LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÁY TÍNH
lượt xem 51
download
Lịch sử máy cá nhân gắn liền với chặng đường phát triển của IBM-PC. Máy IBM-PC được khởi đầu từ một phòng thí nghiệm tại Atlanta (Georrgia, USA), mục đích của công trình thí nghiệm là thiết kế một sản phẩm vi tính đầu thấp. Điều này có nghĩa là IBM không sử dụng các vxl của chính hãng mà dùng các vxl rẻ hơn của hãng khác như: Intel, Motorola, Zilog. 1979-1980: IBM cho ra đời máy Datamaster dùng vxl 16 bit 8086 của Intel. 1980: Đưa ra khái niệm: Personal Computer (PC). Chiếc IBM-PC đầu tiên dùng vxl...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÁY TÍNH
- LÔØI GIÔÙI THIEÄU LÒCH SÖÛ PHAÙT TRIEÅN MAÙY TÍNH Lịch sử máy cá nhân gắn liền với chặng đường phát triển của IBM-PC. Máy IBM-PC được khởi đầu từ một phòng thí nghiệm tại Atlanta (Georrgia, USA), mục đích của công trình thí nghiệm là thiết kế một sản phẩm vi tính đầu thấp. Điều này có nghĩa là IBM không sử dụng các vxl của chính hãng mà dùng các vxl rẻ hơn của hãng khác như: Intel, Motorola, Zilog. 1979-1980: IBM cho ra đời máy Datamaster dùng vxl 16 bit 8086 của Intel. 1980: Đưa ra khái niệm: Personal Computer (PC). Chiếc IBM-PC đầu tiên dùng vxl 8bit 8085 của Intel. 1981-1982: Dù Intel có vxl 16bit nhưng giá thành còn cao, Để đáp ứng thị trường máy rẻ tiền, Intel đưa ra vxl 8 bit 8088 mà trong nó là vi mạch 16bit 8086. IBM dùng vxl này để thiết kế PC thế hệ thứ hai: PC-XT (extended technology) 8088 có 8 bit bus dữ liệu và 20bit bus địa chỉ, có khả năng quản lý tối đa 1MB bộ nhớ vật lý, chạy với tần số đồng hồ 4,77 MHz. Bên trong nó có 8 khe cắm mở rộng (khe cắm 8bit XT – hay XT-Slots), khe này có 62 chân. Máy PC-XT trang bị hai đĩa mềm 360KB, 256 KB Ram (cắm trong 1 trong 8 khe cắm trên). PC-XT dùng HDH CP/M và ct BASIC 80 của Micrrosoft. 1984: Khi vxl 16bit đã quen thuộc thị trường, Intel đưa ra vxl 80286, là vxl 16bit hoàn thiện, có thêm 4bit bus địa chỉ, quản lý 16MB bộ nhớ. IBM tung ra thị trường máy PC-AT (advanced technllogy) với bộ vxl 80286, với nó PC hoạt động trong chế độ bảo vệ cho phép chia bộ nhớ ra nhiều đoạn dài linh động và ưu tiên cho các ct ứng dụng do đó tránh được va chạm khi nhiều ct chạy một lúc – đây là nền tảng của chế độ đa nhiệm trên 80286. PC-AT làm việc với tần số 6-8 MHz, do phải thêm 8bit bus dữ liệu, 4bit bus địa chỉ, 8bit yêu cầu ngắt cứng và một số bit điều khiển mới, do vậy PC-AT cần bổ xung thêm khe cắm. Để đảm bảo tương thích với máy XT, khe cắm XT cũ vẫn giữ nguyên, thêm một đoạn khe cắm nối dài bổ xung thêm 36 chân, loại khe cắm mới này được gọi là ISA (Industry Standard Architecture) sau khi nó được cải tiến thêm một chút và đã chở thành chuẩn ISA. 1987: Thế hệ PC mới ra đời với vxl 80386. Bắt đầu từ đây IBM công khai cấu tạo máy và nội dung ct HDH vào ra cơ sở (BIOS), điều này giúp các hãng khác có thể sx các máy tính tương thích và các bản mạch cắm tương thích khiến cấu truc IBM-PC trở thành một cấu trúc chuẩn công nghiệp. Điều này khiến cho kiểu thiết kế kín PS/2 (cùng thời) thất bại trên thị trường vi tính cá nhân trong khi cấu trúc IBM-PC ngày càng chiếm lĩnh thị trường máy tính cá nhân. Bộ vxl 80386DX là một vxl 32bit hoàn thiện với 32bit bus dữ liệu, 32bit bus địa chỉ với bộ nhớ tối đa 4GB. Để đáp ứng tốc độ của 80386 và yc cao của những bản mạch điều khiển màn hình phân giải cao, chuẩn khe cắm EISA (extended industry standard architecture) được đưa ra. Đây chính là chuẩn khe cắm 32 bit với tốc độ truyền là 33Mbit/s. 1990: 80486 ra đời với nhiều chức năng hơn, cụ thể là 8 Kbyte bộ nhớ đệm mã lệnh (code cache) và một bộ đồng xử lý toán học. Tần số làm việc đặc trưng của máy vi tính trong thời kỳ này là 66MHz. 1993: Vxl Pentium đầu tiên ra đời mở ra một kỷ nguyên mới với 64bit bus dữ liệu, 32bit bus địa chỉ, 8KB bộ đệm dữ liệu, 8KB bộ đệm mã lệnh. Bộ đồng xử lý toán học của Pentium làm việc nhanh gấp 10 lần so với 80486. Khi này các sx phần cứng lớn thoả thuận một chuẩn khe cắm mới PCI-bus (Peripheral Components Interconnect), và do đó bản mạch chính máy vi tính cá nhân chỉ còn lại vài vi mạch, tất cả các vi mạch ngoại vi của cấu trúc IBM-PC cũng như vi mạch điều khiển PCI được tích hợp vào một vi mạch duy nhất, có tên là PCI- chipset. 1995: Khả năng đa môi trường (multimedia) của máy vi tính cá nhân càng ngày càng hoàn thiện khi Pentium MMX , PenPro, Pen II lần lượt ra đời. Tần số đồng hồ cao nhất 300 MHz. Một chuẩn giao diện ngoại vi mới ra đời từ sự thoả thuận từ nhiều hãng lớn là bus tuần tự đa dạng (Universal Serial Bus). 1999 P!!! Ra đời, chuẩn PC99 xoá bỏ bus ISA. Bus PCI, giao diện đồ hoạ tiên tiến AGP, giao diện ngoại vi USB và IEEE 1934 là những đặc điểm nổi bật. 1
- Từ năm 2000: Một cấu trúc vxl 64bit ra đời. Intel cho ra đời nhiều vi mạch tổng hợp thích hợp với vxl của chính hãng. Chipset đảm nhiệm hầu hết các chức năng điều khiển trên máy và có bộ điều khiển hiển thị cấy ở bên trong . Thị trường máy tính cá nhân cũng như thị trường vxl và vi mạch tổng hợp được chia thành nhiều phần đáp ứng nhu cầu đa dạng trong xã hội. Trên đây có thể là những kiến thức cơ bản, có thể giúp bạn tham khảo, lắp ráp, nâng cấp máy tính. Đây chỉ là một lượng kiến thức rất nhỏ trong vô vàn kiến thức về phần cứng. Hi vọng qua đó với những bạn mới tiếp xúc với tin học có thể có thêm một chút khái niệm để đọc những tài liệu cao hơn, hay chí ít khi đọc những bài viết chứa toàn những thuật ngữ tin học, bạn không phải bỡ ngỡ nhiều. CHÖÔNG I: CAÙC BOÄ PHAÄN CUÛA MAÙY TÍNH 2
- A.Thùng máy ( Case) Có 2 dạng thùng thông dụng là loại nằm theo kiểu máy Mỹ và loại đứng theo kiểu máy Ðài Loan. Về phương diện giải nhiệt trong điều kiện khí hậu nước ta thì loại đứng có ưu điểm đối lưu không khí tốt hơn nên ít nóng máy và rộng rải thuận tiện cho việc lắp ráp hơn loại nằm. Thùng máy loại thường có 2 ngăn 5 1/4 inch và 2 ngăn 3 1/2 inch (để gắn 2 loại ổ đĩa mềm, ổ CD-Rom, hộc ổ cứng tháo rời...) ngoài máy và 2 ngăn 3 1/2 inch (để gắn ổ đĩa cứng cố định) trong máy, loại đặc biệt là 3 hay 4 ngăn 5 1/4 inch, 2 ngăn 3 1/2 ngoài máy và 4 ngăn 3 1/2 inch trong máy. Mặt trước thùng máy luôn luôn có các chi tiết sau: Nút bấm nguồn: Dùng đóng, ngắt cả 2 dây điện nguồn để đảm bảo an toàn. Vì màn hình lấy điện qua 1 trạm trung gian ở thùng máy nên nút bấm nầy cũng có tác dụng luôn cho màn hình. Bộ nguồn của thùng máy có tác dụng đổi điện xoay chiều (110V hay 220V) thành điện 1 chiều ((12V và (5V) cung cấp cho toàn bộ máy. Ðể tránh cắm nhiều dây lỉnh kỉnh, người ta thiết kế thêm 1 trạm nối điện cho màn hình và 1 cầu chì bảo vệ cho cã bộ đổi điện và trạm nối. Trong bộ nguồn còn có thêm quạt hút nhỏ để hút hơi nóng trong máy thổi ra ngoài. Ðể đáp ứng vấn đề bổ sung các thành phần cần thiết sau nầy như: Card âm thanh, CD- Rom..., bạn nên chọn mua bộ nguồn có công suất 230W trở lên. Khi hoạt động, bạn chỉ nghe tiếng quạt hút cũa bộ nguồn, nếu có tiếng động lớn hay có tiếng rít là có trục trặc như: quạt bị rít, cánh quạt chạm dây nối, bị quá tải...Cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục sớm, nếu không có thể gây nguy hiểm cho các linh kiện điện tử trong máy. Chú ý: Khi mở điện cho máy chạy, bạn không nên chạm vào bất cứ vật kim loại nào nối với máy tính kể cã các đầu nối dây nếu bạn không mang dép, vì do thiết kế cũa bộ nguồn chúng sẽ có điện xoay chiều. Ðiều nầy là bình thường, không phải do chạm dây và không ảnh hưởng gì đến hoạt động cũa máy. Trong trường hợp bộ nguồn hư hay bạn cần nâng cấp bộ nguồn có công suất cao hơn, bạn nên tìm mua lẻ về thay thế. Thường những chổ bán lẻ riêng bộ nguồn là những cửa hàng nhỏ. Ða số các cửa hàng lớn bán luôn cả thùng máy. ổ khoá bàn phím: Dùng khoá lại, không cho sử dụng bàn phím để điều khiển máy tính. Nút Turbo: Là loại nút bấm tự giữ, dùng thay đổi tốc độ hoạt động cũa máy, bấm vào là nhanh (đèn Led sáng), nhả ra là chậm (đèn Led tắt). Nếu nút nầy có tác dụng ngược lại là do bị cắm ngược dây, cần phải tráo đổi lại dây 1 và 3 (nút có 3 dây cắm lên Mainboard). Nút Reset: Là loại nút bấm không tự giữ, dùng khởi động lại máy tính trong trường hợp máy bị treo mà bàn phím không thể khởi động lại bằng cách bấm Ctrl+Alt+Del. Nút nầy còn gọi là nút khởi động nóng vì quá trình khởi động giống như tắt mở điện nguồn gọi là (khởi động nguội). Ðèn báo số: 3
- Dùng để trang trí cho đẹp, hoàn toàn không có tác dụng gì đối với hoạt động cũa máy. Bạn có thể tắt luôn cho đở tốn điện nếu bộ nguồn có công suất thấp. Khi bạn mua lẻ thùng máy, trong thùng sẽ kèm theo sơ đồ hướng dẫn cách Set đèn báo nầy, mỗi thùng máy tuỳ theo kiểu sẽ có sơ đồ khác nhau. Còn khi mua cả máy, người bán sẽ không kèm sơ đồ nầy cho bạn. Nếu muốn bạn có thể yêu cầu vì không có sơ đồ nầy bạn không thể Set mò được. Mặt sau thùng máy có các chi tiết sau: Bộ nguồn: Khi cắm dây không nên mở điện cho máy để tránh trường hợp bị điện giựt và cháy Card điều khiển hay mainboard. ổ nối dây điện nhà và ổ nối đây điện màn hình: 2 ổ nối nầy được thiết kế đặc biệt để tránh tình trạng nối lộn dây. Nếu bạn muốn cắm màn hình riêng hay nếu màn hình của bạn có điện thế khác với diện thế cũa thùng máy, bạn có thể thay đầu nối dây và cắm trực tiếp vào ổ cắm điện nhà thích hợp, không cần phải qua trạm trung gian nầy. ổ nối dây bàn phím: Là loại ổ nối tròn DIN có 5 chân, bạn nên quan sát kỹ vị trí 5 chân để cắm cho đúng (nếu vị trí đúng, bạn chỉ cần ấn nhẹ tay là vào), không nên cắm đại hay nhấn quá mạnh tay (do lệch chân mà không biết), có thể làm nứt mainboard vì ổ cắm nầy hàn trực tiếp lên mainboard. ổ nối dây tín hiệu màn hình: Nói chung các ổ nối dây đều có hình dạng đặc biệt để tránh cắm ngược đầu dây hay cắm lộn dây. Khi cắm cần phân biệt ổ cắm hay đầu cắm cái chỉ có lổ và ổ cắm hay đầu nối đực chỉ có chấu, ổ nối và đầu cắm phải ngược nhau thì mới kết nối được. Ðây là ổ nối cái, 15 chân, chia làm 3 hàng, do dây màn hình to và cứng nên sau khi cắm bạn nên bắt vít để giữ cho chắc. Nếu cắm lỏng lẻo, màn hình cũa bạn chạy không ổn định. Cổng COM 1: Là loại ổ nối đực, 9 chân, chia làm 2 hàng. Thường dùng để cắm dây nối mouse. Cổng COM 2: Là loại ổ nối đực, 25 chân, chia làm 2 hàng. Cổng Game: Là loại 15 chân, cái, chân chia làm 2 hàng nên dài hơn ổ cắm dây màn hình. Các Mainboard đời mới PCI có I/O on board hiện nay không có cổng Game, nếu bạn có Card âm thanh thì sử dụng cổng Game trên Card nầy (gần như tất cả Card âm thanh đều có cổng Game) cũng được. Cổng Game của Card âm thanh còn được dùng để nối với MIDI. Cổng máy in (LPT): Là loại 25 chân, cái, chân chia làm 2 hàng. Chú ý: Cả 4 cổng đều nối vào 1 Card duy nhất là Card Super I/O nếu máy không phải là loại PCI I/O On Board. Loại máy nầy không có cổng Game và 3 cổng còn lại nối trực tiếp lên mainboard. 4
- Khi nối dây của cổng vào Card I/O hay mainboard coi chừng nối lộn đầu dây cắm của cổng COM 1 và COM 2 vì chúng giống nhau. Trên đây là các chi tiết bắt buộc phải có cho 1 máy tính đơn giản nhất, nếu bạn có thêm Card bổ sung như: Âm thanh, mạng, modem...thì mỗi card nầy đều có thêm các ổ nối dính liền với Card. 2- Bàn Phím: Bàn phím có rất nhiều loại, tốt xấu tùy theo giá tiền. Có 1 cách để xác định chất lượng nhanh và tương đối chính xác là: Cầm bàn phím lên càng nặng tay càng tốt và ngược lại. Bàn phím thường có 101 phím, bàn phím mới hổ trợ cho Windows 95 có 104 phím.. 3- Màn hình: Có rất nhiều nhản hiệu và giá cả khác nhau. Người mua lần đầu khó có thể xác định chất lượng vì có bao giờ "xài" qua cái nào đâu mà so sánh. Tốt nhất là dựa vào uy tín của nơi bán để an tâm về chất lượng. Theo chúng tôi việc mua kính che là không cần thiết vì chưa có tài liệu chính thức nào công nhận bức xạ của màn hình có hại cho con người và các màn hình đời mới đều có bức xạ rất thấp. Ngoài ra do gắn thêm kính lọc, bạn phải điều chỉnh màn hình sáng hơn , tăng độ tương phản của màn hình để bù lại độ xám của kính lọc, tức là bạn bắt màn hình chạy mạnh hơn và dỉ nhiên là mau giảm thọ hơn không xài kính lọc. Màn hình loại cũ, điều chỉnh bằng nút vặn (analog). Màn hình mới, điều chỉnh bằng nút bấm (digital). 4- Mouse: Hỗ trợ cho bàn phím khi chạy với Dos hay còn gọi là chế độ TEXT. Không thể thiếu được nếu chạy các chương trình có giao diện đồ hoạ như Windows. Kèm theo Mouse có đĩa mềm chứa chương trình điều khiển và sách hướng dẫn. B.Phân biệt các thành phần trong thùng máy 1- Bộ nguồn: Có hình khối chữ nhật nằm trên cùng, trong hộp đi ra các đầu đây nối gồm có: - 2 đầu cung cấp điện cho mainboard. Lưu ý khi cắm 2 đầu nối nầu phải tuân theo nguyên tắc: 4 dây đen của cả 2 đầu (mỗi đầu 2 dây) phải nằm liên tiếp sát nhau và nằm giữa. - 4 đầu cung cấp điện cho các thành phần khác. Như: ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, CD- Rom...Nếu thiếu các bạn có thể mua loại đầu nối chia 2 để bổ sung. Các đầu nối có 2 loại: Nhỏ riêng dùng cho ổ 1.4Mb, loại nầy dể cắm lộn làm hư nguồn nên khi cắm cần quan sát kỹ chớ đừng cắm mò (2 cạng gờ của đầu nối dây phải ôm miếng đế nhựa của ổ nối). Lớn dùng cho các thiết bị khác, loại nầy có 2 cạnh bị vát nên không thể cắm ngược được. - 1 dây cấp điện cho bảng hiện số trước mặt thùng máy. Tuỳ theo thùng máy, có thùng không cần dây cấp điện nầy. 2- Mainboard: Là bản mạch lớn nhất trong thùng máy, trên bản mạch nầy có các đầu nối để cắm CPU, RAM, CARD bổ sung.v..v...Thường bản mạch chiếm trọn 1 bên hông cũa thùng máy dạng đứng. Bản mạch nầy cần được bắt kỹ vào vách đở của thùng máy, tối thiểu phải bắt 2 ốc để tránh xê dịch theo chiều ngang và có đầy đủ các chốt đệm bằng nhựa để tránh nhún theo chiều đứng. Nếu không kỹ, khi ráp hay tháo card bổ sung dể làm bản mạch bị xộc xệch gây ra chạm mạch hay nứt mạch in do oằn. 5
- Nên chọn loại mainboard theo chuẩn PCI chứ đừng chọn VESA Local Bus để sau nầy khi nâng cấp máy, bạn vẫn sử dụng được các card bổ sung cũ. 3- CPU: Ðược cắm trên 1 đế cắm vuông bằng nhựa, nếu là 486 trở lên thì luôn luôn có kèm theo quạt để giải nhiệt cho CPU. Cũng có vài loại CPU không có quạt mà chỉ dùng bản giải nhiệt dán cứng vào lưng CPU. Cần cẩn thận tách các dây nhợ xa khỏi quạt vì chỉ cần quạt ngưng chạy do cánh quạt chạm vào một dây dẫn nào đó là kể như quạt và CPU cùng "tiêu" một lượt. Các mainboard 486 hay Pentium cho phép bạn thay đổi đủ loại CPU có tốc độ khác nhau, miễn là cùng họ 486 hay Pentium. Cho nên bạn có thể nâng cấp riêng con CPU theo túi tiền của bạn, nhưng khi thay đổi họ CPU, bạn phải thay luôn mainboard. Khi mua máy hay mainboard, bạn phải đòi cho được sách hướng dẫn kèm theo mainboard, nếu thiếu cuốn nầy kể như bạn không thể nào thay đổi gì trên mainboard, thậm chí không thể sửa chữa máy của bạn khi có trục trặc. Ðối với mainboard PCI còn có thêm đĩa mềm chứa chương trình dành cho thành phần I/O on board. Khi tháo ráp CPU bạn cần lưu ý cạnh có dấu chấm trên CPU phải trùng với cạnh có chấm của đế cắm. Thường cạnh nầy cũng vát xiên để dể phân biệt với 3 cạnh còn lại. Do CPU có nhiều điện thế hoạt động khác nhau nên khi thay đổi CPU cần quan tâm tới việc Set lại điện thế cung cấp cho CPU, nếu quá cao, CPU sẽ "nổ". 4- Ram: Là những miếng dài cắm vào các đầu nối đặc biệt dành riêng cho nó, thường có vị trí trên cùng, sát bộ nguồn của máy. Tuỳ theo thiết kế của mainboard, có 3 loại Ram là: - 30 chân: Hay có trong các mainboard đời cũ. Gồm 2 Band, mỗi Band bắt buộc phải cắm cùng lúc 4 cây Ram giống nhau mới sử dụng được. Do bất tiện nầy nên hiện nay không còn sản xuất nữa. - 72 chân: Các mainboard mới chỉ sử dụng loại nầy. Gồm 4 Band, mỗi Band chỉ cần 1 cây Ram là sử dụng được nên dể thay đổi hơn loại cũ. Tuy nhiên tùy theo mainboard mà vị trí Band khi cắm 1 cây có thể khác nhau, cũng có loại mainboard cho phép bạn cắm 1 cây vào bất cứ Band nào. Trong trường hợp sử dụng từ 2 cây ram trở lên, bạn bắt buộc phải có sách hướng dẫn cũa mainboard để biết phải cắm theo thứ tự nào, và tuỳ theo dung lượng cây Ram mà chúng có vị trí Band quy định khác nhau. - 168 chân: Là loại mới nhất và nhanh nhất, mỗi cây có dung lượng 16Mb trở lên. Thường trên main board đời mới có 4 slot 72 chân và 2 slot 168 chân. Chú ý: Trên thị trường cũng có xuất hiện 2 loại bản mạch gọi là ConvertRam, dùng để chuyển đổi 4 cây ram 30 chân thành 1 cây 72 chân hay 2 cây ram 72 chân thành 1 cây 72 chân. Nó rất đơn giản, dể sử dụng và rất có ích trong tình hình hiện nay, giá khoảng 20US trở lại. 5- Card màn hình và Card I/O: Khi quan sát Card nầy hay Card I/O, ngoài việc phân biệt tên con Chip trên card, bạn cần chú ý thêm loại giao tiếp của card. - Card 8Bit: Có 1 đoạn chân để cắm vào ổ nối. - Card 16Bit: Có 2 đoạn chân để cắm vào ổ nối, 1 đoạn chân dài và 1 đoạn ngắn hơn. - Card 32 Bit VESA: Có 3 đoạn chân, trong đó ngoài 2 đoạn giống card 16 Bit còn có thêm đoạn thứ 3 có xẻ 1 rảnh nhỏ. - Card 32Bit PCI: Chỉ có 1 đoạn chân ngắn, có xẻ 1 rảnh nhỏ. 6
- Phải dùng Card 32Bit cho máy 486 trở lên. Trong trường hợp bạn mua mainboard PCI thì không có Card I/O vì thành phần nầy nằm luôn trên mainboard (I/O on board). Chú ý: Card 16 Bit có thể sử dụng được trên cả mainboard PCI và VESA, nhưng Card 32 Bit VESA chỉ sử dụng được trên mainboard theo chuẩn VESA và tương tự vậy cho Card PCI. Ði kèm với Card màn hình Và Card I/O là đĩa mềm chứa các chương trình điều khiển dành riêng cho Card của hãng sản xuất và tài liệu hướng dẫn sử dụng cũng như tháo ráp card. Khi mua các bạn nhớ đòi cho được mấy thứ nầy. 6- ổ đĩa mềm: Thường hiện nay bạn chỉ cần ráp loại 1.4Mb, vì loại 1.2Mb không còn thông dụng và giá mắc hơn. Cách kiểm tra ổ đĩa mềm hay nhất là bạn thử cho format 1 đĩa mềm, chép chương trình lên đĩa rồi đem qua máy khác đọc và cho ổ đĩa đọc 1 đĩa mềm được format, ghi bằng máy khác. Nếu ổ đĩa không format được hay chỉ đọc được đĩa do chính nó ghi thì bạn phải đổi ổ đĩa khác. 7- ổ đĩa cứng: Nên mua loai IDE vì dể sử dụng và giá rẻ. Luôn luôn đòi hỏi người bán ghi chính xác dung lượng và nhản hiệu ổ đĩa cứng vào hoá đơn vì đây là thiết bị quan trọng, mắc tiền và nếu hư thì quả là 1 tai họa lớn cho người sử dụng. Kèm theo ổ đĩa dung lượng trên 528 Mb phải có đĩa mềm chứa chương trình điều khiển ổ đĩa của hãng sản xuất, không có chương trình nầy bạn không thể dùng ổ đĩa trên các máy 386 hay 486 đời cũ do Bios các máy nầy không chấp nhận ổ đĩa lớn hơn 528 Mb. Trong trường hợp bạn mua mainboard đời mới, bạn có thể vào Bios Setup khai báo loại ổ đĩa dung lượng cao nầy và sử dụng bình thường như các ổ đĩa loại nhỏ, không cần dùng chương trình quản lý đặc biệt chi cho rắc rối. C.Các thiết bị bổ sung cần thiết 1/ ổ CD-Rom: Tổng quát: ổ đĩa CD-Rom có thể nghe được tất cả các đĩa nhạc dân dụng một cách độc lập qua lổ cắm Headphone hay qua Card âm thanh bằng đầu nối âm thanh 3 chấu riêng. Khi đọc đĩa dành riêng cho máy tính, 2 đường âm thanh âm thanh nầy bị vô hiệu hoá vì dữ liệu và âm thanh nếu có đều được truyền bằng cáp dẹp, đường cáp nầy bắt buộc phải nối và đâu là do thiết kế của ổ đĩa như phần trình bày dưới đây. Hiện nay ổ CD Rom là thiết bị không thể thiếu của máy tính, vì tính kinh tế và đa dụng của nó. ổ CD-Rom có 3 loại giao tiếp: - Loại có Card riêng: Loại nầy khi sử dụng phải nối cáp tín hiệu vào Card riêng đi kèm theo ổ đĩa. Có Card cho phép bạn nối với 4 loại ổ đĩa CD-Rom khác nhau (nhưng chỉ sử dụng mỗi lần 1 ổ). Trên Card sẽ có 2 chấu cắm (L,R) giống chấu cắm của Radio Cassette để dùng cho việc nghe đĩa nhạc. - Loại nối vào Card âm thanh: Ða số ổ đĩa CD-Rom thuộc loại nầy. Ðường cáp tín hiệu phải nối vào Card âm thanh khi sử dụng. Nếu máy tính không điều khiển được Card âm thanh thì kể như không điều khiển được ổ đĩa luôn (nghĩa là nếu bạn không có đúng Driver của Card Sound thi bạn sẽ không sử dụng được o đĩa CDRom). - Loại IDE: Các ổ đĩa đời mới thuộc loại nầy, đường cáp tín hiệu dùng chung với cáp ổ đĩa cứng. Trên ổ đĩa CD- Rom cũng có các Jump để xác lập là ổ đĩa chính (master) hay ổ đĩa phụ (slave). Tuy nhiên bạn không cần khai báo trong Bios Setup, vì ta phải dùng phần mềm để điều khiển nó giống như khi bạn sử dụng ổ đĩa cứng theo chuẩn giao tiếp SCSI. 7
- Tốc độ của CD-Rom cho ổ dưới 12 được tính như sau: 150Kb cho tốc độ x1, như vậy nếu x2 là 300Kb, x4 là 600Kb, x6 là 900Kb. ổ trên 12 do thiết kế đặc biệt nên đọc ở tâm đĩa chậm hơn ngoài rià đĩa và chỉ ở ngoài rìa mới đạt được tốc độ tối đa như quảng cáo. Khi mua ổ đĩa CD-Rom, bạn nên chú ý các phẩm chất sau: * Buffer: dung lượng Ram cache gắn trên ổ đĩa, dung lượng nầy càng cao càng tốt và ổ đĩa càng mắc tiền. Dung lượng Buffer thường là 32Kb, 64Kb, 128Kb, 256Kb. * Chuẩn tương thích: Càng tương thích với nhiều chuẩn càng tốt, tối thiểu phải tương thích với những chuẩn sau: CD-CA, CD-ROM (mode 1, mode 2, Mixer mode, Multi session Photo CD, MPC2...). Tương lai chúng ta sẽ sử dụng nhiều loại đĩa CD ghi được nên chuẩn Multi session phải có để đọc chúng. * Cách lấy đĩa ra khi máy không có điện: Có nhiều cách lấy đĩa khi không có điện, thường là có một lổ nhỏ ở mặt trước máy, phiá dưới hộc chứa đĩa. Khi muốn lấy đĩa ra, bạn chọt một que nhỏ vào lổ nầy (ổ đĩa Sony) hay dùng một cây vặn vít nhỏ chọt vào lổ và vừa vặn vít vừa dùng tay kéo học ra (các ổ đĩa khác). Có loại ổ đĩa rẻ tiền không cho bạn lấy đĩa ra khi không có điện. Ði kèm theo ổ đĩa CD-ROM phải có sách hướng dẫn và đĩa mềm chứa chương trình điều khiển. 2- Card âm thanh: Card âm thanh có rất nhiều chủng loại giá chênh lệch rất khũng khiếp. Mắc nhất và chất lượng cao nhất là của hãng Creative, rẻ nhất và chất lượng thấp nhất là của Trung Quốc. Rất khó đành giá chất lượng Card âm thanh bằng cách nghe vì không có cơ sở để so sánh nên nhiều người chọn mua loại rẻ tiền mà quên rằng vấn đề chuẩn rất quan trọng, các Card âm thanh của các hãng khác thường quảng cáo là tương thích hoàn toàn với Sound Blaster của Creative nhưng thực chất lại không phải như vậy. Tất cả các phần mềm Multi Media muốn phát hành rộng rải đều phải nhận diện và sử dụng được Card Sound Blaster vì đây là chuẩn về Card âm thanh, còn các loại vô danh khác nó không cần quan tâm. Do đó sử dụng Card Sound Blaster là bạn hoàn toàn an tâm cài đặt bất cứ chương trình nào, còn nếu sử dụng Card vô danh thì bạn coi chừng phần mềm không điều khiển được và cả bộ vừa Card âm thanh, vừa CD-Rom đều vô giá trị. Các bạn chú ý cho vấn đề sau: Card 8Bit, 16Bit, 32Bit là nói về việc xữ lý âm thanh chớ không có liên quan gì đến tốc độ vận chuyển dữ liệu. Trong việc xữ lý âm thanh, Card càng nhiều Bit cho chất lượng ghi phát âm thanh càng cao. Ðối với người sử dụng bình thường chỉ cần Card 16Bit là quá tốt (không thua gì dàn máy HIFI). Card 32Bit chỉ cấn thiết cho dân chuyên nghiệp soạn nhạc có sử dụng Organ điện tử kết nối vào cổng MIDI của Card âm thanh. Card 8Bit khi xữ lý các file âm thanh thì tốt nhưng khi nghe đĩa CD nhạc thì thật dở gần như trở thành MONO, do đó khi nghe CD nhạc bạn nên nghe bằng lổ Headphone có chất lượng cao hơn khi nghe qua card sound vì không bị card nầy xữ lý bậy bạ. Thông thường khi mua Card âm thanh, ngoài sách hướng dẫn còn có thêm vài đĩa mềm hay có khi là đĩa CD chức các chương trình điều khiển và các chương trình tiện ích về âm thanh kèm theo. Chú ý: Hiện nay ổ đĩa CD-ROM x2 và Card âm thanh 16Bit chỉ còn khoảng 200US cho cả bộ. Ðây là tình trạng đáng mừng, nhưng chúng tôi đang tìm hiểu nguyên nhân tuột giá nhanh như vậy vì chúng tôi sợ tình trạng "remark" cho ổ đĩa CD-ROM (tốc độ 1 sửa thành tốc độ 2) hay là làm giả nhản hiệu các hãng danh tiếng. Do ổ đĩa CD-Rom đã bắt đầu thông dụng nên trên thị trường xuất hiện nhiều loại đĩa CD dùng lau chùi đầu đọc Laser của ổ đĩa, các bạn cũng nên kiếm mua đĩa nầy về để dành, giá chỉ khoảng 8US. 3/ Ðĩa mềm: Thông dụng là đĩa 1.4Mb, đĩa 1.2Mb hầu như vắng bóng. Khi mua đĩa mềm nên chú ý: Hiện nay xuất hiện đĩa giã rất nhiều, hiệu nào cũng có giã, đừng thèm chọn loại nổi tiếng mua chi cho tốn tiền vô ích, chất lượng không hơn gì loại vô danh (bởi nó là giã), cứ việc chọn mua loại rẻ nhất mà xài là kinh tế nhất. 8
- Khi sử dụng đĩa mềm nhớ đừng để đĩa gần vật có từ tính như: nam châm, màn hình, các bộ nguồn điện nhà...Nó sẽ bị xoá. 4/ Ðĩa CD-ROM: Ðại đa số đĩa CD-ROM ta sử dụng hiện nay là của Trung Quốc sản xuất lậu, chất lượng không cao nhưng tính ra vẫn rất có ích vì giá rẻ. Ngoài ra còn có loại đĩa ghi được sản xuất tại thành phố. Khi sử dụng đĩa CD-ROM, bạn chú ý các vấn đề sau: Cùng 1 đĩa nhưng có ổ đọc được, có ổ không đọc được. Cùng 1 ổ nhưng có đĩa đọc được, có đĩa không, tuỳ theo hiệu. Nhiều khi trong một loạt đĩa, tất cả đều hư giống nhau, đó là lỗi sản xuất không khắc phục được. Nếu đĩa bị trầy nhiều, không đọc được, bạn có thể đem đánh bóng (HTK) cho mất các vết trầy, đòi hỏi người đánh phải có tay nghề cao để khi đánh, mặt đĩa không bị dợn sóng do mòn không đều. Hiện nay cũng đã có bán các dụng cụ đánh bóng đĩa CD bằng tay giá khoảng vài chục ngàn VN. Ðĩa CD loại ghi được, có thể ghi nhiều lần đến khi nào hết dung lượng đĩa thì thôi nhưng để đọc được đĩa nầy, ổ đĩa CD phải tương thích với chuẩn Multi Session. Hiện nay các chổ ghi đĩa không nhận ghi nhiều lần cho bạn vì sợ hư đĩa. CHÖÔNG II: CAÁU TRUÙC CAÙC THAØNH PHAÀN CUÛA MAÙY TÍNH 9
- 1.Bộ nguồn ATX Các máy tính sản xuất gần đây, nhất là từ Pentium II trở đi đều sử dụng mainboard và bộ nguồn theo chuẩn ATX. Bộ nguồn ATX hoạt động tiết kiệm, an toàn và linh động hơn bộ nguồn AT vì ta có thể điều khiển một số hoạt động của bộ nguồn thông qua Bios trên mainboard. Thí dụ: Có thể bật/tắt máy từ xa thông qua card mạng, modem, cổng...Tắt máy bằng lịnh Shutdown của Windows 95. Theo dỏi tình trạng hoạt động của máy, kiểm tra nhiệt độ CPU, Mainboard, tự động tắt máy để tiết kiệm nguồn hay để bảo vệ. Ðiểm khác biệt lớn nhất khi ráp bộ nguồn ATX là đầu cắm cung cấp điện cho mainboard và công tắc Power. -Ðầu cắm Ðầu cắm ATX có 20 chân Chân Tín hiệu Chân Tín hiệu 1 +3.3v 11 +3.3v 2 +3.3v 12 -12v 3 Ðất (Ground) 13 Ðất (Ground) 4 +5v 14 PW_ON (mở nguồn) 5 Ðất (Ground) 15 Ðất (Ground) 6 +5v 16 Ðất (Ground) 7 Ðất (Ground) 17 Ðất (Ground) 8 PWRGOOD (nguồn tốt) 18 -5v 9 +5vSB 19 +5v 10 +12v 20 +5v -Công tắc Power Do có 1 số tính năng điều khiển từ xa nên về nguyên tắc bộ nguồn phải luôn luôn được cấp điện. Bạn sẽ không thấy công tắc Power tự giử theo kiểu AT nữa (Sau khi bấm, công tắc sẽ tự giử trạng thái đó cho đến khi bấm lần nửa để thay đổi trạng thái), thay vào đó là 1 nút bấm kích (tự động trở về vị trí ban đầu sau khi ngưng bấm) tương tự như nút Reset. Khi bạn bấm nút nầy, đường tín hiệu thứ 14 của đầu cắm nguồn (PW_ON) sẽ được nối đất để tạo ra tín hiệu mở máy nếu máy đang trong tình trạng tắt (hay tắt máy nếu máy đang trong tình trạng mở). Chú ý: Khi mở máy bạn chỉ cần kích nút Power (bấm rồi nhả liền) nhưng đặc biệt khi tắt, tùy theo mainboard có thể bạn phải bấm rồi giử sau 4 giây mới được nhả (do xác lập trong Bios). Khi máy trong tình trạng tắt, thực sự bộ nguồn vẫn tiêu thụ 1 lượng điện rất nhỏ để duy trì sự hoạt động cho mạch điều khiển tự động mở máy (theo xác lập trong Bios hay chương trình điều khiển). Chỉ khi nào bạn rút dây cắm nguồn hay tắt điện bằng công tắt phía sau bộ nguồn thì máy bạn mới bị ngắt điện hoàn toàn. 10
- -Kiểm tra bộ nguồn rời Ðể kiểm tra nhanh bộ nguồn có hoạt động hay không, bạn có thể kích nối tắt đường tín hiệu 14 và 15 (chập rồi nhả liền) hay chắc ăn nhất là cắm đầu nối nguồn vào Mainboard rồi kích nối tắt 2 chấu của Jumper PowerSw trên mainboard (khi thử chỉ cần có bộ nguồn và mainboard ATX là đủ, không cần thêm gì nữa). 2.Bus (Baêng thoâng) Hai loại bus tốc độ cao đang ganh đua chiếm ưu thế trên trường máy tính để bàn. Cái nào thích hợp hơn cả với bạn để thực hiện các ứng dụng đồ họa đầy màu sắc hay gói dữ liệu Lý do chính có thể được diễn giải bằng ba từ: Peripheral Component Interconnect (liên kết thành phần ngoại vi) (PCI). -Ngôn ngữ của Local Bus Vấn đề trên đã được nhắc tới khi Windows đưa các hình ảnh đồ họa màu trung thực vào PC. Bên trong CPU, bộ vi xử lý 486 chuyển dữ liệu với tốc độ 33MHz, sử dụng local bus 32-bit nội. Nhưng luồng dữ liệu đồ hoạ lại đụng phải một đường dẫn hẹp một khi đi qua bus ISA. Được thiết kế cách đây 10 năm, ISA hoạt động với 8MHz và là bus 16-bit. Khi các ứng dụng yêu cầu khả năng đồ họa màu thực, video chuyển động và hình ảnh 3 chiều, lúc đó ISA trở nên bị quá tải. Để loại trừ sự tắc nghẽn, các nhà sản xuất hệ thống và thiết bị ngoại vi đã phải tạo ra đường dữ liệu tắt cho các thành phần có nhu cầu tốc độ nhiều nhất. Bằng cách nối trực tiếp mạch điều khiển đồ họa (graphic adapter) và có thể các thiết bị khác vào bộ xử lý, các nhà sản xuất có thể tạo ra tuyến dữ liệu rộng nhanh cho các thành phần cần tốc độ. Và đó là điểm chung cho sự ra đời của các chuẩn local bus giống với VL. Bằng cách tạo ra một đường chung gắn vào bus tốc độ cao của bộ xử lý, local bus chuẩn đã loại bỏ hiện tượng tắc nghẽn dữ liệu trong các máy PC. Các bus VL và PCI đều thực hiện một công việc như nhau. Cả hai đóng vai trò là tuyến dữ liệu 32-bit giữa CPU và thiết bị ngoại vi, hoạt động với tốc độ cao (PCI: 33MHz và VL: 40MHz), tốc độ truyền dữ liệu gần tương đương (PCI 120MB/sec và VL: 132MB/sec). Hơn nữa, cả PCI lẫn VL đều có các đặc tính nhằm tương thích với các thiết bị ISA sẵn có. VL và PCI cung cấp hiệu năng tương đương, ít nhất cũng trên các hệ thống hiện có. Khi chạy các ứng dụng Windows trên các hệ thống có cấu hình Pentium tương đương được trang bị bus VL hoặc PCI, không thấy sự khác biệt hiệu năng rõ ràng. Trong khi hệ thống PCI cho thấy các hệ số tốt trong cuộc thử nghiệm, hệ thống VL cũng cho thấy chỉ kém 2% điểm. Đối với nhiều người dùng, đó không phải là khía cạnh hiệu năng bắt buộc. Nhưng hai chuẩn đã sinh ra từ đó - và sự khác biệt có thể xác định cái nào tồn tại lâu hơn. Bus VL được xem như không đắt lắm, là giải pháp tiếp cận nhanh thị trường. Được xây dựng trên local bus sẵn có trên tất cả CPU 486 Intel, VL hoạt động với tốc độ của bộ xử lý, hoặc đối với các CPU DX2 gấp đôi xung, nó hoạt động bằng nửa tốc độ của bộ xử lý. Bus VL điều khiển tối đa 2 hoặc 3 thành phần, tăng cường hiệu suất các bo mạch đồ họa và cả đĩa cứng. Điều quan trọng tuơng tự là các hệ thống bus VL và thiết bị ngoại vi giá rẻ, chỉ hơn chút ít các phần hợp thành ISA của chúng. Giá trị của công nghệ này sẽ bao nhiêu? Các nhà sản xuất nghĩ rằng sẽ đắt thêm hàng trăm dollar trên các hệ thống PCI, nhưng giá có thể thay đổi khi Intel, công ty duy nhất sản xuất chip PCI, cố gắng thu hút bớt thị trường của chuẩn bus VL. -Chuyển dữ liệu trên bus Tốc độ chuyển dữ liệu 16-bit của ISA - 8MHz quá chậm so với các CPU nhanh ngày nay, các tập tin lớn và các ứng dụng đồ họa. Các bus PCI và local bus VESA (VL) tăng tốc độ chuyển dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu liên tục, chế độ làm việc của đĩa cứng và các bo mạch đồ họa. Tuy vậy mỗi loại sử dụng phương thức khác nhau để chuyển dữ liệu giữa bộ nhớ hệ thống và thiết bị. 11
- -VL Bus: giải pháp trực tiếp Bus VL là phần mở rộng của local bus của CPU 486. Dữ liệu đi trực tiếp thông qua bus CPU đến bus VL. Một vài loại bo mạch giao tiếp VL có trang bị vùng đệm nhằm giữ cho dữ liệu không bị mất trước khi thiết bị có thể nhận được. Bởi vì bus VL chuyển dữ liệu với tốc độ từ 25 đến 40 MHz, các bo mạch VL phải điều khiển được các tốc độ xung khác nhau. Mỗi bo mạch VL thêm vào một đường tải cho bus CPU, làm giảm số tín hiệu của bus và hạn chế VL dùng chỉ cho hai hoặc ba thiết bị.á -PCI Bus: hơn cả local bus PCI thêm vào bộ điều khiển và mạch tăng tốc nhằm tạo ra bus tách biệt với bus của CPU, và các thiết bị phụ nhằm tăng cường đường dữ liệu. Một phương pháp PCI dùng để tăng tốc độ chuyển là tăng tốc dữ liệu liên tục. Đối với dữ liệu không liên tục, CPU phải mất thời gian xác định địa chỉ của đoạn dữ liệu cần đọc, sau đó tốn thêm thời gian để đọc đoạn dữ liệu đó. Đối với dữ liệu liên tục, như vùng nhớ hình ảnh, tăng cường xác định địa chỉ kế tiếp trong lúc đang đọc dữ liệu ở địa chỉ hiện hành. Một cách khác để chuyển dữ liệu liên tục, gọi là multiplexing, là gấp đôi đường truyền bằng cách gửi dữ liệu xuống các đường địa chỉ. Sau cùng, mạch tăng tốc PCI có thể lưu dữ liệu trong vùng đệm của nó, cho phép bộ tăng tốc đọc dữ liệu từ bộ nhớ đồng thời chuyển dữ liệu cho thiết bị. Và bởi vì bus PCI tách biệt với CPU, tín hiệu của nó có thể cung cấp cho nhiều thiết bị hơn so với bus VL. PCI là một giải pháp mềm dẻo và tinh vi trên thị trường bus máy tính. PCI cho phép các nhà sản xuất nhanh chóng thiết kế các loại PC khác nhau một cách đảm bảo. 3.Bo Mạch Chủ (Motherboard) Trong số các thành phần cấu thành máy tính, nếu CPU là yếu tố quyết định khả năng và tốc độ xử lý của hệ thống thì bo mạch chủ đóng vai trò tạo ra một môi trường hoạt động ổn định cho tất cả các thiết bị khác, kể cả CPU. Bản thân tên gọi motherboard cũng chứng tỏ điều này. Bo mạch chủ, hay còn gọi là bo mẹ (motherboard) có ý nghĩa rất lớn trong cả hệ thống PC của bạn. Bạn có thể là chủ nhân của ổ đĩa cứng SCSI nhanh nhất, đầu DVD/CD-ROM tân kỳ, 64 MB SDRAM DIMM, BXL Pentium II 400MHz, card âm thanh Creative Sound Blaster Live, đồ họa Voodoo II và modem V.90 56kbps... nghĩa là những gì tốt nhất có thể. Nhưng tất cả những thứ trên sẽ đều không có nghĩa lý nếu máy tính của bạn thường xuyên bị treo, chạy chập chờn. Đây là cơn ác mộng của nhiều người dùng máy tính mà có lẽ nguyên nhân chính là bạn đang có một bo mạch chủ chất lượng kém. Thật không có gì tồi tệ hơn khi bạn vừa hoàn tất bản luận án 80 trang được trình bày tỷ mỉ với nhiều hình ảnh minh họa, và ghi thực hiện động tác lưu cuối cùng, máy tính đột ngột đưa ra thông báo lỗi "chết người", đại loại như "không thể lưu lên đĩa cứng bởi....", và sau đó hoàn toàn bất động trước mọi thao tác của bạn. Chỉ còn cách cuối cùng là tắt máy rồi bật lại. Kết quả thật thảm hại: tập tin Word của bạn giờ đây chỉ là rỗng tuếch với kích thước 0 byte. Tất cả những nỗ lực của bạn nhằm hồi phục lại tập tin đều vô nghĩa. Cũng từ đây, bạn mới hiểu được tác hại của một bo mạch chủ tồi. -Bài học về tốc độ Đối với người tự lắp ráp máy tính, điều quan trọng là phải chọn đúng bo mạch chủ. Bởi nếu có trục trặc sau này, bạn phải tự mình xoay sở lấy mà không có sự hỗ trợ kỹ thuật nào. Bạn có thể đẩy tốc độ bus PCI lên đến 133MHz, nhưng khi đó đừng đòi hỏi nhà cung cấp đổi cho bạn bo khác trong trường hợp sự cố. Tốc độ quan trọng, nhưng tính ổn định có ý nghĩa lớn hơn. Có gì hay ho khi bạn lái xe với tốc độ 200km/h để chỉ đi được nửa quảng đường vì xe chết máy. Tốc độ của bo mạch chủ phải nhanh. Tuy nhiên sự ổn định và những đặc tính khác như khả năng hỗ loại CPU, chế độ tiết kiệm năng lượng, các đầu kết nối I/O và kiểm soát nhiệt độ.. đóng vai trò quan trọng trong việc bảo dưỡng hệ thống và đáng giá với chi phí bỏ ra. Để minh họa, bạn hãy thử xem thử một máy server dùng cho LAN. Server và các phần mềm đi kèm không chỉ mạnh về cấu hình, tính năng mà nó còn báo trước được những sự cố sắp xảy ra, cho dù đó là đĩa cứng hay các vấn đề liên quan đến mạng, và thường là tự khắc phục chúng. Điều này cho thấy tầm quan trọng 12
- của sự ổn định và độ tin cậy của một hệ thống. Bạn dể dàng nhận thấy là các máy PC xoàng xĩnh thường có nhiều thiết bị, tính năng phụ trợ bổ sung nhằm hấp dẫn người mua. -Thử nghiệm thực tế Chúng ta cùng xem xét một số bo mạch sử dụng chip "Klamath", Pentium II của Intel. Đây không phải là những CPU mạnh nhất, và chúng sử dụng loại SDRAM DIMM 66MHz và thậm chí còn EDO DRAM SIMM/DIMM. Các bo mạnh dựa trên bộ chip 82440LX này không hỗ trợ AGP và có giá thấp trong số các bo mạch Slot 1. Các bo mạch mới loại Super Socket 7 (bus 100MHz) vừa được đưa ra có giá cao hơn. Loại bo mạch tân tiến và nhanh nhất sử dụng bộ chip Intel 82440BX AGP có thể chạy ổn dịnh ở tốc độ 100MHz và hỗ trợ AGP, SDRAM DIMM 100MHz và tính năng tự kiểm soát. Nhưng đối với các bạn, người tự lắp ráp máy tính, thì hay nhất có lẽ là đặc tính tự phát hiện và tự cấu hình được cài sẵn vào nhiều bo mạch loại BX, giúp bạn khỏi phải khó nhọc với các jumper và switch DIP (dual in-line package). Ngoài ra, các thiết bị ngoại vi được sử dụng cùng với bo mạch bao gồm: đĩa cứng Quantum Fireball SE2 2,1 GB, 64MB SDRAM DIMM cho các bo mạch LX và 64MB SDRAM DIMM 100MHz theo chuẩn PC-100 cho bo mạch BX; Card AGP và 2D/3D; 24x CD-ROM... Vấn đề tồn tại chung cho tất cả các bo mạch, và không chỉ đối với các loại đang xem xét mà còn tất cả bo mạch trước đây là sự không cẩn thận, lẫn lộn, đôi khi sai trong tài liệu và sơ đồ hướng dẫn. Thật khó để xác định vị trí cắm đèn LED của đĩa cứng, và thậm chí cả công tắc nguồn. Điều này có thể do phần lớn các bo mạch chủ đều được sản xuất tại Đài Loan, nơi mà tiếng Anh chưa phải thông dụng. Với người dùng PC, không có gì hạnh phúc hơn khi máy tính khởi động chuẩn xác. Nếu tất cả được cấu hình đúng, trò chơi 3D sẽ chạy nhanh và trơn tru, các ứng dụng văn phòng được thực hiện nhịp nhàng, không có sự trì trệ khó chịu. Hơn nữa, bạn có thể tin chắc rằng bo mạch của bạn đang kiểm soát nhiệt độ và mọi hoạt động của nó với sự chính xác và cẩn thận. Bo mạch sử dụng bộ chip Intel 822440BX Aristo AM-608BX Được giới thiệu như một bo mạch tích hợp cao, gọn và có giá hấp dẫn, Aristo AM-608BX hỗ trợ SDRAM và Registered SDRAM, có đặc tính Super I/O, Ultra-DMA/33, PCI Bus Master IDE, AGP version 1.0, tuân thủ PCI version 2.1, USB, theo chuẩn VRM 8.2, kiểm soát hệ thống LM79/75 và Creative sound (tùy chọn). Khe cắm Slot 1 có thể tiếp nhận bất kỳ loại Pentium II nào từ 233 - 450MHz với tốc độ bus 66MHz hoặc 100MHz. Voltage Regulator Module (VRM) được cài sẵn trên bo cho phép dễ dàng nâng cấp lên các bộ xử lý OverDriver của Intel trong tương lai. Bo mạch hỗ trợ đến 412MB SDRAM hay 1GB Registered SDRAM với các khe DIMM 168 chân. SDRAM chỉ được hỗ trợ cho bus 66MHz. Có 4 khe DIMM (đủ để nâng cấp bộ nhớ), 3 khe cắm ISA (1 dùng chung với PCI), một khe cắm AGP1 (hỗ trợ version 1.0, 1x/2x), và 4 khe cắm PCI Bus-Master. Bo mạch thuộc loại ATX (ATX form factor). BIOS hệ thống là loại flash có thể nâng và có jumper để thay đổi điện áp 5V hay 12V. BIOS có thể nhận biết đĩa cứng loại LBA với dung lượng trên 8,4GB. Về khả năng quản lý năng lượng, Aristo hỗ trợ SMM, APM và ACPI. Ngoài ra, còn có công tắc chuyển đổi dùng để tạm ngưng thao tác hệ thống (suspend/resume), Wake- On-LAN (WOL), Wake-On-Ring (WOR) dùng cho modem và tuân theo tiêu chuẩn Energy Star "green PC". Bo Aristo AM608BX là loại PC97/98 và bao gồm cả tính năng kiểm soát hệ thống. AZZA PT-6IB 13
- Đây là bo mạch nhanh thứ hai trong số các bo BX được xem xét (điểm PC WorldBench 98 là 172), và thuộc loại tốt đối với tùy chọn giá thấp. Tuy nhiên, có vài vấn đề về setup và phải khởi động lại vài lần. Nhưng sau khi thiết lập, bo mạch hoạt động bình thường. Điều gây nhầm lẫn là hàng chân nối đèn tín hiệu của LED/power/HDD không có ký hiệu cho cực dương/âm (+/-), buộc người dùng phải tự mò mẫm để thử. Với một PCI Local Bus, PT-6IB là bo mạch loại ATX dựa trên cơ sở bộ chip hệ thống 82440BX AGPset và Winbond I/O. Nó bao gồm hai kênh PIO (Programmed Input/Output) và cổng Ultra-DMA/33 Bus Master mode PCI IDE cài trên bo, một cổng điều khiển đĩa mềm, hai cổng serial tốc độ cao (UART) và một cổng parallel nhiều chế độ, hỗ trợ mouse PS/2, cổng hồng ngoại IrDA và USB. AZZA có thể chạy với các chip Pentium II từ 233 đến 450MHz với cấu trúc SEC. Ngoài ra, PT-6IB còn có các đặc tính như mạch chỉnh điện áp, hỗ trợ +1,8V DC đến +3,5V DC của CPU, kích thước từ có thể là 8-, 16-, 32- và 64-bit, đường địa chỉ 32-bit. Trên bo có 3 khe cắm DIMM 168 chân, cho phép tối đa 384MB bộ nhớ loại parity và ECC (error correcting code). AZZA PT-6IB hỗ trợ tính năng Wake-On-LAN và các chức năng Green (tiêu chuẩn môi trường). DFI P2XBL Bo mạch P2XBL được trang bị đế cắm CPU Slot 1 cho Pentium II các loại từ 266MHz đến 450MHz. PCI Bus có thể thiết lập 66MHz hay 100MHz. Với 3 khe cắm dành cho bộ nhớ loại DIMM 168 chân, kích thước bộ nhớ có thể đạt 384MB. Khe cắm mở rộng bao gồm: một dành riêng cho AGP, ba PCI, hai ISA và một chung cho PCI/ISA. Tất cả khe cắm PCI và ISA có Bus Mastering. P2XBL hỗ trợ bộ nhớ EC và ECC. Hệ thống kèm theo Desktop Management Interface (DMI) 2.0 được cài vào Award BIOS có thể nâng cấp. Tiện ích này tự động ghi lại các thông tin về cấu hình hệ thống và lưu chúng vào "vùng DMI" (một phần trong BIOS Plug-and-Play của hệ thống. DMI được thiết kế nhằm giúp việc bảo dưởng, sửa chữa, khắc phục sự cố trở nên dễ dàng hơn. Kết nối I/O có sẵn trên bo mạch bao gồm: hai cổng serial ND16C550 tương thích DB-9, một cổng parallel SPP/ECP/EPP DB-25, một giao tiếp cho đĩa mềm hỗ trợ đến hai ổ đĩa mềm loại 2,88MB, một cổng mouse PS/2 mini-DIN-6, một cổng bàn phím PS/2 mini-DIN và một đầu nối Wake-On-LAN. Ngoài ra, bo mạch còn có một cổng IrDA và hai USB. Bộ điều khiển PCI Bus Master IDE cho phép hai giao tiếp PCI IDE hỗ trợ 4 thiết bị IDE. Bo mạch cũng hỗ trợ Ultra-DMA/33 (chế độ Synchronous Ultra DMA/33), Enhanced IDE PIO Mode 3 và Mode 4 với tốc độ truyền 16,6MB/s, ATAPI CD-ROM và LS-120 và Iomega ZIP. DFI P2XBL còn có đầu cắm cho Creative SB-Link để kết nối giữa bo hệ thống và card Creative SB PCI. Bo mạch này có khả năng theo dõi và điều khiển nhiệt độ làm việc và hoạt động của quạt thông gió. P2XBL đạt 172 điểm trong thử nghiệm. Setup bo mạch dễ dàng và nó làm việc ổn định. Elitergroup P6BX-A+ Đây là bo mạch nhanh nhất và cũng là một trong số những bo mạch nhiều tính năng nhất (điểm trắc nghiệm 176). P6BX-A+ không chỉ chạy ổn định mà còn rất dễ setup, cả điện áp cho BIOS và xung nhịp đều được tự động thiết lập. Tuy nhiên, tài liệu hướng dẫn còn chưa hoàn hảo. 14
- Bo mạch có 3 khe cắm DIMM, có thể tiếp nhận 384MB SDRAM loại 3,3V. Elitegroup chỉ sử dụng SDRAM 100MHz tuân theo chuẩn PC-100 để đạt tốc độ cao nhất. Đặc tính tiết kiệm năng lượng bao gồm nguồn cung cấp loại ATX và ACPI. BIOS hệ thống hỗ trợ tự động Wake-On-LAN và Wake-On-Call. P6BX-A+ còn được trang bi SB-Link của Creative, cho phép tương thích ngược giữa chip PCI audio và chip ISA audio (thuật ngữ thường dùng l à "PC to PCI bridge"). Bo mạnh có 7 khe cắm mở rộng: hai ISA 16-bit, năm PCI 32- bit (trong đó 1 dùng chung với ISA) và một khe cắm AGP. Các cổng chuẩn gồm hai kênh Enhanced IDE, mỗi kênh hỗ trợ hai thiết bị; một đầu nối hỗ trợ hai ổ đĩa mềm; một cổng parallel và hai cổng serial; hai cổng USB; hai cổng PS/2 (cho mouse và bàn phím). Sử dụng firmware (phần mềm được cài cứng), bạn có thể cài thêm phím nóng để bật nguồn (power-on hot-key). Gigabyte GA-686BX Gigabyte là một trong những nhà sản xuất có tên tuổi trên thị trường hiện nay. Bo mạch mới GA-686BX của Gigabyte (172 điểm PC WorldBench 98) kèm theo một đĩa CD-ROM với 6 tiện ích hữu dụng cho mainboard. Tài liệu trình bày tốt với nhiều sơ đồ và hình ảnh. Bo mạch làm việc tốt và ổn định. Các đầu cắm cho LED, DIP swich được bố trí hợp lý, mạch lạc và tiết kiệm chỗ. Về tính năng, GA-686BX được trang bị một khe cắm AGP, đế Slot 1 tiếp nhận Pentium II 233 - 450MHz. Tốc độ bus có thể thay đổi 66 hay 100MHz và được tự động điều chỉnh. Bo mạch gồm bộ chip Intel 440BX AGPset, Winbond 83977 I/O và chip Winbond 83781 Health (tương đương với LM78). Bộ chip 440BX hỗ trợ đặc tính Quad-Port Acceleration (QPA) của Intel, cho phép mở rộng băng thông giữa CPU, AGP, 100MHz SDRAM và bus hệ thống PCI. Phần bộ nhớ gồm 4 khe cắm 3,3V DIMM với khả năng hỗ trợ tới 1GB DRAM. Khả năng mở rộng gồm 1 khe cắm AGP, bốn khe PCI và ba khe ISA. GA-686BX được trang bị 2Mbit Award BIOS loại flash có chức năng chống virus và Green. Nó còn cung cấp những thông tin bổ ích như nhiệt độ CPU và tình trạng quạt gió. Đầu cắm nguồn loại ATX và các chế độ tắt/mở được áp dụng công nghệ mới nhất. Bo mạch còn hỗ trợ Wake-On-LAN, đầu nối Creative SB-Link, cầu chì bảo vệ bàn phím. Các driver bao gồm LDCM, SIV, Intel PIIX4 và Ultra DMA/33 Bus Master IDE. Microstar (MSI) MS-6116 Giống như bo mạch LX, MS-6116 với bộ chip 82440BX có đầy đủ tính năng và là bo mạch rất ổn định. mặc dù chỉ đạt điểm 170 (thấp nhất trong thử nghiệm). Nhưng bạn cần biết rằng khác biệt 10 điểm không đáng kể và khó nhận thấy đối với nhiều người. Bo mạch có nhiều khả năng tự theo dõi và kiểm soát nhiệt độ tăng cường. Một số đặc tính cơ bản của MS-6116 là tuân theo chuẩn PCI/ISA và Green, kết nối Host/AGP, các chức năng ACPI, hỗ trợ Ultra-DMA/33 và SHMC (system hardware monitor control). SHMC có thể nhận biết CPU, nguồn điện, vòng quay của quạt và kiểm soát điện áp và nhiệt độ của CPU, hệ thống. Đế cắm Slot 1 trên bo có thể dùng cho Pentium II 233 - 400MHz. Tỷ lệ tốc độ lõi/bus được thay đổi từ x2 đến x6 hoặc cao hơn. Switching 15
- Voltage Regulator cho phép điều chỉnh điện áp DC và tuân theo chuẩn Intel VRM 8.2. Bo MS-6116 hỗ trợ cho bus 66,6MHz và 100MHz, cũng như dành cho 75MHz và 83MHz. Bộ nhớ chính gồm 4 khe cắm DIMM cho phép đạt tối đa 512MB. Bo mạch cũng hỗ trợ chức năng ECC và hỗ trợ 3,3V SDRAM DIMM. Có thể mổ rộng với một khe AGP (hỗ trợ thiết bị AGP bất kỳ với 66MHz/133MHz và 3,3V), 4 khe cắm PCI và 3 khe ISA (một khe cho cả ISA và PCI). MS-6116BX hỗ trợ PCI Bus Interface 3,3/5V. Bộ điều khiển IDE trên cơ sở bộ chip Intel 82371EB PCI cho phép một ổ cứng và/hay một ổ CD-ROM với PIO, Bus Master và Ultra-DMA/33. Các thiết bị cài sẵn trên bo gồm cổng cho 2 ổ đĩa mềm, hai cổng serial, một parallel (SPP/EPP/ECP), hai USB và một IrDA. Tyan S1846S/L/A Tsunami ATX Bo mạch chất lượng cao của Tyan giành được sự tin cậy của người dùng trên thế giới (mặc dù giá cũng cao). Bản hướng dẫn sử dụng bo mạch rất rõ ràng, cẩn thận và chi tiết, tốt nhất trong số các tài liệu được xem xét. Về những đặc tính cơ bản, S1846S/L/A Tsunami ATX có thể hỗ trợ Pentium II 233MHz đến 400MHz và cao hơn. Ngoài ra còn có tùy chọn cho chip Celeron. Bo mạch chạy ở tốc độ bus 66MHz hoặc 100MHz và trên bo cài sẵn các thành phần VRM. Tsunami được trang bi bộ chip National "309" Super I/Ovà Intel 82440BX AGPset. Bo mạnh sử dụng công nghệ GTL+ cho phép giảm năng lượng tiêu thụ và EMI (electro-Magnetic Interference). Ngoài ra còn có đặc tính Wake-On-LAN khi sử dụng với bộ nguồn ATX. Một tính năng khác là power-recovery-after-interrupt (hồi phục nguồn sau khi ngắt). Khả năng mở rộng của bo mạch gồm 5 khe cắm 32-bit PCI, hai khe 16-bit ISA và một khe chung PCI/ISA. Trên bo có hai cổng USB loại ATX, một IrDA, một cổng parallel tốc độ cao, hai cổng serial UART16550 và hỗ trợ ổ đĩa mềm Mode-3. Hệ thống I/O và điều khiển đĩa gồm hai cổng Ultra-DMA/33 PCI Bus Master cho phép CD-ROM loại EIDE. Bus Mastering hỗ trợ PIO Mode 3 và 4 (tốc độ truyền đạt 22MB/s) và hai ổ đĩa mềm (dung lượng đến 2,88MB). Các bo mạch chủ (BMC) dùng cùng chipset thường có tính năng rất giống nhau, tuy nhiên BMC ECS có thêm một số đặc điểm mới khá độc đáo làm cho sản phẩm của hãng khác biệt với các thương hiệu khác. Các BMC ECS được thử nghiệm trong tháng này đều dùng chipset Intel hỗ trợ bộ xử lý (BXL) Intel socket 775, trong khi Gigabyte dùng BXL AMD socket 939 cũng được thêm vào nhiều tính năng cao cấp càng làm tăng hiệu năng cho hệ thống vốn đã mạnh này. ECS 865-M7 Các BMC dùng chipset Intel 865GV thường dùng BXL socket 478, hỗ trợ VGA tích hợp nhưng không có khe AGP để nâng cấp đồ họa. ECS 865-M7 tuy cũng dùng chipset 865GV nhưng có một số cải tiến khá hay như hỗ trợ BXL Intel socket 775 mới, đồ họa tích hợp và có thêm khe AGP Express (thuật ngữ riêng của ECS) cho phép nâng cấp khi cần khả năng xử lý đồ họa mạnh hơn, khe CNR dùng cho card âm thanh, mạng hoặc modem với giá thấp hơn card thường. BMC này được thiết kế theo chuẩn Micro ATX nên khá gọn, tuy nhiên cũng làm ECS 865-M7 cho việc tháo/lắp bộ nhớ hơi bất tiện nếu có card đồ họa rời. ECS 865-M7 đáp ứng tốt nhu cầu phổ thông dành cho gia đình và văn phòng với các giao tiếp cần thiết có sẵn như âm thanh 6 kênh, mạng 10/100, SATA, VGA tích hợp giúp tiết kiệm chi phí. Kết quả thử nghiệm cho thấy 16
- BMC có tốc độ xử lý các ứng dụng thông thường khá cao, khả năng xử lý đồ họa tương đối tốt, tuy nhiên với các tác vụ đồ họa nặng thì hiệu năng giảm đi khá nhiều. ECS 915G-A và ECS 915P-A ECS 915G-A và 915P-A có thiết kế rất giống nhau từ vị trí khe cắm, ngõ giao tiếp, thiết bị đi kèm và tính năng ngoại trừ 915G-A có đồ họa tích hợp. Cả hai BMC đều hỗ trợ bộ nhớ DDR và DDR2 với công nghệ dual channel (kênh đôi) nhưng cùng lúc chỉ dùng được một loại; với 2 khe nên có thể hỗ trợ tối đa 2GB. Cả hai đều dùng họ chipset 915 của Intel nên có khe đồ họa PCI Express; ngoài ra ECS còn tăng cường thêm khe AGP Express nên người dùng “tự do” hơn trong việc lựa chọn card đồ họa; riêng 915G-A có thêm VGA tích hợp khá ECS 915G-A mạnh nên có đến 3 tùy chọn: tích hợp, PCI Express và AGP Express. Hai BMC còn có các điểm đặc trưng của dòng chipset 915 gồm âm thanh 8 kênh, giao tiếp đĩa cứng SATA, mạng gigabit. Khả năng xử lý của 915P-A khá cao trong cả ứng dụng phổ thông và đồ họa, 915G-A có vẻ chưa thể hiện được sức mạnh trong ứng dụng phổ thông khi kém hơn 915P-A khá nhiều, phần xử lý đồ họa có được cải thiện nhưng vẫn kém chút ít so với 915P-A, tuy nhiên BMC này có được chip đồ họa tích hợp giúp tiết kiệm chi phí. ECS 915P-PF4 Extreme ECS 915P-A ECS 915P-PF4 thuộc dòng Extreme nên có thiết kế hay và nhiều tính năng cao cấp. Điểm đáng chú ý đầu tiên là hệ thống tản nhiệt cho chip cầu bắc, cầu nam trông khá hay với dòng chữ Extreme, ngoài ra còn có quạt tản nhiệt với khung dẫn luồng khí màu xanh đọt chuối nổi bật nằm ngay vị trí của giao tiếp máy in LPT, vì vậy LPT được chuyển ra gắn phía sau thùng máy bằng cáp đi kèm. BMC có hệ thống 5 đèn LED nằm cạnh các khe PCI và PCI Express x1 giúp chẩn đoán lỗi. BMC dùng chipset Intel 915P, hỗ trợ 4 khe bộ nhớ DDR2 dual channel, đồ họa PCI Express và nhiều giao tiếp cao cấp khác gồm IEEE 1394 cho video, âm thanh 8 kênh, ngõ vào/ra cho âm thanh số SPDIF, 6 giao tiếp SATA, mạng gigabit, khe PCI Extreme với băng thông lớn rất hiệu quả nếu dùng cho card âm thanh chất lượng cao. ECS 915P-PF4 Extreme được thiết kế với các tính năng và công nghệ dành cho máy chủ (server) với bo mạch 6 lớp, đặc tính Trinity RAID cần thiết cho file server, Dual LAN giúp BMC trở thành người trung gian, có thể “trò chuyện” với cả Internet và intranet. Sức mạnh của 915P-PF4 Extreme còn thể hiện ở các tiện ích đi kèm và cho phép chỉnh xung hệ thống ở bước nhảy 1MHz. Kèm theo BMC có BIOS dự phòng cho trường hợp BIOS chính bị lỗi và mặt nạ đưa giao tiếp USB và IEEE 1394 ra phía trước thùng máy giúp thao tác thuận tiện hơn. ECS 915P-PF4 Extreme ECS 915P-PF4 Extreme với nhiều giao tiếp, công nghệ dành cho server, tốc độ xử lý cao nên có thể đáp ứng yêu cầu máy tính mạnh để giải trí, xử lý đồ họa hay làm server cho gia đình hay văn phòng nhỏ. Gigabyte K8NXP-SLI K8NXP-SLI thuộc dòng 8 Sigma cao cấp của Gigabyte được thiết kế bắt mắt, trông “rất ngầu” với nhiều khe cắm và ngõ giao tiếp. BMC dùng chipset nForce4 SLI cao cấp của NVIDIA, hỗ trợ BXL AMD K8 socket 939, bộ nhớ DDR dual channel cho phép mở rộng đến 4GB; 10 ngõ USB, 3 IEEE 1394, 8 khe SATA, âm thanh 8 kênh và ngõ vào/ra cho âm thanh số, giao tiếp đĩa cứng qua SATA RAID và có cả giao tiếp “mới toanh” SATA2 hỗ trợ RAID cho tốc độ gấp đôi SATA, hai ngõ mạng tốc độ gigabit tăng cường giao tiếp mạng. Điểm đặc trưng của dòng 8 Sigma là hệ thống nguồn phụ DPS (Dual Power System) với quạt tản nhiệt giúp tăng tính ổn định dòng, công nghệ Dual BIOS cũng không thể thiếu giúp khôi phục BIOS. BMC này cũng có sẵn card mạng không dây giúp K8NXP-SLI trở thành trung tâm “truyền thông” cho cả mạng không dây và có dây. 17
- Điểm đặc biệt của chipset nForcd4 SLI là công nghệ SLI (Scalable Link Interface) cho phép BMC chạy cùng lúc 2 card đồ họa hỗ trợ SLI, vì thế xử lý đồ họa mạnh lên rất nhiều. Nếu bạn chọn mua sản phẩm này nhưng là bộ đặc biệt (limited edition) thì có cả card đồ họa Dual 6600GT. Card 2 trong 1 này (hỗ trợ SLI) có sẵn 2 chip NVIDIA GeForce 6600GT và được tản nhiệt bằng hai quạt, có ngõ ra VGA, DVI và S- Video. Đây là sản phẩm mới của Gigabyte, nổi bật với bộ nhớ 256MB DDR3, trong đó mỗi chip 6600GT là 128MB với băng thông 256bit. Kèm theo BMC gồm nhiều phụ kiện (xem bảng) và nhiều tiện ích hay giúp xem thông tin, ép xung, phục hồi và cập nhật hệ thống... Việc cài đặt trình điều khiển cho BMC đơn giản với giao diện web và chỉ cần chọn cài đặt một lần cho tất cả Gigabyte K8NXP-SLI thiết bị. Với kết quả thử nghiệm thì K8NXP-SLI chưa phát huy sức mạnh với các ứng dụng phổ thông của SYSmark 2004 và PCMark04, nhưng đối với 3Dmark03 thì hệ thống này quá tuyệt vời với tốc độ “chóng mặt” khi dùng card đồ họa Dual 6600GT. Tuy chưa công bố nhưng chúng tôi nghĩ giá của sản phẩm này có thể ở mức gây “choáng”. Nếu bạn luôn “quay quắt” với công nghệ cao như IEEE 1394, SATA RAID, SATA2 RAID, SPDIF, Wireless LAN và SLI; sức mạnh xử lý và đặc biệt là đồ họa thì sản phẩm này là sự lựa chọn đáng giá. 4.TÌM HIỂU, PHÂN LOẠI, VÀ NHẬN DẠNG CPU Giới thiệu Ðể phần nào giúp đỡ các bạn mới trong việc chọn lựa và phân loại cpu, tôi viết bài nầy để chia sẽ cùng các bạn một số kiến thức căn bản về cpu. Những thông số và hình ảnh trong bài là do tôi đã thu thập từ internet vốn hầu hết từ các tác giả ở Mỹ. Cũng vì mục đích học tập, tôi nêu lên đây chung để các bạn khác tiện theo dõi và kiểm tra loại cpu (thường là củ) mình đang có hoặc sắp mua. Nếu bạn nào thấy cần thiết sao chép, truyền bá thì cá nhân tôi rất khuyến khích bạn, tuy nhiên để mang tính trung thực, mong các bạn không nên sửa đổi (thêm 18
- bớt) nếu bạn không chắc chắn trong nguồn tin để trách việc truyền đạt thông tin thiếu chính xác đến người tham khảo. Sự bùng nổ các chủng loại máy tính trên thị trường khiến nhiều người thực sự bối rối. Băn khoăn đầu tiên của họ là CPU (Central Processing Unit - bộ xử lý trung tâm): Cho dù Intel chiếm phần lớn thị phần máy PC, nhưng AMD (Advanced Micro Devices) cũng không phải là không có chỗ đứng. Ngoài ra, một số nhà sản xuất khác cũng vẫn nỗ lực đưa ra các loại CPU khác nhau. Tất cả đều mong muốn thị phần của mình sẽ ngày một lớn hơn. -Thực chất CPU là gì? CPU trong máy tính của bạn là một chip, tức là mạch tích hợp điện tử thu nhỏ, chịu trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp về mọi hoạt động của máy tính. CPU là đầu não điều khiển máy tính từ lúc khởi động cho đến khi tắt máy. Các quảng cáo cho máy PC đều đề cập tới thông số megahertz. Vậy megahertz là gì? Thông số megahertz đặc trưng cho tốc độ hoạt động của CPU. Nói một cách nôm na, thông số này đo "nhịp tim" của chip. Con số đứng trước megahertz chỉ ra có bao nhiêu triệu nhịp đập diễn ra trong một giây. Ví dụ, chip 400MHz đập 400 triệu nhịp/giây, gấp đôi số lần của chip 200MHz. -Những thuật ngữ thông dụng cần biết Để có cái nhìn khái quát trước khi đi sâu vào các khái niệm, bạn hãy tham khảo phần từ điển thuật ngữ "Những thuật ngữ căn bản" trong bài này. Một số nguồn trực tuyến, như Webopedia, The PC Guide hay Tom' s Hardware Guide, cũng cung cấp định nghĩa về các thuật ngữ máy tính cơ bản. Trên thị trường hiện nay, CPU của Intel bán chạy nhất, trong đó chủ đạo là dòng Pentium. Vậy có bao nhiêu loại chip Pentium và chúng khác nhau như thế nào? Cho đến nay, Intel đã đưa ra bốn thế hệ Pentium. Đầu tiên là Pentium thế hệ thứ nhất, bộ xử lý 32 bit, nghĩa là nó xử lý được 32 bit dữ liệu đồng thời. Với số lượng transitor nhiều hơn gấp ba so với thế hệ CPU trước đó - chip 486 - Pentium bắt đầu sự nghiệp vào năm 1993 ở tốc độ dưới 100MHz. Ra đời sau Pentium là Pentium Pro và Pentium II. Cho dù đều là chip 32 bit và cùng có tên Pentium nhưng Intel đã quan tâm cải tiến để chúng xứng đáng là những chip thế hệ thứ sáu. Nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng trên các server, Pentium Pro có hai vùng lưu trữ dữ liệu (thường gọi là cache) L1 và L2. Việc thêm cache phụ L2 vào CPU tuy có làm tăng giá thành của chip nhưng đã đem lại khả năng truyền thông tin với tốc độ của CPU. Một trong những điểm mới của Pentium II là thiết kế Slot 1, nghĩa là CPU được tổ chức trên một bo mạch con để cắm vào bo mạch mẹ (motherboard) qua khe cắm dài và mảnh. Cache L2 cũng thuộc bo mạch con nói trên nhưng không được tích hợp vào CPU. Thiết kế này có một vài thuận lợi: rẻ hơn thiết kế của Pentium Pro, cho phép Intel tăng kích thước cache L2, đồng thời tăng tốc độ của cache L2 lên bằng 1/2 tốc độ CPU. Theo thời gian, tốc độ của Pentium II tăng từ 233MHz lên 450MHz và nhờ đó, tốc độ của cache L2 cũng tăng theo. Bước cuối cùng trong nấc thang tăng trưởng của Pentium là sự ra đời của chip thế hệ thứ bảy - Pentium III. -Điểm khác biệt giữa Pentium III và các chip Pentium thế hệ trước là gì? Theo Intel, chip Pentium III có nhiều cải tiến nhưng chủ yếu tập trung vào khả năng xử lý ảnh ba chiều, nhận dạng tiếng nói, chất lượng phát video (đạt tốc độ 30 khung hình/giây) và tốc độ truy cập Internet. Tuy nhiên, những hứa hẹn này cần phải có thời gian kiểm chứng. Hai vật cản lớn trên con đường phát triển của Intel là: sự cần thiết có các phần mềm mới và tốc độ kết nối Internet của người dùng. Intel đã bổ sung 70 lệnh mới vào tập lệnh của Pentium III. Do một lệnh đơn trong tập lệnh có thể xử lý đồng thời một số mục dữ liệu, nên Intel gọi là SSE (Streaming Single Instruction, Multiple Data [SIMD] Extension). Khi 19
- các nhà phát triển phần mềm viết chương trình multimedia, những lệnh này sẽ góp phần cải thiện việc xử lý ảnh, phát video và nhận dạng tiếng nói. Những điều kiện khách quan cũng có thể hạn chế khả năng của Pentium III trong truy cập Internet. Theo lý thuyết, Pentium III hiển thị ảnh ba chiều thật hơn, chiếu video tốt hơn, tuy nhiên người sử dụng chỉ có được các lợi thế này khi kết nối trực tiếp Internet với tốc độ truyền dữ liệu ít nhất là 1,5 Mb. Một modem thông thường tốc độ 56,6 Kb/s nối qua đường điện thoại sẽ khó tận dụng được ưu thế của Pentium III. Các hệ thống Pentium III đầu tiên trên thị trường được trang bị 512K cache L2, bus hệ thống 100MHz và tốc độ CPU là 450 hay 500MHz. Pentium III 550MHz được đưa ra vào quí II năm 1999. -Chip Celeron là gì? Nó có thuộc loại Pentium? Celeron thuộc vào lớp con của Pentium II. Chúng cũng mắc phải những vấn đề lịch sử. Intel giới thiệu chip Celeron với mục đích hình thành thị trường PC giá rẻ (dưới 1000 USD). Công ty đã hạ giá chip bằng cách bỏ qua cache L2, do vậy tốc độ chip này còn thấp hơn cả Pentium MMX 233MHz. Các nhà sản xuất, giới báo chí và người tiêu dùng đều đánh giá thấp loại chip này. Intel đã xem xét lại Celeron, cải tiến nó thành Celeron II và bổ sung 128K cache L2. Kết quả là hiệu năng của CPU tăng đáng kể do cache L2 có tốc độ bằng tốc độ CPU. Các thử nghiệm cho thấy, chip Celeron 300MHz với cache L2 128K chạy ngang với chip Pentium II có 512K cache L2 gắn riêng. Tiếp tục, Intel cho ra đời những chip Celeron có tốc độ ngày càng cao, từ 300MHz lên 333MHz, 366MHz, 400MHz và 433MHz. Do cả Celeron và Celeron II đều có tốc độ 300MHz nên đã nảy sinh sự nhầm lẫn. Cho dù Intel đã ngưng sản xuất chip Celeron nguyên thủy, nhưng chúng vẫn xuất hiện trong sản phẩm của một số nhà phân phối. Nếu bạn chỉ có khả năng mua máy tính dùng Celeron 300MHz thì hãy lựa chip cải tiến 300A. Cyrix Corp. (trực thuộc National Semiconductor Corp.) và Integrated Device Technology chỉ là những tên tuổi mà bạn có thể ghi nhận. Hầu hết các nhà sản xuất, các doanh nghiệp và người sử dụng quan tâm đến PC đều tập trung vào Intel và AMD. -Giải nghĩa các tên mã Giống như đối với Microsoft và các nhà phát triển phần mềm khác, bạn có thể tham khảo các chip sắp ra đời thông qua tên mã. Thông thường tên mã sẽ biến mất khi chip được đưa ra thị trường. Sau đây là danh sách một số tên mã: Cooper Mine - CPU sắp ra đời của Intel. Đó là chip Pentium III tích hợp cache L2 256K. Dixon - Chip Pentium II 500MHz của Intel dùng cho máy tính di động. Geyserville - Một công nghệ chip di động mới sẽ đưa ra vào cuối năm 1999. Dự tính, CPU này sẽ rút ngắn khoảng cách về tốc độ giữa máy tính để bàn và máy xách tay. Katmai - Là tên khác của Pentium III. Đôi khi bạn sẽ thấy phần tham chiếu tới tập lệnh Katmai, gồm 70 lệnh mới của CPU. Mendocino - Tên mã của chip Celeron II. Merced - Tên các chip của Intel được chế tạo dựa trên kiến trúc IA-64. McKinley - Là chip cải tiến từ Merced sẽ được đưa ra vào cuối năm 2001. Chip này dự kiến có tốc độ bus hệ thống nhanh gấp ba lần so với Merced. Sharptooth - Tên mã K6-III của AMD. Tanner - Tên khác của chip Xeon. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch sử phát triển, khái niệm mạng máy tính
4 p | 1482 | 349
-
Bài giảng môn Lắp ráp và cài đặt máy tính - Bài 1: Lịch sử phát triển máy tính - Trường CĐ nghề CNTT iSPACE
12 p | 984 | 243
-
Bài giảng cấu trúc máy tính - Chương 1 Giới thiệu chung
42 p | 352 | 88
-
Bài giảng Kiến trúc máy tính: Chương 1 - Lịch sử phát triển của máy tính
20 p | 376 | 59
-
Bài giảng Phần cứng máy tính: Bài 1 - TC Việt Khoa
27 p | 251 | 49
-
Bài giảng môn Kiến trúc máy tính: Chương 2 - Lịch sử phát triển của máy tính
62 p | 176 | 23
-
Bài giảng Lắp ráp, cài đặt và bảo trì máy tính: Chương 1 - Phạm Hoàng Sơn
28 p | 138 | 19
-
Bài giảng Phần cứng và Lắp ráp máy tính
196 p | 95 | 18
-
Bài giảng Kiến trúc máy tính 2
238 p | 110 | 16
-
Bài giảng Lắp ráp và cài đặt máy tính: Chương 1.1 - Nguyễn Quốc Sử
24 p | 113 | 13
-
Bài giảng Hệ thống máy tính - Chương 1: Tổng quan về Kiến trúc máy tính
61 p | 198 | 13
-
Bài giảng Cấu trúc máy tính: Chương 1 - Đào Quốc Phương
82 p | 102 | 11
-
Bài giảng Kiến trúc máy tính: Chương 1 - ĐH Công Nghiệp
60 p | 75 | 7
-
Bài giảng Kiến trúc máy tính: Phần 1 - Hoàng Xuân Dậu
59 p | 16 | 7
-
Bài giảng Kiến trúc máy tính: Chương 1 - Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM
60 p | 51 | 6
-
Bài giảng Hệ thống máy tính: Chương 1 - TS. Trần Thị Minh Khoa
15 p | 19 | 2
-
Bài giảng Kiến trúc máy tính và Hệ điều hành: Chương 1 - Vũ Thị Thúy Hà
83 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn