intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 1: 1945-1954): Phần 2

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:489

240
lượt xem
75
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 của Tài liệu Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 1) là phần phụ lục của Tài liệu. Phụ lục này bao gồm các bài viết, bài nhạc, các bài diễn văn, các lời kêu gọi kháng chiến, …ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Mời các bạn cùng tham khảo, hy vọng Tài liệu sẽ cung cấp cho bạn đọc những dữ kiện, dữ liệu hữu ích để phục vụ học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lịch sử Việt Nam - Lịch sử Nam Bộ kháng chiến (Tập 1: 1945-1954): Phần 2

  1. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) 634 PHỤ LỤC
  2. Kết luận phần Nam Bộ kháng chiến... 635
  3. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) 636 PHỤ LỤC 1 HẢI XÂM – HẢI THOÁI XƯA ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÙNG ĐỒNG BẰNG NAM BỘ LIÊU KIM SANH1 Do ảnh hưởng của các hành tinh, mặt trời, mặt trăng và nhiều lực hút thiên văn phức tạp, hàng ngày nước biển vẫn dâng lên gọi là nước lớn hay triều cao và hạ xuống gọi là nước ròng hay triều thấp, chúng dường như đã thành quy luật tự ngày xưa. Bìm bịp kêu nước lớn anh ơi, Buôn bán chẳng lời chèo chống mỏi mê. Mười bảy nước nhảy khỏi bờ. Nước ròng trong ngọn chảy ra, Em toan lo liệu kẻo già hết duyên. Ở đây đáng nói là trong quá khứ đã nhiều lần mực biển dâng cao hơn bình thường khiến cho nước mặn tràn vào lục địa gọi là hải xâm; và ở nhiều dịp khác thì mực biển xuống thấp gọi là hải thoái đến mức một biển khá to như biển Đông Việt Nam bị thu nhỏ như một cái hố nước mặn. Diễn tiến ở quy mô thế giới và trong thời gian khá dài, các đợt hải xâm và hải thoái còn lưu lại nhiều di tích đặc biệt khắp các miền duyên hải, ở bất cứ nơi nào mà vách núi chạm bờ biển ___________ 1. Sở Nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
  4. Phụ lục và nham chất có thể bị tác dụng hòa tan hay là ở hải đảo nào có nhiều hang động để sò ốc và san hô phát triển rồi khi chết thì vỏ và xương được bảo tồn. Sự phân tích một số dữ kiện cơ bản về mực nước biển sẽ giúp ích cho việc tìm hiểu và minh giải các biến động liên quan đến vùng Óc Eo đồng bằng sông Cửu Long. 637 Hình 1 Căn cứ vào các di tích hải thoái, hải xâm tìm được dọc duyên hải và nhiều nơi trên lục địa Đông Dương được định tuổi tuyệt đối C14, H. Fontaine có đưa ra giả thuyết, ước tính gần đúng, về những đợt dao động mực biển địa phương Việt Nam (Hình 1). Theo H. Fontaine thì kể sau đợt hải thoái cuối canh tân (plêixtôxen) đầu toàn tân (hôlôxen) ứng với băng kỷ Wiirm kéo dài cách nay 60.000 - 11.000 năm và liền theo thời kỳ chuyển tiếp cách nay 11.000 - 10.250 năm thì xảy ra đợt tan băng và nước biển bắt đầu dâng lên. Nếu lấy mực biển trung bình hiện nay làm mực chuẩn 0m, thì hải thoái plêixtôxen - hôlôxen làm hạ thấp mực biển 100 -
  5. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) 120m. Sau đó mực nước dâng lên đến mực 0 m vào năm 4.850 trước Công nguyên, cách nay 6.800 năm1. Kế đó là 4 đợt nước dâng và 3 lượt nước hạ. 638 1. Hải xâm hôlôxen I, ký hiệu H I từ 4.850 đến 1.650 năm trước Công nguyên. Thời gian 3.200 năm, với 3 giai đoạn đỉnh cao 4m (năm 3.900), 3m (2.950), 2m (2.350) và 2 giai đoạn tương đối hạ thấp vào các năm 3.500 và 2.850. 2. Hải thoái hôlôxen 1, ký hiệu h1 từ 1.650 đến 1.150 năm trước Công nguyên. Thời gian 500 năm, với cực tiểu - 0,8m xảy ra vào năm 1.400 trước Công nguyên. 3. Hải xâm hôlôxen II, ký hiệu H II từ 1.150 đến 850 năm trước Công nguyên. Thời gian 300 năm, với đỉnh cao nhất 0,3m xảy ra vào năm 950 trước Công nguyên. 4. Hải thoái hôlôxen 2, ký hiệu h2 từ 850 đến 200 năm trước Công nguyên. Thời gian 650 năm, với cực tiểu (dưới 0m, tức - 1m) xảy ra vào năm 550 trước Công nguyên. 5. Hải xâm hôlôxen III, ký hiệu H III từ -200 đến 50 năm sau Công nguyên. Thời gian 250 năm, với mức cao nhất là 0,4m ghi nhận vào khoảng năm 50 trước Công nguyên. 6. Hải thoái hôlôxen 3, ký hiệu h3 từ 50 đến 550 năm sau Công nguyên. Thời gian 500 năm, với đáy thấp nhất phỏng chừng - 0,5m được biết là vào năm 200 sau Công nguyên. 7. Hải xâm hôlôxen IV, ký hiệu H IV từ 350 đến 1.150 năm sau Công nguyên. Thời gian 800 năm, với điểm cao trung bình 0,8m ghi nhận vào năm 650 sau Công nguyên. 8. Từ 1.150 đến 1.950, ký hiệu h4 mực biển dao động ± 1m, ___________ 1. Trong cách xác định tuổi tuyệt đối bằng phương pháp C14, năm chuẩn 0 được chọn là năm 1950. Ví dụ, một biến cố xảy ra cách nay 2.000 năm theo tuổi C14 thì ứng với năm 50 trước Công nguyên: 50 + 1950 = 2.000 năm; một sự kiện xảy ra vào năm 100 sau Công nguyên sẽ có tuổi tuyệt đối tính theo phương pháp C14 là: 1950 - 100 = 1.850 năm.
  6. Phụ lục xem như ổn định hơn các thời kỳ trước. 639
  7. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) Qua lược đồ của H. Fontaine và xét đề tài về hải cảng Óc Eo đang nói ở đây, ta chú ý đến đợt hải xâm gần hiện tại nhất mà người viết đặt tên là hải xâm hôlôxen IV, ký hiệu H IV. Sau khi hiệu chính hợp lý về tuổi định thời do phương pháp C14, các 640 đặc tính về tầm cỡ và thời hạn của hải xâm này được phỏng chừng như sau: - Thời hạn: 800 năm, từ năm 350 đến 1.150 với đỉnh cao vào năm 650 sau Công nguyên. - Mực biển cao nhất từ 0,5 đến 1m trong 30 năm, từ 635 đến 665 sau Công nguyên. - Giai đoạn lên từ năm 350 đến 650 sau Công nguyên. - Giai đoạn xuống từ năm 650 đến 1.150 sau Công nguyên. Những nơi còn giữ di tích các mực biển cổ tại Việt Nam. Các biến động về mực biển vừa kể trực tiếp liên quan đến sự hình thành vào thế kỷ I, cực thịnh vào thế kỷ II - IV để rồi tan biến vào cuối thế kỷ VII hải cảng Óc Eo và cả nền văn minh cùng tên ấy, mà cụ thể giai đoạn từ đợt hải thoái hôlôxen 3 đến kỳ hải xâm hôlôxen IV là có vai trò quyết định. Để cho luận cứ thêm phần vững chắc ta hãy lược duyệt xem các dao động quan trọng như vậy còn để lại di tích gì dọc duyên hải Việt Nam. Về mặt này các khám phá thật phong phú, nhưng ở đây ta chú ý đến các mực biển và bậc thềm 2m - 1,5m và thấp hơn. - Tại Cầu Đá - Nha Trang. Bậc thềm 2m được tìm thấy ở Hải học viện Nha Trang, ở Hòn Tre là hải đảo lớn nhất trong vùng, ở Hòn Mùng và Hòn Miêu. Bậc thềm 4m đã được khoan thăm dò xuyên suốt, từ cao độ 5,50m - 25,20m (sâu 30,70m). Cột địa tầng được E. Saurin và Nguyễn Lan Tú khảo sát (1965) cho thấy sản vật tàng tích của nhiều đợt hải xâm và hải thoái. Tuy rằng bậc thềm 4m tương đối xưa và chưa có định tuổi trực tiếp nhưng một cuộc khảo sát chi tiết hơn nữa có thể
  8. Phụ lục phân tích các bậc thềm 2m và 4m thành những cao độ thấp hơn như 1,75m, 1,50m, 1,25m từng được mô tả tại vùng Hà Tiên. 641
