intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" đề cập đến việc đổi mới liên kết cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định qua đó góp phần nâng cao chuỗi giá trị cung ứng trong ngành công nghiệp tỉnh Bình Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Liên kết phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

  1. LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TỈNH BÌNH ĐỊNH VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TS. Lê Kim Chung Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự ra đời của những công nghệ sản xuất mới, phương thức quản lý và sản xuất mới đang có những tác động nhất định đến ngành sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Định, đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ; bởi vì công nghiệp hỗ trợ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguyên, phụ liệu cho các ngành kinh tế chính và sử dụng các nguồn lực dư thừa từ các ngành kinh tế chính; vì vậy, bài viết này đề cập đến việc đổi mới liên kết cho phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định qua đó góp phần nâng cao chuỗi giá trị cung ứng trong ngành công nghiệp tỉnh Bình Định. Từ khóa: công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp Bình Định, phát triển bền vững 1. Đặt vấn đề Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đóng vai trò rất quan trọng trong việc chủ động cung cấp nguyên, phụ liệu cho các ngành kinh tế, giảm sự lệ thuộc vào nước ngoài, tăng sức cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp chính, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo hướng vừa mở rộng và phát triển theo chiều sâu, vừa mở rộng khả năng liên kết sản xuất, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và hạn chế nhập siêu. CNHT phát triển sẽ đáp ứng nhu cầu đầu vào cho các ngành công nghiệp chính khác và hạn chế sự phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu phụ trợ; dù những sản phẩm này có thể được cung cấp với giá rẻ ở nước ngoài nhưng với những khó khăn như nhiều chủng loại, chi phí, thời gian vận chuyển, bảo hiểm sẽ làm tăng chi phí đầu vào và sự rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu... có thể nói, phát triển CNHT là điều kiện tiên quyết đến sự phát triển dài hạn. Sự phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp tỉnh Bình Định và các tỉnh Nam Trung bộ đã dẫn đến nhu cầu to lớn về nguyên liệu, phụ liệu phục vụ cho sản xuất chế biến và giải quyết phế phẩm, phụ phẩm trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định chưa phát triển, chưa đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu và xử lý phế phẩm cả về số lượng lẫn chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu quy hoạch đầu tư phát triển các ngành CNHT của tỉnh. Việc phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và CNHT chưa phát triển đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp tỉnh Bình Định. 101
  2. 2. Thực trạng phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định Giai đoạn từ 2005 đến 2016 với đà phát triển mạnh của các ngành công nghiệp sản xuất nói chung, CNHT đã có những bước phát triển, nhất là trong lĩnh vực hỗ trợ cho ngành chế biến lâm sản, nông nghiệp và thủy sản. Tuy nhiên, chủng loại sản phẩm của ngành CNHT tỉnh Bình Định còn hạn chế, phần lớn có giá trị gia tăng thấp. Giá trị sản xuất công nghiệp các ngành CNHT Bình Định đến năm 2016 ước đạt khoảng 920 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,6% so giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Tuy nhiên, việc cung cấp các loại vật tư, nguyên phụ liệu cho ngành CNHT như: chế biến thức ăn chăn nuôi, phụ liệu khai thác thủy hải sản, hóa chất,... trên địa bàn tỉnh Bình Định còn phụ thuộc nhiều vào các khách hàng tiêu thụ sản phẩm, bao gồm cả khách hàng đặt hàng gia công và sản xuất theo đơn đặt hàng. Đối với hình thức gia công, phần lớn khách hàng đặt gia công đều cung cấp 100% nguyên liệu, phụ liệu cho các doanh nghiệp nhận gia công; còn đối với sản xuất theo đơn đặt hàng, nhà sản xuất phải mua các loại vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất theo chỉ định của khách hàng. Điều này góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhận gia công. Bên cạnh đó, nếu xét trên phương diện nguồn gốc xuất xứ, thì nguồn nguyên liệu nhập khẩu là chủ yếu và được cung cấp từ đặt hàng chiếm tỷ trọng lớn, nguyên liệu được cung cấp từ các đơn vị trong tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ. 2.1. Công nghiệp hỗ trợ ngành chế biến thủy hải sản - Đối với nguồn nguyên liệu từ khai thác hải sản: Các loại cá biển đánh bắt xa bờ như cá ngừ đại dương, thu, dũa, dầu, cờ kiếm, cờ gòn… Nguồn nguyên liệu chủ yếu thu mua trong tỉnh và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung bộ, chỉ đáp ứng khoảng 25-35% nhu cầu nguyên liệu chế biến. Bên cạnh đó, hiện nay nguồn nguyên liệu trong tỉnh ngày càng suy giảm với nhiều nguyên nhân chủ yếu như: Thứ nhất, nguồn lợi hải sản ven bờ đang dần cạn kiệt, đội tàu khai thác xa bờ chưa phát huy được hiệu quả, trong khi ngư trường đánh bắt nằm cách xa tỉnh, năng lực đánh bắt xa bờ của ngư dân trong tỉnh còn hạn chế do đa số tàu thuyền có công suất nhỏ (tàu có công suất dưới 90CV chiếm 65% số lượng tàu cá toàn tỉnh), kỹ thuật bảo quản nguồn lợi thuỷ sản khai thác xa bờ của ngư dân tỉnh ta không cao. Đội tàu vỏ sắt của tỉnh vừa đóng mới đã hư hỏng và đang chờ tranh chấp xử lý liên quan đến chất lượng tàu nên giá trị khai thác thủy hải sản chưa cao. Thứ hai, giá xăng dầu luôn tăng là giữ ở mức cao, lãi suất ngân hàng đang vẫn còn ở mức cao nên chi phí đánh bắt tăng, trong khi giá thu mua không tăng hoặc tăng rất thấp, nhất là giá cá ngừ đại dương làm cho hoạt động đánh bắt, khai thác cá ngừ đại dương ở một số địa phương có dấu hiệu giảm. Thứ ba, các doanh nghiệp ngoài tỉnh cạnh tranh thu mua nguyên liệu với doanh nghiệp trong tỉnh do tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến; nhất là các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam cạnh tranh thu mua nguyên liệu không chỉ trên bờ, mà còn ngay tại tàu 102
  3. thuyền của ngư dân khi còn trên biển với giá cao nên làm thiếu hụt nguồn nguyên liệu chế biến trong nước. - Đối với nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng thuỷ sản: Tôm các loại như: tôm thẻ chân trắng, tôm sú... Nguyên liệu chế biến chủ yếu trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Phú Yên, Quảng Ngãi… Sản lượng tôm nuôi trong tỉnh ước đạt khoảng 6.000 tấn/năm. Hiện nay, ngành nuôi tôm của tỉnh còn nhiều khó khăn do phát triển chưa theo quy hoạch, luôn tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh, chưa tạo được nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy chế biến thuỷ sản. - Đối với nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu: Nhập khẩu cá nguyên liệu hiện nay chủ yếu từ các nước trong khu vực Châu Á, chiếm khoảng 70% nhu cầu nguyên liệu chế biến. Tuy nhiên, hiện nay thị trường nhập khẩu nguyên liệu ngày càng khó khăn do: Một là, sản lượng đánh bắt hải sản của Nhật Bản sau khi bị động đất, sóng thần giảm mạnh (hiện thị trường Nhật Bản cung cấp gần 35% nguyên liệu nhập khẩu của tỉnh); Hai là, một số nước như Indonesia, Philippine đã và đang khôi phục ngành chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu nên hạn chế xuất khẩu nguyên liệu; Ba là, chi phí đánh bắt tăng cao nên hoạt động khai thác hải sản (đặc biệt là đánh bắt cá ngừ đại dương) ở một số nước khu vực châu Á giảm, sản lượng khai thác được cũng hạn chế do nguồn lợi thuỷ sản ngày càng suy giảm. Bốn là, hiệp hội nghề cá thế giới cắt giảm hạn ngạch khai thác các loài cá ngừ đối với các đoàn tàu đánh bắt viễn dương; 2.2. Công nghiệp hỗ trợ chế biến thức ăn chăn nuôi Bình Định có đầy đủ các điều kiện hạ tầng, thuận lợi cho việc đầu tư phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi như: cảng Quy Nhơn thuận lợi trong việc nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn; nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng với bột cá, bột thịt, bột xương từ các tỉnh Duyên hải miền Trung và là cửa ngõ đón nguồn nguyên liệu bắp, sắn... với trữ lượng lớn từ các tỉnh Tây nguyên. Hiện chi phí nguyên liệu chiếm tới 80% chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, phần lớn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu, chủ yếu từ các nước Argentina, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil..., trong đó: nhóm năng lượng (bắp, cám gạo, lúa mì, khoai mì lát) nhập khẩu từ khoảng 35 đến 40%; nhóm đạm (đậu nành, bột cá, bột thịt) phải nhập khẩu trên 65%; nhóm vi lượng (khoáng chất, vitamin, tạo mùi) tỷ lệ nhập khẩu gần 80%. Nguyên liệu sử dụng trong nước chủ yếu là các nguyên liệu thô, sơ chế như ngô, sắn,... thu mua phần lớn từ các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk và Hồ Chí Minh, trong đó Bình Định cung cấp khoảng 20-30% sản lượng. Bên cạnh đó, một số cây trồng làm nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Bình Định được duy trì và phát triển như cây sắn có diện tích khoảng 13.500 ha, sản lượng đạt 320.000 tấn/năm; cây 103
  4. ngô có khoảng 8.000 ha, sản lượng đạt 44.000 tấn/năm, cây lạc có khoảng 8.800 ha, sản lượng đạt 25.000 tấn/năm... Trong giai đoạn 2010-2016: Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm CNHT phục vụ ngành chế biến thức ăn chăn nuôi khoảng là 20 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân giảm khoảng 15% năm, chiếm khoảng 2% so tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh. 2.3. Công nghiệp hỗ trợ ngành hóa chất Hiện nay, ngành công nghiệp hóa chất, phụ gia phục vụ cho chế biến phục vụ quá trình xử lý, bảo quản và chế biến đều nhập từ nước ngoài và các địa phương khác trong nước. Còn đối với dược phẩm, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất dược phẩm chủ yếu là nhập khẩu, chiếm 90% nguyên liệu sản xuất, chủ yếu nhập khẩu từ các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Pháp, Ấn Độ, Đức, Tây Ban Nha,… Nguồn nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng 10% nguyên liệu sản xuất, chủ yếu mua từ Hà Nội và Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn 2010-2016, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm CNHT phục vụ ngành hóa chất khoảng 35 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 14%/năm, chiếm khoảng 6% so tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh. 3. Định hướng và giải pháp phát triển Trên cơ sở đánh giá chung về thực trạng phát triển của các ngành CNHT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua; trong điều kiện các nguồn lực có giới hạn, để phát triển CHNT theo hướng bền vững trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tác giả đề xuất các giải pháp sau: Thứ nhất, về công tác quy hoạch, hợp tác phát triển ngành hỗ trợ Cần xây dựng quy hoạch phát triển các ngành CNHT tỉnh Bình Định để thông qua đó đánh giá cụ thể hiện trạng phát triển, phân tích các nhân tố trong và ngoài nước ảnh hưởng đến phát triển CNHT, dự báo thị trường, xác định phương hướng, mục tiêu, xây dựng các kịch bản phát triển phù hợp và luận chứng phương án chọn đề xuất giải pháp phát triển mang tính khả thi... làm cơ sở để thu hút đầu tư và tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực phát triển CNHT. Thứ hai, về thu hút đầu tư trong và ngoài nước Cần xây dựng chiến lược thu hút đầu tư một cách hiệu quả, quản lý chặt chẽ công tác thu hút đầu tư và cấp phép đầu tư vào các ngành CNHT theo đúng quy hoạch và định hướng đề ra. Theo tình hình đầu tư và phát triển CNHT hiện nay, Bình Định cần chú trọng vào việc thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa để làm vệ tinh cho các doanh nghiệp lớn; đồng thời, có chiến lược thu hút đầu tư, hỗ trợ sản xuất và thúc đẩy liên kết cho các doanh nghiệp nội địa. 104
  5. Trước mắt, thu hút đầu tư thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển một số ngành CNHT đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành; thu hút đầu tư thông qua các doanh nghiệp đang hoạt động trong các khu, cụm công nghiệp có khả năng mời gọi các nhà đầu tư là các đối tác hoặc bạn bè hoạt động trong cùng một lĩnh vực đến đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm CNHT. Đồng thời, cần phối hợp với các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các khu, cụm công nghiệp thông tin công khai, minh bạch các chính sách có liên quan thu hút đầu tư các ngành CNHT vào khu, cụm công nghiệp, làm cơ sở để các DN so sánh, đánh giá lựa chọn đầu tư phát triển các ngành CNHT. Bên cạnh đó, cần xây dựng các liên kết với các tập đoàn lớn trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng như trên cả nước; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn trên phạm vi cả nước để xác định nhu cầu nội địa hóa của các doanh nghiệp này, từ đó kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng nước ngoài và trong nước đầu tư. Thứ ba, về hoạt động thông tin, liên kết phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Áp dụng có hiệu quả chính sách hỗ trợ về thị trường đối với các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm CNHT được quy định trong chính sách phát triển một số ngành CNHT đã được ban hành. Theo đó, dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được quảng cáo, giới thiệu miễn phí sản phẩm trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Sở Công Thương Bình Định và được ưu tiên xét hỗ trợ nguồn kinh phí của các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư. Đồng thời, cần nâng cao vai trò của các hiệp hội ngành nghề có liên quan trên địa bàn tỉnh trong việc phát triển thị trường tiêu thụ ngành CNHT, định kỳ tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tham dự các hội chợ triển lãm thường niên thông qua chương trình xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm sản xuất từ các ngành CNHT; hỗ trợ xây dựng thương hiệu đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; thành lập câu lạc bộ các doanh nghiệp cùng ngành nghề nhằm tăng cường công tác thông tin lẫn nhau để giúp tiêu thụ sản phẩm CNHT một cách ổn định và hiệu quả. Thứ tư, về phát triển thị trường Cần cung cấp thông tin thị trường các nước nhập khẩu; tổ chức hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hồ sơ theo đúng quy định để thực hiện xuất khẩu. Cần thiết tổ chức tư vấn pháp luật thương mại quốc tế giúp các doanh nghiệp xuất khẩu vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại thông qua việc tích cực tham gia các hội chợ trong và ngoài nước để quảng bá sản phẩm hàng hoá, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển thị trường nội địa. Bên cạnh đó, cần phối hợp với các tổ chức tài chính khuyến khích các DN chế biến thuỷ sản xuất khẩu tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong tín dụng xuất khẩu. Thứ năm, về phát triển sản phẩm Các sản phẩm CNHT tỉnh Bình Định hiện còn chưa định hình rõ nét và mang tính đặc trưng. Vì vậy, tỉnh cần nghiên cứu để phát triển các loại sản phẩm CNHT mang tính đặc trưng cho vùng nguyên liệu tỉnh Bình Định, có tính chất mới để tạo sự đa dạng. Đồng thời, 105
  6. cần tập trung nghiên cứu và đầu tư công nghệ để tăng hàm lượng công nghệ, nhất là công nghệ cao trong sản phẩm CNHT và đa dạng hoá sản phẩm, nâng dần tỷ trọng các mặt hàng giá trị gia tăng cao nhằm nâng cao giá trị sản phẩm CNHT của tỉnh trên thị trường quốc tế. 4. Kết luận CNHT đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nguyên, phụ liệu cho các ngành kinh tế chính và sử dụng các nguồn lực dư thừa từ các ngành kinh tế chính; vì vậy, việc đổi mới liên kết cho phát triển ngành CNHT phục vụ cho phát triển bền vững ngành công nghiệp tỉnh Bình Định để nâng cao chuỗi giá trị cung ứng trong ngành công nghiệp tỉnh Bình Định là việc làm hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự ra đời của nhiều công nghệ sản xuất mới, phương thức quản lý và sản xuất mới thì việc cần phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị hàm lượng công nghệ trong các sản phẩm ngành CNHT sẽ quyết định sự tồn tại và phát triển ngành CNHT tỉnh Bình Định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Quản lý KKT Bình Định (2016), “Báo cáo tình hình xây dựng và phát triển các KCN, KKT năm 2016”, Bình Định. 2. ThS. Vũ Đại Thắng - Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012) “Định hướng và giải pháp phát triển các KCN miền Trung”, http://khucongnghiep.com.vn 3. ThS. Võ Mai Hưng (2013), “Giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định đến năm 2020”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Thu hút đầu tư phát triển Khu công nghiệp – Khu kinh tế tỉnh Bình Định, Khoa Kinh tế & Kế toán – ĐH Quy Nhơn, Bình Định. 4. Sở Công thương (2016), “Báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Bình Định”, Bình Định. 5. Cục Thống kê tỉnh Bình Định (2015), “Niên giám thống kê năm 2015”, Bình Định. 6. Lê Thế Giới – Đại học Đà Nẵng (2008),“ Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công nghiệp Việt Nam” , Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà nẵng - số 4(27). 106
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0