intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 3

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

138
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 3 Một chi tiết đáng chú ý là vào năm 1868, Lộc đã đi “bắt quân làm ngụy ở phía Trà Đư” đem về Châu Đốc nộp cho quan tham biện. Đây là những người thuộc nhóm Bửu Sơn Kỳ Hương ở Thất Sơn. Lời phê của các quan tham biện giúp chúng ta hiểu rõ thái độ của thực dân. Đại khái, họ biết Lộc tàn ác nhưng họ xài trong thủ đoạn dùntg người và luật lệ bổn xứ để đàn áp người bổn xứ : “Một viên chức quá kỹ lưỡng, quá...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 3

  1. Lịch sử khẩn hoang Việt Nam 3 Một chi tiết đáng chú ý là vào năm 1868, Lộc đã đi “bắt quân làm ngụy ở phía Trà Đư” đem về Châu Đốc nộp cho quan tham biện. Đây là những người thuộc nhóm Bửu Sơn Kỳ Hương ở Thất Sơn. Lời phê của các quan tham biện giúp chúng ta hiểu rõ thái độ của thực dân. Đại khái, họ biết Lộc tàn ác nhưng họ xài trong thủ đoạn dùntg người và luật lệ bổn xứ để đàn áp người bổn xứ : “Một viên chức quá kỹ lưỡng, quá tận tâm trong vài trường hợp”, “không cẩn thận trong việc dùng phương tiện, nhưng lại đạt mục đích chắc chắn”. Lộc sanh tật uống rượu, tánh tình thay đổi rõ rệt. Ba năm trước khi chết, Lộc được viên tham biện Mỹ Tho phê như sau : “Người ta có thể phàn nàn lão già này về những hành động ác độc lúc trước đã trở thành chuyện huyễn hoặc, khó tin, nhưng tôi cho là trong hàng ngũ viên chức bổn xứ hiện nay khó tìm được một người biết kính bề trên, dám tận tụy với chính nghĩa của nước Pháp bằng ông ta”.
  2. Tình trạng xáo trộn về gia cư, tài sản Trong giai đoạn khá dài, dân chúng chịu cảnh ly tán, kẻ lương thiện có thể bị vạ lây. Chỉ cần bị tình nghi là bị tù, bị đày ra Côn Nôn hoặc Đại Hải (đảo Bourbon) hoặc qua tận Mỹ Châu, ở thuộc địa Pháp nổi danh ma thiêng nước độc : xứ Cayenne (gọi là Cai Danh quận). Hoặc qua tận đảo Antilles sát Nam Mỹ Châu, hoặc qua nhà tù ở Toulon. Ngoài chuyện nhắm mắt cho bọn Việt gian bắt giết, tống tiền và hăm họa, thực dân còn ngang nhiên phán quyết những bản án hành chánh (jugement administratif) theo đó, tham biện chủ tỉnh được quyền đề nghị bỏ tù, đày ra Côn Đảo hoặc các lãnh thổ ngoại thuộc Pháp những người chỉ bị tình nghi, vu cáo là làm loạn nhưng chưa tìm được bằng chứng gì cụ thể. Thống đốc Nam kỳ hoặc Giám đốc Nội vụ (directeur de líIntérieur, lúc đầu dịch ra chữ Nho l à Lại Bộ thượng thơ), xét lại rồi chuẩn y. Một dịp cho bọn Việt gian địa ph ương tha hồ báo cáo để giựt ruộng vườn nhà cửa. Thoạt tiên, bọn tham biện chủ tỉnh bắt bớ tù đày quá nhiều, đến mức ba tháng sau (23/11/1868), đô đốc Ohier gởi văn thư khiển trách viên tham biện hạt Vĩnh Long đã lạm dụng. Ngày 9/3/1875, Duperré ra lịnh dứt khoát rằng tài sản của những
  3. người bị lên án phản loạn đều bị tịch thâu, tiền bán tài sản này dùng trợ cấp cho gia đình bọn lính mã tà tử trận lúc đi ruồng bố. Nhưng năm sau, ngày 25/8/1876 lại có lịnh : tài sản của bọn phiến loạn đem bán ra, thay vì đem thưởng cho kẻ tố giác thì lại thuộc về nhà nước ; nhà nước tùy trường hợp mà thưởng riêng. Trong thực tế, ruộng đất do con của Trương Định làm chủ đã bị bán đấu giá từ năm 1869, nhưng không ai ra mua. Kinh nghiệm vụ khởi loạn Thủ khoa Huân cho thực dân biết rằng một số không ít hương chức hội tề làm việc cho Pháp đã tán trợ trực tiếp hoặc gián tiếp những người làm loạn. Do đó, đô đốc Nam kỳ ký nghị định số 123 ngày 20/5/1875 quy định từ rày về sau làng nào làm loạn hoặc đồng lõa với loạn quân thì bị xóa tên, giải tán, sáp nhập qua làng lân cận, tài sản của hương chức hội tề bị tịch thâu, hương chức hội tề bị quản thúc ở tỉnh xa. Nghị định ngày 25/5/1881 ban hành quy chế thổ trước (indigénat) theo đó tham biện chủ tỉnh được quyền xét xử bỏ tù trong vài trường hợp, khỏi cần đưa qua tòa án (gọi nôm na là ở tù bố, tức là ở tù theo lịnh của tòa Bố, lúc Pháp mới qua, có quan Bố chánh như thời đàng cựu, nhưng là quan Bố người Pháp). Bộ Thuộc địa tán thành việc bắt giam một số đông người mà không cần truy tố ra tòa, để đề phòng cuộc khởi loạn mà thực dân được tin là sắp bùng nổ ở Mỹ Tho vào năm 1883, cho đó là áp dụng quy chế thổ
