intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Ninh Thuận - 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 - 1975: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:201

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp bạn đọc tìm hiểu rõ truyền thống cách mạng của quân và dân Ninh Thuận trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mời các bạn tham khảo phần 2 cuốn sách “Ninh Thuận 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 – 1975”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Ninh Thuận - 30 năm chiến tranh giải phóng 1945 - 1975: Phần 2

  1. Phầnt h ứ h a i Lực LƯỢNG VŨ TRANG TỈNH NINH THUẬN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MY, CỨU NƯỚC (8/1954 -1975) 141
  2. Chương năm TỪ ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ ĐÒI THI HÀNH HIỆP ĐỊNH GI ONE VO ĐẾN PHONG TRÀO NHÂN DÂN NỎI DẬY CHUYẺN LÊN THÉ TIÉN CÔNG ĐỊCH (8/1954 - 1960) TÔ CHỨC CHỈ ĐẠO, CH UYỀN HƯỚNG Đ ÂU (1954-1955) Ngày 07 tháng 7 năm 1954, Mỹ cử tướng CôLin sang miền Nam Việt Nam và lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm trực tiếp phá hoại hiệp định Giơnevơ. Đến Sài Gòn. CôLin đề ra kế hoạch với sáu điểm để thực thi chủ nghĩa thực dân mới, gồm: - Bảo trợ và viện trợ trực tiếp cho chính quyền Sài Gòn. - Xây dựng quân đội Sài Gòn do Mỹ huấn luyện và trang bị. - Bầu cử quốc hội, hợp thức hóa chính quyền Sài Gòn. - Định cư cho số dân từ miền Bắc vào, vạch kế hoạch cải cách điền địa. - Thay đổi chế độ thuế khóa, dành ưu tiên cho hàng Mỹ vào Việt Nam. - Đào tạo cán bộ hành chánh. Được Mỹ viện trợ, giúp sức điều hành, nhưng những tháng cuôi năm 1954 chính quyền Ngô Đinh Diệm vẫn bị uy hiêp từ nhiêu phía. Các thế lực thân Pháp trong hàng ngũ sĩ quan quân đội liên hiệp Pháp đã tập hợp quanh 142
  3. tướng Nguyễn Văn Hinh, Tham mưu trường quân ngụy, ra sức chống Diệm. Tháng 10 và 11 năm 1954, Hinh đã ba lần âm mưu lật đổ Diệm nên Mỹ ép Pháp thông qua Bảo Đại đưa Hinh sang Pháp. Các giáo phái có lực lượng vũ trang riêng, đang kiểm soát nhiều vùng được Pháp ủng hộ, tìm cách móc nối với bọn ngụy quân còn thân Pháp để lật đổ Diệm. Mặt khác, lực lượng cách mạng đang tồn tại ờ khắp các thôn, xã trên toàn miền Nam, nhất là các vùng tự do cũ, đây là lực lượng lớn nhất trực tiếp đe dọa dến sự tồn tại của chính quyền Mỹ - Diệm ở miền Nam. Để đối phó với tình hình trên, Mỹ - Diệm đã tập trung xây dựng quân đội ngụy thành một công cụ chủ yếu để tiêu diệt các phái đổi lập, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân, phá hoại cơ sở cách mạng và củng cố thế lực của chúng. - Tháng 2 năm 1955, địch mở “chiến dịch Phan Chu Trinh” đánh phá thí điểm các tỉnh Trung bộ lấy Quảng Nam làm trọng điểm. - Tháng 4 năm 1955, địch mở “chiến dịch giải phóng” đánh phá tình Quảng Ngãi và vùng bắc Bình Định. - Tháng 5 năm 1955, địch mờ “chiến dịch Trịnh Minh Thế” đánh phá toàn bộ các tỉnh khu 5. Trước tình hình trên, ngày 6 thám 9 năm 1954, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra chỉ thị về công tác cách mạng ở miền Nam, chỉ thị nêu rõ: “Kẻ thù trước mắt của nhân dân ta lúc này là đế quốc Mỹ, hiếu chiến Pháp và tay sai của chúng, cụ thể là chính quyền Ngô Đình Diệm*'. Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân miên Nam là: - Thi hành triệt để Hiệp định đình chiến, tập kết quân đội ra miền Bắc và đấu tranh đòi đối phương thi hành hiệp định Giơnevơ. 143
  4. - Chuyển hướng công tác cho thích hợp với điều kiện hòa bình, sắp xếp cán bộ, bố trí lực lượng, vừa che giấu lực lượng, vừa lợi dụng được nhiều khả năng thuận lợi mới để hoạt động. - Đoàn kết rộng rãi, tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình, đấu tranh đánh đổ chính quyền Ngô Đình Diệm thân Mỹ, tán thành đình chiến hòa bình thực hiện tự do dân chủ và thống nhất nước nhà bằng tổng tuyển cử. Phương châm đấu tranh lúc này là: Kết hợp công tác họp pháp và không hợp pháp, hết sức lợi dụng mọi khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp mà tuyên truyền tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh, khéo công tác, khéo che giấu lực lượng(56). Đầu tháng 8 năm 1954, tại Triềng (khu Lê Hồng Phong, Bình Thuận) đồng chí Nguyễn Văn Minh - Thường vụ Liên khu ủy 5, thay mặt Ban cán sự cực Nam (sau này là Liên tỉnh 3) phổ biến tinh thần chi dạo của Liên khu ủy sau khi có Hiệp định Giơnevơ là: - Mở dợt tuyên truyền, giáo dục về hiệp định Giơnevơ, nhất là về ý nghĩa thắng lợi và tình hình nhiệm vụ mới, về chuyển hướng phương châm và phương pháp hoạt động và đấu tranh. - Khẩn trương tổ chức sắp xếp lại bộ máy lãnh đạo các tô chức Đảng và đoàn thể từ khu đến cơ sở. Dựa vào pháp lý của Hiệp định mà đấu tranh đòi tự do dân chủ cải tiến đời sống, tự do đi lại làm ăn đòi lập quan hệ bình thường giữa hai miền. về chuyển hướng tổ chức: Trước hết chọn một số đảng viên có tư tưởng vững vàng chưa bị lộ ra hoạt động hợp (56) Trích Chi thị của Bộ Chính trị 9/1954. 144
  5. pháp và thành lập các chi bộ mới, bí mật tổ chức các đảng viên hoạt động đơn tuyến, cấp ủy từ huyện trở lên tổ chức lại gọn nhẹ gồm các đồng chí tự nguyện ở lại miền Nam chiến đấu có phẩm chất, năng lực cách mạng. Đình' chỉ hoạt động các đoàn thể cũ, hình thành các tổ chức hợp pháp, nửa hợp pháp dưới các hình thức làm ăn tương trợ và văn hóa x ãhội(57Ĩ. Thực hiện Chỉ thị trên, lực lượng dân quân chính Đảng của Ninh Thuận sau khi tập kết ra miền Bắc, lực lượng ở lại có 100 đồng chí bao gồm cán bộ dân quân chính Đảng, trong đó một nửa là cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang. Ban Chấp hành Tỉnh ủy Ninh Thuận được phân công ờ lại trực tiếp chỉ đạo phong trào gồm năm đồng chí: - Đồng chí Lê Văn Hiền - Bí thư; - Đồng chí Đỗ Thành - Phó Bí thư; - Đồng chí Trần Đệ - Tỉnh ủy viên; - Đồng chí Trần Sinh (Ca) - Tỉnh ủy viên; - Đồng chí Nguyễn Chí Khương - Tỉnh ủy viên. Bộ phận phục vụ gồm bảy đồng chí, chủ yếu là cán bộ quân sự chuyển qua. Còn các đồng chí Tỉnh ủy viên khác được Ban cán sự Cực Nam bố trí công tác mới. Cuối tháng 8 năm 1954, Tình ủy Ninh Thuận tổ chức phân chia lại các vùng và bô trí lại cán bộ chi đạo. ơ đồng bằng toàn tỉnh chia ra thành 5 vùng: 1, 2, 3, 4 và 5; hai huyện miền núi: Bác Ái, Anh Dũng và thị xã Phan Rang - Tháp Chàm vẫn giữ nguỵên. Mỗi vùng, huyện, thị xã, đều có cấp ủy từ 3 đến 4 đồng chí trực tiếp chỉ đạo.
  6. Sau đó Tỉnh ủy chuyển về căn cứ Bác Ái và luôn giữ vững thông tin liên lạc với Ban cán sự Cực Nam, Liên khu và các tình bạn. Trong những tháng đầu thi hành Hiệp định Giơnevơ, ta đã tranh thủ lúc địch còn sơ hở, khẩn trương sắp xếp lại tổ chức chỉ đạo đội ngũ cốt cán, các tổ chức bán công khai và công khai hoạt động. Tỉnh ủy Ninh Thuận đề ra một số chủ trương cấp bách trước mắt đối với từng địa bàn như: ở đồng bằng, thị xã, tranh thủ đưa cán bộ ở lại vào hoạt động bí mật về sống hợp pháp trong nhân dân, đưa vào pháp iý Hiệp định, hướng dẫn quần chúng dùng mọi hình thức công khai hợp pháp, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ. Soát xét lại các chi bộ, đảng viên, cốt cán xem xét người nào có khả năng bị lộ, hay giao động thì cho nghỉ hoặc tạm lánh đi nơi khác. Chọn những người tin cậy, tổ chức lại và chuyển phương thức hoạt động bảo đảm bí mật, giữ gìn lực lượng. Đồng thời xây dựng đội ngũ cốt cán mới, bám chắc vào dân hoạt động. Nhanh chóng hình thành và lợi dụng các tổ chức công khai và bán công khai để hoạt động, chú ý tranh thủ các tầng lớp trên, số trí thức cảm tình với ta. Chọn những người tốt vào nắm các tổ chức tề điệp ở xã, phường. Chấn chỉnh lại hệ thống liên lạc phù họp với tình hình mới. Chỉnh đốn, củng cố thực lực đã có, khẩn trương mở rộng cơ sở lên vùng Tây Bác Ái, trong lúc địch chưa với tới. Sau khi hiệp định Giơnevơ được ký kết, phần lớn các vùng nông thôn được giải phóng, đông bào vui mừng phân khởi, tô chức mít tinh, treo cờ, khẩu hiệu ở các vùng: Đông - Tây Giang, Phú Thọ, Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ An, Mỹ Nghĩa, Văn Sơn, Nhơn Sơn, Dư Khánh...làm cho bọn địch ở Phan Rang vô cùng tức giận. 146
  7. Đe đàn áp phong trào, địch cho quân đội kéo xuống các thôn trên, bị đồng bào ta ngăn chặn không cho chúng xé băng cờ, khâu hiệu. Địch đã bắn chết hai cán bộ du kích mật của ta, bắn nhiều người bị thương và bắt một số thanh niên cốt cán. Liền sau đó quần chúng đánh trống, gõ mõ dùng gậy gộc, giáo mác vâỵ bắt bọn ác ôn. Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của đồng bào, đại đội địch do tên Nguyễn Tấn Xuân chỉ huy đã tháo chạy về Phan Rang, số còn lại do tên Phạm Hổ phụ trách, bị quần chúng vây bắt và thu vũ khí.. Sự kiện trên đã gây tác động lớn đến tinh thần của binh lính địch và có ảnh hường tốt đến khí thế cách mạng của quần chúng Tiếp đến cuộc đấu tranh của đồng bào ở các khu dân sinh, ta hướng dẫn đồng bào đấu tranh kiên quyết, không về qui thuận với địch, đòi ở lại thu hoạch hoa màu, giữ gìn tài sản. Qua đấu tranh giằng co, địch dưa lính lên đốt nhà, phá hoa màu, bắn bị thương và bắt đi một số 'thanh niên. Tuy nhiên, với sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên quyết của nhân dân, buộc địch từng bước phải nhượng bộ theo những yêu sách của ta. Đ ÂU T RAN H CHÓNG “TÔ CỘNG, D IỆ T CỘNG”, “DÒNDẲN,LẬP Ấ P ”, Đ Ò I H IỆ P THƯƠNG TÔNG TU YẺN C Ử THÔNG N H Ằ T NƯ Ớ C NHÀ (1954-1958) Từ tháng 5 năm 1955 đến tháng 5 năm 1956, Mỹ - Diệm phát động chiến dịch “Tố cộng” giai đoạn 1 trên quy mô rộng lớn toàn miền Nam. Mục đích của địch lúc đâu đánh trên diện rộng, sau đó đánh vào chiều sâu, đánh cả nông thôn lẫn thành thị. Chúng tập trung nơi có phong trào mạnh, đánh vào các cơ sở Đảng 147
  8. Cộng sản, vừa tiêu diệt con người, vừa tiêu diệt tinh thần, tư tưởng. Tất cả đều nhằm mục đích tối hậu là làm cho những người cộng sản hoặc bị tiêu diệt, hoặc chịu thuần phục chúng, iàm cho quần chúng hoặc chết, hoặc thành người dân của chể độ Mỹ - Diệm. Chúng cho rằng, thực hiện được các mục tiêu trên, Mỹ - Diệm sẽ củng cố được thế lực, đẩy mạnh hoạt động phá hoại hòa bình, dập tắt phong trào đấu tranh của nhân dân đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Phương châm hành động của địch là đánh đi, đánh lại nhiều lần, tới khi đạt được yêu cầu “Triệt hạ uy thế chính trị của Đảng Cộng sản”. Mỹ - Diệm đã tổ chức bộ máy “Tố cộng” rất quy mô, thống nhất từ trên xuống dưới, bao gồm: Hội đồng nhân dân chỉ đạo “tố cộng” là cơ quan cao nhất, gồm các bộ trưởng trong chính phủ, hội đồng này cử ra ủ y ban tố cộng Trung ương, Ban thường trực gồm đại biểu các Bộ thông tin, Cảnh sát, Quốc phòng... Nhiệm vụ của ủ y ban này là trực tiếp chỉ đạo phong trào “tố cộng” ở các tỉnh, các cơ quan. Mỗi tinh có một ủ y ban chỉ đạo tố cộng. Mỗi bộ có một ủy ban chì đạo dọc xuống các cơ quan thuộc bộ mình. Thành phần trong ban chỉ đạo tỉnh giống như ờ Trung ương, còn ở cơ quan thì gồm đại biểu cơ quan và Liên đoàn lao động công chức của phong trào “cách mạng quốc gia”. ở huyện, xã cũng có ủy ban chỉ đạo và liên gia tố cộng. Địch chia Tố cộng giai đoạn 1 ra làm ba đợt: - Đợt l: Từ ngày 15 tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1955, trọng điểm ở các tỉnh miền Trung. - Đợt2:T ừ tháng 9 đến tháng 11 năm 1955, trọng điêm tiên hành trong nội bộ các cơ quan ngụy quyền. 148
  9. - Đợi 3:T ừ ngày 15 tháng 11 năm 1955 đến tháng 5 năm 1956, làm rộng rãi ở các tỉnh để triệt hạ uy thế chính trị, phá tổ chức, triệt cơ sở kinh tế của Đảng Cộng sản và thanh trừng một số cầu An ở xã; đồng thời kết thúc giai đoạn 1. Mỗi đợt địch phân ra làm nhiều bước có điều chỉnh, rút kinh nghiệm, chi đạo chặt chẽ, kết họp giữa mua chuộc với khủng bố và đàn áp. Chúng phân chia nhân dân ra làm ba loại: cán bộ và đảng viên cộng sản; gia đình có người đi tập kết và dân chúng nói chung để hướng dẫn học tập những nội dung chúng cho là thích hợp. Bên cạnh việc tổ chức học tập, địch tiến hành điều tra nắm tình hình, xây dựng cơ sờ tìm nòng cốt trong địa chủ, cường hào, lưu manh, bất mãn phản động từng địa phương cho học tập rồi giao nhiệm vụ. Chính bọn nòng cốt đó sau này nằm trong bộ máy chính quyền của địch chống phá ta quyết liệt. Sau khi học tập, địch bắt mọi người phải tố giác cộng sản, ai biết .ít nói ít, ai biết nhiều nói nhiều, không tố giác cộng sản là phản quốc. Ngày 17 tháng 7 năm 1955, Diệm tuyên bố không có hiệp thương tổng tuyển cử. Ngày 23 tháng 10 năm 1955, Diệm tổ chức cuộc “trưng cầu dân ý” dưới lưỡi lê của quân đội để phế truất Bảo Đại và tự xưng Tổng thống Việt Nam cộng hòa. Tiếp đó, ngày 4 tháng 3 năm 195 6, được Mỹ đạo diễn, Ngô Đình Diệm tổ chức tuyển cử bầu ra Quốc hội của chúng, ban hành Hiến pháp của “nền đệ nhât cộng hòa” và có một số nước tư bản đồng minh của Mỹ lập tức công nhận. Đi đôi với việc xây dựng; chính quyền trung ương, Mỹ - Diệm ra sức củng cố chính quyền xã ấp, bằng cách bổ nhiệm những người thuộc phe cánh của Diệm là xã trưởng, ấp trưởng và lập các tổ chức quần chúng trá hình như “Thanh niên cộng hòa”, “Phụ nữ liên đới”, “Liên gia tương 149
  10. trợ”, “Nhân dân tự vệ đoàn”, “Ngũ gia liên bảo” để kìm kẹp dân chúng. Từ năm 1954 đến cuối năm 1955, ở niêm Nam đã diễn ra các phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn sôi nổi, lôi cuốn được các tầng lớp nhân dân tham gia, làm cho hàng ngũ kẻ thù bị phân hóa hoang mang, lưng chừng. Tuy nhiên, sự lãnh đạo chưa vững chắc nên phong trào phát triển chưa đều, có nơi sớm bộc lộ lực lượng, phong trào bị tổn thất trước sự khủng bố cùa địch, nhất là khi địch tiến hành các chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”(58). Để khắc phục những thiếu sót nói trên, ngày 1 tháng 12 năm 1955, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị cho các Đảng bộ miền Nam trong lãnh đạo chổng địch “tố cộng” phải giữ gìn, củng cố cơ sở Đảng, chỉ thị nêu ra bốn nhiệm vụ chính: - Tập hợp một lực lượng đông đảo trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để chổng Mỹ - Diệm. - Chuyển hướng sự lãnh đạo phong trào đấu tranh của quần chúng phù họp với tình hình cụ thể. - Kiên quyết chống chính sách “tố cộng” là nhiệm vụ trung tâm trước mắt. - Phải giải thích cho quần chúng thấy rõ âm mưu thâm độc của quốc sách “tố cộng” mà Mỹ - Diệm đặt ra, nêu cao chính nghĩa và vai trò của Đảng đối với dân tộc và nhân dân, làm cho mọi người thấy rõ, phải đoàn kết chặt chẽ chông âm mưu “tố cộng”, bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ thì mới bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình. Thực hiện chỉ thị của Đảng, các cuộc đấu tranh của nhân dân iniên Nam chống địch “tố cộng” giai đoạn 1 (58) Nghị quyết Trung ương lần thứ 8 năm 1955. 150
  11. diễn rạ liên tục và quyết liệt trong từng gia đình, từng thôn, âp, dưới nhiêu hình thức công khai hợp pháp và bất hợp pháp. Tỉnh ủy Ninh Thuận đã kịp thời gởi thư kêu gọi cán bộ, đảng viên chống quy thuận, giữ vững khí tiết người cộng sản. Đề ra cho cán bộ hoạt động bất hợp pháp phải bám vào địa bàn dân cư, dựa vào bần cố nông, cắt đứt mọi liên lạc với gia đình để hoạt động. Phương châm đấu tranh từ bất hợp pháp đến bán hợp pháp và tiến tới hoạt động công khai. Tháng 10 năm 1955, Tỉnh ủy chủ trương ra quân đồng loạt bằng một tuần lễ đấu tranh chính trị, đòi địch phải thi hành Hiệp định và hiệp thương bàn việc tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Tại khu vực Tháp Chàm, ta đã tổ chức được nhiều cơ sờ trong tiểu thương ở chợ Tháp Chàm và công nhân đề pô xe lửa, nhà đèn... các cơ sở quyên góp gạo, tiền, thuốc men và nắm tình hình địch, đồng thời tiến hành treo cờ, rải truyền đơn, căng biểu ngữ, đòi chính quyền Diệm phải thực hiện tổng tuyển cử. Trước những hoạt động đó, chúng huy động lực lượng cảnh sát thẳng tay đàn áp, bắt bớ. Nhiều cốt cán ở phường Bảo An bị dịch bắt tra tấn rất dã man, chết đi sống lại nhiều lần nhưng nhất quyết không khai báo. Đặc biệt, đồng chí Võ Thị Phiến - nhà có hầm bí mật nuôi đồng chí Nguyễn Chí Khương, đồng chí Lương Bằng, khi bị địch bắt tra tấn kiên quyết không khai báo. Ở Dư Khánh nhiều cán bộ cơ sở cách mạng bị địch băt, nhiều đồng chí tỏ ra hết sức kiên quyết giữ khí tiết của người cộng sản. Tiêu biểu là đồng chí Hô Đăc Đàn đã nói thẳng với lũ ác ôn khét tiêng rằng: “Giỏi các người làm gì tao thì làm, tao không biết gì đê nói” và trước khi hy sinh 151
  12. đồng chí quay đầu về hướng Bắc nơi có Trung ương Đảng hô vang “Hồ Chí Minh muôn năm”. Đồng chí Đàn bị địch bắn, dồng bào Dư Khánh, Văn Sơn ... tập hợp lại kéo lên tỉnh và quận Thanh Hải đấu tranh, đòi bồi thường nhân mạng, đòi xác đồne chí đưa về chùa Trùng Khánh để cầu siêu. Tại Nhơn Sơn, cán bộ hoạt động bí mật khôna may bị địch bắt trong lúc đang vận động lấy chữ ký đòi hiệp thương tổng tuyển cử. Các đồng chí đã xé nát văn bản xuyên tạc của địch trước đồng bào và tuyên truyền hiệp định Giơnevơ, vạch trần bộ mặt bán nước, làm tay sai của Ngô Đình Diệm, Địch đưa hai đồng chí Phụng và Toại là cán bộ quân báo của ta đi thủ tiêu. Gương hy sinh anh dũng của hai đồng chí đã lan ra khắp nơi trong tỉnh. Các địa phương đã lấy gương đó giáo dục cho cán bộ đảng viên và nhân dân. Tháng 7 năm 1956, địch phục bắt đồng chí Nguyễn Chí Khương, Bí thư thị xã Phan Rang - Tháp Chàm tại giếng Bọng (núi Chà Bang). Sau khi thẩm vấn tra tấn dã man, chúng vẫn không khuất phục được đồng chí, địch đưa đi chôn sống đồng chí ở Ninh Chữ, hòng đe dọa quần chúng và cơ sở của ta. Trước khi hy sinh đồng chí không hề run sợ, đã chửi thẳng vào mặt bọn chúng và nhắn nhủ đồng bào, đồng chí hãy giữ vững niềm tin vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng. ở phía Nam tỉnh, địch tập trung vào những nơi có phong trào cách mạng như: Sơn Hải, Từ Tâm, Cà Ná, La Chữ, Trường Sanh, Trường Thọ... chúng buộc nhân dân phải làrri tờ khai gia đình có người tham gia kháng chiến, đi tập kết, hoặc hoạt động bí mật. Buộc các chị có chồng đi tập kết phải làm tờ khai ly hôn. Những gia đình có người đi kháng 152
  13. chiến bắt treo bảng trước cửa “Gia dinh cộng sản” và mỗi người dân được cấp một tấm cạc (carte) đỏ hoặc xanh để tiện việc theo dõi, khống chế. Ở thôn Hiếu Lễ, cán bộ tích cực tuyên truyền nội dung hiệp định Giơnevơ cho đồng bào Chăm, trong dó có một sổ nhân sĩ, trí thức, binh lính và sĩ quan ngụy, đã gây được lòng tin trong nhân dân. Bọn địch cho thám báo đến nhà ám sát đòng chí Phú Như Lập - cán bộ người Chăm. Cái chết của đồng chí đã gây nên làn sóng phẫn nộ trong các vùng đồne bào Chăm cũng như nhân dân trong tỉnh, dám tang đồng chí Lập được tổ chức trọng thể. Nhân dân phản đổi hành động dã man của địch và đòi trừng trị bọn giết người. Ngoài ra, còn có nhiều gương hy sinh, thể hiện khí tiết cách mạng đã tỏ ra dũng cảm không hề nao núns trước quân thù như các đồng chí: Khải Hoàn ở Long Bình, Lê Ba ở La Chữ, các đồng chí Phong, Tý ở Trường Sanh, Năm Quyền ở Hiệp Hòa... Khi địch bắt, các đồns chí đã vạch trần tội ác, âm mưu “tố cộng” của địch trước quần chúng. Cay cú trước những lời lẽ đanh thép của các chiến sĩ cộns sản, dịch phản ứng điên cuồng đánh đập, tra tấn một cách tàn nhẫn. Đồng chí Khải Hoàn, Lê Ba chết ngay sau khi bị tra tấn, đồng chí Hai Ngàn bị tàn tật suốt đời, các đồng chí Phong, Tý, Năm Quyền bị bỏ vào bao bô thả trôi sông. Kể từ năm 1955 - 1956, địch tập trung đánh phá phong trào cách mạng ở dồna bằng, còn ờ miền núi địch chỉ thông qua bọn mật thám giả thương gia, lái buôn cùng với bọn chiêu hồi làm chỉ điểm, dụ dỗ nhàn dân xuống đồng bàng trình diện, lập ban hội tề, chụp hình lấy cạc. Địch tuỵên truyền: “Cụ Ngô rất thương đồng bậo dân tộc, muốn đồng bào xuống đồng bàng sinh sống, để có điều kiện giúp dỡ làm ăn” . Cán bộ và côt cán của ta giải thích, giáo dục đông 153
  14. bào đề cao cảnh giác. Thực hiện ba không: “không biết, không nghe, không nói”. Do đó đồng bào vùng căn cứ vẫn yên ổn tăng gia sản xuất. Ở mỗi xóm làng đều xây dựng một tổ bảo vệ, có từ ba đến năm thanh niên Trung kiên. Riêng căn cứ Bác ái có 195 thanh niên Trung kiên. Sau hai năm dấu tranh với địch, có nhiều người con ưu tú trên mảnh đất Ninh Thuận đã anh dũng hy sinh cho dân tộc, xứng đáng là những tấm gương tiêu biểu cho thế hệ tiếp sau. Bên cạnh đó, có một sổ cán bộ đảng viên chưa thấy hết bản chất thâm độc của Mỹ - Diệm, nên chưa chuẩn bị tinh thần dấu tranh đúng mức, thiếu cảnh giác, khi thấy đồng chí mình bị bắt, bị thủ tiêu đã hoang mang. Khi chiến dịch “Tố cộng” giai đoạn 1 còn tiếp diễn, chính quyền Ngô Đình Diệm đã triển khai sang giai đoạn 2: “Tố cộng, diệt cộng” (từ tháng 7 năm 1956 trở đi) nhằm tiêu diệt tận gốc những phần tử cộng sản. Với mục đích “Thanh lọc dân cư” địch tập trung lực lượng tổ chức liên tiếp nhiều cuộc hành quân quy mô vừa và lớn trên khắp các địa phương. Tháng 5 năm 1957, chính quyền Diệm thông qua luật “đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật”, công khai hoá việc đàn áp cách mạng miền Nam. Mỹ - Diệm dùng lực lượng quân đội, cảnh sát, bảo an, dân vệ càn quét đánh phá dữ dội ở nông thôn, thành thị và các khu căn cứ. Chúng tổ chức lùng sục vào tận hang cùng ngõ hẻm xóm làng, tiêu diệt và băt cán bộ cơ sờ; yêm trợ, làm lá chăn cho các đoàn “tố cộng” và bộ máy kìm kẹp ở cơ sở. Trước tình hình dó, đầu năm 1957 Khu 'ủy khu 5 đã chủ trưcmg chuyên thế chỉ đạo từ rừng núi về dô thị và nông thôn. Đông thời đưa một bộ phận cán bộ, đảng viên ra hoạt động hợp pháp, tô chức hệ thống lãnh đạo công khai bên 154
  15. trong, kết hợp với hệ thống “Bất hợp pháp”. Ngay từ đầu, một sô đông chí của ta thấy chủ trương này khó thực hiện, nhưng vẫn quyết tâm làm. Bình Thuận, Khánh Hòa đã chuyển gần 800 cán bộ ra hoạt động hợp pháp, số này vừa ra đã bị lộ, địch băt và giết gần hết. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của cách mạng miền Nam. Đến tháng 4 năm 1957, Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị mở rộng tại Bác Ái để học tập Nghị quyết của Liên Khu ủy 5 về việc chuyển cán bộ ra lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chù và chống dồn dân lập ấp. Tỉnh ủy rà soát lại từng cán bộ, xét ai ra được, ai cần ở lại thì chuẩn bị giấy tờ, chỗ ở và nơi làm việc cho anh em. Đồng thời điều động đồne chí Phát (Thống) về tỉnh để khắc các kiểu con dấu làm chứng minh thư và các giấy chứng nhận. Giao cho đồng chí Diệp Xương chụp hình và bố trí cơ sở bí mật lấy các giấy tờ của địch để làm mẫu con dấu và chữ ký. Tỉnh ủy đã nhận định: Anh em cán bộ ta phần lớn là nông dân thật thà, chất phát, lớn tuổi mà không có aia đình, không có nghề nghiệp, vốn liếng, chưa quen lối sống ở thành thị, dễ bị địch phát hiện. Do đó cần phải chuẩn bị chu đáo, không nên nôn nóng ra hoạt độne công khai sẽ dễ rơi vào tay địch. Tại thị xã Phan Rang - Tháp Chàm ta đã tô chức được cơ sở họp pháp trong người Hoa do đồng chí Diệp Xương (Đá) phụ trách. ở vùng 1, 4 và 5, Tỉnh ủy đã chuyên nhiêu đông chí ra hoạt động hợp pháp. Vùng Bác Ái, Anh Dũng khi thực hiện chủ trương đưa cán bộ ra hoạt động hợp pháp, huyện đã bí mật đưa cán bộ ra ở ngoài rừng tránh gặp dân và không đê dân gặp, sau đó 155
  16. một số dồng chí bổ sung cho Đà Lạt và Khánh Hòa. Ở Ninh Thuận tiến hành ra họp pháp 105 đông chí, mỗi người tự chọn nghề cho mình để sống và hoạt động như đồng chí: Lê Văn Tân (đạp xích lô); Phạm Hoành (thợ mộc); Nguyễn Quợt (hớt tóc); Nguyễn Đức (thợ nhuộm); Nguyễn Quật (làm thuê)(59)....Tuy ta tổ chức đưa anh em ra chậm nhưng ít tổn thất. Số chưa đưa ra họp pháp còn đông vì chưa chuẩn bị đầy đủ điều kiện, hơn nữa dịch bố trí vây bắt khắp nơi, nên Tỉnh ủy quyết định không đưa cán bộ ra hoạt động hợp pháp nữa. Để thực hiện chính sách dùng người thiểu số trị người thiểu số, Mỹ-Diệm mở các chiến dịch “Thượng du vận” tiến công lên miền núi. Chúng tập trung lực lượng quân đội và cảnh sát đánh vào các vùng có dân cư trú tự do và căn cứ của ta, bắt đồng bào rời bỏ bản làng quen thuộc của họ dồn vào các khu tập trung của chúng. Tỉnh ủy chủ trương tổ chức học tập cho cán bộ và nhân dân hai huyện Bác Ái và Anh Dũng về hiệp định Giơnevơ để đồng bào thông suốt tình hình nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới. Giáo dục đồng bào tuyệt dối giữ bí mật, bảo vệ cơ quan, nuôi dấu cán bộ. Lúc đầu đông bào íhắc mắc không chịu giải tán chính quyền và lực lượng vũ trang, không chịu tháo gỡ chông mìn. Sau khi được cán bộ, đảng viên giải thích đồng bào nghe theo và đã tiến hành gỡ chông mìn trên đường đi lại làm ăn sản xuất, còn phân lớn vẫn giữ nguyên để bố phòng chổng địch. Ta tiếp tục lãnh đạo nhân dân tăng gia sản xuất, khai thác lâm sản đem xuống đồng bằng bán, mua thuốc vê dự
  17. trữ và hướng dẫn nhân dân chống lập tề, chống dồn dân vào khu tập trung và không chụp ảnh làm cạc. Đe thí điểm kế hoạch, tháng 3 năm 1956, địch sử dụng một đại đội lính bảo an lên xã Phước Toàn, dồn dân về thôn Chà Vân. Đây là xã có phong trào đấu tranh cách mạng mạnh nhất của huyện Anh Dũng, lại ở xa căn cứ(60). Đâu năm 1957, địch thực hiện chiên dịch “Thượng du vận”, trọng điểm là nhằm vào huyện Bác Ái. Trong thời gian này, ta có chủ trương đưa cán bộ cốt cán ra hợp pháp, nhưng cơ quan Tỉnh ủy và Huyện ủy chuyển vào ở sâu trong rừng, cán bộ hạn chế tiếp xúc với dân, do đó việc liên lạc chỉ đạo giữa Huyện ủy và các chi bộ xã chậm trễ, không kịp thời, có nơi địch cho quân lên dồn dân về khu tập trung rồi ta mới biết. Tháng 7 năm 1957, địch sử dụng lực lượng biệt kích lên phục ờ xóm Đèo (giáp ranh hai xã Phước Trung và Phước Chiến) bắn chết 2 đồng chí cán bộ huyện ủy và chúng lấy cớ đó để hù dọa không cho dân ờ trên núi nữa(6l). Một số tổng lý ngóc đầu lợi dụng cơ hội này để dọa nạt nhân dân ở miền núi. Tháng 8 năm 1957, địch sử dụng một trung đệi lính bảo an và bọn biệt kích lên lùa dân, ép dân đi chặt cây để xây dựng các khu tập trung: Bà Râu, Đồng Giầy, Kà Rôm. Các chi bộ Đảng đã hướng dẫn nhân dân đấu tranh bằng cách: lấy lý do bận làm mùa, dịch bệnh và chỉ cho người già, trẻ em đi làm. Tháng 9 năm 1957, thời điểm địch dồn dân quyết liệt, tập trung trọng điểm ở xã Phước Chiên, địch đưa một đại (60) Trong đợt dồn dân này địch đã bắt má Xiêm, một cán bộ Việt Minh của tinh. (61)< Đồng chí Sơn và đồng chí Lập hy sinh trong đợt phục kích này. 157
  18. đội bảo an lên đây, nhưng đồng bào dã kéo nhau vào rừng chỉ để lại một số người già. Chúng biết không thể dùng áp lực được, nên dùng lời lẽ mị dân: “Lân này chính phủ lên gặp dân để hỏi nguyện vọng muốn ở lại núi hay xuống khu tập trung, nếu dân muôn ở lại núi, thì phải có số đông nguyện v.ọng, chính phủ sẽ đồng ý cho ở lại”. Lầm âm mưu của địch, số đông nhân dân tập trung đưa nguyện vọng ở lại núi, nhưng bị địch dùng súng lùa về khu tập trung, tiếp sau đó địch dưa lực lượng lên càn quét, phá hoại hoa màu, làng xóm... Trong 6 thánơ chúng đã dồn được nửa sổ dân của huyện Bác Ái Đông về khu tập trung Kà Rôm, Đồng Giầy, Bà Râu trong lúc cán bộ chỉ đạo của ta rút vào hoạt động bí mật còn lúng túng trong chỉ đạo. Đầu năm 1958, địch tiếp tục đánh phá ở đồng bằng, các căn cứ Bác Ái, Anh Dũng vừa đánh phá, vừa gom dân. Chúng xây dựng thêm nhà tù, tiếp tục phát triển tề, điệp, sử dụng mật vụ giả làm cán bộ y tê, làm công tác xã hội đê theo dõi hoạt động của cán bộ ta, khống chế và mua chuộc những gia đình có quan hệ với cách mạng, bắt số anh em kháng chiên cũ phải luôn trình diện và quản thúc tại thôn ấp. Địch tiếp tục củng cố những khu tập trung để giam giữ đông bào miên núi, thành lập tô chức phòng vệ dân sự, rào làng, canh gác ngày đêm, tập báo động, đánh kẻng, trông, mõ báo hiệu khi có cán bộ ta đột ấp. Tháng 3 năm 1958, trong lúc chỉ đạo ở các cấp có nhiêu lúng túng vê phương châm đấu tranh, thì được sự chỉ đạo của Liên tỉnh 3 và Liên khu 5 chuyển hướng đấu tranh theo tinh thần nội dung: “Đề cương cách mạng miền Nam” là “Tập trung củng cô xây dựng căn cứ miền núi, tổ chức lực lượng vũ trang bí mật, diệt ác để hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng”. 158
  19. Đầu năm 1958, “Đề cương cách mạng miền Nam”(62) đên với quân và dân Ninh Thuận, như một luông gió mới. Đê cương chỉ rõ: “chế độ độc tài phát xít ở miền Nam chỉ là sản phẩm của sự cấu kết của Mỹ, kẻ đang lăm le gây ra cuộc chiến tranh mới chống nhân dân ta. Với tập đoàn Ngô Đình Diệm, kẻ đang cố sống, cố chết phản kích lại lực lượng cách mạng nhằm mục đích trả thù và áp bức bóc lột nhân dân”. Do đó “Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Ngô Đình Diệm, tay sai của Mỹ, giải phóng nhân dân miền Nam khỏi ách đế quốc, phong kiến, thiết lập ở miền Nam một chính quyền liên hiệp có tính chất dân tộc, dân chủ để cùng với miền Bắc thực hiện một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ nhân dân”. Bản đề cương khẳng định: “Nhân dân ta ở miền Nam chỉ có một con đường là vùng lên chống lại Mỹ - Diệm để cứu nước và tự cứu mình. Đó là con đường cách mạng, ngoài con đường đó không có con đường nào khác”(63). Tháng 5 năm 1958, Tỉnh ủy Ninh Thuận triệu tập Hội nghị cán bộ miền núi tại xã Phước Thành do đồng chí Trần Đệ và Trần Hiếm chủ trì, phổ biến bức Điện của Liên tỉnh 3. Hội nghị đề ra hi'i nhiệm vụ: - Lãnh đạo đấu tranh chống dồn dân chaẩn bị mọi mặt để từng bước đưa dân về miền núi tiếp tục sản xuất, phá dần khu tập trung, rút thanh niên vê bám đât, bám núi. - Tổ chức, huấn luyện thanh niên bảo vệ đồng bào khi về núi, bảo vệ Đảng và diệt những tên ác ôn. (62 ). U0 Ì Cương Cách mạng miền Nam” do đồng chí Lê Duẩn soạn thảo tháng 8/1 956. (6?) Lê Duần - Chiến tranh nhân dân Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1993, trang 104 -105. 159
  20. Tháng 8 năm 1958, Tỉnh ủy quyết định thành lập tổ vũ trang miền núi do đồng chí Nguyễn Văn Trách (Biên) chỉ huy, cùng với đồng chí Bảy Ba Tâu và một số anh em người Raslai: Kadá Dân, Chamaléa Tài, Chamaléa Thân. Trano bị gồm có ba cây ná, một súng trường, một súng tiểu liên. Nhiệm vụ của tổ là tuyên truyền giáo dục nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang ở từng mé núi và bổ phòng chống dịch càn quét. Cuối năm 1958, Tỉnh ủy cũng thành lập tổ vũ trang bảo vệ cơ quan gồm 05 người, do dồng chí Bùi Đức Thành (Thành Nhàn) phụ trách. Từ khi có chủ trương của Liên tỉnh 3 và các tổ vũ trang ra đời, phong trào đấu tranh cách mạng của tỉnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới trên các vùng dân cư. PHONG TRÀO CÁCH M ẠN G THẾ TIÊN C Năm 1958, mặc dù cách mạng miền Nam đã đạt được những nhân tố mới. Nhưng vì đường lối đấu tranh chưa được xác định cụ thể, việc chỉ đạo thực hiện thiếu thống nhất, phong trào cách mạng miền Nam vẫn chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn. Trong khi đó Mỹ - Diệm tiêp tục đẩy mạnh các chién dịch “Tố cộng, diệt cộng”, dồn dân lập “Khu dinh điền”, “Khu trù m ật”, xây dựng căn cứ quân sự. Các cuộc đánh phá, khủng bô của chính quyên ngụy đôi với nhân dân ta đã đến đỉnh cao cả về mức độ lẫn tính chất. Trong bối cảnh đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị lân thứ 15 (1/1959), quyết định đường lôi cách mạng Việt Nam: “Giải phóng miền Nam khỏi ách thông trị của đê quôc và phong kiến, thực hiện độc lập dân 160
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2