intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử 10 nâng cao - CHIẾN TRANH PHONG KIẾN VÀ SỰ CHIA CẮT ĐẤT NƯỚC

Chia sẻ: Uyen Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

146
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nứm được : 1. Kiến thức - Sự sụp đổ của triều đình nhà Lê đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến. - Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỉ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian. - Chiến tranh phong kiến diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỉ XVI - XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước. - Tuy ở mỗi miền (Đàng Trong, Đàng Ngoài) có cính quyền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử 10 nâng cao - CHIẾN TRANH PHONG KIẾN VÀ SỰ CHIA CẮT ĐẤT NƯỚC

  1. CHIẾN TRANH PHONG KIẾN VÀ SỰ CHIA CẮT ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nứm được : 1. Kiến thức - Sự sụp đổ của triều đình nhà Lê đã dẫn đến sự phát triển của các thế lực phong kiến. - Nhà Mạc ra đời và tồn tại hơn nửa thế kỉ đã góp phần ổn định xã hội trong một thời gian. - Chiến tranh phong kiến diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỉ XVI - XVIII đã dẫn đến sự chia cắt đất nước. - Tuy ở mỗi miền (Đàng Trong, Đàng Ngoài) có cính quyền riêng như chưa hình thành hai nước. 2. Tư tưởng, tình cảm - Bồi dưỡng ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước thông nhất - Bồi dưỡng tinh thần dân tộc. 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích tổng hợp vấn đề. - Khả năng nhận xét về tính giai cấp trong xã hội. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC
  2. - Bản đồ Việt Nam phân rõ ranh giới hai miền - Một số tranh về triều Lê - Trịnh. - Một số tài liệu về Nhà nước ở 2 miền III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 1. Kiểm tra Câu 1 : Vị trí của Phật giáo trong các thế kỉ X-XVI ? Biểu hiện nào chứng tỏ sự phát triển của Phật giáo ở giai đoạn này ? Câu 2 : Bằng chứng kiến thức đã học, em hãy chứng minh nhà Lê sơ là một triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt Nam (dành cho HS khá - giỏi). 2. Mở bài Ở chương II chúng ta đã được tìm hiểu về các triều đại phong kiến Việt Nam từ X - XV, qua đó thấy được quá trình hình thành, pt của Nhà nước phong kiến và những thành tựu kinh tế, văn hóa của nhân dân Đại Việt. Từ đầu thế kỷ XVI, cuộc khủng hoảng xã hội đãlàm sụp đổ nhà Lê sơ, kể từ đó Nhà nước phong kiến Đại Việt có những biến đổi lớn. Để hiểu được những biến đổi của Nhà nước phong kiến trong các thế kỉ XVI - XVIII chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 3. Tổ chức dạy học :
  3. Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * Hoạt động : Cả lớp - Cá nhân I. Sự duy yếu của triều Lê và sự ra đời của triều Mạc - Trước hết GV nhắc lại :Triều đại nhà Lê sơ được Sự sụp đổ của nhà Lê. Nhà đánh giá là 1 triều đại thịnh trị trong lịch sử phong Mạc thành lập kiến Việt Nam : + Bộ máy Nhà nước hoàn chỉnh. + Giáo dục thi cử đạt đến giai đoạn cực thịnh của giáo dục thi cử phong kiến. Phan Huy Chú nhận xét : “Giáo dục các thời thịnh nhất là thời Hồng Đức ...” + Kinh tế được khôi phục và phát triển, kinh đô Thăng Long thực sự là đô thị sầm uất song từ đầu XVI nhà Lê sơ lâm vào khủng hoảng, sup sụp. - Sau đó GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời câu - Đầu thế kỷ XVI nhà Lê sơ hỏi :Tại sao thế kỉ XVI nhà Lê sơ suy yếu ? Biểu lâm vào khủng hoảng suy yếu hiện của sự suy yếu đó ? - HS theo dõi SGK trả lời - GV nhận xét, bổ sung, kết luận về biểu hiện suy - Biểu hiện : yếu của nhà Lê sơ. + Các thế lực phong kiến nổi
  4. dậy tranh chấp quyền lực - Mạnh nhất là thế lực Mạc Đăng Dung Nguyên nhân làm cho nhà Lê suy sụp là do : Vua + Phong trào đấu tranh của quan chỉ lo ăn chơi xa xỉ không quan tâm đến triều nhân dân bùng nổ ở nhiều nơi chính và nhân dân. Địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân. GV có thể kể về nhân vật Mạc Đăng Dung (1483 - 1541) quê ở làng Cổ Trai, Nghi Dương, Hải phòng. Vốn xuất thân từ nghề chài lưới, có sức khoẻ, đánh vật giỏi, thi đậu đô lực sĩ được tuyển vào đội Túc vệ. Nhờ có sức khoẻ, cương trực, lập được nhiều công lớn trong việc dẹp yên xung đột giữa các đại thần nên nhanh chóng được thăng quan, tiến chức. Ông từng làm đến chức Thái phó, Tiết chế 13 đạo quân thủy bộ, có thế lực lớn trong triều đình (thao túng triều đình) - GV trình bày tiếp : Trong bối cảnh nhà Lê suy - Năm 1527 Mạc Đăng Dung yếu, bất lực, Mạc Đăng Dung đã phế truất vua Lê phế truất vua Lê lập triều và thành lập triều Mạc. Mạc.
  5. GV : Giúp HS hiểu đây là sự thay thế tất yếu và hợp quy luật để HS có những đánh giá đúng dắn về triều Mạc và Mạc Đăng Dung. *. Hoạt động 2 : Cả lớp, cá nhân * Chính sách của nhà Mạc. - GV yêu cầu HS theo dõi SGK trả lời câu hỏi : Sau khi nhà Mạc lên cầm quyền đã thi hành chính sách gì ? - HS theo dõi SGK trả lời. - GV bổ sung, kết luận. - Nhà Mạc xây dựng chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê - Tổ chức thi cử đều đặn - Xây dựng quân đội mạnh - GV giảng giải thêm ở thời Lê : Phép quân điền - Giải quyết vấn đề ruọng đất của nhà Lê đã làm chế độ sở hữu tư nhân về ruộng cho nông dân đất tăng. Ruộng đất công làng xã ít. Đến thời nhà Mạc đã cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân giúp thúc đẩy nông nghiệp. - GV kết luận về tác dụng của những chính sách => Những chính sách của nhà của nhà Mạc. Mạc bước đầu đã ổn định lại
  6. đất nước. - GV phát vấn : Trong thời gian cầm quyền nhà Mạc gặp khó khăn gì ? - HS theo dõi SGK trả lời - Do sự chống đối của cựu - GV bổ sung, kết luận : Về những khó khăn của thần nhà Lê và do chính sách nhà Mạc và lý giải tại sao nhà Mạc bị cô lập cắt đất, thần phục nhà Minh => nhân dân phản đối - GV có thể bổ sung : Thấy Đại Việt đang trong Nhà Mạc bị cô lập. tình rạng náo động, nhà Minh sai quân áp sát biên giới, đe doạ tíen vào nước ta. Mạc Đăng ung lúng túng : Năm 1540 xin cắt vùng đất Đông Bắc trước đây vốn thuộc Châm Khâm (Quảng Đông) nộp cho nhà Minh. Dâng sổ sách vùng đất này cho quân Minh. Việc làm này bị nhân dân lên án, mất lòng tin vào nhà Mạc. Vì vậy nhà Mạc bị cô lập. Các cựu thần nhà Lê nổi lên chốn đối, đất nước rơi vào trình trạng chiến tranh chia cắt. * Hoạt động 1 : 2. Nội chiến Nam - Bắc triều - GV giảng giải : Nhà Mạc ra đời trong bối cảnh chiến tranh phong kiến bùng nổ, tuy bước đầu có
  7. góp phần ổn định lại xã hội nhưng lại trở thành nguyên cớ gây nên chiến tranh Nam - Bắc triều, kết quả. - HS theo dõi SGK trả lời. - GV nhận xét, bỏ sung và kết luận. + GV giải thích thêm: Bộ phận cựu thần nhà Lê - Cựu thần nhà Lê, đứng đầu gắn bó với sự nghiệp giải phóng đất nước của cha là Nguyễn Kim đã quy tụ lực ông, không chấp nhận nền thống trị của họ Mạc, lượng c chống Mạc “phù Lê không phục họ Mạc ở chỗ Mạc Đăng Dung không diệt Mạc”  thành lập chính xuất thân từ dòng dõi quý tộc => Vì vậy đã nổi lên quyền ở Thanh Hóa gọi là ở Thanh Hóa - quê hương của nhà Lê để chống lại Nam triều, đối đầu với nhà nhà Mạc => Chiến tranh Nam - Bắc triều. Mạc ở Thăng Long - Bắc triều. + GV giải thích thêm nhà Mạc không được nhân - Năm 1545 - 1592 chiến dân ủng hộ, vì vậy bị lật đổ, phải chạy lên Cao tranh Nam Bắc triều bùng nổ Bằng. Đất nước thống nhất. Không lâu sau ở Nam => nhà Mạc bị lật đổ, đất triều, quyền hành nằm trong tay họ Trịnh (Trịnh nước thống nhất. Kiểm) đã hình thành một thế lực cát cứ ở mạn Nam - Thế lực họ Nguyễn. Một cuộc chiến tranh phong kiến mới lại bùng nổ: Chiến tranh Trịnh -
  8. Nguyễn. Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 3. Nội chiến Trịnh - Nguyễn - GV yêu cầu HS theo dõi SGK để thấy được và sự phân chia Đàng Trong nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn - Đàng Ngoài và hậu quả của nó. - HS theo dõi SGK phát biểu. - GV bổ sung, kết luận về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn. + Trong lực lượng phù Lê: Đứng đầu là Nguyễn Kim. Nhưng từ khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm (được phong Thái sư nắm binh quyền) đã tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn (họ Nguyễn Kim), giết Nguyễn Uông (con cả Nguyễn Kim), trước tình thế đó người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã nhờ chị gái xin anh rể (Trịnh Kiểm) cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa. Từ đó cơ nghiệp họ Nguyễn ở mạn Nam dần được xây dựng,
  9. trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, tách khỏi sự lệ thuộc họ Trịnh ở Đàng Ngoài. - GV chốt ý: Như vậy mạn Nam, Bắc của Đại Việt + Ở Thanh Hóa, Nam Triều có 2 thế lực phong kiến cát cứ. vẫn tồn tại nhưng quyền lực nằm trong tay họ Trịnh. - GV sử dụng bản đồ để chỉ cho HS quan sát. + Ở Mạn Nam: Họ Nguyễn cát cứ xây dựng chính quyền riêng. + Năm 1627 họ Trịnh đem quân đánh họ Nguyễn, chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. + Kết quả: Năm 1672 hai bên giảng hòa, lấy sông Gianh làm giới tuyến => đất nước bị chia cắt. 4. Củng cố - Nguyên nhân của chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn. - So sánh chính quyền đàng Trong, đàng Ngoài. 5. Dặn dò
  10. - HS vẽ sơ đồ đơn giản bộ máy chính quyền Đàng Trong, Đàng Ngoài rồ so sánh. - Học bài, đọc trước bài mới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2