Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Sáu: Nguồn gốc đạo Gia Tô
lượt xem 21
download
Các sách tư sản trình bày tư tưởng Âu châu hiện đại gần như là toàn bộ Gia tô giáo và triết học Gia Tô. Thực ra tư tưởng hiện đại phát triển theo xu hướng chống Gia Tô, nhưng trong khuôn khổ đó.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Sáu: Nguồn gốc đạo Gia Tô
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Phần Sáu: Nguồn gốc đạo Gia Tô Các sách tư sản trình bày tư tưởng Âu châu hiện đại gần như là toàn bộ Gia tô giáo và triết học Gia Tô. Thực ra tư tưởng hiện đại phát triển theo xu hướng chống Gia Tô, nhưng trong khuôn khổ đó. Đạo Gia Tô xuất hiện trong đế quốc La Mã. Sự phát sinh và trưởng thành đi đôi với sự phát sinh, trưởng thành, suy vong của đế quốc La Mã, và tiêu biểu cho phong trào xã hội La Mã – tan rã của chế độ nô lệ - phong kiến phát sinh và thanh hình ở Tây phương. Nó tiêu biểu đặc biệt chính xác cho sự chuyển biến từ nô lệ qua phong kiến đại diện cho tư tưởng cao nhất của nô lệ và bao trùm chế độ thống trị phong kiến và cả tư bản nữa. Trong bài này có 3 vấn đề (qua loa) : I - Phong trào xã hội trong đế quốc La Mã. 1 - Mâu thuẫn căn bản trong đế quốc La Mã. 2 - Sự tan rã của đế quốc La Mã. II - Nội dung tư tưởng của đạo Gia Tô. III - Ý nghĩa đạo Gia Tô.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx * * * Dàn bài Gia Tô. Xã hội : - Những mâu thuẫn làm đế quốc La Mã tan rã - thành thị nô lệ - dã man - Hướng tan rã tất yếu đi sang phong kiến. - Những đặc điểm. - Nội dung và sự xây dựng: + Đặc điểm nội dung và sự xây dựng + Cách mạng: phản ánh trung thành tình trạng xã hội qua nhãn quan những người nghèo - đặc điểm (lật ngược). + Thống trị lợi dụng xuyên tạc trong giai đoạn thứ ba - căn bản của tư tưởng phong kiến và cả tư sản. Giá trị: phàn ánh phong trào giải phóng nô lệ và chuyển sang phong kiến
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx I - PHONG TRÀO XÃ HỘI TRONG ĐẾ QUỐC LA MÃ 1 - Mâu thuẫn căn bản trong đế quốc La Mã. Mâu thuẫn xã hội Mâu thuẫn dân tộc, bộ tộc Mâu thuẫn giữa văn minh chủ nô và thế giới thị tộc («dã man») a) Mâu thuẫn xã hội chủ yếu là chủ nô và nô lệ nhưng đã lên một mức cao, phần những nô lệ trong bộ máy sản xuất trở nên rất lớn. Kinh doanh nô lệ dần dần làm tiêu tán mọi phương thức lao động tự do (lao động thủ công ở thành thị, và tiểu nông ở thôn quê, trung nông, phú nông, tiểu địa chủ) nhưng đến đó, kinh doanh nô lệ đi từ điểm biện chứng: bọn chủ nô lớn trước kia dựa vào chủ nô nhỏ và những hạng nhân dân tự do mới đủ sức áp bức nô lệ, bây giờ chính nó tiêu diệt chỗ dựa của nó, chỉ còn một số chủ nô lớn và tay sai của nó là một số vô sản (người tự do nghèo, không có ăn nhưng không lao động, sống bằng ăn bám), nghĩa là trong đế quốc La Mã lịch sử xoay chiều. Do mâu thuẫn này nên kinh doanh lớn không tiến triển được nữa (vì mất chỗ dựa trong cũng như ngoài), nên phải tổ chức những kiểu đại điền trang tự do có tính chất phong kiến (giải phóng phần n ào nô lệ), nghĩa là phải dựa vào nô lệ, cho nên một số ít đất, cho quyền sở hữu, v. v... gọi là lệ nông, hình thức phôi thai của nông nô.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Đạo Gia Tô không đóng vai trò giải phóng nô lệ (Giáo hội đầu tiên kết án khởi nghĩa nô lệ và nông dân ở Phi châu, Ai Cập: lấy lời Chúa nhưng thực tế khi thành hình, nó có tổ chức kinh tế nô lệ duy trì lâu hơn ai hết), nhưng nó phản ánh phong trào đòi giải phóng nô lệ và sự chuyển biến sang một chế độ tiến bộ hơn nhưng cũng áp bức bóc lột: chế độ phong kiến. - Đứng về phương diện lịch sử, bấy giờ có nhiều sử gia nhưng không có một tài liệu nào trong thế kỷ I viết về Gia Tô, mãi thế kỷ II và III mới xuất hiện vấn đề: Gia Tô có thực hay không? - Năng suất nô lệ sút kém và tập trung nguy hiểm. - Tướng tá dã man: chia cho quân lính b) Mâu thuẫn xã hội: đế quốc La Mã là một hệ thống áp bức bóc lột, do đế quốc La Mã áp bức bóc lột dã man bộ tộc khác (gọi là các tỉnh) Gaule, Tiểu Á, Hy Lạp. Đó là nguồn phát triển đồng thời là nguồn mâu thuẫn của đế quốc La Mã, và tuy đi bóc lột nhưng phải dựa vào họ, vì họ mới sản xuất còn tổ chức ở Ý-đại-lợi sản xuất kém, chỉ sống bằng nhập cảng ở các tỉnh về, nghĩa là cơ sở về kinh tế ở các tỉnh, và dần dần cơ sở về quân sự cũng ở ngoài các tỉnh, nó đưa tới kết quả là cơ sở chính trị cũng ra ngoài - nổi lên giành chính quyền. La Mã bắt buộc phải cho dân địa phương quyền công dân La Mã - và nước La Mã không có lý do tồn tại nữa.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx c) Mâu thuẫn giữa văn minh chủ nô và những bộ tộc còn ở thời đại thị tộc: trước kia, trong lúc nó phát triển đế quốc La Mã chiếm cứ thị tộc hay đánh để cướp người về làm nô lệ - thế giới thị tộc là thế giới làm đế quốc La Mã phát triển, nhưng đến một lúc La Mã tan rã trong nội bộ, mà đồng thời sự xâm nhập của La Mã làm các thị tộc tiến triển lên và mạnh mẽ đánh La Mã. La Mã phải mua chuộc bằng đất đai, càng tiến triển và đánh lại. Ba phong trào: dân phá sản, dân tộc áp bức dã man đã kết hợp đưa chế độ La Mã tan rã, và phương thức sản xuất phong kiến thành hình. Ba mâu thuẫn này là những mâu thuẫn căn bản trong tất cả đế quốc chủ nô, nhưng đối với La Mã nó tới độ cao nhất và tiêu diệt luôn chế độ chủ nô. 2 - La Mã của đế quốc La Mã - là một quá trình từ từ: + Lúc đầu chế độ nô lệ còn mạnh, ưu thế của văn minh La Mã đối với các dân tộc còn mạnh. Mâu thuẫn chủ yếu còn thống nhất, các dân tộc oán ghét nhưng chưa có khả năng giải phóng (thế kỷ I). Tới thế kỷ II mâu thuẫn này dần dần phát triển, sự phân biệt giữa công dân La Mã và các dân tộc địa phương bớt dần, sự đối kháng bớt đi, cuộc đấu tranh giữa nô lệ và phá sản chống chủ nô trở nên rất mạnh (thế kỷ II) - mâu thuẫn xã hội là chủ yếu. Tới thế kỷ IV - V, mâu thuẫn văn minh và dã man là chủ yếu, các dân tộc lấn dần và cuối cùng chiếm cứ đế quốc La Mã.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx + Trong lúc phong trào chuyển biến lịch sử đang diễn biến, tất cả hệ thống cũ về kinh tế, chính trị, tư tưởng đều tan rã. Trước kia mỗi địa phương của đế quốc La Mã là một bộ phận tự do (thành thị hay bộ tộc tự do), trong đó một hệ thống tư tưởng phát triển căn bản phản ánh sự thống nhất của các đ ơn vị ấy: mỗi bộ tộc có một tôn giáo, một ông thần, chủ yếu kèm theo một hệ thống thần thánh tiêu biểu cho hệ thống quốc gia tự do và những bộ phận tương đối tự do của quốc gia đó (Thần chủ yếu những quốc gia tự do - hệ thống những nghề nghiệp, phố xá). Trong những nước văn minh như Hy Lạp đã tiến tới tư tưởng triết học cũng tiêu biểu và bảo vệ cho hệ thống xã hội của các quốc gia đó. Khi bị xâm chiếm và lệ thuộc vào La Mã, những ông thần mất uy tín và những tư tưởng triết học mất ảnh hưởng - công dân mất tinh thần (quyền lợi và những cái bảo đảm quyền lợi đó; quyền lợi vật chất và tư tưởng tự chủ, dân tộc). Hiện tượng này rất phổ biến trong toàn bộ đế quốc La Mã, những sách còn lại cho biết mọi người có cảm tưởng đời sống hết ý nghĩa, mất linh hồn và nảy tư tưởng cứu thế (trước kia đã có), những tư tưởng này bây giờ phát triển mạnh mẽ (Osiris, Athis), và có ý nghĩa cứu thế cho toàn thể nhân loại (vì tất cả mọi nước đều bị áp bức). Đòi hỏi ấy được thể hiện một cách tượng trưng trong Gia Tô là một đạo cứu thế phổ cập chung cho toàn thể nhân loại, phản ánh giai đoạn La Mã giới hạn dân tộc bị phá vỡ, sự bảo đảm quyền lợi cũ bị phá vỡ và chưa tìm được một bảo đảm mới nên thể hiện bằng sự bảo đảm một cách mơ hồ, tượng trưng cho quyền lợi con người nhưng có một cơ sở thực tế. Cái bảo đảm đó lả linh hồn bất diệt và số mệnh linh hồn sau khi chết: lên Thiên đường. Yếu tố hàng hóa có ảnh hưởng trong vấn đề này (sự thương mại quốc tế hóa đưa đến tính chất phổ cập và đơn thần của Gia Tô). II - NỘI DUNG ĐẠO GIA TÔ
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Nội dung đạo Gia Tô phản ánh mâu thuẫn và giải quyết một cách tượng trưng sự tan rã của đế quốc La Mã và chuyển sang phong kiến ở Tây phương, đồng thời công cuộc xây dựng nói chung đó cũng phản ánh 3 giai đoạn tan r ã của đế quốc La Mã, cuối cùng thì đạo Giá Tô, kết quả tối hậu của chế độ nô lệ phương Tây đã thành tư tưởng thống trị của chế độ phong kiến, bảo vệ chế độ phong kiến phương Tây. Nội dung đó gồm những gì? Nó rất phức tạp; đơn giản hóa ta có 3 điểm: [3 giai đoạn: 1. Thế giới sắp tan, Thiên Chúa sắp giáng thế để xây dựng một thế giới mới - đòi hỏi dân tộc: tan rã của đế quốc La Mã, các dân tộc độc lập, bình đẳng. 2. Mâu thuẫn giai cấp gay gắt (thế kỷ III), mâu thuẫn dân tộc mờ đi. Chúng ta phải tin tưởng một thế giới khác. 3. Thống nhất Đạo và Giáo hội, xây dựng chế độ phong kiến. Giáo hội chiếm độc quyền thần quyền]. 1 - Tư tưởng tha vong, tư tưởng cứu thế (Perdition) Người Cơ đốc quan niệm mình có tội, mất linh hồn và được Chúa Cứu thế. Mất linh hồn nghĩa là sau khi chết xuống địa ngục, được cứu thế là được lên Thiên Đường. Lên hay xuống thực ra chỉ do tâm trạng hiện tại của người ấy thôi: mất tinh thần vì không biết bám vào đâu, nên căn bản đã thấy sống trong địa ngục và tin tưởng. Tư tưởng cứu thế trong xã hội cũ rất phổ biến, ngày nay tuy xa nhưng
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx còn rơi rớt lại trong những hiện tượng tâm lý: khi không có sự thống nhất giữa chủ quan và khách quan, mất hy vọng, cảm thấy buồn bã “sống cũng như chết” - mất linh hồn. Trong xã hội cũ, tâm trạng này cũng phổ biến vì xã hội đang tan rã, mỗi cá nhân cảm thấy không có gì bảo đảm. Linh hồn trong chế độ chủ nô là tổ chức bảo đảm chế độ chủ nô. Những tổ chức này tan rã từng bộ phận - cá nhân mất tinh thần (ngày nay, khi như thế người ta trở lại Gia Tô, đạo Khổng Mạnh, hay cả những mê tín tầm thường: bói toán, tử vi). Nội dung này từ trước đã có, nhưng đến bây giờ phát triển đến một yêu cầu cao: cứu thế cho mọi giai cấp và dân tộc. Tư tưởng này phản ánh trong xã hội La Mã trong lúc đa số nhân dân, những thành phần trung gian bị phá sản, đặc biệt ở các dân tộc bị áp bức, thành phần trên cũng phá sản, không thấy lối thoát – yêu cầu cứu thế phổ cập đến chỗ xóa bỏ cả biên giới dân tộc (mọi dân tộc đều bị áp bức). Yêu cầu này không chỉ cho người tự do (như Osiris) mà mở rộng cho cả nô lệ, vì chính những thành phần tự do trước bây giờ một phần biến thành nô lệ, phần còn lại cũng bị liệt vào một chế độ nô lệ. Cụ thể, Gia Tô phát sinh vào thế kỷ I trong những tập đoàn Do Thái nghèo ở những thành thị Đông phương (Ai Cập, Syrie, Tiểu Á, cả Hy Lạp) phần lớn của đế quốc La Mã; sau dần dần mở rộng ra nhiều thành phần nghèo, họ căm thù Nhà nước La Mã, nhưng không có điều kiện giải phóng dân tộc nên đòi hỏi một ông thần cứu thế cho toàn thể nhân loại. [- Thợ thuyền phá sản - Gia Tô tư bản tăng sĩ không có tự hào dân tộc, không hy vọng giải phóng dân tộc.
