỳ vọng và phần chi phí liên quan đến đánh giá và giám sát món vay. Tình huống thứ hai là khi những ngƣời cho vay đặc biệt chú trọng đến tài sản thế chấp và các doanh nghiệp nhỏ không có đủ các tài sản thế chấp với độ lớn và chất lƣợng nhƣ yêu cầu. Cả hai tình huống này đều không phải là các thất bại của thị trƣờng mà chỉ là những điều kiện đơn thuần để thị trƣờng hoạt động, tuy nhiên, có thể gây bất lợi cho các DNVVN trong việc tiếp cận vốn. 377
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Tóm lại các lý thuyết cũng chƣa nhất quán rằng rằng liệu có cần thiết hay không để nhà nƣớc can thiệp vào thị trƣờng vốn vay dành cho DNVVN dƣới hình thức là các chƣơng trình bảo lãnh tín dụng. 7. Bảo lãnh tín dụng ở Việt Nam Nhìn chung, quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV tại các địa phƣơng cũng nhƣ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện đến nay vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại NHTM21: Hoạt động bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV vay vốn tại Ngân hàng thƣơng mại (NHTM) do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPT) đảm nhiệm thực hiện vẫn còn rất ―khiêm tốn‖. NHPT có số vốn cam kết bảo lãnh cho các doanh nghiệp là 10.694 tỷ đồng (bao gồm 176 chứng thƣ cho dự án và 1.360 chứng thƣ cho phƣơng án sản xuất kinh doanh). Tính đến 31/12/2013, có 115 Chứng thƣ bảo lãnh đang còn hiệu lực với giá trị vốn vay cam cam kết bảo lãnh gần 1.885 tỷ đồng và 25,6 triệu USD, dƣ nợ tại NHTM 1.058 hơn tỷ đồng và gần 23 triệu USD [26]. Cũng theo [26], đến 31/12/2013, các NHTM đã cấp vốn vay cho các doanh nghiệp với tổng số tiền gần 9.000 tỷ đồng. Tổng số tiền NHPT trả nợ thay cho DNNVV từ khi thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo quy định tại Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg đến ngày 29/2/2012 là 112 tỷ đồng. Đến hết ngày 29/2/2012, các DNNVV đã hoàn trả NHPT là 4,7 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 4,5 tỷ đồng. Về Quỹ bảo lãnh cho DNNVV tại các địa phương22: Báo cáo của [26] cho biết tính đến 12/2013, cả nƣớc có 10 địa phƣơng (Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Thuận, Bình Thuận, Trà Vinh, Kiên Giang) thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng. Tuy nhiên, chỉ một số Quỹ hoạt động bƣớc đầu hoạt động có hiệu quả nhất định nhƣ Tp. Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc... Tổng số vốn điều lệ của các Quỹ: 575 tỷ đồng (cao nhất là Tp. Hồ Chí Minh: 194,5 tỷ đồng; thấp nhất là Bắc Ninh: 21,9 tỷ đồng). Nhìn chung, cho đến hiện tại việc hỗ trợ giải quyết khó khăn về tài chính cho DNNVV thông qua mô hình này hiệu quả chƣa cao, còn gặp nhiều khó khăn trong huy động các nguồn vốn cho Quỹ, vƣớng mắc trong thành lập, tổ chức và điều hành Quỹ… Về Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Quỹ Phát triển DNNVV đã đƣợc ra đời vào tháng 12/2011. Đây cũng là một quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN nhƣng không có không quy định về tài sản thế chấp, nợ xấu. Hay nói cách khác, Quỹ yêu cầu các ngân hàng nhận ủy thác từ Quỹ này chịu trách nhiệm rủi ro đối với dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh đã cho vay. Có lẽ, đây cũng chính là lý do khiến Quỹ Phát triển DNNVV dù đã thành lập, song chƣa thể đi vào hoạt động. Thực tế hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng cho thấy rằng một trong những nguyên nhân chính khiến hoạt động bảo lãnh tín dụng chƣa đạt đƣợc kỳ vọng là do các tổ chức bảo lãnh đều quy định rất chặt về điều kiện vay, nhƣ không có nợ xấu, phải có tài sản thế chấp, những điều kiện khác khắt khe không kém ngân hàng. Các DNVVN nếu không đáp ứng đƣợc các điều kiện về thế chấp của ngân hàng thì cũng khó lòng đƣợc sự hỗ trợ của các quỹ bảo lãnh này. Kết quả này là không tránh khỏi, do sự vận hành của các quỹ bảo lãnh tín dụng nhƣ trình bày ở trên thì họ cũng không có thêm nhiều thông tin về uy tín tín dụng của doanh nghiệp so với ngân hàng. Do đó, các quỹ sẽ dè dặt trong công tác bảo lãnh đối với các doanh nghiệp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngân hàng. Nhƣ vậy, vấn 21 Theo quy định tại Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại NHTM 22 Thành lập theo Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg ngày 20/01/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNNVV 378
  10. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) đề bất đối xứng thông tin của thị trƣờng vẫn không đƣợc giải quyết và doanh nghiệp không đƣợc hỗ trợ gì thêm trong vấn đề tiếp cận vốn. 8. Kết luận Các phân tích ở trên cho thấy bất đối xứng thông tin là nguyên nhân chính cản trở các DNVVN tiếp cận vốn, đặc biệt là vốn vay. Do đó, để các DNVVN tiếp cận đƣợc nguồn vốn này, các chƣơng trình hỗ trợ của nhà nƣớc cũng nhƣ sự nỗ lực của các bên có liên quan phải thực sự hƣớng vào vấn đề bất đối xứng về thông tin. Về phía nhà nƣớc, cùng với chƣơng trình bảo lãnh tín dụng, các hỗ trợ của nhà nƣớc nên hƣớng vào giải quyết vấn đề bất đối xứng về thông tin nhƣ sau: - Thành lập trung tâm thông tin tín dụng: một cơ sở dữ liệu tài chính hợp nhất của các DNVVN sẽ giảm chi phí thu thập thông tin, hỗ trợ cho các DNVVN gia tăng tính minh bạch, và từ đó gia tăng khả năng tiếp cận vốn. - Xây dựng các chƣơng trình nâng cao năng lực cho các DNVVN. Rất cần thiết phải có các chƣơng trình đào tạo hỗ trợ chuyên môn do DNVVN ở những lĩnh vực nhƣ kế toán, công bố thông tin doanh nghiệp, chính sách doanh nghiệp, hệ thống kiểm soát nội bộ, và về cách thức tiếp cận với các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn vay, để đáp ứng đƣợc các nhu cầu về thông tin mà ngƣời cho vay đòi hỏi. Về mặt lâu dài, cần có các chƣơng trình đào tạo bộ phận quản lý doanh nghiệp chất lƣợng cao nhƣ là một cách thức để truyền thông về uy tín tín dụng của doanh nghiệp. - Tăng cƣờng sự trao đổi, chia sẻ thông tin tín dụng về DNVVN giữa các tổ chức của chính phủ, trung tâm thông tin tín dụng và các tổ chức tín dụng. - Tập hợp và phổ biến rộng rãi cho tất cả các nhóm quan tâm các thông tin về các nguồn vốn, xu hƣớng tài trợ vốn, chi phí vốn và các vấn đề về vốn. Về phía ngân hàng và các tổ chức tín dụng -Gia tăng sự hiểu biết của nhân viên về DNVVN cũng nhƣ các kỹ năng đánh giá doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc biệt xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng là DNVVN nhƣ là một biện pháp để giảm bất đối xứng về thông tin. - Trong sự cân nhắc đối với chi phí phát sinh, ngân hàng có thể xây dựng một nhóm các chuyên gia nhiều ngành nghề để hỗ trợ cho công tác đánh giá các phƣơng án kinh doanh của doanh nghiệp. Các chuyên gia này có thể cung cấp thông tin đa chiều, giảm đi sự mù mờ thông tin khi ngân hàng đánh giá các phƣơng án vay vốn. - Đồng thời ngân hàng có thể áp dụng mô hình cho vay dựa trên đánh giá tín dụng thay vì mô hình dựa trên báo cáo tài chính, hay tài sản đảm bảo. Mô hình đánh giá tín dụng đƣa ra các quyết định cho vay dựa trên thông tin tín dụng của DNVVN và ngƣời chủ sở hữu. Thông tin về chủ sở hữu bao gồm các thông tin tài chính cá nhân (thu nhập, nợ, tài sản tài chính, sở hữu bất động sản).v.v. Các thông tin này thƣờng đƣợc lƣu trữ ở trung tâm thông tin tín dụng. Thông tin này đƣợc kết hợp với các thông tin về doanh nghiệp và đƣợc đƣa vào mô hình tính toán để dự đoán rủi ro và đƣa ra quyết định có cho vay hay không. [27] đã chỉ ra mô hình cho vay này là phù hợp nhất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ có độ mù mờ thông tin cao. Tuy nhiên tính ứng dụng của mô hình còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở pháp lý và nền tảng hạ tầng của ngành tài chính ngân hàng nhƣ đã phân tích ở các kiến nghị đối với nhà nƣớc. 379
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Về phía doanh nghiệp: - Doanh nghiệp nên gia tăng năng lực của tổ chức, nhƣ đã nói ở trên, năng lực của đội ngũ quản lý là một tiêu chí để ngân hàng đánh giá uy tín tín dụng của tổ chức. Bên cạnh đó, phát triển năng lực của tổ chức về tài chính, kế toán, công bố thông tin doanh nghiệp, hệ thống kiểm soát nội bộ .v.v là một định hƣớng lâu dài để cải thiện khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải có khả năng xây dựng các báo cáo tài chính và các kế hoạch kinh doanh hấp dẫn, đủ độ tin cậy để thuyết phục các nhà cấp vốn. Các kế hoạch kinh doanh phải nêu bật đƣợc điểm mạnh của doanh nghiệp, tính khả thi và mức độ sinh lợi của dự án. - Doanh nghiệp nên dần tiếp cận và làm quen với các yêu cầu về minh bạch thông tin, nên xem minh bạch thông tin là yêu cầu cơ bản trong hoạt động kinh doanh của mình. Minh bạch về thông tin sẽ là con đƣờng giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay và đồng thời làm quen với các đòi hỏi cao hơn của những thị trƣờng vốn khác nhƣ các nhà đầu tƣ mạo hiểm, thị trƣờng chứng khoán vốn chủ, thị trƣờng chứng khoán nợ v.v. Một trong những bƣớc đầu tiên của minh bạch thông tin là xây dựng các báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán độc lập. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên tuân thủ đầy đủ các cam kết với ngân hàng trong việc sử dụng vốn, sử dụng vốn đúng mục đích đã cam kết, tránh việc sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn. Tình trạng này sẽ dẫn đến rủi ro tài chính trong việc trả nợ, đồng thời làm suy giảm nghiêm trọng uy tín tín dụng của doanh nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] VINASME, ―Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.‖ [Online]. Available: http://vinasme.com.vn/. [Accessed: 09-Sep-2014]. [2] T. Beck and A. Demirguc-Kunt, ―Small and medium-size enterprises: Access to finance as a growth constraint,‖ J. Bank. Financ., 2006. [3] L. Klapper, L. Laeven, and R. Rajan, ―Entry regulation as a barrier to entrepreneurship,‖ J. financ. econ., 2006. [4] T. Beck, A. Demirgüç-Kunt, and V. Maksimovic, ―The influence of financial and legal institutions on firm size,‖ J. Bank. Financ., 2006. [5] J. Stiglitz and A. Weiss, ―Credit Rationing in Markets with Incomplete Information,‖ Am. Econ. Rev., vol. 71, no. 