  9. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) - Tại Tô Bồng - Ninh Hòa. Một bậc thềm duyên hải nằm ở 1,5m trên bờ biển hiện tại được H. Fontaine tìm thấy ở Tô Bồng, cách Vạn Giã 15km về phía bắc - đông bắc. Các trầm tích của bậc thềm này bị xâm thực rất nhiều và hạn chế trong diện tích phỏng chừng 40m2 bao gồm các loại đất sét vôi 642 (marne) màu xám, chứa nhiều cát thạch anh lưu chuyển, được củng cố và nhào trộn bởi rất nhiều vỏ sò ốc. Các loại sò ốc tìm thấy nhiều nhất là: Anomalocardia squamosa L, Batillaria zonalis Brug, Potamides Sp. Các loại sau đây cũng được ghi nhận, nhưng vỏ của chúng đôi khi chỉ còn lưu lại dấu in mặt trong vì đã bị hòa tan: Terebralia sulcata, Circe gibba, Natica Sp. Thành phần này có đặc tính là chứa nhiều loài sò ốc của vũng cạn và cửa sông, chứng tỏ các điều kiện trầm tích tương tự như hiện tại, tức là ứng với một đợt dâng nước quy mô nhỏ và gần đây theo nghĩa định chất của hai từ này. - Vùng Ninh Thuận. Tuy không được mô tả đầy đủ chi tiết nhưng E. Saurin cũng có nêu lên sự hiện hữu của bậc thềm 2m tại nhiều địa điểm như Vĩnh Hảo, Bình Thiện (núi Bình Nhơn), phía nam mũi Dinh. Phần lớn cấu tạo bằng cát, sa thạch vôi và mảnh vụn san hô. - Vùng Hà Tiên và vịnh Thái Lan. Tác dụng hóa học và cơ học của mặt biển đã để lại bên ngoài các khối nham thạch nhiều hàng lỗ nhỏ ghi nhận được tại đảo Saracen (Carbonnel, 1964). Mực biển 2m cũng có đào một hốc duyên hải rất rõ ăn vào các nham chất với Pecmê tại Hòn Chông, Ba Hòn và Hòn Nghệ. Đảo Gầm Ghì thuộc quần đảo An Thới được nối dài về phía tây bắc bởi một hệ thống mõm đá có vẻ như là những mảnh vụn của một thềm đá tạo nên bởi mực biển 2m. Tại vùng Hà Tiên, các khối đá vôi tại Hòn Nghệ chứa nhiều hang và chỗ lõm mài láng có lẽ do sóng biển tạo thành ở cao độ từ 4 đến 5m. Ở chân núi Còm gần Kiên Lương nằm cách biển hiện tại 4,5 km, thời kỳ hải xâm Flandrian trung đã để lại nhiều di tích dưới dạng các hốc đào trong đá vôi, chứng tỏ có 4
  10. Phụ lục mực biển cố theo thứ tự từ trên xuống là 4,5 m - 4m, 3m, 1,75m và 1,25m. Phát hiện này có ý nghĩa khá quan trọng đối với việc giải thích các hồng thủy ngắn hạn theo nghĩa địa chất có sau thời gian hải xâm Flandria. Tại đảo Mây Rút Ngoài, thuộc quần đảo An Thới, có nhiều hang ở độ cao 1,6 - 643 1,8m đào trong khối sa thạch thượng. Một giải sò ốc cũ được bảo tồn trong các hang của Hòn Chông và Hòn Nghệ ở cao độ 2m bên trên các sò ốc còn sống hiện tại. Nhiều khối san hô chết thuộc mực biển 2m được tìm thấy tại bờ biển Hòn Nghệ và Hòn Sao. Mực biển 2m còn để lại các mảng cuội sỏi, đá tảng đủ loại tại An Thới và Hòn Sao. Quần đảo Thổ Châu gồm có 8 hòn đảo với bậc thềm 2m đã phát hiện tại đảo chính, chứa san hô, vỏ sò ốc, hỗn nham. Bậc thềm này khá lớn, bề ngang đến 300m tại Bãi Ngự. Tại Hòn Cao cũng thấy bậc thềm 2m như vậy. Quần đảo Bà Lụa hay Bình Trị với 30 đảo và hòn, cách Hà Tiên 30km về phía đông nam. Tại Hòn Rễ Lớn có thềm san hô cao độ 1,5 - 2m. Tại Hòn Đá Bạc nhiều thềm đá hiện ra ở cao độ 1 - 2m trên mọc sò hến hiện tại có thể được xem như kết quả của tác dụng xâm thực của một mặt biển cổ. Tại Hòn Đá Lửa có nhiều mực biển xếp thành hệ thống, trong số đó mực biển 2m chứa nhiều vỏ sò ốc còn dính trên vách đá ở các chỗ khúc khuỷu được tìm thấy tại nhiều nơi, bên trên các bãi sò hiện tại. Ngoài ra, trong các khối nham chất vôi còn có hốc đá nằm ngang rất rõ, cũng ở cao độ 2m1. Định tuổi các mực biển cổ. Tuổi của các bậc thềm từ 1,5 đến 2m có thể được xác định bằng hai cách gián tiếp và trực tiếp. Phương pháp gián ___________ 1. H. Fontaine: Ghi chú về vịnh Thái Lan (chữ Pháp), Sài Gòn, 1968. H. Fontaine: Ghi chú về các vùng Hà Tiên và Hòn Chông (chữ Pháp), Sài Gòn, 1970.
  11. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) tiếp là cách định tuổi tương đối các bậc thềm bằng sự đối chiếu với các tài liệu khảo cổ của những nền văn minh tiền sử. - Tại Côn Sơn. Nhiều di tích tiền sử như đồ đồng, quặng sắt, đồ gốm và rìu đá mài đã được thu nhặt trên đỉnh một đồi 644 cát nhân khi đào huyệt chôn người mới chết. Tiếc rằng sau đó chưa có cuộc khảo cứu nào tiếp tục đào xới thêm. - Tại Quảng Ngãi: Khu mộ Sa Huỳnh cũng nằm trên một đồi cát tạo thành dải duyên hải ngăn cách bờ biển với một vũng bên trong. Căn cứ vào các dụng cụ tìm thấy thì cả 2 địa điểm này đều thuộc thời đại đồ sắt và nằm sát bờ biển, mà vùng duyên hải liên hệ có địa thế rất bất thường do các đổi thay mực biển. Vậy nếu chúng bị mực biển 2m xâm lấn thì đã bị phá hủy. Điều này chứng tỏ 2 di tích Côn Sơn và Sa Huỳnh phải xuất hiện sau mực biển 2m. - Tại Quảng Bình. Ở gần Đông Hải thuộc làng Tam Tòa có di chỉ tiền sử Bàu Tró nằm ngay tại mực biển. Khu này đã cung cấp một bộ dụng cụ bằng đá quan trọng gồm nhiều đồ gốm có tô vẽ và nhiều món khác bằng xương được định tuổi là hậu kỳ của thời đồ đá mới. Mặc dù chưa tìm được vật dụng kim khí, nhưng các đồ gốm khá văn minh có thể tượng trưng những năm khởi đầu của thời đại đồ đồng tức là một đại diện nghèo của nền văn hóa Sam Rong Sen (Campuchia)1. - Tại Minh Cầm, nằm ở hữu ngạn sông Rào Nậy, cách Đông Hải 75km về phía tây bắc, cũng tìm được nhiều di tích của nền văn hóa đá mới gần giống như trên. Các trầm tích bao quanh những vật tìm thấy chỉ còn được bảo tồn trên các vách hang động. Sự xâm thực đã phá hủy nóc các hang cũ và chỉ để ___________ 1. E. Patte: “Khai quật một cồn cỏ điệp thời kỳ đá mới ở Tam Tòa gần Đồng Hới“ (chữ Pháp); trong Tập san: Trường Viễn Đông Bác cổ, t. 23, 1923.
  12. Phụ lục lại các di tích sau khi đã ăn mòn ngót 4m bề dày. Theo E. Patte sự xâm thực tương đương được nhận ra ở các hang động tại Đông Dương cách Hải Phòng 12km về phía bắc. Có thể sự xâm thực này đã phát sinh như hậu quả của một sự hạ thấp mực biển. 645 - Tại Ninh Bình. Di chỉ đồ đá mới Chợ Gành nằm cách bờ biển hiện nay khoảng 20km, đã cung cấp một số lớn vỏ sò ốc gốc biển là tàn vật nhà bếp. Mặt khác các vách đứng bằng đá vôi tại vùng gần đó cũng có nhiều hốc đào ở dưới chân chắc là hậu quả của tác dụng xâm thực bởi sóng biển. Các nhận xét này đã khiến cho M. Colani đưa ra giả thuyết là mặt biển, rất có thể là mực 4m hoặc mực 2m hay là mực thấp hơn đã tràn đến Chợ Gành trong thời đồng đá. Tuy nhiên M. Colani chẳng nói rõ là mực biển nào. Cánh đồng lầy ngập nước vùng Chợ Gành với cao độ thường kém hơn 0,5m không gây trở ngại gì cho các đợt hải xâm nói trên1. - Tại Quảng Yên. Nếu ta đi ngược về bắc đến tận vùng vịnh Hạ Long thì cần nêu lên sự phát hiện của E. Saurin về một bộ dụng cụ thuộc địa tầng Hòa Bình tại vùng Giáp Khẩu, ở gần Hồng Gai, có tuổi đồng thời với những năm đầu của thời đại đồ đá mới. Sự phát kiến này khiến cho E. Saurin kết luận rằng các “kỹ nghệ tiền sử từ thời kỳ địa tầng Hòa Bình đến thời kỳ cuối cùng của thời đại đồ đá mới đã có tuổi muộn hơn là mực biển 2m”. Nói như vậy là thêm tuổi cho mực biển 2m đặc biệt già đi khá nhiều2. J.G.Anderson (1939) cũng khảo sát vùng vịnh Hạ Long và cho rằng mực biển 2m đã hiện hữu tại đây trong thời kỳ của nền ___________ 1. M. Colani: “Điều tra nghiên cứu về tiền sử học Đông Dương” (chữ Pháp); trong Tập san: Trường Viễn Đông Bác cổ, t.30, 1930. 2. E. Saurin: Ghi chú về một số thành tạo cận đại ở Nam Việt Nam (chữ Pháp), Sài Gòn, 1957.
  13. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) văn hóa đồ đá mới Danh Đô La, nhưng các luận cứ đưa ra lại có vẻ kém chắc chắn. Như vậy thể theo các bằng chứng khảo cổ vừa được duyệt bên trên thì các mực biển từ 1,5 đến 2m đã có trước nền văn hóa Sa Huỳnh cổ điển, nghĩa là xưa hơn thời đại đồ sắt. Nền văn hóa 646 này lại được tìm thấy gần đây ở nhiều nơi, trong đó có di chỉ Hàng Gòn, gần Xuân Lộc (Long Khánh) và được định tuổi bằng phương pháp C14 là 2.100 - 2.300 ± 150 năm cách nay, nghĩa là 150 - 350 năm trước Công nguyên. Các di tích ở Quảng Bình cho thấy mực biển 2m có tuổi cổ hơn nữa, có thể hiện hữu trước thời đại đồ đồng một thời gian ngắn. Người ta có thể nghĩ rằng các dân cư vùng Tam Tòa đã di chuyển đến sống gần Bàu Tró vào một thời gian rất ngắn sau khi có sự hạ thấp của mực biển 2m xuống mực biển 0 m hiện tại. Mặt khác dân cư vùng Minh Cầm có thể đã cư trú trong các hang động mà sự xâm thực đã khởi sự đào được vài rãnh hẹp. Một sự định tuổi bằng phương pháp C14 tại địa điểm ở vùng Hàng Gòn thuộc thời đại đồ đồng đã cho kết quả là 3.950 ± 250 năm cách nay, tức là 2.000 năm trước Công nguyên. Con số này đã đẩy tuổi của bậc thềm 2m lùi lại gần với tuổi của bậc thềm 4m và cho thấy lịch sử của giai đoạn mực biển 2m thật là ngắn ngủi. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây chỉ là con số đo được từ C14 với tất cả rủi ro và sai lầm thường vấp phải của phương pháp định tuổi này. Cacbon phóng xạ báo cáo trực tiếp tuổi tuyệt đối của các đợt hải xâm và hải thoái. Trong thời gian 1970-1972 một loạt định tuổi bằng phương pháp C14, với các mẫu vật lấy từ vùng lưu vực sông Đồng Nai và châu thổ sông Cửu Long đã mang lại nhiều kiến thức mới về thời biểu hôlôxen có liên quan đến các nền văn hóa tiền sử. Đợt hải xâm do sự tan băng cuối Wiirm đã ghi dấu bằng hốc đá cao 4 - 5m tại Hà Tiên. Nước mặn tràn vào vùng Óc Eo, Long Xuyên.
  14. Phụ lục Vài đảo vỏ sò được thành lập như tại gần Núi Chóc mà các mảnh trên cùng được định tuổi là: 4.870 ± 120 năm, 5.570 ± 120 năm, 5.680 ± 120 năm cách nay. Sau đó, mực biển hạ xuống 3m và 2m. Một bãi sò cổ nằm ở 2m cách các sò hiện nay được định tuổi là: 4.150 ± 140 năm cách nay. Lượn cát tại châu thổ sông 647 Cửu Long cao 2m so với mặt đất hiện thời có tuổi là: 4.500 ± 110 năm cách nay. Tích tụ tạp loại của mức triều cường nằm ở trên và phía sau các tích tụ triều cường hiện nay: 4.500 ± 250 năm, 4.200 ± 110 năm cách nay. Mực biển tiếp tục xuống thấp và để lại nhiều lượn cát khác. Một trong số các lượn cát đó là Giồng Đá: 3.430 ± 110 năm cách nay. Vịnh Rạch Giá lúc đó to hơn bây giờ với những con sò đã vùi trong đất: 2.500 ± 100 năm cách nay. Châu thổ sông Cửu Long từ từ hiện ra. Một mẩu đất cổ lấy ở độ sâu 0,9m tại vùng 10km phía Nam Tân An có chứa nhiều chất hữu cơ của môi trường nước lợ (Coleman 1972), có niên đại là 2.700 ± 200 năm cách nay. Vậy tại Long An, châu thổ đã gần hoàn chỉnh vào năm 750 trước Công nguyên. Người tiền sử ở Bến Đò, Long Bình chế tác nhiều dụng cụ và đồ gốm, định tuổi là: 3.040 ± 140 năm, 3.000 ± 110 năm cách nay. Di chỉ cổ nhất ở miền đất thấp tìm thấy ở Rạch Núi đã để lại nhiều tàn vật nhà bếp nhờ C14, cho biết tuổi là: 2.400 ± 100 năm cách nay. Có lẽ sau những năm này và nhân có đợt hải thoái, người tiền sử lần dò xuống chiếm cứ tại châu thổ sông Cửu Long để rồi lập nên những khu cư dân rộng lớn vào thế kỷ I trước Công nguyên, cách hiện tại 2.050 - 2.150 năm theo lịch C14. Ở đây cần lưu ý là bằng chứng của hải xâm H IV với một mực biển cổ ở cao độ 1 - 1,5m chẳng phải là dễ phát hiện. Nói chung mực biển cổ cần có vách đá đặc biệt tương đối đúng, nhô