  4. trước. Đồng thời, Bộ cũng cho phép thống đốc Nam kỳ được quyền câu lưu trong thời hạn nhứt định những phần tử bị tình nghi, và ân xá h ọ khi nào thấy thuận lợi (5/9/1884). Đối với người Tàu, Bộ Thuộc địa tán thành biện pháp mà Thống đốc Nam kỳ áp dụng để trừng phạt những người theo Thiên Địa Hội ở Sóc Trăng (1/9/1882) theo đó nạn nhân bị trục xuất về Tàu, tịch thâu tài sản. Bang Triều Châu ở Sóc Trăng phải xuất tiền trả lương cho bọn lính mã tà do nhà nước tuyển thêm để giữ an ninh trong tỉnh, đồng thời Bang này phải chịu phạt nếu trong hàng ngũ Thiên Địa Hội lại có người trong Bang gia nhập. Việc kháng Pháp ở Nam kỳ Lục tỉnh khá rầm rộ, thực dân và tay sai đã dẫm nát những vùng gần tỉnh lỵ đến tận thôn xóm hẻo lánh. Dân chúng hăng hái vì bấy giờ triều đình Huế hãy còn. Họ đặt hy vọng vào sự can thiệp của triều đình. Đi theo Pháp thì sợ về sau sẽ bị trừng trị. Việc Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông với hiệp ước 1862 không làm cho dân chúng tuyệt vọng. Họ sẵn sàng tản cư qua ba tỉnh miền Tây. Ngay sau hiệp ước 1862, trong bức thư trả lời cho nguyên soái Bonard đề mùng 6 tháng 8 âm lịch năm Tự Đức thứ 15, ông Phan Thanh Giản tỏ thái độ đứng đắn về việc giải giới những người còn cầm khí giới ở ba tỉnh miền Đông.
  5. Những người này được ông Phan gọi là dân mộ nghĩa (mộ nghĩa nhân) ; ông viện cớ là “già nua và bất tài” nên chưa thể nào thực thi chuyện tước khí giới đám dân mộ nghĩa ấy được. Việc ấy, nhà cầm quyền Pháp ở ba tỉnh miền Đông cứ ra lịnh kêu gọi những người quản suất quân nghĩa dõng. Sau khi mất ba tỉnh miền Tây, dân chúng vẫn tiếp tục chiến đấu. Dân ở nông thôn dời chỗ nhiều lần, xa sanh quán, họ hàng thất lạc, thay tên đổi họ để khỏi bị tập nã. So với cõi Bắc kỳ và Trung kỳ, làng mạc miền Nam bị phá tán nhiều hơn, ngoài mục đích bình định, thực dân còn nhằm hủy hoại văn hóa ; thành lũy bị san bằng trăm phần trăm tại Sài Gòn cũng như ở các tỉnh, gia phả không còn, người có căn cư trở thành lưu dân, đất ruộng đổi chủ. Sau khi hạ thành Chí Hòa, thực dân muốn giữ các tổ chức đồn điền như cũ để việc sản xuất lúa gạo không bị đình trệ và việc cai trị ít bị xáo trộn. Nh ưng đến ngày 22/8/1861, lại giải tán vì đồn điền là cơ sở chống đối mạnh mẽ. Vài thí dụ điển hình Vào cuối năm 1868, đô đốc Ohier ba hành quyết định số 473 ra giải thưởng cho những ai bắt nộp những lãnh tụ kháng Pháp gồm 11 người với giá 1000 quan mỗi người : cậu Hai Quyền (con Trương Định) bấy giờ cỡ 25 tuổi ; Hàn Lâm Phu ;
  6. Tổng binh Thành ; ấp Quyền (phó của Trương Định) ; Nguyên soái Thân (người đã đánh đồn Mỹ Tho) ; Tổng binh Hinh ; Tổng binh Cách ; cậu T ư, cậu Năm (hai con của Phan Thanh Giản), Tổng binh Thành (gốc ở Thất Sơn, trước đấy có ở Rạch Giá) ; phó Nguyên soái Dương (vượt ngục Mỹ Tho năm 1867, hiện đang ở Ba Động). Tổng binh Thành mà thực dân hài rõ gốc ở Thất Sơn chính là nhân vật quan trọng thuộc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương (đức Cố Quản). Hàn lâm Phu, không rõ là ai (trong nguyên văn không bỏ dấu). Và 2 người với giá 500 quan : Đốc binh Sắc, Đề đốc Đạo (trước đấy, Đạo ở Mỹ Tho). Quyết định nói rõ là lính hoặc viên chức bổn xứ hữu công có thể lên cấp bực, ngoài tiền thưởng. Các viên cai tổng, hương chức hội tề nếu có hành động cản ngăn việc truy tầm, không sốt sắng tập nã sẽ bị trừng phạt theo luật đàng cựu (lois annamites). Vào dịp khởi nghĩa Thủ khoa Huân, thực dân Pháp cố ý phá tan cơ sở nông thôn đến tận gốc rễ, khủng bố luôn những ai sống dưới sự cai trị của chúng nhưng còn thái độ úp mở. Cả một vùng rộng lớn từ Tân An, từ vùng Chợ Gạo đến sát chợ Mỹ Tho, dài theo Tiền giang phía rạch Gầm đều chịu họa lây. Đồng bào
  7. nhân dĩ Mỹ Tho, Chợ Gạo đã hết lòng ủng hộ cuộc khởi nghĩa này với sự tán trợ của hương chức hội tề.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2