3, pp. 393–410, 1981. [6] Equinox Management Consultants Ltd., ―Gaps in SME Financing : An Analytical Framework . Prepared for Small Business Policy Branch,‖ 2002. [7] A. N. Berger and G. F. Udell, ―The economics of small business finance : The roles of private equity and debt markets in the financial growth cycle,‖ J. Bank. Financ., vol. 22, pp. 613–673, 1998. [8] D. Deakins and G. Hussain, ―Risk assessment with asymmetric information,‖ Int. J. Bank Mark., 1994. [9] S. Coleman, ―Access to capital and terms of credit: A comparison of men-and women-owned small businesses,‖ J. Small Bus. Manag., 2000. [10] R. Pettit and R. Singer, ―Small business finance: a research agenda,‖ Financ. Manag., 1985. [11] A. N. Berger and G. F. Udell, ―Relationship lending and lines of credit in small firm finance,‖ J. 380
  12. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Bank. Financ., vol. 22, 1995. [12] W. Sahlman, ―The structure and governance of venture-capital organizations,‖ J. financ. econ., 1990. [13] Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, ―Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.‖ [Online]. Available: http://www.sbv.gov.vn. [Accessed: 09-Sep-2014]. [14] Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, ―Báo cáo thƣờng niên doanh nghiệp 2013,‖ 2013. [15] Bộ kế hoạch đầu tƣ, ―Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011 – 2015,‖ 2014. [16] O. Toivanen and R. Cressy, ―Lazy Entrepreneurs or Dominant Banks? An Empirical Analysis of the Market for SME Loans in the UK, Proceedings, ,‖ in Entrepreneurial Finance Workshop, 2000, pp. 247–276. [17] L. Wynant and J. Hatch, Banks and Small Business Borrowers. London, UK.: The Western School of Business, 1991. [18] A. Berger and G. Udell, ―Some evidence on the empirical significance of credit rationing,‖ J. Polit. Econ., 1992. [19] A. Berger and G. Udell, ―Small business credit availability and relationship lending: The importance of bank organisational structure,‖ Econ. J., 2002. [20] S. Tenev, A. Carlier, O. Chaudry, and Q.-T. Nguyen, ―Informality and the Playing Field in Vietnam‘s Business Sector, ,‖ Washington, D.C, 2003. [21] N. J. Freeman and LeThiBichNgoc, ―Assistance to Establish the National and Provincial SME Support Infrastructure SME Finance in Vietnam : Reviewing Past Progress and Scoping Future Developments Working Draft of Technical Report,‖ 2007. [22] H. Bester, ―The role of collateral in credit markets with imperfect information,‖ Eur. Econ. Rev., 1987. [23] Y. Chan and G. Kanatas, ―Asymmetric valuations and the role of collateral in loan agreements,‖ J. Money, Credit Bank., 1985. [24] A. Boot, A. Thakor, and G. Udell, ―Secured lending and default risk: equilibrium analysis, policy implications and empirical results,‖ Econ. J., 1991. [25] R. Vogel and D. Adams, ―Costs and benefits of loan guarantee programs,‖ Financ., vol. 4, no. 1&2, pp. 22–29, 1997. [26] Ngân hàng phát triển Việt Nam, ―Một số vấn đề về cho vay vốn tín dụng của Nhà nƣớc đối với các DNNVV thông qua NHPT,‖ Đặc san Tài trợ dự án- Ngân hàng phát triển Việt Nam, vol. 11, no. 1, pp. 1–48, 2014. [27] A. N. Berger and G. F. Udell, ―A more complete conceptual framework for SME finance,‖ J. Bank. Financ., vol. 30, no. 11, pp. 2945–2966, Nov. 2006. 381
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2