  15. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) trần ra không bị cây cỏ che phủ, chẳng có nhiều đá tảng cuội sỏi ở chân tích tụ lên đến chiều cao đó, để rồi qua năm rộng tháng dài các đợt sóng đánh dồn dập vào đấy mà đẽo gọt thành hang hốc, rãnh hoặc cho các nhuyễn thể và san hô có nơi tựa để bám gởi 648 mảnh vỏ hoặc là đục lỗ đặc trưng. Nếu là nơi có chênh mực nhiều giữa triều lên và triều xuống, như khi triều cường sóng gió đánh mạnh tung tóe nước vung cao thì di tích cổ càng khó tách biệt. Mặt khác ngang bên trên mực biển 1 - 1,5m là mực biển 2m đã được duy trì khá lâu trong quá khứ đến 1.200 năm và đã để lại nhiều di tích rõ nét mang các giải vỏ sò ốc cụ thể, khiến cho chỉ cần tạo hóa hơi vụng về một chút, xê xích tí xíu thì hai mực biển 1,5m và 2m lại trùng chập vào nhau. Chẳng hạn như tại Kiên Lương và Hòn Chồng mực 1m rất gần với mực 2m. Cả hai tạo ra hốc chung khá lớn, chỉ ngăn cách bên trong bởi một gò đá nằm ngang. Được như vậy là nhờ vùng Hà Tiên có các núi đá vôi thứ tốt giúp cho sự chạm khắc được tinh tế. Tại nhiều nơi khác có các di tích mực biển ở 1,25m, 1,50m, 1,75m thì các nhà nghiên cứu dễ tính liền xếp gộp vào nhóm bậc thềm 2m một cách gần đúng; chưa kể là các chuyên viên đó chỉ ước tính giảm lược cao độ là 2m rồi ghi thẳng vào các bài báo cáo mà chẳng cần chi tiết hóa dài dòng. Thái độ này thật dễ hiểu, vì những xê xích chút ít như vậy chẳng có ý nghĩa gì đối với sự lược duyệt các biến chuyển địa chất trọng đại. Họ không có nhiệm vụ đi tìm năm ba tấc nước để châm thêm vào cơn lũ ngõ hầu hủy diệt một nền văn minh cổ như chúng tôi đang cố gắng phân tích ở đây. Còn bàn đến yếu tố thời gian thì ngay khi định tuổi bằng C14 một cách chính xác, cũng vẫn đưa đến kết quả có sai số. Ví như, niên đại lượn cát ở đồng bằng sông Cửu Long cao 2m là 4.500 ± 110 năm cách nay; Niên đại Giồng Đá (Kiên Giang) là 3.430 ± 110 năm cách nay. Khoảng sai số như vậy được
  16. Phụ lục xem không đáng kể với khoa học địa chất, song trong đời sống con người, một đợt ngập lụt kéo dài chỉ cần 1/10 sai số đó là 11 năm thôi cũng đủ xóa đi cả vùng dân cư nơi đồng ruộng thấp như Tây Nam Bộ xưa. Rõ ràng có những khó khăn nhất định trong việc sử dụng các dữ kiện địa chất và niên đại C14 649 vào việc xác định ảnh hưởng của hải xâm đối với cuộc sống của con người trong những thế kỷ gần đây. Nhưng không phải từ đó phủ định một đợt hải xâm mà chúng tôi gọi là đợt hải xâm IV. Có một bằng chứng khá quan trọng để soi sáng hiện tượng tự nhiên nói trên. Đó là di tích của một khối san hô dày đến 1,20m lẫn vỏ sò ốc, bị che khuất dưới 0,4m đất và nằm ở ngay mực triều cao tại Đông Hải, trong vùng Ninh Hòa, có tuổi C14 là 900 ± 90 năm cách nay. 1. Ở đây cần lưu ý các sự kiện về cao độ mực biển và tuổi của màu san hô: - Biên độ triều hay là cách biệt giữa triều cao và thấp tại địa phương là trên 2m, và tộc đoàn san hô khi thành lập cần có một ít nước biển bên trên để sống, do đó vào sinh thời của khối san hô nói trên mực biển trung bình phải cao hơn mực hiện nay cỡ 1,5 - 2m. - Tuổi tìm thấy bên trên là của một mẫu chọn ngẫu nhiên, chưa phải là phản ảnh sát số tuổi thật của cả khối và dĩ nhiên số tuổi này phải có nhiều đợt, nhiều thế hệ già hơn, tỷ như 1.000 - 1.100 năm chẳng hạn. - Phương pháp C14 cho ta biết tuổi của mẫu vật kể từ năm tộc đoàn san hô hoặc sò ốc đã chết, chưa phải là lúc sinh vật mới hình thành. Đành rằng đời sống san hô và sò ốc mỗi thế hệ tương đối ngắn, nhưng cũng nên dự trù sai biệt một số năm. - Lượng C14 tại các xứ nhiệt đới như Việt Nam có khá nhiều trong nước mưa do CO2 hòa tan. Khi rơi xuống mặt đất nếu gặp loại mẫu vật chứa cacbonnat theo kiểu vỏ sò ốc và san
  17. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) hô dễ nhiễm CO2 thì mẫu vật đó được tăng cường thêm một hàm lượng C14 ngoại lệ và sẽ làm giảm bớt số tuổi khi đưa vào máy phát hiện phóng xạ yếu. Hiệu ứng này gọi là sự “trẻ trung hóa” hay sự giảm tuổi của mẫu vật cacbonnat có thể bỏ 650 qua khi xét các niên đại chung chung nhưng cần lượng định kỹ khi phân tích chi tiết chính xác thời điểm cụ thể của biến cố. Hiệu chính 20% tỷ lệ giảm tuổi sau khi sò ốc đã chết thì tuổi của khối trầm tích biển Đông có thể già hơn như cỡ 1.200 - 1.300 năm cách nay. Với sự hiệu chính hợp lý như vậy thì hải xâm biển Đông xảy ra đúng vào giữa thế kỷ VII cho đến đầu thế kỷ VIII sau Công nguyên. Đợt hải xâm ấy góp phần chính làm tan biến hải cảng Óc Eo cuối thế kỷ VII và cả các di tích trong nền văn minh Óc Eo ở đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác, chúng ta cũng ghi nhận được hiện tượng tự nhiên tương đương như vậy ở bên kia bờ Thái Bình Dương. Chẳng hạn như ở duyên hải Hoa Kỳ, R. W. Fairbridge có vẽ lược đồ về các đợt hải thoái và bậc thềm cận đại với quan niệm chủ yếu là kể từ sau đợt tan băng đầu hôlôxen làm dâng mực nước biển lên 4 - 5m thì mực biển trung bình hạ dần thông qua những dao động lên xuống theo kiểu rung với biên độ càng tiến gần thời hiện tại càng nhỏ lại. Fairbridge đã đưa ra lược đồ như sau: - Hải thoái, hay là sự nhô ra Paria được định tuổi là 1.250 năm cách nay (700 sau Công nguyên). Bậc thềm từ 0,5m đến 1m (2 đến 3 feet) đặt tên là bậc thềm Rott, est, định tuổi 1.000 - 1.200 năm cách nay (950 - 750 sau Công nguyên). - Hải thoái hay sự nhô ra Florida được định tuổi là 2.000 năm cách nay (50 trước Công nguyên) và làm hạ thấp mực biển đến 3m dưới mực biển trung bình hiện nay. Bậc thềm từ 1,5 đến 2m (5 đến 6 feet) hay bậc thềm Abrolhos, tuổi trong khoảng 2.300 năm cách nay (350 trước Công nguyên).
  18. Phụ lục - Hải thoái hay sự nhô ra Crane Key được định tuổi là 3.300 năm, hạ thấp đến 2m. Hải thoái hay sự nhô ra Pelham Bay, được định tuổi là 2.400 - 2.800 năm cách nay, hạ thấp đến 3m dưới mực biển trung bình hiện nay. Bậc thềm 3m (10 feet) hay là bậc thềm Younger Peron, tuổi từ 3.400 đến 3.900 năm 651 cách nay. - Hải thoái hay sự nhô ra Bahama được định tuổi là 4.300 năm cách nay, hạ thấp mực biển đến 3m. Bậc thềm từ 3m đến 4m (10 đến 15 feet) hay bậc thềm Older Peron, tuổi trong khoảng 5.000 năm cách nay1. Ngoài ra, tuy chưa nắm hết dữ kiện, nhưng chỉ là cũng có thể dự liệu rằng tại miền duyên hải và hải đảo khác từ Malaysia đến Australia, từ Bornéo đến Đài Loan, đều có hệ bậc thềm dùng làm chứng tích các đợt dâng lên và hạ xuống của mực nước Thái Bình Dương như vậy. Một ví dụ là tại Merizo, hải đảo Guam, J. I. Tracey (1964) đã cho rằng các nham chất vôi nằm giữa Thái Bình Dương này có tuổi là 3.400 ± 250 năm có kèm theo sự xác nhận rằng chúng ở cao độ 2m (6,5 feet) cao hơn mặt biển hiện tại2 . ___________ 1. R. W. Fairbridge: Định niên đại những chuyển động mới nhất của mực nước biển kỷ đệ tứ (chữ Anh), New York, 1958. R. W. Fairbridge: Mực nước biển toàn cầu và những biến đổi của khí hậu (chữ Anh), 1962. 2. K. Pitakpaivan và R. Srilenawat: Những biến đổi của mực biển sau thời thượng tân ở vịnh Thái Lan (chữ Anh), 1967. S. Fujii et N. Fuji: Mực nước biển hậu băng kỷ ở các đảo Nhật Bản (chữ Anh), Osaka, 1967.
  19. Lịch sử Nam Bộ kháng chiến - tập I (1945-1954) Điều thật đáng thú vị là dù một duyên hải ở bên này và một khảo cứu ở bên kia Thái Bình Dương cách xa đến 1/3 vòng trái đất mà đã đưa đến hai thời biểu vừa chính xác vừa tương ứng với nhau (xem Bảng 1). Sự tương ứng ấy đã góp phần xác nhận hiện tượng hải xâm IV vào khoảng thế kỷ VI - VII là phổ biến 652 chung. Hải cảng Óc Eo phải chăng đã lụi tàn đi nhanh chóng, một phần do bởi đợt hải xâm nói trên? Bảng 1: Tương đương về các đợt dâng lên và hạ xuống của mực biển tại Việt Nam và bên Hoa Kỳ. Cao độ so với mực biển trung bình hiện nay. Tuổi tuyệt đối định bằng phương pháp C14 Lưu ý: Tuổi của các mẫu sò ốc, san hô và sinh vật sống vào thời các hải xâm và hải thoái được định bằng phóng xạ yếu với sai số từ 100 đến 250 năm. Nếu hiệu chính số năm thông qua các sai số thì hai thời biểu bên Việt Nam và bên Hoa Kỳ hoàn toàn ăn khớp với nhau. Nguồn: Văn hóa Óc Eo và các văn hóa cổ ở Đồng bằng Cửu Long - Nhiều tác giả, Sở Văn hóa và Thông tin An Giang, xuất bản, 1984.
  20. Phụ lục PHỤ LỤC 2 653 “HỒ CHÍ MINH - BIÊN NIÊN TIỂU SỬ” (Trích) Tháng 10, khoảng cuối tháng (1943). Hồ Chí Minh bắt đầu tham gia một số hoạt động của V iệt Nam cách mạng đồng minh hội1. Tháng 11, khoảng giữa tháng (1943). Theo yêu cầu của Trương Phát Khuê, Hồ Chí Minh nhận chức Phó Chủ tịch Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Chủ tịch là Nguyễn Hải Thần). ___________ 1. Việt Nam cách mạng đồng minh hội là một tổ chức của người Việt Nam ở Trung Quốc thuộc nhiều đảng phái, được sự hiệp trợ của Đệ tứ chiến khu. Tháng 7-1942, đã có một ủy ban trù bị gồm 28 đại biểu của các đoàn thể, do Nguyễn Hải Thần làm Chủ nhiệm. Đại hội thành lập, lúc đầu định vào ngày 10-8-1942, sau hoãn đến ngày 1-10-1942. Quốc dân Đảng Trung Quốc muốn nắm chặt tổ chức này, giao cho Chủ nhiệm Cục Chính trị Lương Hoa Thịnh làm đại diện chỉ đạo. Tháng 5-1943, Lương được điều đi, Chủ nhiệm mới của Cục Chính trị là Hầu Chí Minh thay. Đến tháng 12- 1943, Tư lệnh Đệ tứ chiến khu Trương Phát Khuê kiêm chức đại diện, Hầu Chí Minh làm phó đại diện. Đại diện chỉ đạo có văn phòng giúp việc, do Tiêu Văn - Trưởng phòng ngoại vụ của Đệ tứ chiến khu - phụ trách. Sau ngày thành lập, Đồng minh hội vẫn năm bè bảy mối, rời rạc, bê bối. Trương Phát Khuê quyết định cải tổ Đồng minh hội để Hồ Chí Minh tham gia công tác lãnh đạo. Trước khi chính thức cải tổ, Trương yêu cầu Hồ Chí Minh hợp tác với Nguyễn Hải Thần với cương vị Phó Chủ tịch Việt Nam cách mạng đồng minh hội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2