Lịch sử ĐCS Việt Nam-Bài 1: Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1911-1930)_1
lượt xem 52
download
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả chuẩn bị công phu về tư tưởng, chính trị và tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của các chiến sĩ cách mạng tiền bối, đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta đầu thế kỷ XX,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch sử ĐCS Việt Nam-Bài 1: Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1911-1930)_1
- Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam-Bài 1 Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1911-1930) I. CUỘC KHỦNG HOẢNG VỀ CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ĐẦU THẾ KỶ XX Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả chuẩn bị công phu về tư tưởng, chính trị và tổ chức của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và của các chiến sĩ cách mạng tiền bối, đáp ứng nhu cầu lịch sử của đất nước ta đầu thế kỷ XX, phù hợp xu thế phát triển của thời đại. 1. Xã hội thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam Cuối thế kỷ XIX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trang xâm lược, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa. Để bóc lột được lợi nhuận thuộc địa tối đa, thực dân Pháp duy trì phương thức sản xuất phong kiến, thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế về các mặt: xuất nhập khẩu, khai thác mỏ, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, thuốc
- phiện, muối, rượu, chiếm đất lập đồn điền, lập ra hàng trăm thứ thuế vô lý và vô nhân đạo. Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta càng nghèo khổ, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng thực hành chính sách chuyên chế vềchính trị, làm cho dân ta không có một chút tự do, dân chủ nào. Để ngăn chặn tình đoàn kết của dân tộc ta, chúng thực hiện chính sách "chia để trị". Cùng với độc quyền về kinh tế, chuyên chế về chính trị, về văn hoá, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân, nhằm giam hãm dân tộc ta trong vòng nô lệ. Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam thay đổi, từ một xã hội phong kiến độc lập, Việt Nam trở thành một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Về cơ cấu xã hội, bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân đã tồn tại từ lâu, xuất hiện giai cấp công nhân, giai cấp tiểu tư sản thành thị và giai cấp tư sản. Nhân dân ta bị bần cùng hoá, công nhân, nông dân nghèo đói, tiểu tư sản phá sản, trí thức thất nghiệp, tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ và vừa bị chèn ép.
- Chính sách thống trị của Pháp và bọn tay sai đã tạo ra hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa thực dân Pháp và mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Độc lập dân tộc và người cày có ruộng là hai yêu cầu cơ bản của xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến, nhưng độc lập dân tộc là yêu cầu chủ yếu trước mắt, phản ánh nguyện vọng bức thiết của các tầng lớp, giai cấp trong dân tộc. 2. Phong trào giải phóng dân tộc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX a) Phong trào yêu nước của nông dân và sĩ phu yêu nước Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta, với tinh thần yêu nước nồng nàn, bất chấp chủ trương đầu hàng của triều đình phong kiến, nhân dân cả nước đã vùng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Chúng đã vấp phải một phong trào đấu tranh vũ trang quyết liệt và kéo dài, hễ phong trào này bị dập tắt, thì phong trào khác tiếp theo, không hề ngưng nghỉ, thật đúng với lời tuyên bố đanh thép của Nguyễn Trung Trực trước giờ xử tử: "Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây".
- Ngày 5-7-1885, phái kháng chiến còn sót lại trong triều đình Huế do Tôn Thất Thuyết dẫn đầu đánh đồn Mang Cá và toà khâm sứ Trung Kỳ. Bị thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng núi Quảng Trị. Ngày 13-7-1885, nhà vua xuống chiếu "Cần Vương". Phong trào "Cần Vương" nhanh chóng lan ra nhiều địa phương ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Nam Kỳ. Ngày 1-11-1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt. Phong trào "Cần Vương" còn kéo dài cho đến khi cuộc khởi nghĩa Phan Đình Phùng thất bại (1896). Trong thời gian đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống Pháp không ngừng bùng nổ ở khắp các miền của đất nước. Cuộc khởi nghĩa lớn nhất tiêu biểu cho ý chí chiến đấu bất khuất, kiên cường, bền bỉ của nông dân Việt Nam là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Thực dân Pháp đã bốn lần dùng lực lượng lớn tiến công Yên Thế, nhưng đều bị nghĩa quân đánh bại. Chỉ sau khi Hoàng Hoa Thám hy sinh (10-3-1913), cuộc khởi nghĩa Yên Thế (kéo dài 30 năm từ 1883-1913) mới kết thúc. b) Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản Sau khi phong trào "Cần Vương" thất bại, nhiều sĩ phu yêu nước hướng ra nước ngoài tìm con đường cứu nước mới. Đầu thế kỷ XX, trào lưu dân chủ tư sản qua sách báo của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, gương Duy Tân của Nhật Bản, cuộc vận động hiến
- pháp của Trung Quốc (1898), cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (1911) đã lôi cuốn nhiều sĩ phu yêu nước, tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Là ngọn cờ của phong trào yêu nước chống Pháp hồi đầu thế kỷ, lúc đầu Phan Bội Châu chủ trương lập chế độ quân chủ lập hiến, năm 1904 đã lập Duy Tân hội để khôi phục độc lập dân tộc. Tuy vậy, ông vẫn chưa thấy vai trò chủ lực của nông dân. Năm 1912, ông cùng một số nhà yêu nước lập raViệt Nam Quang phục hội, từ bỏ lập trường quân chủ lập hiến, chuyển sang lập trường dân chủ tư sản với chủ trương: đánh đuổi giặc Pháp, thành lập Cộng hoà dân quốc Việt Nam. Năm 1924, ông quyết định cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng, vạch đường lối chính trị phỏng theo cương lĩnh Trung Hoa Quốc dân Đảng do Tôn Dật Tiên lãnh đạo. Ông cũng có cảm tình với nước Nga Xôviết, chủ nghĩa xã hội và có ý đặt hy vọng vào Nguyễn Ái Quốc. Hạn chế lớn của ông là chủ trương dựa vào Nhật để đuổi Pháp. Sau này, trong tác phẩm Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên đã nhận xét con đường đó chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".
- Con đường cứu nước của Phan Bội Châu đã không thành công. Trong bản hồi ký cuối đời ông viết: "Than ôi! Cuộc đời của tôi là một trăm thất bại mà không một thành công". Phan Châu Trinh là nhà yêu nước dân chủ nhiệt thành. Ông kịch liệt tố cáo bọn quan lại phong kiến sâu mọt, kết tội tên vua bù nhìn Khải Định và tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Ông chủ trương "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh". Hạn chế lớn của Phan Châu Trinh là đường lối cải lương phản đối bạo động ("bạo động tắc tử") và muốn dựa vào Pháp để chống phong kiến. Dù là cải lương, ông vẫn bị thực dân Pháp bắt giam, đày đi Côn Đảo. Con đường cứu nước của Phan Châu Trinh đã thất bại, đúng như nhận xét của Trần Dân Tiên, vì sai lầm chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương". Lòng yêu nước và gương hoạt động của hai cụ Phan đã cổ vũ nhân dân ta qua nhiều thế hệ. Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm giống nhau là chưa tiếp cận được xu thế của thời đại mới, do đó không tìm ra con đường cứu nước mới, con đường giành độc lập triệt để do nhân dân lao động làm chủ đất nước, lấy sức ta mà tự giải phóng cho ta. Thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã
- nói lên một sự thật: con đường dân chủ tư sản cũng không cứu được nước. Ở nước thuộc địa, nửa phong kiến Việt Nam, giai cấp tư sản dân tộc có vai trò nhất định trong sự nghiệp cứu nước, nhưng họ chỉ có thể phát huy vai trò đó với sự giúp đỡ của Đảng, của giai cấp công nhân. Sau Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), tính chất thời đại thay đổi, đòi hỏi con đường giải quyết mâu thuẫn xã hội phải thay đổi và giai cấp lãnh đạo cách mạng cũng phải thay đổi. Vào những năm đầu thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước đã diễn ra sâu sắc, trầm trọng trên đất nước ta. Việc tìm lối ra cho cuộc khủng hoảng là nhu cầu nóng bỏng nhất của dân tộc ta lúc bấy giờ. II. NGUYỄN ÁI QUỐC TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC 1.Quá trình tìm tòi con đường cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19-5-1890, quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Lúc nhỏ có tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành. Lớn lên giữa lúc nước mất nhà tan, đau xót trước cảnh lầm than của đồng bào, Nguyễn Tất Thành sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng dân tộc. Ngày 5-6-1911, Nguyễn Tất Thành rời đất nước ra đi tìm đường cứu
- nước, xem các nước làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào. Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua những bước ngoặt lớn. Một là: Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời. Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng không đồng ý đi theo con đường của một người nào. Trong khi nhiều người còn ngưỡng mộ cách mạng tư sản, Người đã vượt qua sự hạn chế tầm nhìn của họ, đi tìm con đường cứu nước khác. Hai là: Tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng không giải phóng được công nông và quần chúng lao động. Một cuộc khảo sát có một không hai ở Mỹ, Anh và Pháp đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra là ở đâu cũng có hai loại người: người giàu và người nghèo, người áp bức và người bị áp bức. Càng ngày Người càng hiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
11 câu hỏi đáp đường lối
22 p | 1079 | 424
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam: Chương 8
36 p | 406 | 72
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam: Chương 7
48 p | 157 | 40
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam: Chương 5
38 p | 99 | 26
-
Câu hỏi lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
7 p | 149 | 17
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của ĐCS Việt Nam: Chương 1
27 p | 172 | 13
-
Bài giảng Lịch sử đảng - Tư tưởng Hồ Chí Minh Chương 1: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)
60 p | 63 | 13
-
Kiến thức Lịch sử ĐCS Việt Nam- Bài 1: Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1911-1930)_2
7 p | 89 | 10
-
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam: Câu 9 (Bài 1)
7 p | 98 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn