Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
LIÊN KẾT “4 NHÀ” Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:<br />
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG ĐẶT RA<br />
Hoàng Thị Chỉnh*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của bài viết nhằm phân tích, đánh giá tình hình thực hiện liên kết “4 nhà”ở đồng<br />
bằng sông Cửu Long trong thời gian qua. Nghiên cứu cho thấy liên kết này còn khá lỏng lẻo và để<br />
lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển bền vững đối với nông nghiệp, nông dân<br />
và nông thôn trong vùng. Từ đó , tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm gia tăng tính liên kết giữa<br />
các”nhà” trên cơ sở đặt lợi ích của người nông dân, người trực tiếp sản xuất lên trên hết. Để thực<br />
hiện bài viết này, tác giả sử dụng công cụ thống kê phân tích, thống kê mô tả trên cơ sở số liệu thứ<br />
cấp từ Niên giám thống kê và các nguồn tư liệu khác có liên quan.<br />
Từ khóa: Liên kết “4 nhà”, cánh đồng mẫu lớn, xây dựng nông thôn mới, “tam nông”,<br />
phát triển bền vững.<br />
<br />
“4 LINSKS” IN THE MEKONG RIVER DELTA REAL SITUATION AND<br />
ISSUES ARE ASKING/ PUTTING<br />
ABSTRACT<br />
The purpose of this thesis is to analyse and evaluate the state of performance 4 links in the<br />
Mekong River Delta in recent years. The thesis shows that 4 links is undisciplined and leave many<br />
corollaries, which have bad effect on stable development for agriculture, farmers and rural areas<br />
in the region. Thence, the author proposes some solutions for increasing among 4 links based on<br />
the benefits of farmers who directly produce. To carry out this thesis, the author uses the analysing<br />
statistics and describing statistics methods based on the secondary data from annual publication<br />
statistics and other related sources.<br />
Key words: “4 links”, large sample field, new rural construction, “three agricultural”,<br />
stable development.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Mô hình liên kết “4 nhà” được ra đời trong<br />
quá trình thực hiện Quyết định QĐ80/2002/<br />
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc<br />
khuyến khich tiêu thụ nông sản thông qua<br />
hợp đồng được ban hành từ năm 2002 (6).<br />
<br />
Trải qua 12 năm thực hiện, mô hình này đã<br />
phát huy được những tác động tích cực nhất<br />
định ở Đồng Bằng sông Cửu long nhưng cũng<br />
còn rất nhiều vấn đề bất cập cần được tiếp tục<br />
nghiên cứu để hoàn thiện.<br />
<br />
* GS.TS. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh<br />
<br />
12<br />
<br />
Liên kết “4 nhà” . . .<br />
<br />
Bản chất và nội dung hoạt động của mô hình liên kết “4 nhà” được thể hiện trong sơ đồ<br />
dưới đây<br />
Sơ đồ 1: Nội dung liên kết 4 nhà<br />
<br />
<br />
2. ĐIỂM LẠI CÁC MỐI LIÊN KẾT<br />
2.1. Liên kết giữa doanh nghiệp với<br />
người nông dân<br />
Xét về nội dung của mối liên kết này bao<br />
gồm các công việc cụ thể như: Doanh nghiệp lo<br />
cung cấp đầu vào là vốn, phân bón, giống, thuốc<br />
trừ sâu… và giải quyết đầu ra, tiêu thụ sản phẩm<br />
cho người nông dân. Còn người nông dân có<br />
nhiệm vụ cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp<br />
thông qua các hợp đồng ký kết. Tuy nhiên, trên<br />
thực tế đã nảy sinh nhiều bất cập: Người nông<br />
dân thì cho rằng chất lượng đầu vào là phân<br />
bón, thuốc trừ sâu, giống má… không đảm bảo<br />
chất lượng như trong hợp đồng đã cam kết, còn<br />
doanh nghiệp thì lại cho rằng sản phẩm đầu ra<br />
<br />
của người nông dân cũng “có vấn đề”, và doanh<br />
nghiệp không sẵn sàng bao tiêu tất cả sản phẩm,<br />
đặc biệt vào lúc thời vụ đang rộ lên khiến người<br />
nông dân luôn ở trong tình trạng bị động “được<br />
mùa mất giá”, mất lòng tin vào doanh nghiệp.<br />
Vẫn còn có hiện tượng doanh nghiệp “ép giá<br />
người nông dân” với mục đích là tối đa hóa lợi<br />
nhuận. Còn về phía người nông dân thì thường<br />
xuyên phá vỡ hợp đồng, chạy theo cái lợi trước<br />
mắt, mặc dù đã nhận tiền đặt cọc của doanh<br />
nghiệp nhưng nếu thấy bên ngoài được giá hơn<br />
thì cũng sẵn sàng bỏ doanh nghiệp hoặc chỉ bán<br />
một phần cho doanh nghiệp mà tập trung bán ra<br />
bên ngoài để thu lợi nhiều hơn!<br />
13<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
Nguyên nhân là do trình độ nhận thức của<br />
người nông dân chưa cao về trách nhiệm thực<br />
hiện hợp đồng xuất phát từ lối suy nghĩ của<br />
một nền sản xuất nhỏ, lẻ , hám lợi trước mắt<br />
mà không tinh đến lợi ích lâu dài sau này. Còn<br />
doanh nghiệp thì đặt mục tiêu lợi nhuận lên<br />
trên hết mà không tính đến lợi ích của người<br />
nông dân, không tính đến lợi ich lâu dài, phá<br />
vỡ lòng tin của người nông dân, không thể<br />
thiết lập được mối quan hệ lâu dài, bền vững<br />
Trong khi đó nhà nước là người nắm cơ<br />
chế lại chưa ban hành những quy tắc pháp lý<br />
để giám sát, kiểm tra việc thực hiện các hợp<br />
đồng đã ký kết giữa doanh nghiệp và người<br />
nông dân.<br />
2.2. Liên kết giữa Nhà nước với người<br />
nông dân<br />
Nhà nước giữ vai trò điều tiết mối quan<br />
hệ trong toàn bộ chuỗi liên kết thông qua các<br />
chính sách kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thuận<br />
lợi cho người nông dân yên tâm sản xuất đạt<br />
hiệu quả cao như: nâng cấp, xây dựng mới<br />
cơ sở hạ tầng; quy hoạch các vùng nguyên<br />
liệu, tín dụng nông thôn, chuyển giao công<br />
nghệ, xúc tiến thương mại…Ngoài ra, Nhà<br />
nước còn là người kiểm tra,giám sát, bảo đảm<br />
tính pháp lý của các hợp đồng ký kết giữa các<br />
“nhà” với nhau, nhất là nhà doanh nghiệp và<br />
nhà nông… Về nội dung hoạt động trong mối<br />
liên kết này thì như thế nhưng trên thực tế<br />
Nhà nước cũng chưa thực hiện đầy đủ chức<br />
năng của mình. Cơ sở hạ tầng nông thôn vẫn<br />
<br />
còn rất yếu kém, thiếu điện, thiếu nước sạch<br />
vẫn còn tồn tại ở một số nơi thuộc đồng bằng<br />
sông Cửu Long, nhất là vùng sâu, vùng xa;<br />
Công tác quy hoạch làm chưa tốt, sản xuất<br />
vẫn manh mún. Đồng bằng sông Cửu Long<br />
là nơi đi đầu trong cả nước về sản xuất trái<br />
cây nhưng ở nơi này cho đến nay vẫn chưa có<br />
vùng chuyên canh trồng cây ăn trái quy mô<br />
lớn khép kín từ A tới Z. Hậu quả là sản phẩm<br />
làm ra, chất lượng, mẫu mã không đồng nhất<br />
không thể xuất khẩu được. Đầu tư cho nông<br />
nghiệp còn ít và ngày càng có xu hướng giảm<br />
sút, không tương xứng với sự đóng góp vào<br />
nền kinh tế quốc dân. Trong khi đóng góp của<br />
ngành nông nghiệp vẫn chiếm trên dưới 20%<br />
trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhưng<br />
đầu tư cho ngành này chỉ có trên dưới 5-6%<br />
mà lại còn đang có xu hướng giảm sút qua các<br />
năm (bảng 1). Đầu tư trong nước đã ít, đầu tư<br />
của nước ngoài vào nông nghiệp càng ít hơn.<br />
Năm 2012, FDI vào nông nghiệp chỉ đạt 0,6%<br />
trong tổng đầu tư FDI vào Việt Nam (12).<br />
chưa có những chính sách thu hút vốn đầu<br />
tư trực tiếp nước ngoài vào đồng bằng sông<br />
Cửu Long, mặc dù đây là vùng đi đầu trong<br />
cả nước về xuất khẩu gạo, xuất khẩu thủy<br />
sản…, trong hơn 20 năm qua, đầu tư FDI vào<br />
ĐBSCL thấp hơn hẳn một số vùng trọng điểm<br />
khác (bảng 2). Người nông dân cũng còn gặp<br />
nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ở<br />
nông thôn, vẫn còn phải đi vay nặng lãi.<br />
<br />
Bảng 1: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo ngành và tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP của<br />
Việt Nam giai đoạn 2001-2012 (%)<br />
<br />
Năm<br />
<br />
2001<br />
<br />
ĐT. vào<br />
Nông<br />
9,6<br />
nghiệp<br />
ĐT. vào<br />
Công<br />
42,4<br />
nghiệp<br />
<br />
2002<br />
<br />
2003<br />
<br />
2004<br />
<br />
2005<br />
<br />
2006 2007<br />
<br />
2008 2009<br />
<br />
2010 2011 2012<br />
<br />
8,8<br />
<br />
8,5<br />
<br />
7,9<br />
<br />
7,5<br />
<br />
7,4<br />
<br />
6,4<br />
<br />
6,2<br />
<br />
42,3<br />
<br />
41,2<br />
<br />
42,7<br />
<br />
42,6<br />
<br />
42,2 43,5<br />
14<br />
<br />
6,5<br />
<br />
6,3<br />
<br />
41,5 40,6<br />
<br />
6,0<br />
<br />
5,2<br />
<br />
41,3 43,1 43,9<br />
<br />
Liên kết “4 nhà” . . .<br />
<br />
Đầu<br />
tư vào 48,0<br />
Dịch vụ<br />
Tổng<br />
đầu tư 100<br />
Nông<br />
nghiệp / 23,3<br />
GDP<br />
<br />
48,9<br />
<br />
50,3<br />
<br />
49,4<br />
<br />
49,9<br />
<br />
50,4 50,0<br />
<br />
52,1 53,1<br />
<br />
52,6 50,9 50,9<br />
<br />
100<br />
<br />
100,0 100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
23,0<br />
<br />
22,5<br />
<br />
21,0<br />
<br />
20,4 20,3<br />
<br />
21,8<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
22,1 20,9<br />
<br />
100<br />
<br />
100<br />
<br />
20,6 22,1 21,7<br />
<br />
Nguồn: Niên giám Thống kê năm 2012, Kinh tế 2013-2014 Việt Nam và Thế giới<br />
Bảng 2: Tỷ trọng FDI trong GDP của các vùng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2012<br />
<br />
Chia ra các vùng<br />
trung<br />
Trung du Bắc<br />
bộ<br />
và<br />
và miền<br />
duyên<br />
núi phía hải miền<br />
Bắc<br />
Trung<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Tổng số<br />
cả nước<br />
<br />
Đồng<br />
bằng<br />
sông<br />
Hồng<br />
<br />
Tây<br />
nguyên<br />
<br />
Đông<br />
nam bộ<br />
<br />
Đồng<br />
bằng<br />
sông Cửu<br />
Long<br />
<br />
19952005<br />
20062012<br />
19952012<br />
<br />
11,11<br />
<br />
14,59<br />
<br />
0,04<br />
<br />
7,89<br />
<br />
8,00<br />
<br />
17,51<br />
<br />
1,52<br />
<br />
19,96<br />
<br />
16,36<br />
<br />
0,01<br />
<br />
46,03<br />
<br />
1,75<br />
<br />
23,54<br />
<br />
7,07<br />
<br />
17,70<br />
<br />
15,93<br />
<br />
0,02<br />
<br />
36,16<br />
<br />
3,10<br />
<br />
21,98<br />
<br />
5,56<br />
<br />
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2013<br />
<br />
Người nông dân cũng còn gặp nhiều khó<br />
khăn trong việc tiếp cận tín dụng ở nông thôn,<br />
vẫn còn phải đi vay nặng lãi. Hiện nay nhu<br />
cầu vốn tín dụng ở ĐBSCL là rất lớn, trong<br />
khi vốn huy động chỉ đat khoảng 77% nhu cầu<br />
vốn đầu tư cho vay (13)…Nhà nước chưa tạo<br />
ra được khung pháp lý trong việc giải quyết<br />
các tranh chấp khi thực hiện hợp đồng giữa<br />
các nhà, Nhà nước cũng chưa có những chính<br />
sách hỗ trợ kịp thời cho những thiêt hại do<br />
các nguyên nhân khách quan đưa lại như thiên<br />
tai địch họa…Còn lãnh đạo địa phương thì có<br />
nơi cũng còn chưa hiểu biết nhiều về liên kết<br />
“4 nhà”, chưa tạo điều kện thuận lợi để các<br />
liên kết này thực hiện được tốt…<br />
2.3. Liên kết giữa nhà khoa học với<br />
người nông dân<br />
Nhiệm vụ của nhà khoa học trong liên kết<br />
này là giúp người nông dân nâng cao năng<br />
<br />
suất và hiệu quả sản xuất nông nghiệp bằng<br />
cách đưa tiến bộ kỹ thuật và áp dụng những<br />
quy trình tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp<br />
như áp dụng giống mới, ngắn ngày năng suất<br />
cao, quy cách bón phân nhằm tiết kiệm mà<br />
lại đảm bảo an toàn, chống ô nhiễm…Nhưng<br />
trên thực tế vai trò của “nhà” này trong chuỗi<br />
liên kết cũng chưa phát huy được do chưa có<br />
những cơ chế rõ ràng. “Đã có không ít trường<br />
hợp các nhà khoa học đưa tiến bộ kỹ thuật<br />
vào chế biến và sản xuất làm lợi hàng chục tỷ<br />
đồng nhưng họ được hưởng không có là bao”<br />
(8). Bên cạnh đó ở nhiều nơi, các nhà khoa<br />
học, các tổ chức khoa học còn thiếu mạnh<br />
dạn, chưa chủ động tham gia vào các mối liên<br />
kết này càng làm cho vai trò của họ khá mờ<br />
nhạt. Ngược lại, trong quá trình sản xuất, “cái<br />
khó bó cái khôn”, một số người nông dân có<br />
đầu óc đã tự phát minh ra những sản phẩm,<br />
15<br />
<br />
Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br />
<br />
những thiết bị như máy phun thuốc trừ sâu<br />
từ xa không gây độc hại cho người sử dụng,<br />
chế thuốc trừ sâu làm từ thảo dược, hệ thống<br />
tưới cây tiết kiệm nước… có giá thành rất rẻ<br />
nhưng vì thiếu liên kết giữa các nhà khoa học<br />
với người nông dân và nhiều lý do khác mà<br />
những sáng kiến này đã không được các tổ<br />
chức có thẩm quyền công nhận kịp thời để<br />
người nông dân có thể áp dụng đại trà, tiết<br />
kiệm chi phí sản xuất, góp phần làm tăng hiệu<br />
quả sản xuất kinh doanh.<br />
<br />
nhất là các rào cản kỹ thuật ngày càng được<br />
áp dụng phổ biến ở các nước phát triển như:<br />
EU, Mỹ và Nhật Bản vốn là những thị trường<br />
tiêu thụ nhiều sản phẩm nông nghiệp của Việt<br />
Nam, nhất là sản phẩm thủy sản.<br />
+ Thiếu liên kết giữa nhà nông với nhà<br />
nước mà người nông dân khó tiếp cận với các<br />
khoản tín dụng ở nông thôn, thiếu vốn để mở<br />
rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sẵn sàng<br />
chấp nhận vay nóng với lãi suất cao, càng đẩy<br />
họ vào tình trạng khó khăn, dẫn đến nợ nần<br />
chồng chất và rơi vào vòng luẩn quẩn, nghèo<br />
lại hoàn nghèo! Thiếu vốn cũng là tình trạng<br />
phổ biến đối với cả các doanh nghiệp tham<br />
gia vào hoạt động nông nghiệp, nhất là doanh<br />
nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó ngân hàng<br />
thì sợ rủi ro cao do đặc điểm của sản xuất<br />
nông nghiệp mà không sẵn sàng cho các hộ<br />
nông dân, các doanh nghiệp vay.<br />
+ Thiếu liên kết giữa nhà nông với nhà<br />
doanh nghiệp càng làm cho đời sống của<br />
người nông dân bất ổn vì thu nhập không ổn<br />
định. Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp<br />
là rất bấp bênh bởi chịu tác động của môi<br />
trường tự nhiên và tiếp xúc trực tiếp với các<br />
cơ thể sống là cây trồng vật nuôi, bắt buộc<br />
phải tuân thủ theo những quy luật sinh học<br />
nhất định nên thu nhập của người nông dân<br />
rất không ổn định. Khi có tiền thì không sao<br />
nhưng khi không có tiền thì không biết xoay<br />
sở thế nào do không có một khoản thu nhập<br />
ổn định từ các nguồn đầu tư khác.<br />
+ Thiếu liên kết giữa nhà nông với nhà<br />
doanh nghiệp mà người nông dân vẫn mãi<br />
mãi làm ăn theo kiểu tư duy cũ, hoàn toàn<br />
tự phát, không có thói quen phải chấp nhận<br />
và tuân thủ nghiêm túc những cam kết trong<br />
hợp đồng đã được ký kết. Từ đó tiếp tục tạo<br />
ra một thế hệ người nông dân lạc hậu, không<br />
theo kịp những đổi thay của nền kinh tế đất<br />
<br />
3. HẬU QUẢ CỦA TÌNH TRẠNG<br />
LIÊN KẾT THIẾU CHẶT CHẼ<br />
Như vậy, mặc dù chủ trương liên kết “4<br />
nhà” là hoàn toàn đúng đắn nhằm thúc đẩy<br />
nông nghiệp cả nước nói chung và đặc biệt<br />
là đồng bằng sông Cửu Long nói riêng phát<br />
triển một cách hiệu quả và bền vững nhưng<br />
trên thực tế thì chủ trương này chưa được<br />
thực hiện một cách nghiêm túc mà hậu quả<br />
là người nông dân phải gánh chịu thể hiện ở<br />
những mặt sau đây:<br />
+ Trước hết là do thiếu liên kết hoặc liên<br />
kết không chặt chẽ giữa nhà nông với nhà<br />
doanh nghiệp khiến người nông dân không<br />
chủ động được đầu vào, đầu ra và luôn ở tình<br />
trạng bất lợi: họ phải mua vật tư giá cao, chất<br />
lượng không đảm bảo ảnh hưởng đến năng<br />
suất, sản lượng cây trồng. Tiêu thụ sản phẩm<br />
khó khăn bị tư thương ép giá, nhất là khi vụ<br />
mùa rộ lên dẫn đến hiện tượng “vừa bán, vừa<br />
cho” cũng phải bán còn hơn là bỏ đi!<br />
+ Thiếu liên kết giữa nhà nông với nhà<br />
khoa học dẫn đến người nông dân khó tiếp<br />
cận với quy trình sản xuất tiên tiến, kỹ thuật<br />
canh tác hiện đại, đảm bảo tính sạch, xanh, sản<br />
phẩm làm ra không đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật,<br />
đảm bảo an toàn cho người sử dụng, không đáp<br />
ứng được quy định của các nước để xuất khẩu,<br />
16<br />
<br />