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Các nước thuộc đế quốc La Mã bấy giờ không thể xây dựng nước độc lập trên chế độ nô lệ, vì chế độ này đã hết phát triển. Nhưng sau này qua phong kiến, họ xây dựng được. Gia Tô có mang một yếu tố dân tộc chống La Mã. - Lúc đầu Gia Tô mang tính chất dân tộc Do Thái (các tập đoàn nghèo), về sau nó mất dần tính chất dân tộc vì sự gia nhập của nhiều dân tộc khác, phức tạp ở các thành thị Cận Đông. - Quan hệ giữa cha và con là quan hệ giữa chế độ cũ (kỷ luật) và chế độ mới mong ước (nhân đạo, ban ơn). - Giáng thế: thần biến thành người chịu khổ để cứu thế. Tư tưởng này phản ánh cái mơ mộng của nhân dân trong chế độ cũ (trong chế độ phong kiến) đ ược thể hiện một cách hình thức]. 2 - Yếu tố thứ hai: quan niệm Tam vị hay Ba ngôi (Trinité: Cha, Con và sau thêm Thánh Thần). Cha, Con là chủ yếu. Vấn đề Cha, Con, 2 vị nhưng đồng chất, vẫn là một Thượng đế, cùng một chất Thần nhưng 3 ngôi khác nhau. Thần Cha phát sinh Thần Con, Thần Con hy sinh hiến tế để cứu vớt nhân loại. Từ vật tổ đã có hiến tế (tôtem: do hiến tế linh hồn được bảo đảm - trước kia hiến tế súc vật: vật tổ - sau này trong những đạo hiến tế Đông phương, Osiris hy sinh cứu nhân loại). Ông thần hy sinh tiêu biểu cho quyền thống trị của giai cấp thống trị, được xây dựng có hy sinh để thực hiện xây dựng được chế độ thống trị, nghĩa là - theo nó - cứu thế cho xã hội. Tuy nhiên, ở đây có một điểm mới: không phải ông Thần mà Con ông Thần hiến tế - Thần có hiến tế nhưng không phải dưới hình thức Thần (Cha) mà dưới hình thức Người (Con). Tại sao có hiện tượng này, và hiện tượng này có tính chất nhân dân và làm đổ máu nhiều (Sirius cho là Cha Con là hai vị đánh nhau: Do Thái Cơ đốc - Cơ đốc; Tin lành - Tân Cơ đốc). Tam vị Thần thánh là một chất, nhưng phân
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx biệt dẫn đến đánh nhau, nổi loạn và sau này trong Trung Cổ và gần Phục Hưng còn đánh nhau lớn vì hiện tượng này - Tin Lành. Theo ý tôi, vấn đề liên quan tới vấn đề dân tộc trong đế quốc La Mã: Thần đại diện cho ông vua. Ông vua của các dân tộc bị chinh phục không còn uy tín - không còn hiến tế. Còn Hoàng đế La Mã bị chống đối không được công nhận. Nhân dân đòi hỏi một minh quân, Minh quân này khác với ông vua cũ của thị tộc, nhưng phải do chế độ cũ - quân chủ - phát sinh, nên ông Cha phải sinh ra ông Con để hy sinh hiến tế (sách Thánh: Gia Tô l à ông vua của thế giới mới, cha là đại diện cho vua cũ hay vua La Mã). Các dân tộc bị đế quốc La Mã áp bức không có điều kiện giải phóng dân tộc, chống La Mã, và yêu cầu một Nhà nước mới cư xử bình đẳng giữa các dân tộc và các thành phần - cứu thế cả nhân loại. Do đó Gia Tô có tác dụng lớn, có phần tiến bộ và phản động. Đặc biệt thời Trung Cổ, về phương diện bình đẳng bác ái, nó được sử dụng trong các cuộc bạo động nông dân đòi bình đẳng bác ái, và trong thế kỷ XIX cho phong trào xã hội. [Ở Trung Quốc, Thái Bình Thiên quốc lấy Gia Tô để đấu tranh. Phong trào công nhân: xã hội Công giáo.] Công giáo và phần nào được sử dụng trong những phong trào dân tộc, thu hút được những ước vọng bình đẳng dân tộc dù rất mơ hồ, những trí thức cũ đi đạo vì ước vọng bình đẳng. Nhưng tác dụng phản động của nó vì làm lạc hướng phong trào cách mạng vì hình thức bề ngoài có phần tiến bộ: quan niệm bình đẳng giai cấp và dân tộc. 3 - Yếu tố thứ ba: quan niệm bác ái Cha và Con có một phân biệt căn bản: luật của Cha là một kỷ luật có tính chất cưỡng bách, luật của Con có tính chất bác ái - từ Pháp luật qua Tự nguyện. Về
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx hình thức, đó là một tiến bộ lớn: phản đối cưỡng bách, đặt bác ái, tự nguyện, tự giác. Bác ái ở đây có tính chất phổ cập, thống nhất giữa chủ quan v à khách quan, cá nhân và nhân loại. Sở dĩ đi đến hình thức cao ấy vì nó tiêu biểu cho một phong trào xã hội rộng rãi là phong trào đấu tranh của nô lệ (những phong trào trước đóng khung trong bộ tộc, nên ít khi thu hút được nô lệ). Nhưng trên cơ sở tiến bộ đó, nó lật ngược cả ý nghĩa chân chính, vì không đòi hỏi cái Bác ái thực hiện trong thực tế nhưng thực hiện trong linh hồn, trong khi những áp bức bóc lột trong thực tế (chủ nô - nô lệ) vẫn được duy trì. Tính chất của Gia Tô là thực hiện một chuyện hợp lý và nhân đạo, nhưng thực hiện trong một thế giới mơ hồ của linh hồn. [Mơ hồ, vì yêu cầu của nhân dân là sự mong muốn một sự thống trị khác, một vì minh quân - trong khuôn khổ nô lệ - ước muốn đó cố nhiên phải mơ hồ và không thể có được, chế độ nô lệ đã hết nhiệm vụ. Tuy nhiên, sự “giải phóng” này tuy mơ hồ nhưng có cơ sở] Từ đó xuất hiện quan niệm 2 thế giới: bên kia bình đẳng, bác ái trong linh hồn, bên này là thế giới thực tế vật chất. Bên kia là sự thể hiện những yêu cầu của bên này, và cũng là một giải pháp để duy trì thực tế của bên này. Tuy giải quyết trừu tượng nhưng nó tồn tại được, vì tiêu biểu cho một bước tiến bộ thực về phương diện khách quan và lịch sử: từ nô lệ qua phong kiến, nô lệ không phải là người, còn nô lệ tuy thực tế vẫn bị áp bức bóc lột dã man nhưng trong tinh thần là một con người có quyền sở hữu. Vẫn là áp bức bóc lột tàn tệ nhưng hình thức tiến bộ - Gia Tô có hình thức tiến bộ nhưng nội dung mơ hồ: bình đẳng và bác ái cho cả nhân loại không phân biệt giai cấp, dân tộc. Đặt nó là một chân lý của thế gian, nhưng để nó ra ngoài thế gian, phủ định nó trong thế gian, cho thực tế là mơ hồ và lấy mơ hồ làm thực tế - do đó Gia Tô bảo vệ chế độ phong kiến, và bao trùm tư bản vì nó
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx thỏa mãn thiết thực giai cấp thống trị - phổ cập ở toàn bộ Tây phương, một phần thế giới và rất sâu sắc. Vì thế phong trào cách mạng trong thời Trung Cổ và cả tư sản một phần nào bị lôi cuốn trong đạo Gia Tô, nhưng chủ yếu là chống quan niệm Gia Tô: quan niệm những giáo điều đó là chân lý nhưng khẳng định nó trong thế giới bên này. [- Thiết thực về phương diện hình thức: nô lệ được chuyển thành nông nô tương đối “người” hơn. Đó là kết quả của cuộc đấu tranh nô lệ. Hai mặt đó của Gia Tô vừa cao quý vừa mơ hồ phản ánh sự chuyển biến từ nô lệ qua nông nô - tiến bộ nhưng chỉ là hình thức, do đó Bác ái thực hiện phải thông qua Chúa. Cơ sở của tư tưởng giải phóng nô lệ thực sự có, nhưng không có tác dụng thực tế, do đó tư tưởng cũng chỉ hình thức mơ hồ. - Gia Tô giáo phản ánh tư tưởng của phong trào giải phóng nô lệ. - Yêu cầu của phong trào được thực hiện với chế độ phong kiến: minh quân, nhân đạo, bác ái - ban ơn là lý tưởng điển hình và cũng là đặc điểm của chế độ phong kiến]. III – SỰ CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG TỪ CỔ ĐẠI QUA TRUNG CỔ Ngoài tính chất tôn giáo, Gia Tô còn là một triết học duy trì được tài sản văn hóa Cổ đại Hy Lạp trong thời Trung Cổ, đặc biệt là phần đầu. Một đặc điểm của biến chuyển nô lệ - nông nô ở Âu châu là về xã hội có một tiến bộ, nhưng có một sự thoái bộ xét về mặt văn minh thành thị và một phần nào thượng tầng kiến trúc: tới thế kỷ XV, XVI mới lại đạt được một trình độ văn minh về khoa học, nghệ thuật và tổ chức Nhà nước của những thành thị Hy Lạp phồn thịnh. Do đấy, những sử
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx gia tư sản vẫn xem phong kiến là một thời đại thoái bộ (vì chỉ nhìn trên thượng tầng); với sự thoái bộ đó, nền văn minh duy trì được nhờ những tổ chức giáo hội (sách vở của Cổ đại được các thầy tu thầy dòng giữ lại. Những kiến thức (khoa học, nghệ thuật) cũng duy trì được trong nhà tu dưới hình thức ban ơn của Chúa (chân lý khoa học do Chúa ban cho, nội dung khoa học là những ý niệm của Chúa). Người tiêu biểu sự thu hút thành tích Cổ đại vào Gia Tô là Saint Augustin. Ông này thống nhất mâu thuẫn giữa chân lý thần bí của công giáo và chân lý lý tính của khoa học bằng cách khẳng định rằng chỉ có nhờ thần mà chúng ta có thể hiểu biết được chân lý (chân lý lý tính phụ thuộc chân lý thần b í - các hiền triết đều vô giá trị). Tư tưởng này phản ánh thực tế: văn minh thành thị tan rã khắp nơi, chỉ trong Giáo hội mới duy trì được, tổ chức chính trị cũng tan rã. [Thế giới có 3 tôn giáo lớn: Phật giáo: Gia Tô giáo và Hồi giáo. Mỗi đạo có đặc tính riêng. Đều là thần bí, nhưng đứng về phương diện lý tính thu hút được kiến thức khoa học thì đạo Gia Tô cao nhất. Buổi đầu ở Tây phương, Gia Tô giáo có một vai trò quan trọng về chính trị và kinh tế nữa. Nó được xây dựng từ dưới lên trên trong toàn bộ lĩnh vực La Mã - tính chất quần chúng. Hồi giáo được xây dựng từ dưới lên trong Ả rập thôi, sau lan tràn bằng xâm lược - thống trị, cưỡng bức các dân tộc bị trị. Phật giáo lan tràn bằng cách hòa bình nhưng buổi đầu lan tràn qua những tầng lớp trên đã. Do đó Gia Tô, nhất là buổi đầu, mang một nhân dân tính đặc sắc nên cứu vớt được một số lớn thành tích cổ đại (phép tính, thiên văn, tư tưởng). Cũng vì thế, sức hấp dẫn của Gia Tô mạnh hơn (tổ chức tính).]
- Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx Trần Đức Thảo (Lịch sử Tư tưởng trước Marx, tr. 303-313)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Tám: Văn Hoá Phục Hưng và Cải cách Tôn Giáo
17 p | 183 | 35
-
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học trước Marx
19 p | 252 | 35
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Bảy: Xã hội Trung Cổ
18 p | 139 | 24
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười: Triết học duy vật Pháp thế kỷ XVIII
18 p | 125 | 23
-
Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Tư tưởng cổ đại Trung Hoa
15 p | 99 | 21
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn